SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[1].
Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định: “Nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”[2]. Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu cho sự phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu trên cần có đội ngũ quản lý và giáo viên mầm non có chất lượng chuyên môn và đạo đức tốt.
Đội đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của hoạt động chuyên môn. Năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm, uy tín của cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như thương hiệu của trường đó. Uy tín của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của các thầy cô giáo tài năng và tâm huyết với nghề. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”[3]. Điều đó chứng tỏ rằng muốn có đội ngũ mạnh thì hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường phải luôn được chú trọng.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[1]. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định: “Nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”[2]. Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu cho sự phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu trên cần có đội ngũ quản lý và giáo viên mầm non có chất lượng chuyên môn và đạo đức tốt. Đội đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của hoạt động chuyên môn. Năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm, uy tín của cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như thương hiệu của trường đó. Uy tín của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của các thầy cô giáo tài năng và tâm huyết với nghề. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”[3]. Điều đó chứng tỏ rằng muốn có đội ngũ mạnh thì hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường phải luôn được chú trọng. Chất lượng hoạt động chuyên môn của các nhà trường mầm non phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của Phó hiệu trưởng (PHT). PHT là người quản lý về toàn bộ hoạt động chuyên môn của nhà trường; là hạt nhân chủ yếu để ứng dụng khoa học quản lý cải tiến các biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường. Người PHT có tinh thần trách nhiệm cao, biết quản lý toàn diện và khoa học, quản lý chuyên môn phù hợp, chặt chẽ và có biện pháp quản lý hữu hiệu sẽ quyết định nâng cao chất lượng chung của nhà trường. Thực tế, trong những năm gần đây giáo dục mầm non (GDMN) đã chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng, nhưng chất lượng như yêu cầu mong muốn vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hạn chế ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ PHT chưa có biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn hữu hiệu. Công tác quản lý chuyên môn đã thực hiện, nhưng quản lý chuyên môn theo kế hoạch hệ thống thì chưa làm được, vì vậy kết quả quản lý thực sự chưa cao. PHT mới chỉ chú ý đến việc kiểm tra, giám sát từng giáo viên, chưa chú trọng đến quản lý chuyên môn theo hệ thống phân cấp, theo tổ, nhóm nhất định, để giúp giáo viên tự đánh giá mình qua các hoạt động sinh hoạt tổ, dự giờ nhóm... Bản thân là một Phó hiệu trưởng, xuất phát từ những yêu cầu về nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, trong năm học 2017 - 2018, tôi đặt ra cho mình một nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu các giải pháp quản lý chuyên môn khoa học để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục (CS - GD) trẻ trong trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài:“Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.” làm đề tài nghiên cứu đúc rút sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong năm học 2017 - 2018. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý chuyên môn trong hoạt động CS-GD trẻ, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Với mục đích từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non mới hiện nay. Dự kiến những kết quả nghiên cứu đề tài đạt được: - Hệ thống một số ý kiến bổ sung cơ sở lý luận của đề tài. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của PHT trong các năm học trước tại trường và thực trạng hoạt động quản lý chuyên môn của bản thân. - Xác định được những bất cập và nguyên nhân tồn tại những khó khăn, hạn chế trong hoạt động quản lý chuyên môn của PHT. - Thông qua đề tài rút ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chuyên môn của PHT tại nhà trường. - Đề tài thành công không chỉ nâng cao chất lượng cho trường Mầm non Vĩnh Khang mà còn góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho ngành giáo dục tỉnh nhà. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là: Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của phó Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý; Giáo viên; Trẻ các nhóm, lớp trong trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Để có thêm cơ sở nghiên cứu đề tài mang tính thiết thực, ngoài việc nghiên cứu đánh giá thực trạnh tại trường, tôi còn tiến hành tìm hiểu tham khảo công tác quản lý của PHT một số trường mầm non trong huyện(trường mầm non Vĩnh Long, Mầm non Vĩnh Hòa, Mầm non Vĩnh Yên ). 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, liên quan đến quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn, đặc biệt là liên quan đến kiến thức chuyên môn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. ( Tài liệu chuyên đề hè năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017; Thông tư 17/2009/BGD&ĐT, Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT, Tạp chí Mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên...) 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng: Nhằm đánh giá thực trạng, thu thập thông tin để lấy số liệu thống kê về tình hình thực tế trước và sau khi áp dụng các biện pháp. - Phương pháp thực hành trải nghiệm quản lý chỉ đạo: Thực hành thí điểm trên giáo viên, trẻ trong trường mầm non Vĩnh Khang thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động hàng ngày, khảo sát trên trẻ, tự đánh giá của giáo viên - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Nhằm tổng hợp các kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp, cán bộ quản lý các nhà trường trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp đề xuất các giải pháp: Nhằm đưa ra các giải pháp, biện pháp để tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm tại đơn vị trường mầm non Vĩnh Khang thông qua giáo viên và trẻ. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận. Quản lý hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt động lao động sư phạm trong nhà trường, làm cho nó đi theo một quỹ đạo, vận hành nó một cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy một cách tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu. Các nhà quản lý giáo dục ở trường mầm non thông qua công tác quản lý chuyên môn có trách nhiệm phát huy hết tiềm năng của từng giáo viên và gắn kết họ lại nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Luật giáo dục 2005 nêu rõ vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý: “ Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục: - Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. - Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. - Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục”[4]. Vấn đề quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là một vấn đề hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục nhấn mạnh vai trò của quản lý chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong thực tế, hoạt động chuyên môn của các trường mầm non rất phong phú. Vì vậy việc quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng mầm non cũng khá phức tạp, gồm 2 nội dung chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng(CSGD, ND). Mỗi nội dung với một yêu cầu chuyên môn khác biệt. Các yêu cầu về thực hiện các nội dung được quy định cụ thể cho mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên mầm non thực hiện, được hướng dẫn ở nhiều tài liệu liên quan đến giáo dục mầm non như: Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình CS - GD trẻ mầm non theo các độ tuổi, các chương trình giáo dục của BGD&ĐT ban hành, Quyết định 261/SGD&ĐT Thanh Hoá. Đòi hỏi người PHT cần phải nghiên cứu kĩ, nắm vững các nội dung cần quản lý trong nhà trường. Hay nói cách khác, quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non thực chất là quản lý quá trình thực hiện nội dung chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng của người giáo viên. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non, là để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng CS - GD trẻ trong các trường mầm non nói riêng. Là một vấn đề mà các cấp quản lý ngành, quản lý địa phương và phụ huynh quan tâm. Quá trình nghiên cứu các đề tài về quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đứng ở các góc độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn tốt, nhưng đều hướng tới một mục đích là mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Tham khảo các tài liệu nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục (Phụ Lục, tài liệu nghiên cứu), ta thấy có một điểm chung của các nghiên cứu đó là: Khẳng định vai trò quan trọng các biện pháp quản lý chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng. Hoạt động quản lý chuyên môn của PHT chính là một hoạt động quản lý chủ đạo của PHT. Vì vậy, PHT thực hiện việc quản lý chuyên môn cũng phải vận dụng hài hoà các phương pháp quản lý; Thực hiện quản lý chuyên môn theo chu trình chức năng quản lý (Bao gồm 4 chức năng). Có nghĩa là PHT khi thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn cần thiết phải đảm bảo theo chu trình quản lý gồm các chức năng cơ bản: - Lập kế hoạch. - Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch. - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào quản lý có hiệu quả hoạt động chuyên môn tại trường mầm non Vĩnh Khang huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa? Đây chính là vấn đề tôi quan tâm nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm trong đề tài SKKN này. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Khái quát về địa phương và trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Xã Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc là một xã khó khăn mặc dù cách không xa trung tâm huyện Vĩnh Lộc, giáp với huyện Yên Định. Địa bàn xã hẹp, không có quốc lộ chạy qua, chỉ có 1 làng gồm 7 thôn. Dân cư ít và phân bố tương đối tập trung. Tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định. Trường mầm non Vĩnh Khang nằm ở trung tâm của xã. Trường được tiếp quản từ trường Tiểu học cũ. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, trường đã được tu sửa, bổ xung để phù hợp với trường mầm non. Năm học: 2017-2018 trường có 9 nhóm, lớp với tổng số học sinh là 202 cháu: Trong đó: - Mẫu giáo: 6 lớp với tổng số cháu là: 152 cháu. - Nhà trẻ: 3 nhóm với tổng số cháu là: 50 cháu. Đội ngũ CB- GV: Số lượng: 15. Trong đó: BGH: 3, giáo viên: 12 Đảng viên: 13/15 = 87% Trình độ: Chuẩn: 15/15 = 100%; Trên chuẩn: 14/15 = 93%. 2.2.2. Thực trạng: * Thuận lợi: Trong quá trình tôi thực hiện đề tài có một số thuận lợi cơ bản như sau: - Nhà trường luôn được UBND xã, các ban nghành đoàn thể trong xã quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Vì vậy trong điều kiện thực trạng về kinh tế còn khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương và nhân ®· đầu tư kinh phí cho giáo dục, trong đó trường mầm non đã được công nhận chuẩn quốc gia( 2007). - Được phòng kiểm tra và chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện chuyên môn, kế hoạch của nhà trường đề ra. - Điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị (CSVC- TTB) cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường. - Các bậc phụ huynh và nhân dân quan tâm đến giáo dục con em, đã phối hợp với nhà trường để thực hiện nhiệm vô CS - GD trẻ theo khoa học. Tỉ lệ trẻ ra lớp cao, 100% các cháu ở độ tuổi mẫu giáo đã ra lớp; tỉ lệ nhà trẻ ra lớp đạt yêu cầu, hàng năm từ 38 - 42%. - Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó 93% CBGV có trình độ trên chuẩn. Đội ngũ có tâm huyết với ngành, yêu nghề mến trẻ. CBGV luôn có ý thức cố gắng vượt khó vươn lên trong nghề nghiệp, có nhiều giáo viên có năng lực khá tốt. - Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên: Đội ngũ giáo viên của nhà trường tích cực tham gia vào việc đổi mới phương pháp dạy học học theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. - Công tác sinh hoạt của tổ chuyên môn được duy trì đều đặn theo định kỳ. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn: - Thiếu giáo viên định biên trên nhóm, lớp theo quy định. - Một số cán bộ giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Còn một số ít giáo viên chưa cố gắng đầu tư vào công tác giảng dạy. - Cơ sở vật chất nhà trường còn khó khăn. Vì trường được cải tạo lại từ trường Tiểu học nên đến nay đã xuống cấp trầm trọng, diện tích trường lớp chật hẹp, phòng nhóm lớp còn thiếu. Trường có 5 phòng học bán kiên cố và 4 phòng học tạm. - Bản thân tôi là một quản lý mới được bổ nhiệm về trường nên còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành nắm bắt tình hình thực tế công tác quản lý chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo về chuyên môn của mình đạt hiệu quả. 2.2.3. Kết quả thực trạng: Từ thực tế trên đã thúc đẩy tôi tìm giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường, làm sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị, đồng thời tìm những bước chuyển biến mới để quản lý hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học (Tháng 9/2017) tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng như sau: BẢNG 1: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ STT Tổng số CBGV Kết quả xếp loại chuyên môn Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % TB Tỷ lệ % 1 12 4 33,4 4 33,3 4 33,3 BẢNG 2 : KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CS - GD , NUÔI DƯỠNG Chất lượng giáo dục Trẻ bán trú Trẻ suy dinh dưỡng Trẻ mắc các bệnh Thể nhẹ cân Thể thấp còi TS trẻ Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 202 151 75% 51 25% 175 87 20 9,9 23 11,4 31 15,3 Qua khảo sát tôi nhận thấy chất lượng đội ngũ còn thấp. Đặc biệt là chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trên trẻ chưa cao. 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng: Kết quả cho thấy nhà trường cũng đang thực hiện các phương pháp quản lý chung đạt hiệu quả nhất định ở nhiều mặt. Tuy nhiên đánh giá thực tế công tác quản lý về chuyên môn của PHT nhà trường trong những năm qua thì chưa thật sự được quan tâm đúng mức, chưa khoa học. Thể hiện ở phương pháp quản lý và đánh giá hoạt động chuyên môn đang còn mang tính riêng lẻ, chưa có hệ thống lô gích và hỗ trợ. Kế hoạch kiểm tra giám sát không khoa học, chưa thường xuyên; chưa quan tâm chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý theo phân cấp... - Chưa phát huy được vai trò của các tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn sinh hoạt chưa có hiệu quả, còn dập khuôn máy móc. Các buổi sinh hoạt của các tổ chuyên môn phần lớn chỉ dừng ở mức thông báo các chủ trương, các kế hoạch của nhà trường cũng như của Phòng giáo dục. Việc đóng góp giờ dạy của các giáo viên trong trường khi kiến tập chỉ mang tính chất chiếu lệ chưa mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp. Các tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức, hình dung hết được nhiệm vụ quản lý chỉ đạo chuyên môn trong tổ. - Giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa chủ động tích cực và chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng các hoạt động dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nuôi chăm sóc giáo dục hiện nay. - Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên còn chưa khoa học, chưa sát thực. Nhà trường chưa có biện pháp khắc phục tính hình thức xuê xoa, quân bình chủ nghĩa trong đánh giá các hoạt động giáo dục và các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên. Các tiêu chí đưa ra để đánh giá xếp loại giáo viên chưa có tác dụng thực sự khuyến khích giáo viên phải nâng cao năng lực và chú trọng hơn về công tác chuyên môn. - Công tác thi đua khen thưởng đôi lúc còn chưa kịp thời. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn yếu, thiếu phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường. Bản thân tôi là một quản lý, hiểu rõ nhiệm vụ trách nhiệm của mình. Thấy rõ được những thuận lợi khó khăn, nguyên nhân và kết quả thực trạng của đơn vị mình. Tôi đã mạnh dạn đề ra‘‘ Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa’’. Dự kiến sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản lý chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 2.3.1. Nắm vững các nội dung, các hoạt động quản lý hoạt động chuyên môn trong trường mầm non. Quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng của PHT. Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, cơ bản trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động chuyên môn là góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã nghiên cứu nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm học nhà trường đã đề ra và 9 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp cụ thể mà bậc học mầm non đã triển khai từ đó có sự định hướng cụ thể cho nhiệm vụ, kế hoạch của bản thân. Các nội dung, hoạt động quản lý hoạt động chuyên môn mà bản thân tôi cần nắm vững bao gồm: * Các nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của PHT: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. - Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch chuyên môn. - Chỉ đạo việc sử dụng phương pháp dạy học. - Chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp. - Xây dựng và tổ chức hệ thống các biện pháp kiểm tra, đánh giá chuyên môn. - Chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn. - Xây dựng và tổ chức hoạt động có hệ thống các độ tuổi của trẻ. - Xây dựng và chỉ đạo các chuyên đề trọng tâm: Phát triển vận động; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm... và đặc biệt là cuộc thi “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” trong năm học 2017-2018 này. * Các hoạt động Quản lý hoạt động chuyên môn của PHT gồm:: - Các hoạt động nuôi dưỡng, CS - GD trẻ của giáo viên ở trên các lớp theo phân phối chương trình như qui định của Bộ giáo dục- Đào tạo. - Lập kế hoạch, làm sổ sách liên quan đến vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ. - Hoạt động đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non. - Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên định kỳ theo chương trình của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đào tạo. - Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Thi giáo viên dạy giỏi các cấp đồng thời viết sáng kiến kinh nghiệm. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ theo các chủ đề. - Hoạt động đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ việc xây dựng và nắm vững về các nội dung công việc cụ thể trong công tác quản lý thuộc nhiệm vụ của PHT điều đó đã làm cơ sở cho tôi tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo các nội dung chuyên môn của mình theo hệ thống khoa học, không bỏ sót. 2.3.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn tại trường; xây dựng sơ đồ hệ thống trong quản lý chuyên môn, quản lý chương trình. 2.3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn tại trường. Mục đích xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn, giúp cho việc chỉ đạo của quản lý nhà trường có tính pháp quy và có hệ thống, là cơ sở quan trọng để các tổ chuyên môn, giáo viên định hướng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; giúp cho việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt động chuyên môn của quản lý nhà trường thực hiện dễ dàng hơn. Tôi đã tham mưu cùng với hiệu trưởng xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường, dựa trên hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác chuy
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon_cua_pho_h.doc