Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và đã trở thành một nhu cầu lớn không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi.

“Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được”

Chính vì vậy mục đích của sáng kiến là: Giúp cho cuộc sống của trẻ vui tươi, nó tạo ra cảm xúc, nó khơi gợi ở trẻ tất cả những cái đẹp đẽ tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái.

Giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra giáo viên mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm vào bài chuyển tiếp các phần trong giờ học, hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú thư giãn gây sự chú ý trong trẻ.

 

doc 26 trang Trần Đại 27/04/2023 5696
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến: 
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và đã trở thành một nhu cầu lớn không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi.
“Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo  Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được”
Chính vì vậy mục đích của sáng kiến là: Giúp cho cuộc sống của trẻ vui tươi, nó tạo ra cảm xúc, nó khơi gợi ở trẻ tất cả những cái đẹp đẽ tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái. 
Giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra giáo viên mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm vào bài chuyển tiếp các phần trong giờ học, hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú thư giãn gây sự chú ý trong trẻ. 
 Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non” 
2- Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: 
* Các giải pháp được trình bày có những điểm khác, mới so với những giải pháp( biện pháp) cũ trước đây cụ thể như sau:
- So với các giải pháp trước, các giải pháp được trình bày trong sáng kiến qui mô hơn, kết quả đạt tốt hơn.
Với các giải pháp mà tôi đã đưa ra đây là các giải pháp khác hơn so với cách mà trước đây đã làm. Với các giải pháp này người quản lý, giáo viên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, bồi dưỡng đưa trẻ vào thế giới âm nhạc một cách linh hoạt, để trẻ cảm thụ âm nhạc một cách hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục âm cho trẻ trong trường mầm non.Việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cũng như khi áp dụng vào thực tế đã giúp trẻ lớp tôi nói riêng và các lớp mẫu giáo trường tôi nói chung rất hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.Trẻ thuộc lời bài hát nhanh, hát đúng giai điệu,đúng nhạc,rõ lời,trẻ tham gia sôi nổi đúng luật,đúng trò chơi âm nhạc.
*Thời gian sáng kiến được áp dụng: Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên tại lớp 4 - 5 tuổi trường Mầm non Đông Cứu, từ tháng 8/2019.
Tóm lại: Các giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với giải pháp làm trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời mang đến những nét đột phá, mới mẻ nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.
3. Đóng góp của sáng kiến: 
- Nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. 
- Giúp giáo viên có được những biện pháp sáng tạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ trong trường mầm non, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi.
- Giúp trẻ phát triển tốt về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Các bậc phụ huynh, nhân dân, các cấp lãnh đạo quan tâm đến ngành học mầm non. Đặc biệt các bậc phụ huynh, nhân dân tích cực đưa con em đến lớp đúng độ tuổi.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị cho việc dạy và học.
- Các ban, ngành đoàn thể, hội phụ huynh học sinh ủng hộ 10 triệu đồng mua dụng cụ âm nhạc.
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỦA “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ 4 - 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
I. Cơ sở lý luận:
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này.Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau: Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ và chuẩn bị tâm thế hành trang cho trẻ bước vào trường Tiểu học. Có thể nói rằng sự phát triển trí tuệ nhân cách của trẻ nói chung và kết quả học tập của trẻ ở giai đoạn đầu phụ thuộc rất lớn vào tính tích cực của trẻ ở trường Mầm non. Bởi vậy Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với trẻ 4 - 5 tuổi, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
 Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấucùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
	Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.
	Đối với trẻ 4 - 5 tuổi, do đặc điểm hồn nhiên, vui tươi, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.
	Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
	Hiện nay, hoạt động phát triển thẩm mỹ( âm nhạc ) đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 – 5 tuổi trong trường Mầm non” là rất cần thiết, cần được chú trọng.
II. Cơ sở thực tiễn:
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, thích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgich, có hiệu quả.
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là :
Phương pháp trực quan thích giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng , cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ.
Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của trẻ. đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Cho nên ở đơn vị tôi giảng dạy việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã áp dụng và có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi có phần phong phú hơn.
1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương:
Đông Cứu là một xã nông nghiệp nằm ở phía tây bắc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, với tổng số hộ dân là 2599 hộ, tổng số dân là 9459 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển đi lên. Là một xã có truyền thống hiếu học, không ngừng phát huy và kế thừa sự nghiệp của ông cha, luôn vượt mọi khó khăn để vươn lên. Tự hào về truyền thống quê hương, nơi có đền thờ Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Đảng bộ, Chính quyền địa phương nhân dân xã Đông Cứu. Phong trào giáo dục của xã nhà không ngừng phát triển và đi lên. Chính vì vậy cả 3 bậc học đã xây dựng và đạt trường chuẩn quốc gia.
2. Khái quát về đặc điểm và tình hình của trường, lớp:
2.1. Đặc điểm nhà trường:
Trường mầm non Đông Cứu là trường đầu tiên của huyện Gia Bình đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn II năm học 2016 - 2017. Trường có 1 điểm trường, với tổng số học sinh 503 cháu gồm 18 nhóm lớp với 57 cán bộ giáo viên, nhân viên trình độ cán bộ giáo viên đạt trên chuẩn 100%. Bảy năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một cao, được phụ huynh học sinh tin tưởng, số lượng học sinh ra lớp ngày một đông.
* Phòng học:
- Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công phụ trách lớp 4 - 5 tuổi.Với phòng học kiên cố rộng rãi thoáng mát, 100% bàn ghế đúng quy cách.
- Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dậy và học tương đối ổn định.
* Tình hình của lớp:
Tổng số học sinh = 33 cháu.
Trong đó: 	học sinh nam 	= 19.
học sinh nữ 	= 14.
- Số trẻ đạt kênh BT = 33 cháu = 100%.
- Số trẻ đạt kênh SDDNC = 0 cháu 
- Số trẻ đạt chiều cao BT = 32 cháu = 97%.
- Số trẻ SDDTC = 1 cháu = 3%.
- 100% trẻ ngoan ngoãn hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội  cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non.
* Đối với giáo viên:
Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi xác định mục đích tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non.
2.2. Những thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. Tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho các cháu.
* Khó khăn:
- Đồ dùng trang thiết bị dạy, học cho cô và trẻ chưa đầy đủ đúng theo thông tư 02 của Bộ GDMN. 
- Kinh phí đầu tư cho việc dạy và học môn âm nhạc còn hạn chế. 
- Do trình độ nhận thức không đồng đều, số trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ.
- Do giáo viên ở lứa tuổi dưới năng khiếu âm nhạc chưa tốt cô hát còn sai về cao độ và trường độ dẫn đến trẻ hát còn bị chênh nhạc, không biết cách vận động
Do đó lớp tôi chủ nhiệm còn gặp nhiều khó khăn.
Một số phụ huynh đi làm ăn xa chưa quan tâm đến con em mình.
Với những khó khăn như trên tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non.
Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
* Kết quả điều tra của đầu năm như sau:
Ngày 
khảo sát
Tổng số trẻ
Giỏi = %
Khá = %
TB = %
Không đạt
20/9/2019
33 cháu
10 cháu
= 30%
12 cháu
= 36%
8 cháu
= 24%
3 cháu
= 10%
 * Nguyên nhân của thực trạng 
 Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của môn giáo dục âm nhạc chưa được đảm bảo, đàn còn thiếu, gióng múa không có cho trẻ để cho trẻ tập luyện 
- Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.
- Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. 
- Do giáo viên được đào tạo chủ yếu là tại chức.
- Do năng khiếu của giáo viên còn hạn chế, cô hát còn sai nhạc dẫn đến trẻ hát sai và vận động sai.
- Một số cháu còn nhút nhát không dám thể hiện trước đám đông.
Từ những nguyên nhân trên tôi rất băn khoăn trăn trở làm thế nào để cho hoạt động giáo dục âm nhạc ở lớp tôi đạt được hiệu quả cao, các cháu hứng thú tham gia hoạt động. Bằng kinh nghiệm của mình tôi đã tìm những giải pháp sau nhằm giúp “nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường Mầm non”.
Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát mới thành công trong việc dạy nhạc, vận động cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực, biết công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây con làm gì cũng được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.
Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở lớp bản thân tôi đã tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non như sau
1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên
Để tổ chức tốt trò chơi, vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như thể sẽ biểu diễn thực sự trước khán giả. Nếu trong lúc đang dẫn dắt trẻ múa mà giáo viên còn lo ngó vào sách, vở bài soạn thì sẽ không thể giao tiếp trực tiếp phát hiện phản ứng của trẻ. Nếu giáo viên thiếu tự tin khi nhớ thiếu lời bài hát thì sao giáo viên có thể lôi kéo trẻ tập trung được? Giảng dạy hiệu quả đòi hỏi cô giáo phải “làm bài tập ở nhà”. Cô giáo cũng sẽ đạt được sự tự tin qua luyện tập như các trẻ nhỏ vậy thôi.
2. Giải pháp thứ hai: Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm non
2.1. Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường, huyện nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như : ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : 
“Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo
Chim chuyền cành hót chào chúng em
Cô giáo khen em chăm học
Mừng vui đón em vào trường
Em được vui hát ca
Cô giáo em dạy bao điều hay
Bé chăm ngoan nhớ đi học đều
Trường mẫu giáo chúng em rất vui
Trường mẫu giáo chúng em lớn khôn”.
Rồi những bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ...
“Con chào bố ạ
Con chào mẹ yêu
Con đi học nhé
Chiều con lại về”
Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.
Sau mỗi một chủ đề tôi cho trẻ nghe qua băng đài, các bài hát trẻ được nghe. Khi vào bài dậy trẻ, các cháu nhanh thuộc các giai điệu, trường độ, cao độ nên trẻ hát đúng - hát chuẩn nhạc.
Ngoài giờ đón trẻ, tôi còn tổ chức cho trẻ nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao  Có sự tham gia của hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ làm cho tiết học trở lên phong phú hơn.
2.2. Trong giờ hoạt động chung:
Đối với hoạt động âm nhạc, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để dậy trẻ đạt kết quả cao, các cháu cảm nhận được bài hát, hát đúng về cao độ, trường độ (hát đúng nhạc) biết vận động bài hát thành thạo, các cháu biết chơi thành thạo các trò chơi. Để đạt được những yêu cầu đó tôi phải nghiên cứu kỹ từng đề tài khi dậy trẻ, đưa ra mục đích yêu cầu phù hợp, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Trong quá trình dậy luôn kết hợp giữa trò chơi động và tĩnh. Vận dụng những phương pháp sáng tạo, kết hợp các môn học khác phù hợp.
Ví dụ: Khi dậy đề tài âm nhạc “đàn gà trong sân”
Chủ điểm: thế giới động vật.
Tôi kết hợp với môn Phát triển ngôn ngữ (văn học) khám phá môi trường xung quanh và thiết kế tiết dạy như sau:
Đề tài: Âm nhạc “Đàn gà trong sân”
Chủ điểm: Thế giới động vật.
Thời gian: 25 phút.
Đối tượng: học sinh 4 - 5 tuổi.
Số lượng: 33 trẻ.
Việc làm 1: giáo viên xác định
* Mục đích yêu cầu của bài dậy:
- Trẻ hát đúng nhạc, biết vận động theo loại hình nhịp điệu và tiết tấu của bài hát.
- 97% trẻ nắm được bài.
- Trẻ vận động thành thạo theo yêu cầu của cô.
- Hình thành kỹ năng phối kết hợp tai nghe, mắt nhìn, kỹ năng biểu diễn âm nhạc. 
- Trẻ yêu thích môn học - biết yêu thương chăm sóc các con vật.
* Việc làm 2:
Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ.
- Giáo án, đàn, máy chiếu, nơ hoa, sắc xô.
- Video các con vật.
- Nội dung bài hát gọi trâu cho trẻ nghe.
- Mũ âm nhạc, gà con, gà mái, gà trống, trang phục.
* Việc làm 3: Tiến hành dạy trẻ (25 phút).
- Ổn định tổ chức (2 phút)
Cô cho trẻ chơi trò chơi đầu giờ (đàm thoại chủ điểm) giáo dục cả lớp đọc đồng dao, ca dao về các con vật. Trẻ được xem vi deo về các con vật.
- Bài mới (22 phút).
Giới thiệu bài, cô đánh đàn, trẻ đoán bài hát “đàn gà trong sân”. Cô cho trẻ hát bài hát lần 1.
Đàm thoại nội dung bài hát - trẻ hát bài hát lần 2.
- Cô và trẻ vận động dụng cụ âm nhạc theo tiết tấu chậm.
- Cô và trẻ vận động dụng cụ âm nhạc theo tiết tấu kết hợp.
- Cô và trẻ vận động dụng cụ âm nhạc hát tiết tấu trong 1 bài hát.
- Cho ban nhạc tình bạn lên biểu diễn.
(6 cháu: 3 cháu đánh trống, 1 cháu đánh đàn viôlông, 1 cháu đánh đàn ghi ta, 1 cháu đánh trống cơm).
* Trọng tâm: cho trẻ vận động bài hát theo hình thức thể dục nhịp điệu (cả lớp vận động) (cô chú ý sửa sai).
- Đội gà trống lên vận động thành đội hình hàng ngang.
- Đội gà mái lên vận động thành đội hình hàng dọc.
- Đội gà con lên vận đồng thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc