SKKN Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Thọ Phú

SKKN Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Thọ Phú

Xã hội hóa giáo dục được hiểu là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Đảng – Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCH TW khóa VIII) [1]

Như chúng ta đã biết, đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo nói chung, ngành học mầm non nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết của các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phương. Nằm trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, mở đầu cho các bậc học tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ khi bước vào cấp học trên. Như vậy, việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người mới, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Phát triển Giáo dục Mầm non là nền tảng cho sự nghiệp phát triển nguồn lực con người, đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn hiện nay.

Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải làm tốt công tác XHHGD, xây dựng tốt CSVC trường học, thiết bị đồ dùng, đồ chơi, khuôn viên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực” [1]. Tạo điều kiện cho trẻ yêu trường, yêu lớp, ham muốn đi học. Từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

 Việc làm tốt công tác XHHGD xây dựng CSVC trường học ở trường mầm non xã Thọ Phú là một vấn đề vô cùng khó khăn và còn nhiều nan giải, với một xã số dân số ít, người dân chủ yếu làm nông nghiệp: Công tác giáo dục địa phương gồm có 3 cấp học: Nay trường Tiểu học và THCS vừa mới sáp nhập thành một trường, năm học 2018- 2019 này.

 

doc 23 trang thuychi01 17321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Thọ Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC XHHGD, TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG MẦM NON
 THỌ PHÚ - HUYỆN TRIỆU SƠN- TỈNH THANH HÓA"
Người thực hiện: Lê Thị Nga
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thọ Phú
SKKN thuộc lĩnh mực : Quản lý
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
Ký hiệu
Tiêu đề
Trang
1
Mục lục
2
Danh mục chữ cái viết tắt
3
1
Mở đầu
 1
1.1
Lý do chon đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
4
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng của vấn đề
5
2.3
Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề
7
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
5
3
Kết luận – Ý kiến đề xuất
 18
3.1
 Kết luận
18
3.2
Ý kiến đề xuất
18
CÁC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Các chữ cái
Chữ được viết tắt
1
BGH
Ban giám hiệu
2
CS – GD
Chăm sóc giáo dục
3
CSVC
Cơ sở vật chất
4
GVNV
 Giáo viên - nhân viên
5
PGD&ĐT
Phòng giáo dục và Đào tạo
6
UBND
Ủy ban nhân dân
7
 MG
Mẫu giáo
8
GDH
Giáo dục học
9
 Đ
Đạt
10
CĐ
Chưa đạt
11
HĐKH
 Hội đồng khoa học
12
VD
ví dụ
13
SKBT
 Sức khỏe bình thường
14
 SDD
 Suy dinh dưỡng
15
XHHGD
Xã hội hóa giáo dục
1.  Mở đầu:
 1.1. Lí do chọn đề tài
Xã hội hóa giáo dục được hiểu là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Đảng – Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCH TW khóa VIII) [1]
Như chúng ta đã biết, đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo nói chung, ngành học mầm non nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết của các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phương. Nằm trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, mở đầu cho các bậc học tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ khi bước vào cấp học trên. Như vậy, việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người mới, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Phát triển Giáo dục Mầm non là nền tảng cho sự nghiệp phát triển nguồn lực con người, đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải làm tốt công tác XHHGD, xây dựng tốt CSVC trường học, thiết bị đồ dùng, đồ chơi, khuôn viên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực” [1]. Tạo điều kiện cho trẻ yêu trường, yêu lớp, ham muốn đi học. Từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
 Việc làm tốt công tác XHHGD xây dựng CSVC trường học ở trường mầm non xã Thọ Phú là một vấn đề vô cùng khó khăn và còn nhiều nan giải, với một xã số dân số ít, người dân chủ yếu làm nông nghiệp: Công tác giáo dục địa phương gồm có 3 cấp học: Nay trường Tiểu học và THCS vừa mới sáp nhập thành một trường, năm học 2018- 2019 này. 
 Trước năm 2004 trường mầm non tồn tại 10 khu học ở các nhà văn hóa thôn. 
Từ năm 2004 địa phương đã đầu tư xây dựng cho nhà trường một khu trung tâm được bố trí, thuận tiện, phù hợp trong việc huy động trẻ đến trường. Nhu cầu học sinh ra lớp đăng kí nhập học ăn bán trú tại trường 100% với 210- 230 học sinh hàng năm trong toàn xã. 
Tỷ lệ huy động trẻ ở các độ tuổi, đặc biệt là đối với trẻ nhà trẻ luôn đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Sở giáo dục đề ra. Hiện tại cơ sở vật chất tương đối ổn định, riêng phòng học còn thiếu 01, các lớp học, ăn, ngủ tại lớp. Bếp ăn nhà trường diện tích trật hẹp có 25m2, không đảm bảo quy trình bếp 1 chiều, đồ dùng trong bếp thiếu, nguồn nước không đảm bảo phục vụ bán trú, ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh an toàn cho các cháu.
 Trong những năm vừa qua công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và đơn vị mầm non Thọ Phú nói riêng đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng, nhận thức của các bậc phụ huynh về bậc học mầm non cũng được nâng lên, bộ mặt của nhà trường có nhiều khởi sắc, thu hút được sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển, đầu tư ngày càng khang trang đầy đủ hơn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị vẫn chưa phát huy một cách toàn diện.
	Là một Hiệu trưởng nhà trường, kiêm bí thư chi bộ Đảng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra các giải pháp tối ưu, tích cực tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện, đặc biệt là bộ phận Mầm non huyện, tham mưu và đề xuất xin ý kiến của lãnh đạo địa phương, tìm kiếm cơ hội chủ động lập kế hoạch tuyên truyền vận động các cá nhân, tập thể và con em trong xã thành đạt đang công tác xa quê. Làm tốt công tác XHHGD, kêu gọi các nguồn lực - tài lực- vật lực bằng nguồn kinh phí tài trợ quyết tâm xây dựng khu Bếp ăn và Phòng ăn tập trung cho toàn trường, sửa chửa thêm 01 phòng học đảm bảo cho các lớp hoạt động không phải học tạm phòng Âm nhạc như trước kia .
 	 Chúng tôi đã thành công với một ngôi trường khang trang, tiện nghi đầy đủ, Phòng học, Bếp ăn, Nhà ăn tập trung, thiết bị bên trong bếp và phòng ăn, khuôn viên quy hoạch sạch đẹp, đảm bảo môi trường sư phạm, vệ sinh an toàn trong việc chăm sóc- giáo dục các cháu. 
Đến nay từ học kỳ I năm học: 2018-2019 nhà trường đã đưa vào sử dụng tốt với tổng kinh phí : 1.390.000.000 đồng (Một tỷ ba trăm chín mươi triệu đồng ). Tập thể nhà trường đã chiếm được lòng tin của Đảng bộ, nhân dân xã Thọ Phú.
Song song với việc trăn trở cùng với những việc làm thực tế thành công của trường mầm non Thọ Phú, là một niềm phấn khởi vinh dự tự hào của toàn Đảng toàn dân và tập thể cán bộ giáo viên nhà trường. Bản thân tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm trong bạn bè đồng nghiệp.
 	“ Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Thọ Phú” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa Giáo dục trong giai đoạn hiện nay, từ đó có các biện pháp tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động XHHGD nhằm kêu gọi các nguồn lực - tài lực- vật lực bằng nguồn kinh phí tài trợ quyết tâm xây dựng khu Bếp ăn và Nhà ăn tập trung cho nhà trường, bổ sung các trang thiết bị phục vụ tốt cho việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục các cháu.
Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động XHHGD.
Tự học tập nâng cao kinh nghiệm tuyên truyền vận động XHHGD nhằm kêu gọi các nguồn lực - tài lực- vật lực, nhằm xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Thọ Phú. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Thọ Phú
 Nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất trường mầm non Thọ Phú năm học 2018- 2019.
 Áp dụng có hiệu quả công tác tuyên truyền vận động XHHGD, nhằm xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Thọ Phú. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, văn bản của Đảng, nhà nước và pháp luật có liên quan đến công tác XHHGD.
 	Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế, thực trạng CSVC và công tác tuyên truyền vận động XHHGD của giáo viên tại Trường mầm non Thọ Phú.
 Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu, so sánh.
	Phương pháp đàm thoại với giáo viên, với phụ huynh, với các cấp các ngành, để bổ sung biện pháp phù hợp.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 	“ Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Thọ Phú ” 
	Như chúng ta đã biết, khái niệm về XHHGD không chỉ đơn thuần là một cuộc cải cách hệ thống giáo dục ở Việt Nam, mà bản chất của nó là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược hoạch định tương lai của đất nước. Chính vì thế XHHGD là nhiệm vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kì một cấp, ngành nào, đó là sự nghiệp thiêng liêng, cốt lõi bởi từ XHHGD- Xây dựng tốt CSVC trường học, thì mới có đủ điều kiện để đào tạo và phát triển tốt chất lượng giáo dục, đào tạo con người mới XHCN. [1].
 Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà 
nước tổ chức quản lý, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều phải chăm sóc giáo dục trẻ em. Sinh thời bác Hồ đã nói “ Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Đào tạo, giáo dục tốt thì trẻ em hôm nay mới trở thành người lao động tốt xây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau.Vì vậy phải huy động mọi nguồn lực xã hội để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. [2]
 Trẻ em không chỉ được quyền nhận sự chăm sóc, giáo dục của toàn xã hội mà còn phải biến chăm sóc, giáo dục của toàn xã hội thành chất lượng giáo dục của chính mình, phải có nghĩa vụ đối với xã hội, gia đình và bản thân, sau này mới trở thành công dân tốt của đất nước.
	Đây là 2 mặt của vấn đề vừa có tính nhân văn sâu sắc, vừa có ý nghĩa giáo dục to lớn khi hiểu về công tác XHHGD. Thực tế cho thấy xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được đặt ra cho mọi độ tuổi, mọi bậc học. Nhưng đối với trẻ mầm non dưới 6 tuổi phải được coi trọng nhất vì :
	Trẻ thơ như cây non tự nó khó bảo vệ mình, nếu không có sự chăm sóc, uốn nắn hợp lý của người lớn, sự phát triển của trẻ ở tuổi này rất đặc biệt, gia tốc tăng trưởng vô cùng lớn, đặt tiền đề cho sự phát triển nhân cách sau này. Mọi sự khởi đầu lệch lạc thì phải uốn nắn sửa lại vô cùng khó khăn ở các lứa tuổi cấp học tiếp theo, vì thế đòi hỏi mọi người, cha mẹ, cô giáo trường mầm non không được thả nổi trẻ, phải có trách nhiệm từ bước đi ban đầu trong việc phát triển sức khỏe, thể lực, trí tuệ
Các điều kiện phòng học, nhà ăn, ánh sáng, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ được khám phá trải nghiệm, phát huy tư duy và tính tích cực, thông minh của trẻ, bảo vệ và phát triển tốt tâm sinh lý lứa tuổi là vô cùng cần thiết và quan trọng trong Trường Mầm non.
	Để thực hiện tốt cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực ” Nó có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn trong công tác xây dựng CSVC, thiết bị dạy và học. Các phương tiện như phòng học, đồ dùng đồ chơi, Nhà ăn, Phòng ngủ, Bếp nấu, khuôn viên cảnh quan môi trường sư phạm sạch sẽ, gọn gàng, khoa học, tạo hưng phấn cho trẻ biết yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thích đến trường đi học, phụ huynh yên tâm gửi con cháu đến trường. [2]
	* Tại sao Sự cần thiết phải làm tốt công tác XHHGD- xây dựng CSVC thiết bị dạy và học vì:
Trẻ mầm non cơ thể đang trên đà phát triển và hoàn thiện các hệ thần kinh, các yếu tố tâm sinh lý chịu ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố khách quan, chủ quan của các nhà trường, ví dụ như: Phòng học quá chật chội, thiếu ánh sáng dẫn đến ảnh đến thị lực của trẻ, các phương tiện như bàn ghế, bảng không đảm bảo đúng quy cách, ảnh hưởng đến sự cong vẹo cột sống. Các điều kiện phục vụ như Nhà ăn, Phòng ngủ không sạch sẽ, ngăn nắp, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, dễ ngộ độc gây ảnh hưởng đến phát triển đường ruột của trẻ. Các điều kiện nêu trên ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này, trẻ yếu ớt, bệnh tật, không khỏe mạnh tiếp thu bài học sẽ khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, để lại di chứng của cả một tương lai sau này.
 Chính vì vậy vai trò của các nhà trường, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên phải luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, nâng cao hiệu quả trong chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó nhà trường phải thường xuyên đổi mới cải tạo xây dựng CSVC, thiết bị dạy và học, dạy học phải có đầy đủ phương tiện, đồ dùng đồ chơi sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, có đủ điều kiện phục vụ cho trẻ rửa tay, vệ sinh hằng ngày, có môi trường rèn luyện thể chất, âm nhạc, phát hiện năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về làm tốt công tác XHHGD, Xây dựng CSVC trường học, nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục mầm non, đã và đang đi vào cuộc sống có hiệu quả cao trong sự nghiệp giáo dục của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. [3]
	2.2Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 	 a.Thuận lợi :
 Trong năm học 2018- 2019. Nhà trường tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã luôn quan tâm chăm lo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp từng bước được đầu tư, tu sửa. Trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác phục vụ cho việc dạy học cũng tương đối đầy đủ. 
 Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tương đối đảm bảo về chất lượng, đội ngũ năng động, sáng tạo, đoàn kết, không ngừng phấn đấu vươn lên đáp ứng với yêu cầu giáo dục ngày càng cao, thực hiện chủ đề năm học đạt kết quả cao chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ chuẩn 100% trong đó: trên chuẩn có trình độ đại học 15/17 cô đạt tỷ lệ 88%. Tập thể cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình năng nổ, có ý thức vươn lên về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ phân công. 
 Có tổ chức chi bộ Đảng và công đoàn, luôn phát huy vai trò trách nhiệm để nâng cao chất lượng ND-CSGD trẻ. Tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh. Đây là sức mạnh tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 
Có sự chuyển biến nhận thức phụ huynh học sinh và nhân dân về ngành học hàng năm nhà trường huy động tốt số cháu trong độ tuổi ra lớp, luôn tạo kiện tốt để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chung 
 b.Khó khăn:
 	 Bên cạnh thuận lợi nhà trường gặp không ít khó khăn bất cập đó là:
 	 Nhà trường trong 5 năm liền không có hiệu phó, việc quản lý, chỉ đạo, các điều kiện tiện nghi phục vụ cho việc ăn ngủ, bán trú tại trường còn hạn chế.
 	 Bếp ăn chật chỉ có 25m2, không đảm bảo theo quy trình bếp một chiều
 Nguồn nước không đảm bảo, khu sơ chế chật chội, không đảm bảo vệ sinh,
 Phòng học là phòng ăn và ngủ tại chỗ luôn, không đảm bảo vệ sinh vì cháu ăn xong cô dùng viêm, lau sàn sạch sẽ, trãi sạp ngủ tại lớp, mùi viêm lau sàn ảnh hưởng sức khỏe của các cháu.
 Phòng học tạm không bố trí các hoạt động góc.
	 Ngân sách địa phương còn nghèo, đầu tư cho giáo dục hàng năm thấp.
 c. Bảng khảo sát CSVC nhà trường. 
Đề tài đã được nghiên cứu từ năm học: 2017-2018. Khi nghiên cứu đề tài tôi tiến hành điều tra thực trạng CSVC nhà trường năm học: 2017-2018 kết quả điều tra như sau :
- Về CSVC: 
 + Số phòng học bán kiên cố : 7/9 nhóm lớp ( Thiếu 01 phòng)
 + Bếp nấu: diện tích 25 m2, đồ dùng phục vụ bán trú thiếu.
 + Khu sơ chế chật, ẩm thấp.
 + Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo
 + Đồ chơi ngoài trời: 05 loại ( đã củ)
- Số lượng huy động trẻ ra lớp NT, MG: 225/ 301 cháu điều tra tỷ lệ: 74,7%
- Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc : tỷ lệ SDD: 8% ; tỷ lệ thấp còi: 6,5%
- Chất lượng giáo dục : tỷ lệ chưa ĐYC: 7%
Sau khi khảo sát đánh giá thực tế tôi nhận thấy rằng: Yếu tố CSVC, Thiết bị dạy và học, trẻ được bán trú tại trường là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn và tỷ lệ HS đến trường. Điển hình qua cuộc khảo sát trên, ta thấy rất rõ. 
 	* Nguyên nhân tại sao trường chuẩn quốc gia mà vẫn thiếu phòng học và Bếp ăn không đảm bảo diện tích.
	Một là : Khi công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia, địa phương nợ các hạng mục trên, sau đó vì mới kêu gọi sự đóng góp của nhân dân để xây mới khu trường trung tâm này để được công nhận chuẩn nên tiếp tục kêu gọi sẽ rất khó. 
	Hai là : Trong những năm qua địa phương tập trung ngân sách, nguồn vốn xây dựng trường chuẩn quốc gia đó là: trường THCS
	Ba là: Địa phương tập trung nguồn NS vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ sở thôn. Nên cùng một lúc ngân sách địa phương không thể đáp ứng đủ các điều kiện cho nhà trường.
 	 Từ khảo sát thực trạng trên BCU chi bộ Đảng, và Hiệu trưởng nhà trường không đứng trông chờ ỷ lại vào địa phương, mà nhận rõ vai trò rách nhiệm của mình, cần chung tay góp sức cùng địa phương kêu gọi làm tốt công tác XHHGD, tìm kiếm nguồn kinh phí từ các nguồn tài trợ. Trong năm 2018 đã kêu gọi kinh phí tài trợ quyết tâm xây dựng Bếp ăn, Nhà ăn tập trung và phòng học, trang thiết bị trong Bếp và Nhà ăn. Tôi tin tưởng khẳng định sẽ làm tốt nhiệm vụ này.
	2.3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
 	 Sau khi khảo sát tình hình, bản thân thấy rõ nguyên nhân và yểu tố khách quan, chủ quan của nhà trường và địa phương, nhu cầu cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới 2018-2019, đáp ứng được nguyện vọng của phụ huynh 100% con em được ăn bán trú tại trường. Tôi đã họp BCU chi bộ Đảng, xây dựng nghị quyết, họp BGH nhà trường, họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng xây dựng kế hoạch chỉ đạo, với các biện pháp hữu hiệu nhất, trong việc huy động kinh phí tài trợ xây dựng Bếp, Nhà ăn, mua sắm trang thiết bị và khoan giếng cắt đá, đảm bảo nguồn nước phục vụ ăn bán trú. 
 Giải pháp 1: Công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
 Thông qua các cuộc họp BCH Đảng ủy, HĐND xã, các hội nghị được địa phương, tôi mạnh dạn báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, nhằm tranh thủ sự ủng hộ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hoá giáo dục.
	Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu và kết hợp cùng với cấp ủy địa phương tiến hành tuyên truyền, phổ biến, quán triệt một cách nghiêm túc những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục tới các tổ chức, đoàn thể, tới cán bộ và nhân dân, thể chế hóa những chủ trương đó thành những nội dung cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương, giúp mọi người dân hiểu rằng, xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội chứ không phải của một cá nhân hay một tổ chức nào.
	 Trong các hội nghị của địa phương, tôi tham mưu với ban tổ chức xin được tham luận để tuyên truyền về chiến lược phát triển của trường mầm non, đồng thời đề xuất kiến nghị với các tổ chức quan tâm giúp đỡ trường mầm non về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cùng phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất xin ý kiến với lãnh đạo địa phương cho phép nhà trường kêu gọi sự hổ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài xã nhằm huy động nguồn lực và tài lực cho nhà trường.
 Giải pháp 2 : Lập kế hoạch, qui hoạch xây dựng. 
	Lập kế hoạch dự toán công trình còn thiếu cần phải xây dựng. Căn cứ vào điều tra độ tuổi, số lớp, số cháu huy động, lập dự toán chi tiết nhu cầu cần xây dựng đó là :
	Phòng học, xây dựng mới 01 phòng : DT = 55m2/Phòng. (Lập bảng nguyên vật liệu kèm ) Kinh phí dự toán : 400.000.000đ/ 1 phòng .
	Bếp ăn- Nhà ăn: (sau khi tham quan mô hình bếp ăn trường MN Dân Quyền, trường mầm non Đồng Lợi, MN Thái Hòa) nhà trường, địa phương lập dự toán bếp ăn 1 chiều, Nhà ăn tập trung, và các công trình phụ trợ khác, dự toán công trình số tiền bằng: 1.315.000.000đ.
 ( Tất cả công trình đều có bản dự toán chi tiết kèm theo, văn bản lập vào tháng 1/2018 ) 
 Tổng kinh phí cần xây dựng, sửa chữa và mua sắm mới là: 1.315.000.000đ ( Một tỷ ba trăm mười lăm nghìn đồng)
Giải pháp 3: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục.
 Nhà trường chụp ảnh tư liệu, thực tế Bếp hiện tại, khu sơ chế chật ẩm thấp, giếng khoan bể nước vàng ố không đảm bảo vệ sinh.
H1 ( Kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến) tại khu bếp củ.
Nhà trường đã in một vài hình ảnh này làm minh chứng, kết hợp Tết năm 2018 một số anh em con cháu xa quê về quê ăn tết. Tôi đã tranh thủ gặp gỡ trao đổi thực trạng CSVC và các nhu cầu nhà trường cần xây dựng tu sửa hiện nay . 
 	 Nhà trường gửi thư chúc Tết anh em con cháu công tác xa quê ( Hà Nội, Thành phố HCM), gửi ảnh minh họa
 	Kèm gửi thư kêu gọi ủng hộ kinh phí xây dựng khu CSVC cho nhà trường, gửi kèm bản dự toán công trình cần xây dựng.
 Nhà trường cảm hóa tốt 1 số phụ huynh có uy tín trong xã cùng tuyên truyền vận động bằng điện thoại trao đổi trực tiếp, phối hợp tốt hội cha mẹ học sinh, trong nhiệm vụ quan trọng này.
 Nhà trường tiếp tục tổ chức tốt hội thi, hội thảo và các chuyên đề, hội ghị phụ huynh, nhằm tuyên truyền các yếu tố như môi trường, các phương tiện, các điều kiện tiện nghi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, sức khỏe, phát 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_lam_tot_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_t.doc