SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Hoằng Quỳ

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Hoằng Quỳ

Trong mỗi chúng ta, là CBQL mầm non, trái tim luôn trăn trở mong tìm ra giải pháp để xây dựng nhà trường, nơi quản lý và gắn bó ngày một xanh, sạch, đẹp và an toàn, là tổ ấm chan hòa tình thân ái. Với thông điệp: “Môi trường xanh, sạch, đẹp là cái nôi ươm mầm tương lai của trẻ” càng thôi thúc tôi suy nghĩ, những mong tìm ra biện pháp xây dựng trường mầm non Hoằng Quỳ thành một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để ở đó trẻ được tham gia các hoạt động tích cực cùng giáo viên với nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng, hấp dẫn khuyến khích trẻ thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Đồ chơi trong lớp luôn đa dạng, phong phú bằng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương được tận dụng hợp lý để tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động với sự gợi ý, hướng hẫn, trò chuyện của giáo viên nhằm giúp trẻ tư duy.

Có lẽ, hằn trong sâu thẳm trái tim của mỗi giáo viên mầm non còn niềm vui nào hơn khi mỗi buổi sáng khi đến trường, nhìn vào ánh mắt thơ ngây của các bé, niềm tin của phụ huynh, sự tận tụy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của tập thể giáo viên, với trách nhiệm là người quản lý, luôn nhắc nhở tôi và đồng nghiệp cần phải làm gì để đáp ứng niềm mong mỏi đó, đáp ứng nhu cầu vui chơi và học tập của con trẻ, phải xây dựng cho các con một môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi và thân thương nhất để các con được trải nghiệm, học tập và vui chơi, được hoà mình vào thiên nhiên trong một ngôi trường khang trang rộng rãi với môi trường trong và ngoài lớp đều dựa trên sự phát triển của trẻ.

Với mong ước xây dựng cho trẻ một ngôi trường để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoằng Quỳ luôn xác định “ Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”, vì vậy nhà trường đã chung tay xây dựng cho các con một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, gần gũi, chan hòa tình thân ái, luôn lấy niềm khát khao và nhận thức của trẻ làm kim chỉ nam để tạo một môi trường hoạt động trong và ngoài lớp cho các bé thật sự là ngôi nhà thứ 2.

 

doc 22 trang thuychi01 7805
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Hoằng Quỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 
STT
PHẦN MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG 
3
2.1
Cơ sở lý luận
3
2.2
Thực trạng
4
a
Thuận lợi
4
b
Khó khăn
4
2.3
Biện pháp thực hiện
5
Biện pháp 1: Khảo sát về CSVC, trang thiết bị và cảnh quan môi trường bên trong và môi trường bên ngoài
5
Biện pháp 2: Tham quan và học hỏi những trường điểm trong tỉnh
6
Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo phong trào và phân công nhiệm vụ.
7
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường bên trong và ngoài.
8
Biện pháp 5: Kiểm tra và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp
16
Biện pháp 6: Phối hợp giữa cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
18
Biện pháp 7: Tham mưu với chính quyền địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục.
20
2.4
Kết quả 
21
3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
22
3.1
Bài học kinh nghiệm
22
3.2
Kết luận
23
Tài liệu tham khảo
25
Danh mục
26
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong mỗi chúng ta, là CBQL mầm non, trái tim luôn trăn trở mong tìm ra giải pháp để xây dựng nhà trường, nơi quản lý và gắn bó ngày một xanh, sạch, đẹp và an toàn, là tổ ấm chan hòa tình thân ái. Với thông điệp: “Môi trường xanh, sạch, đẹp là cái nôi ươm mầm tương lai của trẻ” càng thôi thúc tôi suy nghĩ, những mong tìm ra biện pháp xây dựng trường mầm non Hoằng Quỳ thành một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để ở đó trẻ được tham gia các hoạt động tích cực cùng giáo viên với nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng, hấp dẫn khuyến khích trẻ thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Đồ chơi trong lớp luôn đa dạng, phong phú bằng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương được tận dụng hợp lý để tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động với sự gợi ý, hướng hẫn, trò chuyện của giáo viên nhằm giúp trẻ tư duy.
Có lẽ, hằn trong sâu thẳm trái tim của mỗi giáo viên mầm non còn niềm vui nào hơn khi mỗi buổi sáng khi đến trường, nhìn vào ánh mắt thơ ngây của các bé, niềm tin của phụ huynh, sự tận tụy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của tập thể giáo viên, với trách nhiệm là người quản lý, luôn nhắc nhở tôi và đồng nghiệp cần phải làm gì để đáp ứng niềm mong mỏi đó, đáp ứng nhu cầu vui chơi và học tập của con trẻ, phải xây dựng cho các con một môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi và thân thương nhất để các con được trải nghiệm, học tập và vui chơi, được hoà mình vào thiên nhiên trong một ngôi trường khang trang rộng rãi với môi trường trong và ngoài lớp đều dựa trên sự phát triển của trẻ.
Với mong ước xây dựng cho trẻ một ngôi trường để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoằng Quỳ luôn xác định “ Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”, vì vậy nhà trường đã chung tay xây dựng cho các con một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, gần gũi, chan hòa tình thân ái, luôn lấy niềm khát khao và nhận thức của trẻ làm kim chỉ nam để tạo một môi trường hoạt động trong và ngoài lớp cho các bé thật sự là ngôi nhà thứ 2.
“Xây dựng một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tối đa nội lực của nhà trường để giáo viên giúp trẻ được hòa mình với các bạn cùng trang lứa cùng học, cùng chơi, cùng ăn, cùng ngủ và rèn cho trẻ kỹ năng giáo tiếp, nhận thức, tình cảm xã hội. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo và nhạy bén trong khi tiến hành. Và đặc biệt,cần sự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, sự giúp đỡ, chia sẻ công việc của phụ huynh, lãnh đạo địa phương, đặc biệt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động sức mạnh của cộng đồng cùng đồng sức, đồng lòng ủng hộ cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ theo chương trình đề ra.
Trường mầm non Hoằng Quỳ được UBND xã khởi công xây dựng vào tháng 6 năm 2017 với tổng đầu tư là 14.600.000.000đ với 5.000m2 với mục tiêu của địa phương xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Song song với sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD, sự quyết tâm cao độ của Đảng uỷ- UB cũng như sự đồng thuận của nhân dân trong xã. Tinh thần hăng say miệt mài chịu thương chịu khó của tập thể CB-GVNV, và đặc biệt hơn nữa sau khi được đi tiếp thu chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do SGD tổ chức, được tham quan và học tập trước sự đổi mới của trường MN Nam Ngạn và sự chuyển mình đi lên không ngừng về mọi mặt của trường MN Hoa Mai- Thành phố Thanh Hoá càng thôi thúc tôi trăn trở với cương vị là Hiệu phó chuyên môn mình sẽ làm gì để trong năm học này xây dựng ngôi trường mới phải khang trang, sạch đẹp, thân thiện, trang trí môi trường bên trong và bên ngoài phải thật sự gần gũi, dựa trên sự phát triển và nhu cầu vui chơi học tập của trẻ. Ngôi trường mới phải là một ngôi trường đẹp và an toàn, là tổ ấm chan hoà tình thân ái, phải tạo dựng được nhiều góc mở, nhiều sân chơi bên trong và ngoài lớp học để tạo được niềm hứng khởi cho trẻ đến trường. Niềm mong mỏi đó là động lực, là kim chỉ nam cho tôi không ngừng học hỏi các trường trong huyện, trong tỉnh và tham khảo sự chỉ đạo của Phòng GD vì vậy có thể nói đền giờ đây trường mầm non Hoằng Quỳ đã là một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, được chào đón các trường trong huyện về tham quan.
Nhận thức được vai trò to lớn của nội dung này, với tâm huyết của mình, tôi đã nghiêm túc nghiên cứu các văn bản từ cấp trên, khảo sát tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” góp phần xây dựng trường mầm non Hoằng Quỳ ngày một đổi mới, đáp ứng niềm mong mỏi của phụ huynh và niềm tin của lãnh đạo địa phương đã dành cho nhà trường trong những năm qua, đặc biệt gắn với kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”trong thời gian tới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp và địa phương.
Giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp, xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp sạch, đẹp, thân thiện. Từ đó giúp giáo viên có sự sáng tạo, linh hoạt, trong việc tạo dựng môi trường trong và ngoài lớp để dạy trẻ theo phương châm dựa trên sự phát triển của trẻ.
Tạo được môi trường mở, gần gũi và thu hút trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thực hành. Môi trường được thiết kế linh hoạt có sự thay đổi theo chủ đề để đưa trẻ đến với thế giới nhiều màu sắc.
Giúp trẻ được tăng cường tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài lớp nhằm phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm, để thu hút trẻ đến trường đi học chuyên cần.
Huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học, qua đó tạo sự gắn kết giữa nhà trường gia đình và xã hội trong quá trình chăm sóc giáo dục tất cả vì trẻ thơ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trường mầm non Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp kiểm tra đánh giá
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1. Cơ sở lý luận
 Môi trường trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường thân thiện là đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ, trẻ thích đến trường, mong muốn đi học, trẻ thường xuyên được giao tiếp với các bạn, với cô giáo, và những người xung quanh một cách vui tươi lành mạnh, an toàn. Đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động. Mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.
Xuất phát từ cơ sở đó, có thể khẳng định rằng môi trường có tính chất quyết định đến cả thể chất và tinh thần của trẻ, bởi lẽ khi trẻ được học tập trong một môi trường tốt, sạch, đẹp và an toàn thì trẻ sẽ phát triển tốt, phát huy khả năng tối đa những gì vốn có vì mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hoá và tâm lý. Do đó mỗi đứa trẻ có hứng thú và cách học khác nhau, trẻ cần một môi trường học tập tốt khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đáng hứng thú và đang thực hiện.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này GV cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp để mỗi đứa trẻ đều có cơ hội để thành công.
Cho trẻ tiếp xúc với môi trường giúp trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình. Đặc biệt, trẻ biết suy nghĩ và vận dụng những điều được học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ đã gặp phải, bắt chước và nhập vai theo người lớn, tập làm những công việc của người lớn...Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin, phát huy khă năng sáng tạo khi tham gia các hoạt động và phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm.
Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là thực sự quan trọng và cần thiết. Nó được ví như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn có sự bố trí chơi và học, trong lớp và ngoài lớp phù hợp có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thoả mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết và kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhừ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
2.2. Thực trạng.
a. Thuận lợi: 
Được sự hướng dẫn, góp ý, chỉ đạo cụ thể và sát sao của phòng GD&ĐT huyện hoằng Hóa đã cung cấp hình ảnh về một số trường mầm non trong tỉnh về phong trào đạt hiệu quả.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy- ủy ban, các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể trong xã.
Bản thân được tham gia chuyên đề: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do SGD tổ chức và tham quan tại trường MN Nam Ngạn và Trường MN Hoa Mai nên cũng học hỏi được ít nhiều trong việc xây dựng môi trường bên trong và ngoài lớp học.
Có đội ngũ giáo viên trẻ về tuổi đời, mạnh về bằng cấp, vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, đa số đều là người địa phương, đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn nên thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Năm học 2017-2018 tổng số học sinh của nhà trường là 370 trẻ, phần đa các bé đều chăm ngoan học giỏi, đi học đầy đủ và chuyên cần, có thói quen nề nếp và biết tham gia các hoạt động vệ sinh trường lớp cùng cô.
Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, luôn ủng hộ giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm cây cảnh, cây xanh, tranh ảnhphục vụ cho các môn học. Đặc biệt phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động, các ngày hội ngày lễ, ủng hộ về tinh thần và vật chất để nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
b. Khó khăn:
Năm học 2017-2018 trường MN Hoằng Quỳ đang trong gia đoạn xây dựng trường chuẩn Quốc Gia mức độ 2 nên giai đoạn đầu trẻ phải học dồn về khu Quỳ Chử, số trẻ đông, quá tải, còn lại 2 thôn học tạm nhà văn hoá nên khó khăn trong việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
Hệ thống trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn, chưa phong phú đa dạng, đồ chơi mở ít phần lớn là đồ chơi mua sẵn.
Một số giáo viên tuổi cao chưa biết ứng dụng CNTT nên ảnh hưởng cho quá trình triển khai chuyên đề và học tập trên mạng để tham khảo những trường điển hình về bổ sung cho lớp. Nhiều GV chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức kỹ năng trong việc tìm ra các biện pháp sáng tạo, xây dựng môi trường mà lớp mình được giao trong phong trào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực sự có hiệu quả, việc lồng ghép đưa vào các hoạt động còn chưa linh hoạt, chưa khéo léo, chưa khoa học. Nhiều giáo viên khi triển khai nội dung này còn mang nặng hình thức qua loa, đại khái, chưa thu hút được học sinh và phụ huynh trong lớp cùng tham gia.
Hoằng Quỳ là xã thuần nông, phần đa phụ huynh đều làm nông nghiệp, số phụ huynh trẻ đi làm thuê xa nhà để con cho ông bà trông còn nhiều, nên điều kiện về kinh tế khó khăn, còn một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến bậc học mầm non, chưa ủng hộ cao cho nhà trường khi triển khai xây dựng “ môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
2.3. Biện pháp thực hiện 
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, với cương vị là hiệu phó chuyên môn, được Đ/C Hiệu trưởng phân công xây dựng chuyên đề tôi đã trăn trở và đề xuất với Đ/C Hiệu Trưởng tìm ra các biện pháp hữu ích nhất nhằm chỉ đạo giáo viên xây dựng trường mần non Hoằng Quỳ theo chuyên đề: “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” với những biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Khảo sát về CSVC, trang thiết bị và cảnh quan môi trường bên trong và môi trường bên ngoài
Bản thân chủ động đề xuất với Hiệu trưởng cho thành lập ban xây dựng chuyên đề gồm các thành viên: “ Ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành công đoàn, ban chấp hành chi đoàn, ban thanh tra nhân, tổ trưởng chuyên môn các khối” cùng bàn bạc và rà soát đánh giá các hạng mục cũng như môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của nhà trường tại khu mới, Khảo sát lại các đồ dùng và trang thiết bị, đặc biệt là đồ chơi tự tạo để tìm ra những đồ dùng có thể sử dụng, đồ dùng phải làm mới tại khu cũ. Xác định đây là một năm vô cùng khó khăn đối với nhà trường vì một lúc phải song song 2 nhiệm vụ, vừa tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo ăn bán trú 100%, vừa phải tập trung xây dựng trường để đề nghị SGD về thẩm định công nhận chuẩn Quốc Gia mức độ 2 vào năm 2017, vừa tập trung xây dựng chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Từ đó xác định trọng tâm của chuyên đề về ưu điểm, nhược điểm, việc làm được, chưa làm được trong những năm qua, để tập trung vào những nội dung cần phải thực hiện trước mắt và thực hiện lâu dài, lên kế hoạch cho thời gian tới.
Tôi tiến hành khảo sát các tiêu chí “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại các nhóm lớp như sau: 
STT
Nội dung khảo sát
Số lượng
Đạt
tỷ lệ
1
Việc xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học
7/14 Lớp
50 %
2
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của các nhóm lớp
10/14 lớp
72 %
3
Giáo viên có đổi mới sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
7/14 lớp
50 %
4
Đánh giá sự phát triển của trẻ ở các nhóm lớp
7/14 lớp
50 %
5
Sự sáng tạo của giáo viên khi thực hiện chuyên đề
7/14 lớp
50 %
6
Sự phối hợp giữa nhà trường , cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
10/14 lớp
72 %
Ngoài kết quả thực tế nêu trên, tôi tiến hành khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường bên trong và bên ngoài của khu mới để lên kế hoạch cho chuyên đề:
Khu trung tâm 2 tầng đang xây dựng với môi trường bên trong gồm 14 phòng học, 10 phòng chức năng, Diện tích hiên hè trước và hè sau rộng rãi, nhà vệ sinh khép kín theo tiêu chuẩn...
Môi trường bên ngoài gồm có sân khấu 100m2. sân chơi rộng rãi có thể bố trí sân chơi giao thông, sân vận động, khu vực chơi với cát, đá, sỏi, bồn hoa, khu vực vườn rau, vườn cổ tích.
Hệ thống cây xanh của nhà trường phía sau đều có cây bóng mát 10 năm tuổi, phía trước sân 50% cây xanh cũ tán to, 50% cây xanh vừa trồng nên cần bố trí các đồ chơi ngoài trời hợp lý.
Có thể tận dụng sân khấu làm khu ẩm thực và khu chợ quê cho các lớp tham gia thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường.
Dưới các tán cây to giữa sân tổ chức các trò chơi dân gian...
Sau khi cùng các thành viên nhà trường kiểm tra thực tế môi trường bên trong và bên ngoài để có biện pháp sát thực với tình hình đặc điểm nhà trường.
Biện pháp 2: Tham quan và học hỏi những trường điểm trong Tỉnh
	Sau khi khảo sát thực tế nhà trường, tôi tham mưu để cử một số thành viên là tổ trưởng chuyên môn các khối đi tham quan một số trường điểm trong tỉnh có bề dày về kinh nghiệm xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài đạt kết quả cao như trường MN Hoa Mai, trường MN Tân Sơn, trường MN Thanh Xuân Nam, trường MN Nam Ngạn ( Thành phố Thanh Hoá) để học tập và xây dựng kế hoạch cho nhà trường và các nhóm lớp.
Từ kết quả tham quan ban chỉ đạo chuyên đề cùng bàn bạc và lên kế hoạch xây dựng chuyên đề cho nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên. Đảm bảo 100% giáo viên đều nắm bắt và lên kế hoạch cho lớp.
Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo phong trào và phân công nhiệm vụ.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường bám vào công văn số 370/PGD&ĐT V/v tổ chức Cuộc thi: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 tôi tham mưu với đ/c Hiệu Trưởng lên kế hoạch họp nhà trường phân công, công việc cho từng thành viên thật cụ thể và sát thực. Đ/C hiệu trưởng nhà trường là trưởng ban chỉ đạo, với cương vị là hiệu phó chuyên môn, tôi được Đ/C Hiệu trưởng phân công là phó ban chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên trong nhà trường biết cách triển khai chuyên đề thật sự hiệu quả, theo dõi việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện môi trường của giáo viên, Đ/C Hiệu phó dinh dưỡng lập kế hoạch mua sắm và trang thiết bị CSVC; tập thể giáo viên trong nhà trường là các thành viên.
Họp nhà trường và phân công nhiệm vụ
Tôi thiết nghĩ rằng, để chuyên đề thành công và tạo được diện mạo mới cho nhà trường, làm tiền đề cho công tác đón chuẩn cần phải huy động sự tham gia lớn mạnh của các tổ chức trong nhà trường, phát động phong trào thi đua trong CBGV, ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Tổ chuyên môn các khối đăng ký chuyên đề của tập thể và cá nhân về “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, từ đó lựa chọn và có kế hoạch triển khai phấn đấu trong khi thực hiện giữa các lớp để tạo không khí thi đua sôi nổi và động viên, khen thưởng kịp thời những lớp có sáng tạo và hoàn thành tốt chuyên đề đặt ra.
Để chuyên đề có sức đổi mới và lan tỏa, cần phải quan tâm tới quy chế tập trung dân chủ, vì vậy trong cuộc họp đầu năm tổ chức cho giáo viên thảo luận và đăng ký kế hoạch cho lớp, BGH bổ xung và góp ý kịp thời.
Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra đánh giá về việc thực hiện chuyên đề của từng lớp, tổng kết đánh giá từng tuần, từng tháng, từng quý...những việc làm được, những việc cần quan tâm hơn, việc chưa làm được, mặt yếu, mặt mạnh của các lớp, lựa chọn lớp tiêu biểu để tuyên dương, tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm để có các giải pháp cho các tháng tiếp theo.
 	Tóm lại, việc chủ trương phối hợp thực hiện là bước quan trọng để tạo nên thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này, mọi giáo viên có liên quan nhận thức rõ công việc mà mình sắp thực hiện, thấy vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, từ nhận thức đúng đắn sẽ đi đến hành động đúng.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường bên trong và ngoài.
Thực hiện phương châm " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" " giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ". Chính vì thế bản thân tôi xác định tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc làm vô cùng cần thiết và đó là trách nhiệm của toàn đội ngũ giáo viên trong trường, của gia đình trẻ và cộng đồng xã hội. Sự tham gia của trẻ chính là chủ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc