SKKN Một số biện pháp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở trường mầm non

Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, điều này được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin bàn tới rất nhiều. Đảng và Nhà nước luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng trong đường lối Cách mạng. Dân chủ gắn với kỷ cương, với pháp luật. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật được thể chế bằng luật pháp Nhà nước và được thực thi bằng hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ. Hiệu quả dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân là ở cấp cơ sở. Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không được thể hiện trực tiếp ở cấp cơ sở.

Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của Chính phủ. Ngày 01/3/2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành QĐ số 04/2000/QĐ-BGD ĐT quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng, của giáo viên, cán bộ, công chức; mọi thành viên được biết và tham gia ý kiến xây dựng nhà trường, đó chính là trách nhiệm của đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường. Quy chế đã đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường theo phương châm: được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra và mở ra một cuộc vận động thực hiện dân chủ hóa trong các trường học. Từ lãnh đạo ngành giáo dục đến các cơ sở giáo dục đều nhận thức đúng, tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Từ đó đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, thanh lịch. Hơn nữa, tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy

 

doc 19 trang thuychi01 62128
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1-2
3
1.2. Mục đích của SKKN
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2-3
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3-5
9
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
5
10
2.3.1.Không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho CB-GV-NV
5-6
11
2.3.2. Công khai các văn bản, các thông tin
7-8
12
2.3.3. Thực hiện việc lấy ý kiến tập thể cho các công việc tập thể
8-9
13
2.3.4. Hiệu trưởng chủ động quan tâm gần gũi cán bộ, giáo viên, nhân viên
9
14
2.3.5. Nâng cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân và các đoàn thể trong nhà trường
10-11
15
2.3.6. Thực hiện đúng "3 công khai" của đơn vị
11-12
16
2.3.7. Gắn việc thực hiện dân chủ với kỷ cương pháp luật
12-13
17
2.3.8. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB-GV-NV
13
18
2.3.9. Đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên việc thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường
13 
19
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14 -15
20
3. Kết luận, kiến nghị
16
21
3.1. Kết luận
16
22
3.2. Kiến nghị
16-17
23
Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu. 
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, điều này được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin bàn tới rất nhiều. Đảng và Nhà nước luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng trong đường lối Cách mạng. Dân chủ gắn với kỷ cương, với pháp luật. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật được thể chế bằng luật pháp Nhà nước và được thực thi bằng hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ. Hiệu quả dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân là ở cấp cơ sở. Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không được thể hiện trực tiếp ở cấp cơ sở.
Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của Chính phủ. Ngày 01/3/2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành QĐ số 04/2000/QĐ-BGD ĐT quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng, của giáo viên, cán bộ, công chức; mọi thành viên được biết và tham gia ý kiến xây dựng nhà trường, đó chính là trách nhiệm của đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường. Quy chế đã đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường theo phương châm: được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra và mở ra một cuộc vận động thực hiện dân chủ hóa trong các trường học. Từ lãnh đạo ngành giáo dục đến các cơ sở giáo dục đều nhận thức đúng, tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Từ đó đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, thanh lịch. Hơn nữa, tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy.
Phương châm chung cho sự phát triển đất nước là "phát huy nội lực". Một trong những giải pháp kích thích sự phát huy nội lực là thực hiện quy chế dân chủ. Như vậy, một khi quy chế dân chủ trong nhà trường được thực hiện tốt thì sẽ phát huy được sức mạnh trí tuệ và tinh thần của các thành viên nhằm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Để sự nghiệp giáo dục phát triển thì phải phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ giáo viên, đó chính là nội lực của sự nghiệp giáo dục. Muốn phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức thì phải phát huy quyền dân chủ trong đội ngũ trí thức. Thông qua việc thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy tốt nhất quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ, giáo viên, học sinh và đoàn thể trong các hoạt động giáo dục, đảm bảo cho hoạt động dạy và học đạt chất lượng, hiệu quả.
Duy trì và đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường là biện pháp quan trọng và hiệu quả để kích thích mọi thành viên của nhà trường làm việc hết mình, ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Trong quản lý nhà trường hiện nay, việc thực hiện quy chế dân chủ chưa thể hiện rõ nét bởi nhiều lý do: bệnh thành tích, quan liêu, cửa quyền áp đặt, thiếu trung thực trong đánh giá Việc thực hiện dân chủ trong nhà trường vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu.
Việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở một số nhà trường chưa thường xuyên, dẫn đến nội bộ nhà trường thiếu đoàn kết, chưa phát huy tối đa sức mạnh tập thể, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở trường mầm non" với hy vọng đóng góp một phần công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng công tác thực hiện quy chế dân chủ ở trong các trường mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp CB - GV - NV trong nhà trường nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. 
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường sẽ phát huy được sức mạnh trí tuệ và tinh thần của các thành viên, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy tốt nhất quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ CS,ND,GD trẻ mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ tại trường mầm non Nam Ngạn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát đàm thoại.
 - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và pháp triển của đời sống con người. 
Bước vào công cuộc đổi mới ý thức tầm quan trọng to lớn của dân chủ, Đảng ta đã khẳng định dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới hệ thống chính trị nói riêng. Thực tế đã kiểm nghiệm và chứng minh việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở là khâu quan trọng và cấp bách nhất. "Vì cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Chính vì vậy trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến vấn đề này và đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy chế để phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, đặc biệt đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định "Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước". 
Quy chế dân chủ ở trường học nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của giáo viên, nhân viên. Là nguồn động viên sức mạnh về vật chất, tinh thần to lớn của tập thể sư phạm trong nhà trường, góp phần nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường khối đoàn kết, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, Đảng viên và các tệ nạn xã hội chủ nghĩa.
Có thể nhận thấy rằng qua nhiều năm thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở bầu không khí dân chủ, cởi mở trong nhà trường đã đạt được rất tốt, quyền làm chủ của cán bộ giáo viên được mở rộng, lòng tin của cán bộ giáo viên được cũng cố, biểu hiện rõ nhất là trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên thấy tâm huyết và yêu nghề hơn. Tuy nhiên cùng với mặt tích cực nêu trên, qua quá trình thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường vẫn còn có nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. Để không ngừng tăng cường hiệu quả của việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường và góp phần xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan khoa học. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong nhiều năm qua do sự chỉ đạo thực hiện thiếu cụ thể, chưa chủ động công khai trong hành động của cán bộ quản lý làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình thực hiện dân chủ. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa sâu sát đôi khi còn cả nể, thiên vị, đánh giá thiếu chính xác. Bên cạnh đó công tác phối kết hợp giữa nhà trường với Công đoàn, đoàn thể còn bị động, chưa phù hợp dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Chưa có các biện pháp cụ thể khuyến khích giáo viên chủ động tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ cho bản thân. Qua khảo sát trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị toàn trường cho thấy:
Bảng 1: Tình hình đội ngũ CBGV trong nhà trường
TẬP THỂ CBGV TRONG NHÀ TRƯỜNG
TT
HỌ VÀ TÊN
NĂM SINH
TRÌNH ĐỘ
CM
TRÌNH ĐỘ
LLTT
DANH HIỆU
ĐẠT ĐƯỢC
1
Lê Thị Quyên
1977
ĐHSP
Trung cấp
Giấy khen của sở giáo dục 
2
Phạm Thị Hương
1974
ĐHSP
Trung Cấp
CSTĐ cấp cơ sở
3
Nguyễn Thị Hiền
1974
ĐHQL
Trung Cấp
Giấy khen của sở giáo dục 
4
Nguyễn Lan Hương
1972
ĐHSP
5
Lê Thị Lan
1975
ĐHSP
6
Phạm Thị Sen
1972
ĐHSP
7
Trịnh Thị Tuyết Mai
1974
ĐHSP
8
Trương Thị Thịnh
1982
ĐHSP
9
Lương Thị Yên
1984
CĐKT
10
Trịnh Thị Hương
1984
ĐHSP
11
Phạm Thị Thủy
1987
ĐHSP
12
Lê Thị Thùy Dung
1983
ĐHSP
13
Lê Thị Thúy
1985
CĐSP
14
Vũ Thị Huệ
1991
TCY TẾ
15
Lê Thị Hà
1985
TCVTLT
16
Lê Thị Thương
1991
ĐHSP
17
Hoàng Thị Liễu
1995
TCSP
18
Lưu Thị Thanh
1986
TCSP
19
Cao Thị Lệ
1987
TCSP
20
Nguyễn Thị Huyền Trang
1985
TCSP
21
Phạm Thị Hà
1993
ĐHSP
22
Lê Thị Huyền 
1993
CĐSP
23
Hoàng Thị Hạnh
1986
CĐSP
24
Trần Thị Hồng Nhung
1995
ĐHSP
25
Lường Thị Phượng
1996
ĐHSP
26
Trần Thị Oanh
1990
TC N.ĂN
27
Trần Thị Vân
1994
TC N.ĂN
28
Đào Thị Phương Anh
1996
TC N.ĂN
Nhìn vào bảng 1 cho thấy cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường độ tuổi không đồng đều, quá trình chỉ đạo BGH nhà trường chưa phát huy được năng lực của đội ngũ, chất lượng giảng dạy trong nhà trường chưa cao còn ít cán bộ giáo viên, nhân viên đạt giải cấp Thành phố.
Bảng 2:
TÍNH TIÊN PHONG, GƯƠNG MẪU
TÍNH ĐOÀN KẾT
HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC ĐẠT ĐƯỢC
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
11/28
39.2%
24/28
85.7%
20/28 dtt
71.4%
Nhìn vào bảng 2 cho thấy giáo viên chưa có tính gương mẫu trong công việc, tỷ lệ còn thấp; chưa đoàn kết đoàn tâm hợp lực hoàn thành nhiệm vụ, vẫn còn hiện tượng chia bè phái dẫn đến hiệu quả công việc đạt được chưa cao.
Từ thực trạng trên, bản thân tôi là một cán bộ quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động nhà trường trong nhiều năm qua luôn trăn trở, băn khoăn tìm ra những biện pháp phù hợp dùng trong công tác quản lý nhà trường với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý góp phần khẳng định và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, khẳng định thương hiệu, tạo uy tín với phụ huynh, đáp ứng yêu cầu của ngành học và xã hội. Chính vì vậy, tôi cho rằng xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ trong trường học là một trong những yếu tố cần thiết huy động, phát huy nguồn lực, tinh thần đoàn kết thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của nhà trường.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện .
2.3.1. Không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho CB-GV-NV
Muốn có năng lực thực hành tốt, trước hết phải hiểu biết về vấn đề mình sẽ, đang thực hiện là gì? như thế nào? Chỉ có nắm được bản chất của vấn đề mới chủ động trong hành động và hành động mới đúng đắn. Nhận thức không phải là một hành động tức thời, giản đơn, máy móc, thụ động mà nhận thức là một quá trình biện chứng tích cực, sáng tạo. Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn, nhận thức đúng là mở đầu cho hành động đúng. Vấn đề cơ bản để không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ giáo viên trước hết phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục học tập về văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa dân chủ nói riêng, phải làm cho mọi người hiểu rõ phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là nội dung cơ bản phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu rõ và kết hợp hài hòa giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, giữa lợi ích và trách nhiệm của cá nhân và xã hội, dân chủ và pháp luật, dân chủ với kỷ cương, kỷ luật.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nhận thức, năng lực thực hành đối với việc phát huy dân chủ trong cán bộ giáo viên, đảng viên. Trường Mầm non đã tiến hành thực hiện dân chủ cơ sở gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, kết hợp với việc củng cố, kiện toàn tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh. Dân chủ cần phải được biểu hiện rõ ràng trong mọi hoạt động của nhà trường, từ hoạt động xây dựng đội ngũ, cán bộ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện chương trình cho đến tổ chức quản lý, hợp tác làm việc, xây dựng môi trường văn hóa Theo qui luật phát triển, nơi nào trình độ dân trí cao thì việc thực hiện dân chủ diễn ra như một quá trình tự nhiên, tất yếu. Nó không chỉ là mục tiêu mà còn là phương pháp, là công cụ không thể thiếu để tiếp tục phát triển, huy động và phát huy năng lực, trí tuệ, sức mạnh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội vào sự phát triển của nhà trường. Nhận thức rõ nội dung trên nhà trường đã cụ thể hóa các qui định của Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của nhà trường. Cụ thể như sau:
Vấn đề đầu tiên trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở chính là “dân biết”,  “dân” trong các nhà trường chính là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh.
Tại mục 2 Điều 7 Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 01/3/2000 quy định rõ những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường như:
* Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.
* Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
* Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
* Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
* Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học.
* Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
* Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức, viên chức hàng năm.
Như vậy có 7 vấn đề chính mà cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết, tham gia ý kiến và giám sát kiểm tra. 
Tập thể CB - GV - NV nhà trường
2.3.2 Công khai các văn bản, các thông tin.
Hiệu trưởng luôn coi trọng việc phổ biến công khai các văn bản, thông tin, thực hiện giải pháp cơ bản nhất trong lãnh đạo, quản lý. Sau khi nhận được các văn bản, Hiệu trưởng nghiên cứu sau đó thông tin công khai đến cán bộ, giáo viên phù hợp với các quy định về bảo mật của Nhà nước.
Các văn bản của nhà trường được công khai thông báo bằng nhiều hình thức: qua bảng tuyên truyền, qua các buổi họp hội đồng, họp tổ chuyên môn, hội nghị viên chức, lễ sơ kết, tổng kết Nhằm giúp cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh, được biết thuận tiện cho công tác giám sát và kiểm tra.
Một số các nội dung công khai trong nhà trường:
- Công khai kế hoạch tuyển sinh
- Công khai nội dung thông báo về cam kết chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non trong năm học. 
- Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế trong năm học.
- Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế trong năm học.
- Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên
của cơ sở giáo dục mầm non trong năm học.
- Công khai quyết định thu - chi theo đúng qui định trong năm học.
- Công khai về kế hoạch năm học, qui chế chuyên môn, kế hoạch hoạt động từng tháng, kế hoach hoạt động các lớp theo các chủ đề
- Công khai về các chỉ tiêu thi đua
- Công khai danh sách, quyết định tăng lương thường xuyên, tăng lương trước thời hạn
- Công khai về việc tuyển dụng công chức, viên chức, nhân viên nuôi dưỡng
- Công khai về việc xét danh hiệu thi đua cho CB – GV – NV, học sinh nhà trường
- Công khai qui chế chi tiêu nội bộ 
- Công khai các khoản thu theo thỏa thuận 
- Công khai kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường
- Công khai các biên bản, kế hoạch, qui chế hoạt động hè, hoạt động học năng khiếu
- Công khai dự kiến các nội dung chi từ nguồn thu xã hội hóa và công khai cụ thể quyết toán cuối năm học
- Công khai về các quyết định, nội dung kế hoạch được các cấp lãnh đạo phê duyệt về cải tạo xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
2.3.3 Thực hiện việc lấy ý kiến tập thể cho các công việc tập thể
Hiệu trưởng tổ chức họp bàn, lấy ý kiến nghiêm túc, cầu thị cho mỗi công việc của tập thể. Chúng ta thường nghe đây đó có chuyện thủ trưởng vẫn họp bàn lấy ý kiến, nhưngđã quyết rồi. Nhiều trường hợp ban liên tịch nhà trường họp nhưng Hiệu trưởng lại tự quyết, như vậy thì đồng nghĩa với bệnh độc đoán, chuyên quyền. Mặt khác, sẽ không mang trong mình "Trí tuệ tập thể" của mỗi công việc chung, thể hiện sự tôn trọng của cấp trên với cấp dưới. Cụ thể những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định, đó là:
Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, định hướng các nội dung trong tâm phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế, tổ chức các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, bộ máy trong nhà trường.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học của nhà trường. Việc xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
2.3.4 Hiệu trưởng chủ động quan tâm gần gũi cán bộ, giáo viên, nhân viên
Dân chủ còn là sự gần gũi, chia sẻ khó khăn của cấp trên với cấp dưới. Hiệu trưởng gần gũi, hòa đồng lắng nghe, quan tâm, chia sẻ với cấp dưới sẽ tạo được sự tin tưởng, hợp tác của mỗi cá nhân trong tập thể từ đó giúp mỗi cá nhân tự giác, phấn đấu đóng góp công sức, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chung.
Ngoài việc họp Ban giám hiệu, giao ban với các đoàn thể, tổ chuyên môn theo qui định. Hiệu trưởng chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm các lớp khi cần thiết; phối hợp chặt chẽ với công đoàn trong việc tổ chức tham quan dã ngoại cho CB,GV,NV tạo tâm thế thoải mái, đoàn kết khuyến khích động viên tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Trên cơ sở đó có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo sự gắn bó không chỉ trong công tác mà cả trong cuộc sống sinh hoạt.
Quan tâm đến đời sống tinh thần của đội ngũ (tham quan chùa cái bầu Quảng Ninh)
Tham quan chùa Ba Vàng - Quảng Ninh
2.3.5. Nâng cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân và các đoàn thể trong nhà trường
 Muốn thực hiện tốt qui chế dân chủ nhà trường cần phố hợp chặt chẽ và nâng cao vai trò của các đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_thuc_hien_quy_che_dan_chu.doc