SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ con người Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh ngiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.{1}

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy”, và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ. Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp trẻ trở thành những con người phát triển: thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, kĩ năng, tình cảm xã hội và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người {2}

 Ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Vì vậy muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển, thì cô giáo phải luôn dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Thông qua hoạt động chơi tập như: Truyện, thơ, nhận biết tập nói, âm nhạc, hoạt động với đồ vật và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi và qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ hiểu biết hơn, thích khám phá mọi sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển tư duy. Ngoài ra để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “vốn từ” đó một cách thành thạo. {2}

 

doc 23 trang thuychi01 11022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
24 - 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN RỪNG THÔNG HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Phan Thị Mơ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN thị trấn Rừng Thông,
 huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
MỞ ĐẦU	 
3
1.1
Lý do chọn đề tài
3
1.2
Mục đích nghiên cứu
4
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
NỘI DUNG
4
2.1
Cơ sở lý luận.
4
2.2
Thực trạng của vấn đề
5
2.2.1
Thuận lợi
5
2.2.2
Khó khăn
5
2.2.3
Khảo sát chất lượng đầu năm học
5
2.3
 Giải pháp thực hiện
6
2.3.1
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
6
2.3.2
 Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định.
8
2.3.3
Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập ở các góc chơi và mọi lúc, mọi nơi.
12
2.3.4
Biện pháp 4: Lựa chọn câu hỏi cho phù hợp với đối tượng trẻ
14
2.3.5
Biện pháp 5: Sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
16
2.3.6
Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua phối hợp với phụ huynh. 
18
2.4
 Hiệu quả đạt được:
19
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
3.1
Kết luận
20
3.2
Kiển nghị 
21
Danh mục tài tiệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng ngành GD&ĐT huyện, tỉnh và các cấp cao hơn xếp từ loại c trở lên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ con người Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh ngiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.{1}
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy”, và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ. Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp trẻ trở thành những con người phát triển: thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, kĩ năng, tình cảm xã hội và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người {2}
  Ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Vì vậy muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển, thì cô giáo phải luôn dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Thông qua hoạt động chơi tập như: Truyện, thơ, nhận biết tập nói, âm nhạc, hoạt động với đồ vật và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi và qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ hiểu biết hơn, thích khám phá mọi sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển tư duy. Ngoài ra để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “vốn từ” đó một cách thành thạo. {2}
	Xuất phát từ tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ, lời nói của người khác. Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của cô giáo và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Song để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì cô giáo mầm non phải làm gì? Làm thế nào để dạy trẻ phát âm chuẩn? cung cấp vốn từ phong phú cho trẻ? Khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ cô giáo đã phát huy được tính tích cực chưa? Có tạo điều kiện cho trẻ luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác không? Sử dụng đúng từ để diễn đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau chưa?... vô vàn câu hỏi đặt ra. Là cô giáo mầm non người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa" với mong muốn trẻ có ngôn ngữ để giao tiếp và học tập tốt hơn.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
  	Thông qua đề tài này tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát âm chuẩn, chính xác và có vốn từ phong phú. Hiểu được ý nghĩa các từ, nói đủ câu, đủ ý và mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc. 
Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung trẻ nhà trẻ nói riêng.
 	Bản thân có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp sau:
*Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra. Điều tra các thông tin liên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ
 	- Phương pháp quan sát: Quan sát qua các hoạt động ghi chép vấn đề liên quan đến phát triển ngôn ngữ để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Giúp trẻ phát âm chuẩn, chính xác, diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Xây dựng thiết kế các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 	 Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng gắn liền với nguồn gốc và sự phát triển, sự tồn tại của loài người, Ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu nhau, trao đổi thông tin qua lại với nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Để có được ngôn ngữ phong phú chính xác phải phát triển lời nói và hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ theo một quá trình ngay từ nhỏ.{3} 
	Xưa ông cha ta có câu “Thỏ thẻ như trẻ lên ba" "Trẻ lên ba, cả nhà học nói” câu tục ngữ trên nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ của trẻ ở năm thứ 3, vì thời điểm này khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi là viên gạch đầu tiên của nền móng giáo dục mầm non là một quá trình liên tục và có hệ thống. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này là cả một quá trình liên tục và có hệ thống. Đây là câu hỏi đặt cho những người làm công tác giáo dục trẻ mầm non và các bậc làm cha, làm mẹ.{2} 
	Trẻ nhà trẻ là lứa tuổi hay bắt trước và học theo cách làm của người lớn, của bạn bè một cách tự phát, kể cả lời nói việc làm. Trong khi trẻ tập nói nếu được nói đúng và cung cấp nhiều từ mới thì ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt, chính xác. Do vậy muốn trẻ có ngôn ngữ chính xác, có vốn ngôn ngữ trong sáng thì cô giáo, người lớn và mọi người xung quanh phải có phương pháp dạy trẻ phù hợp, giáo viên phải phát âm chuẩn, có kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	2.2. Thực trạng vấn đề. 
 Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi, với tổng số 21 cháu trong đó có 10 cháu nam và 11 cháu nữ. Đa số trẻ là con em cán bộ công chức, viên chức. Bước đầu thực hiện tôi gặp thuận lợi và khó khăn sau:
	2.2.1. Thuận lợi:
	Trường mầm non thị trấn Rừng Thông nằm ngay trung tâm của huyện Đông Sơn. Cơ sở vật chất nhà trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ I, các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo.
 Đa số phụ huynh là cán bộ công chức, viên chức nên rất quan tâm đến trẻ và các hoạt động của nhà trường. Phụ huynh thường xuyên đưa trẻ đi học đều đúng giờ, cũng như nhiệt tình tham gia các hoạt động ủng hộ cho nhà trường và lớp. 
	Bản thân có trình độ trên chuẩn và đạt giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2018 – 2019, có nhiều năm liên tục phụ trách nhóm trẻ, nên cũng có một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
	2.2.2. Khó khăn:
 Diện tích phòng học chật hẹp do đó ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.
	Tuy có cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp. Dẫn đến phát âm chưa chuẩn, chưa mạch lạc, chưa đúng ngữ pháp, nhiều trẻ còn nhút nhát, nhận thức chậm, hạn chế trong giao tiếp.
	Do đặc thù của trẻ nhà trẻ sức khỏe còn yếu nên trẻ đi học không thường xuyên nhất là thời điểm mưa gió, giá rét, ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ chuyên cần và nề nếp của trẻ.
	Một số phụ huynh còn có suy nghĩ trẻ con còn nhỏ cần được cưng chiều, nên việc rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ gặp không ít khó khăn.
	2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học:
	Từ thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát với kết quả như sau:
 Khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 - 2019
TT
Nội Dung
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn
21
11
52.3
10
47.7
2
Vốn từ
21
10
47.6
11
52.4
3
Khả năng nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc
21
9
42.8
12
51.2
4
Khả năng giao tiếp
21
8
38
13
62
	Nhận xét: Với kết quả khảo sát trên tôi thấy kết quả chưa cao, vốn từ và khả năng ngôn ngữ của trẻ rất hạn chế:
	- Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn đạt 52.3%	
	- Vốn từ của trẻ đạt 47.6% 
	- Khả năng nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc đạt 42.8 %
	- Khả năng giao tiếp của trẻ đạt rất thấp 38 %. 
	Từ kết quả trên tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	2.3. Các biện pháp thực hiện
 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị môi trường giáo dục cho trẻ, vì môi trường đóng vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục là tăng cường các điều kiện, để đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ và nhu cầu đổi mới của ngành học hiện nay. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và đây cũng là nội dung trong tâm của chuyên đề“ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng sẽ kích thích trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, trẻ được giao tiếp, ứng xử thì ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển tốt. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng vào xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động để phát triển ngôn ngữ.
 Môi trường giáo dục trong lớp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ theo lứa tuổi và được thay đổi theo từng chủ đề. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sắp xếp khoa học, hợp lý sao cho cô và trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng. Môi trường đó tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, trẻ với những người xung quanh. 
         Ví dụ: Trang trí tên các khu vực chơi bằng những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Góc thư viện có nhiều các loại sách như: sách truyện, họa báo, tạp trí, truyện tranh để trẻ xem, lật giở sách chỉ vào tranh các hình ảnh, lắng nghe cô giáo, bạn, người lớn kể chuyện, bắt trước các từ, câu nói trong chuyện...
	Để lớp học có nhiều sách truyện cho trẻ khám phá, tôi khuyến khích trẻ mang những cuốn truyện tranh, những cuốn tạp chí từ nhà đến lớp để cùng chia sẻ. Ngoài ra, với sự sáng tạo tôi làm những đồ dùng tự tạo trang trí góc sách, những khung rối làm từ các thùng cattong, những cuốn sách làm từ những bìa lịch cũ, những con rối que, rối bóng, rối ngón tay cho trẻ diễn rối, tập đóng kịchsẽ góp phần làm cho góc sách trở nên ngộ nghĩnh và sinh động hơn rất 
nhiều.
