Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua trò chơi

 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.

Trẻ ở độ tuổi Nhà Trẻ (trẻ 24- 36 tháng) chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và là thời kỳ vốn từ của trẻ phát triển. Để trẻ có vốn ngôn ngữ chính xác rõ ràng, mạch lạc thì đòi hỏi giáo viên cần hết sức chú ý đến rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn này là trẻ hết sức hiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ. Để thực hiện việc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non đạt kết quả tốt thì cần nắm chắc đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và thực hiện phương châm giáo dục “Học mà chơi, chơi mà học“. Trò chơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Đối với trẻ nhà trẻ ngoài hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủ đạo thì trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những trí thức tiên tiến, khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tích lũy vốn từ. Trò chơi còn giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh và khéo léo. Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến trẻ về cả ý thức tình cảm, ý chí và hành vi của trẻ.

 - Đối với trẻ nhà trẻ , được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng” số vốn từ ”đó một cách thành thạo.

 - Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.

 

doc 31 trang thanh tú 22 08/10/2022 12764
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ THÔNG QUA TRÒ CHƠI”
 Tác giả: Nguyễn Thị Hường
 Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ
 Cấp học : Mầm non
Năm 2017 – 2018
MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
5. Phương pháp ngiên cứu.....................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................3
1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................3
3. Thực trạng.........................................................................................................3
 Thuận lợi............................................................................................................4
 Khó khăn...........................................................................................................4
Khảo sát ban đầu...............................................................................................5
4. Các biện pháp....................................................................................................5
 Biện pháp 1........................................................................................................5
 Biện pháp 2........................................................................................................6
 Biện pháp 3.......................................................................................................7
 Biện pháp 4......................................................................................................12
 Biện pháp 5......................................................................................................13
 Biện pháp 6......................................................................................................20
 Biện pháp 7......................................................................................................21
Biện pháp 8......................................................................................................24
5. Kết quả của việc áp dụng sáng kiến................................................................25
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................27
 1.Ý nghĩa của việc áp dụng sáng kiến.............................................................27
 2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................27
 3. Khuyến nghị................................................................................................28
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phương tiện giao thông: PTGT
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Theo triết học Mac- Lênin: ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động	Như Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.”
Ngôn ngữ là tiếng nói, có một vị thế hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của một con người nói chung và trẻ em nói riêng. Nó là một trong những cơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp cho trẻ em giao tiếp với mọi người và giúp trẻ dễ dàng hoà đồng vào cuộc sống một cách thân thiện nhất. Đồng thời, thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ để nhận biết thế giới xung quanh và phát triển tình cảm của trẻ.
 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.
Trẻ ở độ tuổi Nhà Trẻ (trẻ 24- 36 tháng) chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và là thời kỳ vốn từ của trẻ phát triển. Để trẻ có vốn ngôn ngữ chính xác rõ ràng, mạch lạc thì đòi hỏi giáo viên cần hết sức chú ý đến rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn này là trẻ hết sức hiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ. Để thực hiện việc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non đạt kết quả tốt thì cần nắm chắc đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và thực hiện phương châm giáo dục “Học mà chơi, chơi mà học“. Trò chơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Đối với trẻ nhà trẻ ngoài hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủ đạo thì trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những trí thức tiên tiến, khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tích lũy vốn từ. Trò chơi còn giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh và khéo léo. Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến trẻ về cả ý thức tình cảm, ý chí và hành vi của trẻ.
 - Đối với trẻ nhà trẻ , được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng” số vốn từ ”đó một cách thành thạo.
 - Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
 - Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo , đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng trò chơi thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ , từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú.Nhận thức được điều đó, là một giáo viên được phân công dạy trẻ ở lứa tuổi 24– 36 tháng bản thân tôi nhận thấy ở lớp tôi có rất nhiều cháu nghe, hiểu tốt nhưng khả năng phát âm và diễn đạt bằng lời lại hạn chế. Từ đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua trò chơi” 
2.Mục đích của đề tài
 Giúp trẻ 24-36 tháng tăng khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, tăng thêm vốn từ, nói rõ ràng, nói đủ câu, không ngọng
Giúp trẻ mở rộng thêm kiến thức về những trò chơi dân gian, những trò chơi để ôn luyện kiến thức trẻ được học
 Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết chơi cùng bạn và đoàn kết trong khi chơi
3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng 
4, Phạm vi nghiên cứu
Trẻ 24-36 tháng lớp D1 trường mầm non Cổ Bi
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát trẻ thông qua các trò chơi
Trò truyện với phụ huynh học sinh
Phương pháp phân tích
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 . Cơ sở lý luận:
Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng thì hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo. Trò chơi nảy sinh, kích thích sự phát triển về thể chất, các mối quan hệ xã hội và các phẩm chất tâm lý. Như các nhà chuyên gia tâm lý đã nói: Vui chơi là con đường trẻ nhận thức thế giới, trong đó trẻ em có nhiệm vụ sống và cải tạo nó.
 Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng trẻ hoạt động với phương thức “thử – sai” dần dần trẻ hiểu được chức năng của đồ vật và biết phương thức sử dụng chúng, từ đó làm giàu ở trẻ các biểu tượng về thế giới xung quanh, nó giúp cho việc hình thành các hoạt động khác. Hoạt động vui chơi học tập, năng lực  hình thành nên những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Chính hoạt động vui chơi là nơi để trẻ thể hiện tốt nhất tính độc lập của mình là nơi thoả mãn nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi. Đây chính là nền tảng để chuyển sang giai đoạn mới, tuổi mẫu giáo. Trò chơi có tác dụng rất lớn đối với trẻ, trò chơi nhằm thu hút sự tập trung chú ý, nó giúp cho trẻ tham gia một cách hào hứng, thoải mái và khắc sâu ở trẻ những kiến thức đã thu lượm được trong bài học đồng thời mở rộng ra tất cả những kiến thức về đời sống xung quanh một cách hợp lý. Đặc biệt, quan sát trẻ giao tiếp trong khi trẻ chơi, kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực. Thông qua một số trò chơi dân gian  phù hợp để phát triển các khả năng trên của trẻ, đặc biệt là rèn luyện khả năng nghe, luyện phát âm, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Dạy tiếng mẹ đẻ cho lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng đặc biêt quan trọng.Ngôn ngữ của trẻ phát triển tót sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phàn quan trọng vào vệc inh thành và phát triển cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác. Điều tôi muốn đề cập ở đây là ngôn gư của trẻ phát trển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tich lũy dược nhiều vốn từ trên cơ sở hiểu biết đầy đủ nghĩa của những từ dó trẻ biết sử dung ngôn ngữ mộ cách thành thạo
 Nhưng trên thực tế trẻ 24-36 tháng ở lớp tôi các cháu dung từ koong chính xác, nói ngọng, nói không đủ câu, nó không chọn nghĩa ciếm một số nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rât khó khăn trong việc tiếp cận các môn học
3. Thực trạng
Trường mầm non tôi đang công tác là trường có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác. 
Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến và có giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, Huyện.
Năm học 20167 – 2018 tôi được BGH nhà trường phân công cho tôi phụ trách lớp nhà trẻ. Số trẻ ra lớp là 32 cháu, các cháu đều ngoan có sức khoẻ và thể lực tốt.
3.1 Thuận lợi:
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm động viên tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và chuyên môn cho giáo viên.
 Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ. Luôn lựa chọn nội dung giáo dục trong sáng, lành mạnh, cách thức chơi phù hợp với trẻ.
 Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát.
 Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi , đa số trẻ đi học đều
 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát, thích vận động.
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
 - Giáo viên luôn có tinh thần đoàn kết nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Luôn được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh
3.2 Khó khăn:
 Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau.Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ đến lớp nên đa số trẻ tính tình còn nhút nhát, có một số trẻ chậm nói nên quá trình thực hiện đề tài còn khó khăn.
 Khả năng tâm sinh lý của trẻ không đồng đều, có cháu sức khoẻ yếu nên phần nào ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cũng như củng cố kiến thức, nề nếp thói quen trong sinh hoạt và học tập cho trẻ.
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu trÎ không còn hứng thú.
 	 Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- Một số trẻ phát âm chưa chính xác, nói còn ngọng gia đình chưa chú ý rèn luyện thường xuyên.
- Một số phụ huynh ít trò chuyện, giao tiếp với trẻ, ít đọc truyện cho trẻ nghe làm cho vốn từ của trẻ hạn chế.
- Các giờ học phát triển ngôn ngữ hiện nay chủ yếu chỉ là tích hợp, lồng ghép thêm trong các dạng hoạt động khác nên giáo viên chưa có nhiều thời gian rèn luyện thêm cho những trẻ yếu.
- Do số lượng trẻ trong 1 nhóm lớp đông nên cô chưa có đủ thời gian để đi sâu đi sát giáo dục thêm cho từng cháu.
3.3 Khảo sát ban đầu:
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá , tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn.
Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
*Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Lớp khảo sát: Lớp nhà trẻ, tổng số học sinh là 32
Phân loại khả năng
Tốt
Khá
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ 
8
25
10
31
8
25
7
22
Phát triển vốn từ
6
19
7
22
9
28
10
31
Khả năng nói đúng ngữ pháp
5
16
6
19
7
22
14
44
4. Các biện pháp
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức .Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch lồng gép các trò chơi vào kế họach hàng tháng
 Tháng
 Tên trò chơi
 Thời gian chơi
 9 
Trường mầm non
- Chi chi chành chành
- Cô giáo
- Ghế ngồi
- Cái ca
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động chiều
 10
Bé và các bạn
-Dung dăng dung dẻ
- Nun a nu nống
- Bè bạn
- Nấu ăn
 -Hoạt động ngoài trời( Chơi trò chơi vận động)
- Hoạt động chiều
 11 
Gia đình
20/11ngày hội của các thầy cô giáo
- Trò chơi: Chiếc quạt máy, Mẹ và bé, cái gì? dùng để làm gì?
- Tập tầm vông
- Chi chi chành chành
- Lồng ghép mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động
 12 
Một số bộ phận trên cơ thể bé
- Gia đình ngón tay
- Hai bàn tay
- Lộn cầu vồng
- Lồng gép vào các hoạt động
- Hoạt động ngoài trời
 1 
Giao thông
- Bắt trước tiếng kêu của các PTGT
- Ô tô xanh, ô tô đỏ, tắc xi
- Lồng ghép vào các hoạt động
 2 
Tết và mùa xuân
- Thả đỉa ba ba, cưỡi nghựa nhong nhong
- Hái hoa bỏ giỏ
- Lộn cầu vồng
- Hoạt động ngoài trời
 3 
Thực vật
- Trò chơi: Gieo hạt. hái hoa bỏ giỏ
- Bổ quả cam
- Trồng cây chuối
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động chièu
 4 
Động vật
- Trò chơi: Con thỏ;Thả đỉ ba ba; Méo đi câu cá; Chú thỏ con
- Con muỗi, con nhện
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động chiều
 5 
Mùa hè, thủ đô hà nội và Bác Hồ
- Trời nắng, trời mưa
- Bịt mắt bắt dê
- Hoạt động ngoài trời
4.2. Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi trẻ nhà 24 – 36 tháng tuổi.
Như chúng ta biết kho tàng các trò chơi Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Giáo viên không nên chọn trò chơi có nội dung quá khó vì những trò chơi phức tạp không những không giúp trẻ phát triển mà ngược lại trẻ sẽ rất lúng túng, thụ động, chán nản trong quá trình chơi.
Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi lại khác nhau. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp từng độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Cụ thể như :
Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi : khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi dễ, đơn giản mang tính bắt chước và luật chơi không quá phức tạp như: “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ v..v..
* Khi lựa chọn các trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
      - Trò chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Lời đồng dao ngắn gọn.
      - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
      - Trò chơi phải gây được sự hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
     - Trò chơi khi tổ chức cho trẻ chơi phải có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
 - Trò chơi giúp củng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ, vận động và kỹ năng cho trẻ.
         Từ những tiêu chí trên tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ nhà trẻ:
“ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Chi chi chành chành”, “Lộn cầu vồng”, “ Nu na nu nống”, 
“ Dung dăng dung dẻ”, “Thả đỉa ba ba”, “ Cô giáo’, 
 4.3 Biện pháp 3. Sử dụng trò chơi dân gian để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
 Trò chơi: Chi chi chành chành
 Chi chi chành chành
 Cái đanh thổi lửa
 Con ngựa đứt cương
 Ba vương ngũ đế
 Cắp kế đi tìm
 ù à – ù ập !
1. Mục đích:
         - Kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của lời thơ.
         - Luyện phát âm bằng các từ ngữ được lặp đi lặp lại (chi chi, chành chành, ù à, ù ập)
         - Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ chơi, đặc biệt khi chính trẻ phát âm.
2. Cách tiến hành:
         Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, tay trái của cô xoè ra, ngón trỏ phải cô và cháu chấm vào lòng bàn tay trái của cô theo nhịp đọc, khi đọc đến câu cuối cô đọc chậm rồi nắm tay trái lại ngón trỏ nhấc lên thật nhanh (khi thì nắm chắc được ngón trỏ, khi thì không nắm được tạo cho trẻ sự thích thú).
Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”
 Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
1. Mục đích:
          - Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói.
          - Trẻ biết chơi cùng bạn, Phát triển vận động ở trẻ.
2. Cách tiến hành:
          Cô giáo và 5 – 6 trẻ dắt tay nhau đi quanh phòng vừa đi vừa đọc.
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
 Cho dê đi học
 Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
 Xì xà xì xụp
     Đến câu cuối “xì xà xì xụp” cô và trẻ cùng ngồi xuống. Sau đó trò chơi lại được lặp lại.
Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”
Trò chơi :  Nu na nu nống
1. Mục đích:
          - Luyện tập phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động.
          - Luyện tập cho trẻ nói nhanh lưu loát.
2. Cách tiến hành:
          Cô cho 6 – 8 trẻ ngồi thành hình vòng cung hai chân duỗi thẳng. Cô ngồi đối diện với trẻ, vừa đọc thơ vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến chân trẻ khác. Khi đọc đến từ “Chạy” tất cả trẻ chạy trốn mưa. Nhưng lần đầu cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo.
 Nu na nu nống
Thấy động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy ! Chạy ! Chạy! Chạy
Cô nói “tạnh mưa rồi” trẻ chạy lại chỗ chơi như trước.
Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
1. Mục đích:
          - Trẻ tập phối hợp với nhịp điệu.
          - Luyện phát âm cho trẻ .
2. Cách tiến hành:
          

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc