SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Thành Vân

SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Thành Vân

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã nói:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”[4]

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một vĩ nhân của dân tộc việt nam. Bác luôn có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác luôn chăm lo cho những mầm non tương lai của đất nước. Bác ví:‘‘Trẻ em như búp trên cành”. Đúng vậy trẻ em cũng như những chồi non phải được nâng niu chăm sóc, nếu như những chồi non đó được bảo vệ, được uống những giọt sương mai và đón ánh nắng mặt trời thì mới phát triển tốt thành cây và đơm hoa kết trái. Thì trẻ em cũng vậy cũng phải sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, của thầy cô giáo và toàn xã hội, được ăn ngon, ngủ ngon, được học tập, vui chơi mới giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

Nhận định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em và trên thực tế giáo dục mầm non là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

Quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ chính là vun đắp, xây dựng những con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ trí thức và sức khỏe để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại, đặc biệt là thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay cần có những con người phát triển toàn diện để đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu của xã hội ngày nay, đòi hỏi đứa trẻ phải có sức khỏe tốt sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống còn với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non.

 

doc 21 trang thuychi01 64647
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Thành Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 4- 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VÂN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vân 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung nghiên cứu
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
3
2.2.1. Thực trạng chung
3
2.2.2. Thực trạng tại trường mầm non Thành Vân Thạch Thành
4
2.2.3. Kết quả thực trạng
5
2.3. Các biện pháp thực hiện
5
2.3.1. Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm học, tìm hiểu nguyên nhân số trẻ kém ăn trong nhóm lớp và lên kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng.
5
2.3.2. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đủ cả về chất cũng như về lượng
6
2.3.3. Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách trồng rau xanh, sạch, an toàn tại trường mầm non.
8
2.3.4. Vận dụng lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào một số hoạt động của trẻ.
9
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
11
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp mới.
15
3. Kết luận kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
* Lời kết
17
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”[4]
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một vĩ nhân của dân tộc việt nam. Bác luôn có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác luôn chăm lo cho những mầm non tương lai của đất nước. Bác ví:‘‘Trẻ em như búp trên cành”. Đúng vậy trẻ em cũng như những chồi non phải được nâng niu chăm sóc, nếu như những chồi non đó được bảo vệ, được uống những giọt sương mai và đón ánh nắng mặt trời thì mới phát triển tốt thành cây và đơm hoa kết trái. Thì trẻ em cũng vậy cũng phải sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, của thầy cô giáo và toàn xã hội, được ăn ngon, ngủ ngon, được học tập, vui chơi mới giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Nhận định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em và trên thực tế giáo dục mầm non là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. 
Quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ chính là vun đắp, xây dựng những con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ trí thức và sức khỏe để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại, đặc biệt là thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay cần có những con người phát triển toàn diện để đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu của xã hội ngày nay, đòi hỏi đứa trẻ phải có sức khỏe tốt sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống còn với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non.
 Từ những nhận định và quan điểm đó người ta đã nhận thấy rằng “sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”[4]. Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Chính vì thế mà trẻ em cần được quan tâm chăm sóc ngay từ khi mới sinh ra được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, người thân, được sự che chở của xã hội thì mới không có những trẻ em nghèo, trẻ em không người thân, không nơi nương tựa và đặc biệt không có những trẻ bệnh tật, ốm đau, suy dinh dưỡng. Trên thực tế có rất nhiều trẻ em Việt Nam có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau vì vậy vấn đề chăm lo cho con em của chúng ta có một tương lai tươi sáng là nhiệm vụ hàng đầu của gia đình, của nhà trường và cô giáo.
 Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non không ngừng phát triển. Do sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người nếu không có sức khỏe thì con người chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non do những đòi hỏi phát triển nhanh của cơ thể, về ăn uống cần phải thỏa mãn nhu cầu cao. Tuy nhiên không phải mọi trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh, bên cạnh những “Bé khoẻ” vẫn còn những bé chưa khỏe, đó là những trẻ trẻ suy sinh dưỡng. Do những vấn đề ăn uống và cách chăm sóc của người lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trẻ nhác ăn, ăn uống không điều độ, không đủ chất, không khoa học...Những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể trẻ.
Tóm lại cách ăn uống, cách nuôi trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng ở độ tuổi này rất quan trọng. Đây là giai đoạn trẻ cần được ăn nhưng cũng là thời điểm trẻ được‘‘học cách ăn” cần được làm quen với nếp ăn uống khoa học, hợp lý. Những sơ xuất trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng và cách dạy trẻ ăn đều có thể gây ảnh hưởng xấu nhất định đến sự trưởng thành sau này của trẻ.[3]
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là một cô giáo mầm non tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm thế nào để cải thiện được chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài: ‘‘Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Thành Vân” làm đề tài viết sáng kinh nghiệm
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích nhằm nâng cao trình độ của bản thân về việc chăm sóc tổ chức bữa ăn cho trẻ 4-5 tuổi và để đưa ra biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ B trường mầm non Thành Vân
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp kiểm tra thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu thực tế
- Phương pháp điều tra
 - Phương pháp thống kê
 2. Nội dung nghiên cứu 
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Hiện nay các nhà nghiên khoa học đã chỉ ra rằng trong giai đoạn trẻ phát triển này không chỉ chúng ta đáp ứng nhu cầu của trẻ mà cần phải tìm hiểu thực trạng cơ thể của trẻ. 
 Ở độ tuổi này việc ăn uống của trẻ là rất quan trọng nên việc đảm bảo các nhu cầu về các chất dinh dưỡng là rất cần thiết đối với cơ thể trẻ. Xong mặc dù hiện nay các gia đình có điều kiện kinh tế, các bữa ăn của trẻ có đầy đủ nhưng cách chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng cách, không khoa học kéo dài cũng dẫn tới sự suy dinh dưỡng. Vậy suy dinh dưỡng trẻ em là gì? 
 “Suy dinh dưỡng trẻ em(gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng protein-năng lượng) là một hội chứng do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, phổ biến nhất là protein năng lượng. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ em chậm lớn, chậm phát triển cả về chiều cao cũng như cân nặn”[4]
 Thật đúng vậy các trường mầm non vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hầu hết các cháu đều ăn bán trú tại trường, thời gian các cháu ăn ở trường nhiều hơn ở nhà vì vậy việc ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển sau này của trẻ. 
 ‘‘Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của một trẻ trong một ngày là 1470 kcal và nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày(chiếm 50%- 60% nhu cầu cả ngày) 735-882kcal’’.[1]
 Hiện nay ở nước ta tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi là rất cao mà theo như tổ chức y tế thế giới đánh giá Việt Nam là quốc gia có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng ở thể thấp còi cao nhất thế giới, đây là con số đáng báo động.
 Vì vậy dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em. Do vậy, mấy năm gần đây, Chính phủ đã ra quyết định giao cho Ủy ban dân số gia đình và trẻ em phối hợp với bộ y tế để triển khai chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện mục tiêu chương trình nâng cao khẩu hiệu “Vì sức khỏe trẻ em”. 
 Ngày 22/2/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mà mục tiêu cụ thể là tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Cụ thể giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và giảm xuống 12,5% vào năm 2020. Tầm nhìn đến năm 2030 phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa cộng đồng( suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống 10%).[2]
 Suy dinh dưỡng không những ảnh hưỡng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Để trẻ em có sức khỏe tốt, trí tuệ phát triển bình thường thì người lớn cần phải có phương pháp chăm sóc trẻ một cách đặc biệt đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Góp phần quyết định cho sự phát triển tầm vóc, thể lực, trí tuệ của trẻ em sau này.
 2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu:
 2.2.1. Thực trạng chung:
 Ngày nay để sánh vai được với các nước tiên tiến trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, đào tạo những nhân tài cho đất nước. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối, chính sách ưu tiên cho ngành giáo dục đào tạo nói chung và nhất là bậc học mầm non nói riêng được quan tâm số một như: Trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ em nghèo được miễn giảm học phí, được hỗ trợ tiền ăn trưa, trẻ khuyết tật được hưởng chính sách... 
 Trẻ mầm non đã được chăm sóc và giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm nhiều đến con em mình, trẻ đã được tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi để trẻ được trải nghiệm thế giới xung quanh trẻ.
 ‘‘Đúng vậy‘‘Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để có một tương lai tươi sáng thì ngay bây giờ trẻ em phải được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để đạt được ước mơ khỏe mạnh, thông minh, làm nền tảng vững chắc cho tương lai sau này của trẻ’’.[4]
2.2.2. Thực trạng tại trường Mầm non Thành Vân- Huyện Thạch Thành.
	Năm học 2016-2017, nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có lòng yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng. Năm học vừa qua, tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ B (4-5 tuổi). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
	* Thuận lợi:
	- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Thành Vân đủ về số lượng, có tinh thần, nhiệt huyết trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
	- Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp, đặc biệt là các lớp có học sinh suy dinh dưỡng. Qua đó xây dựng và điển hình cá nhân, tập thể lớp thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường, từ đó tôi có dịp trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ suy dinh dưỡng cho bản thân.
	- Trường thực hiện mô hình bán trú có khu trung tâm với các nhóm lớp phân theo độ tuổi nên thuận tiện cho việc giảng dạy và chăm sóc.
	- Số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
	- Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với giáo viên và phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng thường xuyên trao đổi trực tiếp và qua cuộc họp phụ huynh các bậc cha mẹ biết được tình trạng sức khỏe của con mình.
	* Khó khăn:
	- Tuy là một giáo viên công tác trong ngành được 8 năm nhưng kinh nghiệm thực tế trong công tác chăm sóc, giáo dục cho trẻ suy dinh dưỡng là chưa nhiều.
 - Số trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao ở năm học trước, nên rất khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân.
	- Việc tổ chức nâng cao chất lượng bữa ăn giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là một khó khăn đối với nhà trường cũng như giáo viên đứng lớp như tôi bởi vì số trẻ trong 1 lớp rất đông, nhà trường lại thiếu giáo viên.
	- Một số phụ huynh của trẻ suy dinh dưỡng còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thiếu kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng của con em mình, việc phối hợp giữa chăm sóc, nuôi dưỡng giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế.
	- Do phụ huynh đa số làm nông nhiệp, nay chuyển sang làm công ty May, nhưng điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc trẻ hoặc chăm sóc trẻ chưa đúng cách, chưa khoa học.
 - Hiện nay một số gia đình tuy có điều kiện nhưng chỉ chú ý cho con ăn nhiều thịt, cá (nhóm chất đạm) mà không cho con ăn rau, củ, quả (nhóm chất vitamin và muối khoáng) do đó trẻ sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn tới trẻ suy dinh dưỡng.
Với những khó khăn trên đã đặt ra cho tôi một câu hỏi là làm cách nào để có biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất để giúp những trẻ kém ăn, trẻ suy dinh dưỡng có sức khỏe tốt, tăng cân để trẻ có thể hòa nhập cùng với các bạn và giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nói riêng.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Qua khảo sát sức khỏe của trẻ đầu tháng 9 năm học 2016-2017, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thực tế ở lớp tôi phụ trách được tổng hợp cụ thể qua bảng số liệu sau: 
Số trẻ
Trẻ phát triển bình thường
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
31
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
26
83,8%
5
16,2%
Tôi cảm thấy rất lo lắng về tình hình sức khỏe của lớp tôi qua bảng khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao. Vì thế tôi đã tìm tòi nghiên cứu tài liệu, sách báo, học tập đồng nghiệp, các trường bạn, các phương tiện truyền thông và đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
Qua thực tế, tôi cũng là cô giáo mầm non công tác trong ngành cũng đã 8 năm, cũng là một người mẹ. Tôi thấy việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không phải là đơn giản, một sớm một chiều mà làm được mà phải trải qua một quá trình. Không phải chúng ta cứ cho trẻ ăn uống, chơi tập là trẻ phát triển bình thường, mà chúng ta phải thiết lập được kế hoạch khoa học cho những trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng, để đảm bảo trẻ phải được chăm sóc một cách đặc biệt và vai trò của người giáo viên là phải nắm bắt được đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ qua thực trạng của trường mầm non, qua hoàn cảnh gia đình.
Từ đó tôi cũng đúc rút được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng ở lớp tôi phụ trách cụ thể như sau:
2.3.1. Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm học, tìm hiểu nguyên nhân số trẻ kém ăn trong nhóm lớp và lên kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng.
Đây là một việc làm không thể thiếu đối với một giáo viên mầm non, bản thân tôi thực hiện đúng kế hoạch của nhà trường vào đầu tháng 9 tôi tổ chức cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ. 
Sau khi có kết quả trên biểu đồ tôi thực sự lo ngại về tình hình sức khỏe lớp mình, vì: Tổng số trẻ: 31 trẻ thì có 5 cháu suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và 4 cháu suy suy dinh dưỡng ở thể thấp còi. Không để cho thời gian chôi nhanh hơn tôi đã trao đổi trực tiếp với số phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng đồng thời tâm sự với cô giáo chủ nhiệm của 5 cháu đã học ở năm học trước thì biết nguyên nhân trẻ kém ăn dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng đó là:
 - Do cách chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh chưa hợp lý và khoa học dẫn đế tình trạng trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà ở đây là thiếu hụt các chất prôtein, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ, dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Ví dụ: Cháu Bùi Quỳnh Anh, Bùi Thị Tường Vi, Bùi Minh Hoàng là các cháu suy dinh dưỡng. Hai cháu Bùi Quỳnh Anh, Bùi Thị Tường Vi đều sống trong gia đình điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ các cháu phải đi làm xa, phải gửi con cho ông bà nên không có đủ điều kiện chăm sóc trẻ, trẻ không được ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nên dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Còn cháu Bùi Minh Hoàng tuy gia đình có khá giả hơn nhưng do bố mẹ cháu đi làm công ty vì công việc phải đi sớm về muộn nên không có thời gian chăm sóc trẻ, cháu đòi ăn cái gì thì bố mẹ lại chiều theo.
 - Nguyên nhân thứ 2 là do sức đề kháng của trẻ kém, trẻ thường dễ bị mắc các bệnh như: Nhiễm khuẩn đường ruột, viêm phế quản, sâu răngcác loại bệnh tật ảnh hưởng đến cơ năng tiêu hóa của trẻ, rồi từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng gặp trở ngại. Khi trẻ mắc bệnh, trẻ sẽ mệt mỏi và không muốn ăn. 
 Ví dụ: Cháu Bùi Ngọc Định cháu bị mắc bệnh đường ruột, bộ máy tiêu hóa của cháu kém, cháu ăn hay nôn, ăn ít, hay bị táo bón vì vậy cháu bị suy dinh dưỡng.
 - Nguyên nhân thứ 3 là do trẻ thích nghi kém với thức ăn lạ( dễ dị ứng)
 Ví dụ: Cháu Bùi Minh Hoàng ở nhà cháu không bao giờ ăn cá nên ở lớp
hôm nào ăn cá là cháu ăn không muốn ăn.
 Từ những nguyên nhân đó, từ những kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng của ban giám hiệu nhà trường tôi đã lập kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cụ thể ở lớp tôi như sau:
 - Tôi luôn quan tâm chú trọng chăm sóc và giáo dục đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng ở nhóm lớp mọi lúc, mọi nơi nhằm đảm bảo cho trẻ tích cực hoạt động, vui chơi cùng với bạn và tôi luôn chăm sóc tất cả các trẻ trong lớp nhằm nâng cao chất lượng đại trà.
 - Tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ biết. Phối hợp với gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời.
 - Hàng tháng, cuối học kỳ, tôi luôn cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe của trẻ đặc biệt tôi luôn chú trọng những trẻ bị suy dinh dưỡng để tổng hợp, so sánh các tiêu chí đánh giá trẻ xem trẻ phát triển ở mức độ nào để có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng thêm cho những cúa kém ăn, suy dinh dưỡng.
2.3.2. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đủ cả về chất cũng như về lượng
Tổ chức bữa ăn một cách hợp lý và khoa học là vấn đề rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ, cô giáo. Khi tổ chức bữa ăn ở nhóm lớp tôi đã thực hiện như sau:
+ Trước khi vào bàn ăn tôi cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng theo đúng các bước. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, giúp trẻ luôn vui vẻ, hào hứng trước khi ăn. Vì vậy tôi luôn có cử chỉ nhẹ nhàng, những lời nói gợi mở, thái độ niềm nở khuyến khích trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất.
Ví dụ: Cô hỏi: Các con ơi các con đã thấy đói bụng chưa? Cô đố các con hôm nay chúng mình được ăm món gì nào? Và cô cho trẻ kết hợp hát bài:‘‘Mời bạn ăn” sau đó cô giới thiệu món ăn: Hôm nay cô thấy cô cấp dưỡng nấu món thịt bò xào giá đỗ rất thơm ngon và hấp dẫn và còn có một món nữa canh ngao biển nấu với rau mồng tơi ăn rất ngon đấy các con ạ!
+ Tôi kê bàn ăn thành từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 trẻ, cho trẻ ăn nhanh ngồi với những trẻ ăn chậm và đặc biệt tôi luôn chú ý quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ suy dinh dưỡng để động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất của mình.
 + Tôi chia cơm và thức ăn ra từng bát để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho từng trẻ về số lượng cũng như về chất lượng.
+ Khi trẻ ngồi vào bàn tôi luôn nhắc trẻ ngồi ăn phải ngay ngắn, trong khi ăn không được nói chuyện riêng sẽ rất mất vệ sinh, khi ăn phải nhai từ từ nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt để tránh bị nghẹn và sặc thức ăn.
Ví dụ: Tôi nói: Hôm nay các con hãy thi đua nhau xem bạn nào ăn giỏi, bạn nào ăn hết xuất trước sẽ được cô giáo khen và cuối năm cô hiệu trưởng sẽ thưởng cho các con thật nhiều quà.
+ Những trẻ ăn chậm tôi luôn đến bên cạnh để động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, không la mắng, quát nạt trẻ để trẻ sợ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thu thức ăn của trẻ, mặc dù trẻ ăn hết suất.
+ Khuyến khích trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là yêu cầu rất quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ vì nếu trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn, thực phẩm nào đó thì sẽ không đủ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể dẫn đến cơ thể trẻ sẽ bị thiếu hụt năng lượng.
Ví dụ: Qua giờ ăn tôi đã quan sát thấy một số cháu: Bùi Thị Tường Vi Bùi Quỳnh Anh, chỉ thích ăn thịt lợn mà không thích ăn các loại thịt khác như thịt bò, thịt gà, cá, tôm, hay cháu Phạm Minh Hoàng chỉ ăn nhóm chất đạm mà không chịu ăn rau, củ, quả.
Vì vậy qua thời gian theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân tôi đã đánh giá được trẻ thích ăn gì? Và không thích ăn gì? Vì vậy tôi cần phải động viên trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_suy_dinh_duong_cho_tre_4_5.doc