Ví dụ: Chủ đề “ Những con vật đáng yêu” tôi trang trí ở mảng tranh to là môi trường sống của các con vật. Ở dưới góc chơi tôi sắp xếp các đồ chơi về các con vật để trẻ tự chọn con vật mà trẻ thích và gắn vào môi trường sống của các con vật đó. Quá trình trẻ chơi tôi hỏi tên, đặc điểm các các con vật đó cho trẻ được trả lời. Như vậy hàng ngày trẻ đến lớp thường xuyên được hoạt động với đồ chơi, tranh ảnh, trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của con vật, đồ vật, tranh ảnh.
(Hình ảnh các trẻ hoạt động góc thư viện)
Môi trường bên ngoài lớp học cũng không kém phần quan trọng, môi trường bên ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Khi xây dựng môi trường ngoài lớp học càn chú ý phải đảm bảo an toàn, sạch đẹp, phù hợp với trẻ sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động khám phá trải nghiệm.
Ví dụ: Khi bố trí khu vực hoạt động ngoài trời tôi bố trí rõ ràng từng khu vực như: Khu vực thiên nhiên của bé cần có nhiều cây hoa, cây cảnh, cây con... cho trẻ quan sát, khám phá, chăm sóc. Khu vực vườn cổ tích có nhiều mô hình câu chuyện, có khu vực cho trẻ quan sát, khu vực cho trẻ thực hành trải nghiệm khám phá. Khu vực dành cho trẻ chới cần rộng rãi, thoáng có nhiều đồ chơi, trang thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ chơi...
Quá trình trẻ hoạt động tôi luôn quan tâm, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ tham gia thực hành, khám phá, trải nghiệm, giao tiếp và giáo dục trẻ đoàn kết, nhường nhịn nhau. Qua đó làm phong phú vốn từ, ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển. Đặc biệt khi trẻ có khó khăn gì, hay nhút nhát, tôi khuyến khích, hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện, tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp thường xuyên với cô giáo và bạn bè. Khi giao tiếp với trẻ, tôi chú ý đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng, ánh mắt trìu mến, tình cảm nồng ấm của cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn rất nhiều. Đồng thời tôi không quên khuyến khích trẻ cố gắng sử dụng ngôn ngữ để lưu lại những ý tưởng và suy nghĩ của mình. Bản thân tôi phải có tác phong sư phạm và lời nói rõ ràng, phát âm chuẩn, ngôn ngữ giao tiếp trong sáng, luôn lắng nghe và trân trọng trẻ. Không gì nhanh chóng và tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe – nói, vì vậy tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói.
	 2.3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định.
 Việc tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất quan trọng. Vì vậy mỗi đề tài, mỗi hoạt động tôi tìm ra những phương pháp, biện pháp hiệu quả nhất để dẫn dắt giúp trẻ tìm hiểu, khám phá nội dung hoạt động một cách hiệu quả nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
a / Thông qua hoạt động nhận biết:
Trẻ nhà trẻ đang trong giai đoạn tập nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh nên trẻ còn nói ngọng, nói lắp nhiều, trẻ thường nói không đủ câu, đủ từ. Vì vậy hoạt động nhận biết là hoạt động quan trọng nhất đối với phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ, nên khi tiến hành hoạt động nhận biết cô giáo cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi một cách rõ ràng, ngắn gọn để hướng dẫn trẻ trả lời đủ câu, đủ từ. 
Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết “Con gà trống” tôi cung cấp cho trẻ từ “gà trống có mào đỏ”, “gáy ò ó o” với hoạt động này tôi bắt chước tiếng kêu con vật, sau đó cho xuất hiện hình ảnh con gà trống đang gáy ò,ó,o trên màn hình, rồi nói Xin chào các bạn. Đố các bạn biết tôi là ai ? (sau khi cả lớp, cá nhân nhận biết và trả lời con gà trống tôi hỏi trẻ)
	+ Con gà trống có những phần gì ? (Cô kết hợp đàm thoại và giới thiệu và nhấn mạnh gà gồm có phần đầu, mình, đuôi và chân )
	+ Đầu gà trống có gì? (có mắt, có mỏ và mào) 
	+ Gà trống có mào màu gì (Gà trống có mào đỏ) 
 + Chân gà để làm gì? 
	+ Đuôi gà như thế nào? 
	+ Gà thích ăn gì? 
Sau đó cho trẻ làm tiếng gà trống gáy ò ó o (2-3 lần). Quá trình trẻ trả lời tôi chú ý cho trẻ nói rõ ràng, đủ câu, đủ từ và cho trẻ liên hệ với thực tế.
Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết “Quả Cam” tôi muốn cung cấp từ “Quả cam màu vàng” cho trẻ, thì tôi phải chuẩn bị quả càm màu vàng để trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn, ngửi, nếm..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. Giúp trẻ hứng thú vào đối tượng tôi hỏi trẻ:
+ Đây là quả gì? (Cho cả lớp, cá nhân trẻ phát âm "quả cam")
	+ Quả cam có màu gì? (Cho cả lớp cá nhân phát âm "Quả cam màu vàng")
 ( Tôi cho trẻ cầm, sờ, ngửi quả cam thật để trẻ cảm nhận )
- Cô hỏi trẻ: + Quả cam có dạng hình gì? 
  + Vỏ quả cam như thế nào? (Nhẵn hay sần sùi) 
  + Quả cam có mùi gì?
- Các con có biết bên trong quả cam có gì không? (Cô sẽ bóc và bổ quả cam ra các con cùng xem nhé!)
- Cô vừa bóc vỏ quả cam hỏi trẻ: 
+ Cô đang làm gì đây?
  + Vỏ cam có ăn được không?
 + Không ăn được thì chúng mình phải để ở đâu? 
 + Sau khi bóc vỏ và bổ quả cam ra thì các con thấy bên trong quả cam có gì?
- Cô cho trẻ ăn cam hỏi trẻ: Quả cam có vị gì?
Cô khái quát và nhấn mạnh quả cam có vị chua có chứa rất nhiều vitamin nên rất tốt cho cơ thể. Khi ăn các con không được ăn vỏ và hạt, các con nhớ bỏ vỏ và hạt đúng nơi quy định.
Trong khi trẻ trả lời tôi phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói rõ ràng đủ câu, đủ từ theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói thiếu từ, nói ngọng, nói lắp tôi phải sửa ngay cho trẻ.
 ( Hình ảnh cô cho trẻ nhận biết quả cam màu vàng)
	Thông qua hoạt động nhận biết tôi chú ý quan sát đến từng cá nhân trẻ nếu trẻ nhận biết chưa đúng tôi hướng dẫn cụ thể lại cho trẻ, nếu trẻ không trả lời được hoặc trả lời sai, nói ngọng, nói lắp thì tôi gợi ý hỏi trẻ đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ đó, tôi phải kiên trì sửa sai cho trẻ, nhấn mạnh để trẻ nói theo. Sau mỗi lần trẻ nói đúng tôi khuyến khích động viên để trẻ mạnh dạn, tự tin hứng thú trong hoạt động, từ đó kích thích phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
	b/ Thông qua hoạt động truyện, thơ: 
	Truyện, thơ là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non. Không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng ngữ pháp, mà quan trọng hơn cả là phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu, nói đúng ngữ pháp, là phương tiện vạn năng, trọn vẹn và có hiệu quả giao tiếp, có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Song để phát huy được vai trò của truyện thơ trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thì cô giáo cần phải có phương pháp giúp trẻ làm quen với truyện thơ một cách hiệu quả nhất.
	Ví dụ: Khi dạy câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” tôi cung cấp từ “chơi mãi” và giải thích cho trẻ hiểu chơi mãi là chơi rất lâu, từ“xa thật xa” có nghĩa rất là xa. Khi kể diễn cảm tôi chú ý nhấn mạnh vào từ “chơi mãi”“xa thật xa”. Sau đó đàm thoại về nội dung câu chuyện với trẻ.
- Thỏ mẹ trước khi vắng nhà đã dặn Thỏ con như thế nào? (con ở nhà chớ đi chơi xa nhé) 
- Thỏ con đã hứa với mẹ làm sao? (vâng ạ con sẽ không đi chơi xa đâu mẹ ạ)
- Thỏ mẹ vừa đi khỏi nhà thì ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi? (bươm bướm)
(Cho trẻ làm làm bạn Bươm Bướm gọi Thỏ con 2-3 lần)!
- Khi Thỏ con đi chơi với Bươm Bướm thì chuyện gì đã xảy ra với Thỏ con? (Thỏ con không nhớ đường về nhà)
- Thỏ con ngồi khóc một mình và ai đã giúp Thỏ con? (Bác gấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc