SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Thành Tâm

SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Thành Tâm

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Câu nói trên đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người đó là tài và đức. Trong nền giáo dục truyền thống, cha ông ta luôn đặt vấn đề giáo dục đạo đức lên trước “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục đào tạo nhằm xây dựng những con người mới Việt Nam XHCN “vừa hồng, vừa chuyên”.

Bám sát mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành TW8 (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đề ra là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[ ]

 

doc 22 trang thuychi01 7852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Thành Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TÂM
Người thực hiện: Hoàng Thị Huyền
Chức vụ: 	 Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Tâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2017
TT
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1.
 MỞ ĐẦU
2
1. 1.
Lí do chọn đề tài.
2
1. 2.
Mục đích nghiên cứu.
3
1. 3.
Đối tượng nghiên cứu.
3
1. 4.
Phương pháp nghiên cứu.
3
2.
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1.
Cơ sở lí luận.
3
2. 2. 
Thực trạng công tác giáo dục đạo đức những năm trước khi áp dụng sáng kiến.
5
2. 3.
Các giải pháp thực hiện.
8
2.3. 1.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
8
2. 3. 2.
Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức thực hiện.
8
2. 3. 3.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho giáo viên về công tác giáo dục đạo đức; kỹ năng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể nhà trường; tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh tham gia vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức.
10
2. 3. 4.
Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng và cá nhân trong giáo dục đạo đức (Đây vừa là giải pháp, vừa là khâu quyết định đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh).
12
2. 3. 5.
Bảo đảm tốt cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
16
2. 3. 6.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả giáo dục đạo đức và công tác thi đua khen thưởng.
16
2. 4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
3.
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3. 1.
Kết luận.
18
3. 2.
Kiến nghị.
19
Tài liệu tham khảo.
20
Danh mục sáng kiến.
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Câu nói trên đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người đó là tài và đức. Trong nền giáo dục truyền thống, cha ông ta luôn đặt vấn đề giáo dục đạo đức lên trước “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục đào tạo nhằm xây dựng những con người mới Việt Nam XHCN “vừa hồng, vừa chuyên”.
Bám sát mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành TW8 (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đề ra là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, BCHTW8 (khoá XI)
] 
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng ở Hàng Than (Hà Nội)
Ở bậc giáo dục Tiểu học, đa số học sinh phát triển về mặt tâm sinh lý chưa ổn định, mới bắt đầu bước vào giai đoạn của quá trình tích lũy kiến thức, chưa tự ý thức được vấn đề tự học tập, rèn luyện về đạo đức. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ và thông tin hiện đại cùng những tác động tiêu cực của xã hội đã có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành phẩm chất, nhân cách của học sinh. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, hiện nay, một bộ phận học sinh do chưa được quan tâm giáo dục, rèn luyện nên có những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức như: Bạo lực học đường, đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp bài, bỏ học, có lời nói và hành động hỗn láo với ông bà, cha mẹ và những người xung quanh, đua đòi theo tác phong, lối sống hưởng thụ, buông thả  Mặt khác, điều kiện kinh tế địa phương và gia đình một số học sinh còn nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình phải gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa, điều kiện chăm sóc, dạy dỗ con cái hạn chế. Một số cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, chưa thật sự là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy dỗ học sinh.
Nhận thức vị trí, ý nghĩa việc giáo dục đạo đức cho học sinh từ những vấn đề nêu trên, đầu năm học 2015 – 2016, tôi đã nghiên cứu và đề xuất áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Thành Tâm”. Sáng kiến đã được kiểm nghiệm có hiệu quả thực tế, được tập thể Ban giám hiệu và giáo viên trường Tiểu học Thành Tâm đánh giá cao.
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Thành Tâm để từ đó tìm ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Hệ thống biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu hoc Thành Tâm
1. 4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thống kê tổng hợp, thống kê kết quả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Có nhiều quan niệm và cách định nghĩa khác nhau về đạo đức, song, có thể thâu tóm một cách khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội gồm những chuẩn mực và quy tắc ứng xử, giúp cho con người tự giác điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên xã hội. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông, cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”[  Hồ Chí Minh:  Toàn tập,  Sđd, t.2, tr.253
]
Hay “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có  đạo đức cách mạng  làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”[ Hồ Chí Minh:  Toàn tập,  Sđd, t.9, tr.283).
]
Trong trường Tiểu học, giáo dục đạo đức là quá trình hình thành tình cảm, niềm tin và hành động tích cực cho học sinh thông qua tác động tâm lý, ý thức và hoạt động thực tiễn. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cá tính, điều kiện hoàn cảnh sống của từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp theo phương châm “kiên trì, thường xuyên, liên tục”; nhằm đạt mục tiêu: Chuyển hoá những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật, hương ước làng xã...
Quá trình quản lý, giáo dục đạo đức cần thực hiện đầy đủ, tuần tự 5 bước tiến hành gồm: 
- Xây dựng, triển khai kế hoạch, phân công phụ trách.
- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.
- Làm công tác bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí.
- Tổ chức hoạt động thực tiễn.
- Kiểm tra đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến trong giáo dục đạo đức.
Trong đó, nhà trường phải có kế hoạch tổng thể trong từng giai đoạn, kế hoạch chi tiết cho từng năm, từng học kỳ; nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên phải thực sự, thực tế, gắn sát với đối tượng giáo dục đạo đức; vật chất, kinh phí đủ theo yêu cầu trên cơ sở tận dụng, củng cố cái cũ, bổ sung cái mới (tranh ảnh, băng đĩa hình, pano, khẩu hiệu). Đồng thời tổ chức các hoạt động thực tiễn thường xuyên, liên tục theo hướng sơ kết nội dung (hoạt động) trước, triển khai nội dung (hoạt động) tiếp theo, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong mỗi cá nhân (giáo viên, học sinh) và giữa các lớp, các khối trong toàn trường; kiểm tra giám sát chặt chẽ, đánh giá thực chất, rút kinh nghiệm kịp thời (trong ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm, giai đoạn; động viên, khích lệ, uốn nắn, nhắc nhở).
2. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHỮNG NĂM TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
Thành Tâm là một xã thuộc huyện miền núi nằm ở phía Bắc huyện Thạch Thành, phía Đông Nam giáp xã Hà Long huyện Hà Trung- Thanh Hóa, phía Đông Bắc giáp Thị trấn Vân Du, Xã có 15 thôn với 1.488 hộ/6.155 nhân khẩu; có 3 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Mường, Thái, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 2/3 dân số. Nền kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, với mức tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 3,2% tổng số hộ dân (48 hộ); xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới với 19/19 tiêu chí; có 6/15 thôn đạt chuẩn Nông thôn mới; 11/15 thôn đạt danh hiệu “Làng văn hoá” cấp huyện; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh, chính trị được giữ vững; cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư củng cố, xây dựng mới, nhất là hệ thống công sở, trường lớp.
Tuy nhiên, với quy hoạch công nghiệp, Công ty may S&H Vina Hàn Quốc đứng chân trên địa bàn xã (giáp ranh với các trường học), số người lao động ở các địa phương lân cận tập trung về với số lượng lớn (hơn 6.000 công nhân) nên dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm tác động đến tâm lý, nhận thức, đạo đức của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, những khó khăn trong cuộc sống của nhân dân, những tác động của nền kinh tế và cơ chế thị trường, biến đổi môi trường, khí hậu, tệ nạn xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Học sinh trường chuẩn bị tham gia hoạt động chào mừng Xã Thành Tâm đón danh hiệu “Nông thôn mới” (tháng 3/2017)
Trường Tiểu học Thành Tâm, là một trường hiện đang có nhiều thuận lợi, được cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục của nhà trường. Về chuyên môn, trường luôn nhận được quan tâm chỉ đạo kịp thời của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; có bề dày thành tích trong sự nghiệp giáo dục và các hoạt động khác. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đủ theo biên chế (25 đồng chí), trình độ năng lực chuyên môn vững, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác giáo dục. Chi bộ nhà trường có 20 đảng viên. Nề nếp dạy học được duy trì nghiêm túc, học sinh phần lớn chăm ngoan, công tác xã hội hoá giáo dục địa phương khá phát triển, cha mẹ học sinh có nhiều quan tâm đến việc quản lý và giáo dục con em.
Trường có tổng số 15 lớp với 413 học sinh (có 274 HS = 63,7% là con em dân tộc Mường, học sinh nghèo 18); 25 CBGV, CNV (CBQL = 3, GV văn hóa = 16, GV dạy các môn đặc thù = 4, kế toán = 1; Thư viện = 1; trình độ đào tạo bậc Đại học = 18, Cao đẳng = 4, Trung cấp = 3; Đảng viên = 20).
 Cơ sở vật chất của trường cơ bản đảm bảo phục vụ tốt cho việc tổ chức hoạt động dạy và học. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phần lớn tuổi đời còn trẻ, nhiều kinh nghiệm, giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đoàn kết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý; giảng dạy và giáo dục.
Những kết quả nhà trường đạt được trong thời gian qua tương đối toàn diện và đã được cấp uỷ, chính quyền, nhân dân địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ghi nhận. Song, công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường còn có những hạn chế nhất định:
- Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường còn chung chung, có nội dung hoạt động chưa được chú trọng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa mang tính đồng bộ cao; hình thức, nội dung, phương pháp tiến hành chưa được đổi mới thường xuyên, còn có biểu hiện “vết mòn, lối cũ”, không mang tính chuyên biệt, chưa bám sát những thay đổi của các vấn đề thực tiễn đặt ra trong từng giai đoạn, năm học mà mới chỉ thực hiện nội dung chủ yếu qua chương trình dạy học môn giáo dục đạo đức.
- Các hoạt động ngoại khoá được tổ chức thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả, xếp loại thi đua còn giản đơn, còn có biểu hiện mang tính thành tích (Chủ yếu giáo viên tự kiểm tra đánh giá kết quả; hoạt động của trực ban, đội cờ đỏ trong theo dõi các hoạt động còn hạn chế, nhận xét, xếp loại chung chung; công tác chủ nhiệm lớp chưa có chiều sâu; sinh hoạt tập thể tổ chức còn ít hoặc mang tính phong trào). Số ít giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong tiếp cận, giáo dục, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh trong học tập rèn luyện đạo đức hoặc chưa chuẩn mực trong lời nói, việc làm, chưa thực sự là tấm gương sáng, toàn diện để học sinh noi theo.
- Tập thể CBGV nhà trường phần lớn không phải là người địa phương nên phần nào chưa am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán. Một số giáo viên từ cấp 2 chuyển sang việc nắm bắt tâm lý lứa tuổi tiểu học chưa sâu sát.
- Đối với gia đình học sinh: Hầu hết đã quan tâm chăm lo quản lý, giáo dục con em (Tỷ lệ đạt được chiếm khoảng 3/4 tổng số gia đình học sinh). Số còn lại do điều kiện kinh tế, mối quan hệ hôn nhân gia đình, nhận thức nên mức chăm lo giáo dục con em nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng có phần còn hạn chế. Thậm chí, có gia đình còn phó mặc cho nhà trường, hoặc chỉ coi trọng về giáo dục kiến thức cơ bản. 
- Về học sinh: Ngoài những đặc điểm chung về tâm sinh lý của lứa tuổi Tiểu học, học sinh trường Tiểu học Thành Tâm cơ bản chăm ngoan, sống có ý thức, có kỷ luật.
Tuy nhiên, từ những vấn đề bất cập đã nêu về đặc điểm kinh tế xã hội, an ninh chính trị địa phương, điều kiện hoàn cảnh gia đình tác động, do đó vẫn còn một số ít học sinh chưa nhận thức rõ về học tập và rèn luyện đạo đức, còn có những biểu hiện về lời nói và hành động chưa phù hợp chuẩn mực chung như: Nói tục, chửi bậy; ăn quà vặt; một số có tư tưởng ham chơi, đua đòi trong cách ăn mặc, làm đẹp theo phong cách thanh thiếu niên hư hỏng ngoài xã hội. Thậm chí, còn có học sinh cá biệt không muốn nghe lời dạy bảo, nhắc nhở của cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh Những biểu hiện đó nếu không được uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời sẽ có tác động tiêu cực đến các học sinh khác, làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục và thành tích chung của nhà trường. Do đó, việc theo dõi, tổ chức các hình thức, biện pháp giáo dục nhằm xây dựng, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm nhiều mặt từ Đảng bộ, chính quyền xã, song, có nội dung, có mặt chưa toàn diện. Bên cạnh đó, trước yêu cầu phát triển của nền giáo dục và những tiêu chí đặt ra trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội địa phương, tạo cho nhà trường có những chi phối, đôi khi là sức ép về mũi nhọn văn hóa. Đây là đặc điểm tác động, tạo sự cân nhắc để cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường chú trọng trong công tác tham mưu cho địa phương về xã hội hóa giáo dục.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
+ Điều kiện kinh tế, mặt trái của xã hội và cơ chế thị trường tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của cả giáo viên, các bậc phụ huynh và học sinh.
+ Việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thực hiện, tuy nhiên, nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa sáng tạo; phân phối thời gian tổ chức hoạt động ngoại khoá chưa nhiều, chưa hợp lý, do đó, chất lượng, hiệu quả đạt được chưa cao.
+ Sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội,với Hội cha mẹ học sinh ở địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thường xuyên.
+ Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng tiến hành chưa kịp thời, do đó, chưa tạo động lực khích lệ giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục, học tập đạo đức.
2. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2. 3. 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ, chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Hội nghị giao ban hàng tuần tại trường Tiểu học Thành Tâm.
- Đề cao vai trò của Cấp uỷ, chi bộ trong xác định chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện; chú trọng xác định những chủ trương, giải pháp có tính lâu dài, bền vững, kế thừa, phù hợp thực tiễn theo từng giai đoạn, từng đối tượng giáo viên và học sinh (giáo viên mới, cũ; có kinh nghiệm, chưa có kinh nghiệm; học sinh từng lứa tuổi, từng điều kiện hoàn cảnh).
- Làm tốt công tác phân công, gắn trách nhiệm của cấp uỷ, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về chỉ đạo, quản lý và phụ trách từng nội dung trong tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Lấy chất lượng giáo dục đạo đức học sinh làm một kênh thông tin để đánh giá, nhận xét, phân loại chất lượng hoàn thành nhiệm vụ trong từng tháng, kỳ học và cả năm của cán bộ, giáo viên phụ trách.
Ví dụ: Nghị quyết lãnh đạo thường kỳ của Chi bộ phải xác định nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phân công cấp uỷ viên phụ trách hoạt động giáo dục đạo đức; hàng tháng đánh giá, phân loại giáo viên, đảng viên trên cơ sở kết quả giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. 3. 2. Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức thực hiện.
- Quá trình xây dựng quy chế, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh bám sát, quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục, những vấn đề thực tiễn nảy sinh của xã hội, địa phương và nhà trường, bảo đảm nguyên tắc “Cụ thể, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả”. Trong đó, chú trọng tính đồng bộ phối hợp giữa Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn, bộ phận hành chính, các đoàn thể: Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên nhi đồng, Hội cha mẹ học sinh.
- Quy chế, kế hoạch tổ chức thực hiện được kế thừa những chủ trương, giải pháp, những kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh của thời điểm, giai đoạn trước, đồng thời thể hiện đầy đủ nội dung, thời gian, biện pháp, khối (lớp, đoàn thể) tổ chức thực hiện, người phụ trách, công tác bảo đảm vật chất cho các hoạt động tiếp theo.
Thực tiễn cho thấy, nếu xây dựng được quy chế chặt chẽ gắn với phát huy tốt vai trò quản lý, điều hành kế hoạch của Ban giám hiệu nhà trường thì mới phát huy tốt được hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, tránh được bệnh hình thức, qua loa, đại khái.
* Ví dụ về một số nội dung xác định trong Quy chế:
+ Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành thường xuyên, gắn giữa giáo dục các bài học theo SGK với tổ chức các hoạt động NGLL.
+ Sau mỗi tuần học, vào ngày giao ban, GVCN phải nắm và báo cáo với BGN về chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho HS do mình phụ trách, tập trung vào những HS cá biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn tác động đến học tập, những vấn đề nảy sinh về tư tưởng, ý thức chấp hành nền nếp, kỷ luật của HS.
+ Mỗi kỳ học, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp phải tổ chức được ít nhất 01 buổi gặp mặt, trao đổi, bàn bạc, nắm tình hình và thống nhất về nội dung, hình thức quản lý, giáo dục học sinh. Trường hợp cần thiết, giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ huynh học sinh đến trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến gia đình học sinh để trao đổi về các nội dung có liên quan trong quá trình giáo dục.
+ Việc tổ chức các hoạt động NGLL như: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu, kể chuyện, tổ chức các sân chơi phải có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội chủ trì, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên đặc thù phối hợp để tổ chức, gắn với phát huy vai trò hoạt động của Sao nhi đồng, Đội cờ đỏ.
+ Việc biểu dương tập thể lớp, khối hoặc giáo viên, học sinh làm tốt công tác giáo dục,học tập và nêu gương về đạo đức phải được tiến hành thường xuyên hàng tuần vào giờ chào cờ hoặc sau một hoạt động cụ thể. Mỗi kỳ học phải tiến hành sơ kết công tác giáo dục đạo đức (1 phần trong báo cáo tổng kết kỳ học hoặc năm học, không làm báo cáo riêng), biểu dương, khen thưởng giáo viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_giao_duc_dao_duc_cho_h.doc