SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Mầm non Ba Đình - Thành phố Thanh Hoá
"Môi trường hôm nay - là cuộc sống mai sau"
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy mọi trẻ em đều được sống trong môi trường giáo dục lành mạnh. Có được điều đó trường Mầm non thân yêu phải là ngôi nhà thứ hai của con trẻ, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi gắm những thiên thần bé bỏng của mình vào trường để yên tâm công tác. Ở nơi ấy, đầy ắp tình yêu thương ấm áp của cô giáo - người mẹ hiền thứ hai.
Giáo dục Việt Nam trong thời mở cửa đã liên tục phát triển để theo kịp trình độ giáo dục một số nước trong khu vực và thế giới, ngành học Mầm non cũng vậy, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa thông qua chiến lược "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế".
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục Mầm non. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục Mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay.
MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những điểm mới của SKKN 3 II. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng 5 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 7 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 15 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 18 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: "Môi trường hôm nay - là cuộc sống mai sau" Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy mọi trẻ em đều được sống trong môi trường giáo dục lành mạnh. Có được điều đó trường Mầm non thân yêu phải là ngôi nhà thứ hai của con trẻ, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi gắm những thiên thần bé bỏng của mình vào trường để yên tâm công tác. Ở nơi ấy, đầy ắp tình yêu thương ấm áp của cô giáo - người mẹ hiền thứ hai. Giáo dục Việt Nam trong thời mở cửa đã liên tục phát triển để theo kịp trình độ giáo dục một số nước trong khu vực và thế giới, ngành học Mầm non cũng vậy, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa thông qua chiến lược "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế". Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục Mầm non. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục Mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay. Xã hội hoá công tác giáo dục là một chủ trương lớn, mang tầm chiến lược cuả Đảng và Nhà nước, tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng ngày càng nâng cao trên cơ sở có sự tham gia của toàn xã hội. Đây cũng là một trong những phương thức để mọi người đều có cơ hội để học tập Nghị quyết Trung ương IV khoá 7, Nghị quyết Trung ương II khoá 8, kết luận hội nghị Trung ương VI khoá 9 đều đã khẳng định: "Đẩy mạnh Xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục". Có thể nói xã hội hóa giáo dục có vai trò rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến các thành tựu của ngành giáo duc. Thực tế cho thấy, công tác xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua chủ yếu là tự phát, nhìn chung chưa có cơ chế đủ mạnh để phát huy hết các nguồn lực của toàn xã hội. Nơi nào biết làm, được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷ chính quyền ít quan tâm, nhân dân không nhiệt tình. Đặc biệt là phó mặc cho ngành giáo dục thì công tác xã hội hóa giáo dục hiệu quả thấp. Hiện nay, xã hội hoá giáo dục trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì trong xã hội còn tồn tại nhận thức toàn diện về giáo dục còn hạn chế. Cá biệt có những nơi nhân dân vẫn còn thờ ơ với giáo dục, cho rằng giáo dục là việc riêng của các nhà trường. Nguyên nhân của những tồn tại trên đó chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Công tác lãnh chỉ đạo xã hội hóa giáo dục cũng chưa thực sự có chiều sâu và hiệu quả cao. Đặc biệt là công tác tham mưu của nhà trường cho địa phương và phụ huynh và công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế. Với vai trò là một Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường trong đó việc xây dựng cơ sở vật chất là hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ từng năm học. Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã dành nhiều thời gian, tìm hiểu thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương, của nhà trường rút ra nguyên nhân tồn tại cũng như những ưu điểm trong công tác này. Điều trăn trở là làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đầy đủ, khang trang để thu hút trẻ đến trường. Trong 2 năm qua với vai trò là người lãnh đạo nhà trường tôi suy nghĩ để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết phải phối hợp chặt chẽ, mật thiết với các bậc phụ huynh, một số nhà hảo tâm đóng trên địa bàn Phường, xây dựng nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng của lứa tuổi Mầm non khi đến trường học tập, luôn bám sát phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát huy sức mạnh của nhân dân; dựa vào dân như Bác Hồ đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu - khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Từ những suy nghĩ và trăn trở trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Mầm non Ba Đình - thành phố Thanh Hoá”. Đề tài nhằm đánh giá thực trạng của Nhà trường và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ phát triển toàn diện, đủ các điều kiện giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ I và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ II vào những năm tới. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp cho việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường mầm non Ba Đình - TP Thanh Hóa đạt hiệu quả cao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường mầm non Ba Đình- TP Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận; - Phương pháp thu thập thông tin; - Phương pháp điều tra thực trạng; - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; - Phương pháp thống kê toán học; - Phương pháp khảo nghiệm; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Từ năm học 2015- 2016 tôi đã nghiên cứu áp dụng. Với 2 năm qua công tác xã hội hóa giáo dục của trường tôi đã thay đổi khá nhiều dựa theo những biện pháp mới, linh hoạt, sáng tạo mà tôi tiếp tục đưa ra cho năm học này. Về nhận thức của các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể trong Phường, về sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UB nhân dân. Sự quyết tâm phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, Ngôi trường đã khang trang, sạch đẹp, an toàn, phong phú về chủng loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy hoc. Thu hút thêm 210 trẻ đến trường so với năm học 2015 - 2016. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận: Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn, mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển một nền giáo dục tiên tiến. Trên cơ sở có sự tham gia của toàn xã hội mà chất lượng giáo dục ngày càng đi lên. Trước hết là làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của giáo dục, thực trạng của giáo dục địa phương, nhận thức rõ trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục. Vấn đề này được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới vì giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Giáo dục liên quan đến mọi người, đến cộng đồng. Đối với gia đình đó là lợi ích của đứa con và của cả gia đình. Đối với xã hội đó là lợi ích của công dân và của cả xã hội. Xã hội hoá giáo dục nhằm mục tiêu "giáo dục cho mọi người". Quy luật là muốn thực hiện "giáo dục cho mọi người" thì mọi người phải làm giáo dục. Xã hội hoá giáo dục và dân chủ hoá giáo dục là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau. Dân chủ hoá giáo dục là nội dung lớn của thời đại, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện một nền giáo dục dân chủ. Ở nước ta, chúng ta đã và đang thực hiện dân chủ hoá nhà trường, dân chủ hoá quá trình quản lý giáo dục... còn xã hội hoá giáo dục là một con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Xã hội hoá giáo dục tạo tiền đề để mọi người trong xã hội tham gia quản lý, xây dựng nhà trường; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của nhân dân đối với thế hệ trẻ. Xã hội hoá giáo dục giúp cho xã hội hiểu rõ thực trạng của giáo dục địa phương, thấy được vị trí, vai trò, lợi ích của giáo dục, hiểu sâu sắc hơn quan điểm giáo dục của Đảng về đổi mới sự nghiệp giáo dục, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của nhân dân trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ đó xây dựng được cơ chế liên kết, hợp đồng trách nhiệm hợp lí giữa các lực lượng xã hội, gia đình và nhà trường trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đó. Đặc biệt là kế hoạch huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, hạn chế thấp nhất số học sinh nghỉ học; xây dựng được quỹ hỗ trợ tài năng, quỹ tình thương quỹ khuyến học... 2.2. Thực trạng: Thực tế ở Trường Mầm non Ba Đình trong thời gian qua, công tác xã hội hóa có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, của ngành giáo dục thành phố. Nhà trường đã chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với phụ huynh học sinh nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển của nhà trường, thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, để từ đó làm cho mọi người hiểu rõ và có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục của Nhà trường mầm non nói riêng. * Thuận lợi : Nhà trường nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, tập chung một khu, diện tích đất rộng 3.200m². Trong những năm gần đây nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tạo điều kiện chăm lo về cơ sở vật chất để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ đắc lực, nhiệt tình của phụ huynh học sinh luôn sát cánh phối hợp cùng nhà trường trong việc đóng góp cơ sở vật chất, động viên tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015, phấn đấu chuẩn quốc gia mức độ II vào năm học tiếp theo. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn 88%, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, có khả năng về các hoạt động bề nổi, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Thanh Hóa, có kỹ năng giao tiếp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tâm huyết với nghề. Nhà trường có đủ các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể .. * Khó khăn: Địa bàn dân cư của Phường tương đối rộng, dân cư đông đúc. Dân cư thuộc nhiều tầng lớp chủ yếu là các hộ kinh doanh và lao động tự do, vì vậy nhận thức về bậc học Mầm non còn nhiều hạn chế. Phòng học nhóm lớp và các phòng hiệu bộ đã tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn 5 phòng học chưa có khu vệ sinh riêng. bếp ăn cải tạo lại nhiều lần, diện tích đất thừa chưa có kinh phí để xây dựng nên khuôn viên sân trường chưa đạt yêu cầu, chưa có vườn cổ tích và sân hoạt động thể chất, trang thiết bị dạy học chưa đồng nhất, hệ thống điện nước chưa kiên cố. Đội ngũ giáo viên có sự chênh lệch nhau về tuổi đời, một số đồng chí cao tuổi hạn chế sử dụng công nghệ thông tin. Chất lượng công trình của 5 phòng học kém, thấm nước, chật và không phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để phát triển trường lớp là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Nhận thấy điều đó, tôi đã cùng cấp uỷ Chi bộ, BGH nhà trường luôn quan tâm tới công tác này với mong muốn duy trì ổn định và phát triển nhà trường, đó chính là then chốt để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. * Kết quả khảo sát ban đầu: - Tháng 8 năm 2016: Còn 5 phòng học không có phòng kho và khu vệ sinh riêng, 6 lớp nền gạch bung, lốc, vôi ve các phòng học mốc bong chóc nhiều, sân trường rong rêu, hệ thống cống rãnh chưa đảm bảo, thiết kế cổng trường không hợp lý, bếp ăn chật chội, đồ chơi ngoài trời nghèo nàn, trang thiết bị dạy học thiếu..khu nhà để xe cho cán bộ giáo viên nhân viên chưa đủ diện tích, thiếu vườn hoa cây cảnh..và danh mục hiện có trang thiết bị như sau: TT Danh mục Số lượng Giá trị sử dụng 1 Máy trình chiếu 0 2 Bàn học sinh ( ghỗ thường) 85 đến thời điểm thanh lý 3 Ghế học sinh ( ghỗ + sắt) 230 đến thời điểm thanh lý 4 Ty vi 09 50% 5 Đầu đĩa 02 đến thời điểm thanh lý 6 Máy tinh xách tay 02 70% 7 Máy tính bàn 01 30% 8 Máy in 01 30% 9 Máy phô tô 0 10 Loa vi tính 0 11 Âm ly hội trường 01 40% 12 Trang phục biểu diễn cô và trẻ 60 b 30% 13 Bàn ghế văn phòng 03 đến thời điểm thanh lý 14 Bàn ghế các phòng hiệu bộ 01 80% 15 Quạt điện 18 60% 16 Điều hòa 15 80% 17 Bình nóng lạnh 03 80% 18 Giường - Đệm 60 80% 19 Giá đồ chơi 43 50% đến thời điểm thanh lý 20 Xích đu thuyền rồng 0 21 Cầu trượt xoắn 01 đến thời điểm thanh lý 22 Bập bênh giống rời 02 40% 23 Nhà chòi 01 70% 24 Mâm quay các con giống 0 25 Xích đu đôi 0 26 Bảng từ 3 đến thời điểm thanh lý 27 Tủ sắt 02 90% 28 Tủ gỗ 08 đến thời điểm thanh lý 29 Bàn gỗ công nghiệp 75c 90% 30 Ghế ghỗ công nghiệp 150 c 90% Trước tình hình thực tế như trên, tôi xác định rõ về trách nhiệm của mình, phải thực sự tập chung, suy nghĩ.. làm thế nào để công tác xã hội hoá giáo dục của Nhà trường thực sự hiệu quả. Tôi đã đưa ra những giải pháp sau. 2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện: a, Các giải pháp: - Làm tốt công tác tham mưu; - Công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục; - Công tác lãnh chỉ đạo về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; - Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ của phụ huynh học sinh và các nhà hảo tâm; - Xây dựng môi trường cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; - Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu. b, Các biện pháp thực hiện: - Biện pháp 1: Công tác tham mưu: Hàng năm Nhà trường xây dựng kế hoạch về cơ sở vật chất dựa vào tình hình thực tế và nhiệm vụ năm học của ngành. Kế hoạch thông qua ban giám hiệu và Hội nghị Cán bộ viên chức, Hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm học để bàn bạc thống nhất. Bước tiếp theo xin ý kiến và chủ trương của chính quyền địa phương, Phòng giáo dục thành phố để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục thực hiện nghiêm túc theo pháp lệnh 34 và quy trình hướng dẫn về công tác xã hội hóa giáo dục của cấp trên. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể, rõ ràng, công khai minh bạch, thành lập ban kiểm tra cơ sở để phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương cùng kiểm tra thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Hiệu trưởng luôn là một tuyên truyền viên chuẩn mực để báo cáo, thuyết trình hợp lý nhất tới các cấp lãnh đạo về điều kiện của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Biện pháp 2: Công tác tuyên truyền về xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non. Nhằm làm tốt công tác tuyên truyền vận động. Tôi đã thực hiện biện pháp này như sau: Điều quan trọng đầu tiên trong công tác này là: Phải tuyên truyền về tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, ở cái tuổi đầu đời, hàng ngày trẻ ăn ngủ tại trường và trẻ “ học bằng chơi - chơi bằng học”..chính vì vậy ngôi trường của bé phải có những gì..Tuyên truyền thông qua các góc mở ở khuôn viên sân trường, ở cửa lớp, góc lớp học. Nội dung tuyên truyền soạn thảo ngắn gọn, súc tích, thiết thực, dễ nhớ, đính kèm theo tranh ảnh minh họa cho nội dung tuyên truyền. Ví dụ: Trẻ tham gia hoạt động có chủ đích ( hoạt động học tâp), yêu cầu phải có máy trình chiếu để hướng dẫn cho trẻ. Tham gia hoạt động giáo dục thể chất thì phải có đồ dùng trực quan và sân hoặc phòng tập thể chất riêng.. Tuyên truyền qua “Hòm thư góp ý” để các bậc phụ huynh và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến với ngành giáo dục và nhà trường về những vấn đề như: việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học nội dung, phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con, hay về các vần đề mà cha mẹ các cháu chưa rõ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh Phường, tổ chức tuyên truyền sâu rộng, trong nhân dân và cha mẹ học sinh. Thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày của Phường nhằm tăng thêm nhận thức và việc làm của nhân dân trong công tác tham gia xã hội hoá giáo dục. Tuyên truyền qua các cuộc họp giao ban Bí thư, phố trưởng của các phố đóng trên địa bàn Phường, thông qua các cuộc họp phụ huynh, thông qua các giờ đưa đón trẻ.. Tất cả những hình thức tuyên truyền như trên đều nhằm mục đích làm cho mọi tầng lớp trong xã hội luôn có ý thức trách nhiệm tới con em mình, đặc biệt là trẻ Mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mới có thể tạo điều kiện cho sự phát triển nhà trường phát triển nền giáo dục của thành phố và tỉnh nhà góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện. Trong công tác tuyên truyền chú trọng công tác biểu dương khen ngợi, cảm ơn đơn vị, cá nhân ủng hộ công tác xã hội hóa. - Biện pháp 3. Công tác lãnh chỉ đạo về thực hiện xã hội hóa giáo dục. Là Bí thư chi bộ - hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn đọc và nghiên cứu kỹ các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản, công văn chỉ đạo của cấp trên, từ đó làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, xong thực tế chỉ ra rằng, xã hội hoá giáo dục không có nghĩa là sự buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước mà càng phải thể hiện rõ sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất của chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học nhịp nhàng, có chính sách tạo động lực thu hút nguồn lực “nhân lực, vật lực” mới mang lại hiệu quả của công tác xã hội hoá giáo dục. Thực tế xã hội hoá giáo dục hiện nay ở trường Mầm non Ba Đình chúng tôi thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trong trường để thực hiện công tác này. Nhà trường thực sự phát huy được vai trò chủ động, luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ, bài bản các bước của quá trình tổ chức công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết nắm vững thông tin trong từng khâu và xuyên suốt toàn bộ quá trình. Công tác tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục cần nắm vững các yêu cầu cơ bản như vấn đề phân công cá nhân hoặc nhóm cá nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực, sở trường sẽ đảm bảo thắng lợi trong việc huy động các lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của người tham gia làm công tác xã hội hoá giáo dục. Kiểm tra là một yếu tố cơ bản hết sức quan trọng của toàn bộ quá trình điều hành và tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục. Một phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá hiệu quả của tiến trình thực thi và điều chỉnh khi cần thiết. Vì vậy, khâu kiểm tra cần làm tốt việc khảo sát, xem xét quá trình hoàn thành công việc trên cơ sở đối chiếu với kế hoạch, kiểm tra phát hiện những sai lệch để kịp thời uốn nắn sửa chữa, đánh giá kết quả đã đạt được của từng mặt và hoạt động, tổng kết để rút ra những kết luận chung, những bài học kinh nghiệm và phương hướng hoạt động tiếp theo. - Biện pháp 4. Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn xã hội hóa giáo dục. Vào cuối năm học ( tháng 5). Nhà trường cùng ban chấp hành hội cùng phụ huynh học sinh toàn trường họp bàn thống nhất kế hoạch cho năm học mới về tu sửa cải tạo nâng cấp các hạng mục, đồ dùng trang thiết bị cần thiết để sử dụng trong năm học, định hướng kinh phí cần kêu gọi, có kế hoạch thu- chi rõ ràng, đúng mục đích, công khai dân chủ trên tinh thần" dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Trong 2 năm học qua, nhờ sự tham mưu tích cực nhà trường đã nhận được sự hảo tâm đóng góp của các bậc phụ huynh để cải tạo nâng cấp sân trường với diện tích 875m². Thay cổng trường bằng inoc, mua sắm đồ dùng trang thiết bị đầy đủ cho 12 nhóm lớp, và các phòng hiệu bộ. Lắp đường điện 3 pha, lắp điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh, hệ thống camera, máy trình chiếu, xây nhà bảo vệ, cải tạo nâng cấp bếp ăn một chiều rộng 125m², cải tạo khuôn viên vườn hoa cây cảnh, mua sắm nhiều đồ chơi ngoài trời, vẽ tranh, sơn tường,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi_hoa.doc