SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân
Trẻ em hôm nay là thế giới của mai sau, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục một cách toàn diện cho trẻ là một điều rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục mầm non hiện nay nhằm phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi phải giáo dục trẻ 5 lĩnh vực gồm: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ thì lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp tục tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Đúng vậy, trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Muốn cho trẻ em trở thành Người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất chính là trường mầm non. Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống. Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu, mỗi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi: tại sao? thế nào? Những khoảnh khắc đó lại đọng lại trong tôi niềm cảm xúc yêu thương, trìu mến đến vô cùng.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trẻ em hôm nay là thế giới của mai sau, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục một cách toàn diện cho trẻ là một điều rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục mầm non hiện nay nhằm phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi phải giáo dục trẻ 5 lĩnh vực gồm: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ thì lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp tục tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Đúng vậy, trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Muốn cho trẻ em trở thành Người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất chính là trường mầm non. Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống. Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu, mỗi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi: tại sao? thế nào? Những khoảnh khắc đó lại đọng lại trong tôi niềm cảm xúc yêu thương, trìu mến đến vô cùng. Giáo dục mầm non là một trong những khâu quan trọng trong những nấc thang hình thành nên nhân cách con người. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh, mối quan hệ tự nhiên - xã hội thông qua các hoạt động khác như: Khám phá khoa học, tạo hình, âm nhạc, văn học... trong đó Toán là một hoạt động không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, đòi hỏi con người phải có vốn hiểu biết về toán học nhất định. Hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, phát triển ngôn ngữ và tư duy lôgic, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ. Song để phát huy được khả năng đó thì không thể thiếu được sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm cơ bản ban đầu về kiến thức toán học phải xuất phát từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phưc tạp, từ trực quan đến trìu tượng... Trong những năm gần đây trường mầm non Lộc Tân chúng tôi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động học được hệ thống hoá nhằm cung cấp đến cho trẻ những kiến thức vừa mới vừa nhẹ nhàng. Trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với Toán là một hoạt động không thể thiếu được. Qúa trình dạy trẻ làm quen với toán học theo phương pháp và hình thức tổ chức như trước đây tôi thấy mục tiêu yêu cầu đặt ra cứng nhắc, không dựa vào khả năng nhận thức của trẻ cho nên trẻ không hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Đặc biệt hình thức tổ chức chưa phong phú, không tạo cảm giác thoải mái mà gây căng thẳng, gò bó đối với trẻ nên kết quả giờ học chưa cao. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả nhất để tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với Toán đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân” để giúp cho trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin. - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp sử dụng trò chơi. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận “Làm quen với toán” là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu. Thông qua việc hình thành biểu tượng ban đầu về tập hợp số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian, bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm tòi quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát triển tư duy và một số thói quen cẩn thận, chính xác. Qua các giờ hình thành biểu tượng toán ban đầu đã chính xác hóa biểu tượng, những tri thức và kĩ năng cần thiết cho trẻ, rèn và củng cố tri thức, kĩ năng về tập hợp số lượng, phép đếm do đó trong giờ dạy cô đã cung cấp chính xác hóa tri thức mà trẻ đã có. Toán học là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vì trong giờ học toán trẻ phải trả lời câu hỏi cô đặt ra, trẻ còn được nêu câu hỏi thắc mắc của mình, ngoài ra trẻ sử dụng ngôn ngữ toán thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu được chính xác không sợ nhầm lẫn. Toán học còn góp phần phát triển khả năng chú ý lâu bền của trẻ và chú ý có chủ định của trẻ, rèn luyện và phát triển tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, góp phần hoàn thiện phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ, trong quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ phải có sự tham gia tích cực của giác quan mà chủ yếu là thị giác, xúc giác sau đó dùng ngôn ngữ để khái quát những nhận biết đó. Trẻ có khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó. Trẻ còn biết thêm bớt thành thạo trong phạm vi 5, mỗi số lớn hơn số liền trước là một đơn vị. Qua đó giúp trẻ dễ dàng trong quá trình nhận biết các đồ dùng trong thực tế, phát triển được trí thông minh ngay từ tuổi ấu thơ tạo tiền đề cho trẻ bước lớp lớn được dễ dàng hơn. Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở Trường Mầm non Lộc Tân chúng tôi đã thực hiện tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số khó khăn không nhỏ một phần do phụ huynh chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em, một phần do cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đồ dùng để tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Vì vậy để tổ chức hoạt động “Làm quen với toán” cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản. Đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non là trẻ nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ở mức độ đơn giản, trong khi đó hoạt động làm quen với toán rất khô khan, cứng nhắc, khó hiểu và không mấy lôi cuốn trẻ hứng thú vào hoạt động, làm cho việc tổ chức giờ học toán không mấy hiệu quả và nhàm chán. Trước nhu cầu phát triển của trẻ, chúng ta cần trang bị cho trẻ vốn kiến thức đơn giản về hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với toán như: Trả lời chính xác, đủ ý các câu hỏi của cô, hiểu được các biểu tượng toán học, nhằm phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Việc nâng cao chất lượng dạy toán sẽ giúp cho trẻ phát tiển trí tuệ một cách tốt nhất, tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là làm sao để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo môi trường cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về số lượng và phép đếm cho trẻ từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động toán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đây chính là những vấn đề mà tôi cần quan tâm nhất để đem lại hiệu quả cao trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán. 2.2. Thực trạng * Thuận lợi Trường mầm non Lộc Tân nằm ở giữa trung tâm xã, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trường đã có nhiều năm liền đạt thành tích cao trong công tác quản lý và giảng dạy. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình trong công tác và 100 % đạt chuẩn và trên chuẩn của ngành về chuyên môn nghiệp vụ nên rất thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi với tổng số 47 cháu (23 cháu nam, 24 cháu nữ), với độ tuổi đồng đều, trẻ ngoan ngoãn hồn nhiên, hội cha mẹ học sinh luôn ủng hộ nhiệt tình mọi hoạt động của trường lớp. Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp dự giờ, khảo sát chất lượng để đánh giá chất lượng dạy và học. Nhà trường đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Bản thân là giáo viên trẻ rất yêu nghề, mến trẻ, có ý thức học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu tài liệu để đưa ra biện pháp tốt nhất nhằm chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ít những khó khăn như sau: Xã Lộc Tân có địa bàn dân cư rộng, thôn xóm ở cách xa trường, đa số trẻ có bố mẹ đi làm công ty nên để gặp và trao đổi với phụ huynh là rất khó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em mình. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Việc hướng dẫn và tổ chức một số hoạt động học của giáo viên còn thiếu tự tin hay gò bó, áp đặt trẻ, chưa phát huy tính tích cực của trẻ. Sự phát triển khả năng về toán học tuy cùng một lứa tuổi nhưng lại ở một mức độ khác nhau nên khả năng nhận thức kiến thức sơ đẳng về toán của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát không mạnh dạn nói lên sự hiểu biết của mình về toán nên còn hạn chế kéo theo không ít đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. * Kết quả thực trạng Bảng 1: Khảo sát thực trạng Nội dung khảo sát Số trẻ Mức độ trên trẻ Đạt Chưa đạt Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú tham gia học toán. 47 9 19,1 10 21,3 25 53,2 3 6,4 0 0 Khả năng ghép tương ứng 1-1. 47 9 19,1 11 23,4 25 53,2 2 4,3 0 0 Khả năng đếm, so sánh, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 5. 47 8 17 11 23,4 26 55,3 2 4,3 0 0 Khả năng vận dụng vào thực tế. 47 11 23,4 11 23,4 24 51,1 1 2,1 0 0 Qua bảng khảo sát thực trạng trên ta nhận thấy rằng: Trẻ hứng thú tham gia học toán có tỉ lệ rất thấp: Giỏi 19,1 %, khá 21,3 %, trung bình 52,3 %, yếu 6,4%. Bên cạnh đó khả năng ghép tương ứng 1-1: Giỏi 19,1 %, Khá 23,4%, trung bình 53,2 %,yếu 4,3%. Khả năng đếm, so sánh, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 5: Giỏi 17 %, khá 23,4%, trung bình 55,3%, yếu 4,3%. Khả năng vận dụng vào thực tế: Giỏi 23,4%, khá 23,4 %, trung bình 51,1%, yếu 2,1%. Với kết quả khảo sát trên thì chất lượng trẻ đạt yêu cầu còn thấp so với mục tiêu chung của ngành đề ra. Nguyên nhân: - Tạo môi trường xung quanh lớp học chưa thực sự phong phú theo chủ đề. - Mặc dù đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú đa dạng về chủng loại, màu sắc, hầu hết là đồ dùng, đồ chơi tự làm nên tính khoa học và thẫm mỹ chưa cao. - Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp của chương trình giáo dục mầm non. Chưa phát huy ở trẻ tính chủ động tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động, thậm chí cô còn gò bó áp đặt trẻ. - Chưa thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán mọi lúc mọi nơi. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến hoạt động làm quen với toán. Chính vì vậy tôi mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với toán về số lượng và phép đếm làm đề tài nghiên cứu cho mình. Nhằm mang đến cho trẻ những gì thiết thực nhất từ hoạt động làm quen với toán học. Góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Để cho hoạt động làm quen với toán không còn là hoạt động khô khan, nhàm chán mà mãi mãi là động lực lôi cuốn thuyết phục trẻ. 2.3. Các giải pháp và biện pháp 2.3.1. Các giải pháp - Nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân. - Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi. - Tổ chức hoạt động làm quen với toán dưới hình thức nâng cao. - Làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền. 2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện Biện pháp 1: Tạo nề nếp, thói quen trong hoạt động làm quen với toán. Vẫn biết rằng trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học” nhưng vấn đề nề nếp thói quen trong giờ học đối với trẻ cũng vô cùng quan trọng, quan trọng hơn nữa là giờ cho trẻ làm quen với toán, nếu không có nề nếp thói quen thì chắc chắn rằng việc lĩnh hội kiến thức vô cùng khó khăn vì kiến thức trẻ cần tiếp thu ở hoạt động làm quen với toán phải chính xác. Nề nếp là một việc làm đầu tiên để giúp trẻ có ý thức kỉ luật tốt trong mọi hoạt động. Thế nên đầu năm học tôi rất chú trọng vào việc rèn nề nếp cho trẻ như giáo dục trẻ: Ngồi học ngoan chú ý nghe cô giảng bài. Tôi phân lớp thành 3 tổ, trong tổ có cháu ngoan, cháu chưa ngoan, cháu học giỏi, cháu học khá, cháu học trung bình, các cháu học chưa ngoan sẽ bắt chước bạn học ngoan để được khen. Rèn cho trẻ nếp ngồi học ngay ngắn, khi muốn phát biểu phải giơ tay, khi đứng dậy phải thưa cô và nói đủ câu, đi lại nhẹ nhàng không lê dép, không chạy Chính vì vậy tôi luôn đặt ra cho mình một nguyên tắc là cần phải tập nề nếp thói quen trong giờ học toán, như tập cho trẻ các hiệu lệnh theo tay cô, theo lời nói của cô, tập cách ngồi, hình thức ngồi để tiện việc theo dõi và làm cùng cô. Ví dụ: Khi dạy trẻ về số lượng 3 tôi tập cho trẻ nề nếp ngồi cách nhau, ngồi hình chữ u, không tranh nhau, không ngồi sát nhau, không lấy đồ dùng của bạn, chú ý nghe cô để xếp đồ dùng tạo nhóm theo cô. Từ việc tạo cho trẻ có nề nếp trong giờ học toán mà lớp tôi đa số trẻ đã thực hiện tốt mọi yêu cầu cô đề ra trong giờ hoạt động. Tôi đã thành công trong việc rèn nề nếp cho trẻ trong những tháng đầu, các cháu đã có một nề nếp tốt không gò bó, học hành tâm lý thoải mái nhưng rất có nề nếp. Biện pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với toán. Đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là đối với hoạt động cho trẻ làm quen với toán, bởi vì tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan minh hoạ, trẻ học được, tiếp thu được, thể hiện được khả năng hiểu biết của mình cũng phải phụ thuộc vào đồ dùng trực quan, nếu không có đồ dùng trực quan cô và trẻ không thể thực hiện được giờ làm quen với toán. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hình thành kĩ năng như so sánh, tạo nhóm, xếp, cắt, dán, đếm, giúp trẻ diễn đạt bằng lời nói, tăng cường ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ. Chính vì vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán tôi phải nghiên cứu kĩ đề tài để làm đồ dùng đồ chơi đẹp và sinh động, an toàn phù hợp với đề tài để thu hút được sự hứng thú của trẻ. Ví dụ: Chủ đề: Gia đình. Tôi đã chuẩn bị mô hình đồ dùng gia đình được cắt ra từ xốp. Tận dụng các nguyên vật liệu như chai dầu gội, dầu rửa bát để làm ca cốc, soong nồi, làm các chiếc xe bằng hộp sữa hay áo quần được cắt từ những loại bìa cứng, hay nhặt vỏ ngao rồi phun màu trang trí cho trẻ so sánh nhóm ngao màu xanh và nhóm ngao màu đỏ. Ngoài ra một số sản phẩm của cô và cháu cùng làm và tạo thành những đồ dùng quen thuộc. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật”, đề tài: Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối tượng. Tôi tự làm mô hình các loại cây để xung quanh lớp và yêu cầu trẻ tìm nhóm cây có số lượng là 3 và gắn thẻ số tương ứng. Ví dụ: Chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài: Đếm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng, nhận biết số 4. Tôi đã làm được rất nhiều cuốc xẻng, cào, bay bằng vỏ hộp của chai dầu sunlai, cho trẻ đếm và thêm bớt, trẻ rất thích thú vì những đồ dùng đó lạ mắt và đẹp, gây cho trẻ hứng thú vào hoạt động. Hoặc những đề tài toán khác nếu không có đồ dùng trực quan thì trẻ cũng sẽ không thể thực hiện được. Ví dụ: Khi dạy trẻ về số lượng 4 cô phải chuẩn bị đầy đủ cho trẻ 4 đồ dùng của 2 nhóm, chuẩn bị đồ dùng của cô, các nhóm đồ dùng để xung quanh lớp. Khi tổ chức các trò chơi trong hoạt động làm quen với toán không có đồ dùng trực quan trẻ không được trải nghiệm dẫn đến hạn chế quá trình tiếp thu của trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi ôn số lượng 4 “Bé nào nhanh mắt” mục đích của cô là muốn trẻ nào có mũ 4 bông hoa thì tìm về bạn có mũ 4 chấm tròn. Nhưng nếu cô không chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho mỗi trẻ thì trẻ không thể thực hiện được trò chơi. Chính vì vậy đồ dùng, đồ chơi nhất thiết phải đầy đủ trong các hoạt động học đặc biệt là hoạt động toán, không những đủ mà còn phải đẹp, phù hợp với trẻ, với chủ đề và với đề tài đang học, và điều quan trọng nữa là đồ dùng đồ chơi phải tuyệt đối an toàn đối với tính mạng của trẻ. Hình ảnh 1. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Bản thân tôi đã thực hiện làm và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ chính vì vậy đã lôi cuốn được trẻ vào hoạt động, tôi cũng tự tin nhiều hơn khi truyền thụ kiến thức đến với trẻ, hoạt động toán đã đạt kết quả cao hơn. Biện pháp 3: Tạo môi trường trong lớp học. Tạo môi trường làm quen với toán là điều kiện không thể thiếu trong quá trình hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non. Học phải đi đôi với hành, học phải đi đôi với cuộc sống thực tiễn, do đó cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với toán không chỉ dừng lại ở hoạt động học mà còn cần có môi trường tốt để cho trẻ được hoạt động, rèn luyện kỹ năng đã có, giúp trẻ khắc sâu kiến thức cũ và mở rộng thêm tri thức mới... Để tạo một môi trường học tập tốt cho trẻ tôi dành nhiều thời gian cho việc trang trí lớp, tôi thường xuyên thay đổi, bố trí và sắp xếp lại lớp học, tạo môi trường học toán một cách phong phú, phù hợp theo chủ đề nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ làm quen với toán mọi lúc, mọi nơi. Đó là việc làm tôi cho là hết sức quan trọng và tôi tạo ra môi trường làm quen với toán như sau: Làm góc mở cho trẻ làm quen với toán, trang trí lớp tôi dành một khoảng tường có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ, địa điểm tôi chọn dễ gây sự chú ý của trẻ và nhất là đối với các bậc phụ huynh, phía trên là khoảng tường đó tôi đề dòng chữ “Bé vui học toán”. Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật, cho trẻ gắn tranh con vật, sau đó cho trẻ đếm số lượng các con vật, tìm thẻ số tương ứng gắn vào. Hình ảnh 2. Góc mở cho trẻ làm quen với toán. Ở góc học toán tôi để những những quyển vở bé làm quen với toán, các chữ số, hộp, hạt, que tính và một số đồ dùng khác, chúng được thay đổi theo từng chủ đề tránh sự nhàm chán ở trẻ. Những sản phẩm của góc bé học toán phải là cô và trẻ cùng làm, được tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương và vận động phụ huynh đóng góp. Việc trang trí tạo môi trường học toán cho trẻ ngay trong lớp không chỉ giúp trẻ hứng thú trong việc học toán mà còn là hình thức tuyên truyền cho phụ huynh. Qua biểu bảng gắn ở lớp phụ huynh biết tuần này con mình học toán số mấy? Cách thêm bớt như thế nào?... để phụ huynh về nhà nhắc nhở hỏi trẻ, giúp trẻ nhớ lại, khắc sâu kiến thức được cô truyền thụ ở lớp. Từ việc tạo môi trường linh hoạt, sáng tạo trong nhóm lớp như trên thật sự đã đem lại một kết quả cao cho trẻ lớp tôi, trẻ không những chỉ hứng thú tham gia mà trẻ còn lĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, nhẹ nhàng và khắc sâu hơn. Biện pháp 4: Ứng dụng công ng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_toan.doc