SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non Điền Lư, xã Điền Lư, Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non Điền Lư, xã Điền Lư, Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết trong giáo dục giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Và đặc biệt với bậc học mầm non vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non. Giáo viên mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường và cũng chính giáo viên là người “Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ”[1] . Giáo viên là người truyền thụ kiến thức đến với trẻ, trẻ nắm được hay không phụ thuộc vào giáo viên. Nếu phương pháp truyền thụ của giáo viên mà không phù hợp với sự phát triển của trẻ thì chất lượng giáo dục sẽ đạt kết quả không cao. “Trong quá trình giáo dục con người thì người giáo viên giữ trò vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục”[2]. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Đặc biệt là Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố “về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non”[3]. Đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay.

Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi trăn trở trách nhiệm cá nhân với nhiệm vụ được giao, bản thân tôi đã bắt tay ngay vào việc và nhận thấy ở đơn vị tôi có đội ngũ trẻ, đa số là giáo viên mới ra trường và quá trình đào tạo thì gián đoạn do đó về kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác còn hạn chế. Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.

 

doc 20 trang thuychi01 4944
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non Điền Lư, xã Điền Lư, Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong giáo dục giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Và đặc biệt với bậc học mầm non vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non. Giáo viên mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường và cũng chính giáo viên là người “Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ”[1] . Giáo viên là người truyền thụ kiến thức đến với trẻ, trẻ nắm được hay không phụ thuộc vào giáo viên. Nếu phương pháp truyền thụ của giáo viên mà không phù hợp với sự phát triển của trẻ thì chất lượng giáo dục sẽ đạt kết quả không cao. “Trong quá  trình giáo dục con người thì người giáo viên giữ trò vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ  giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai  trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục”[2]. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Đặc biệt là Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố “về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non”[3]. Đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi trăn trở trách nhiệm cá nhân với nhiệm vụ được giao, bản thân tôi đã bắt tay ngay vào việc và nhận thấy ở đơn vị tôi có đội ngũ trẻ, đa số là giáo viên mới ra trường và quá trình đào tạo thì gián đoạn do đó về kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác còn hạn chế. Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.
Từ thực tiễn cũng như đặc điểm tình hình của trường như trên bản thân mạnh dạn chọn nghiên cứu và xây dựng đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non Điền Lư, xã Điền Lư, Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài đầu tư nghiên cứu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý trường học đạt hiệu quả cao, đồng thời khẳng định năng lực chuyên môn của bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu thực trạng giáo dục mầm non để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nhằm góp phần đưa chất lượng chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung ở trường đạt nhiều kết quả hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về chất lượng của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Điền Lư.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	Phương pháp thống kê
	Phương pháp phân tích tổng hợp.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, nó chiếm vị trí quan trọng và là nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới XHCN, chuẩn bị cần thiết để bước vào phổ thông. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn đạt được mục tiêu đó thì trước hết phải quan tâm đến chỉ đạo chuyên môn. Hoạt động chuyên môn có vai trò rất lớn trong nhà trường, quyết định phần lớn chất lượng chuyên môn ở trường mầm non. Mà chất lượng chuyên môn ở trường có đạt hiệu quả hay không chính là do trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Bởi không ai khác, đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ CB- GV- CNV là điều kiện quyết định để nhà trường có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân sự cần phải thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Đào tạo: là hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn, nghề nghiệp bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống theo chương trình quy định với những chuẩn mực nhất định.
Bồi dưỡng: là các hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho CB- GV- CNV thực hiện công việc đạt kết
quả tốt hơn.
Phát triển nhân sự: là các hoạt động nhằm chuẩn bị và cung cấp lực lượng lao động theo yêu cầu phát triển của nhà trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu dựa trên cơ sở những định hướng phát triển của nhà trường.
Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẩn chất lượng. Những thành tựu đạt được đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên.
Giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục theo tinh thần nghị quyết của Đại Hội Đảng lần thứ IX, nghị quyết 40 của Quốc Hội và chỉ thị 14 của Thủ Tướng Chính Phủ. Vấn đề được đặt ra là: để đổi mới yêu cầu của đổi mới giáo dục cần có những nhà giáo như thế nào? Nói cách khác, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công? Với vai trò to lớn như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay là công việc hết sức quan trọng không phải của riêng ngành giáo dục mà đang trở thành công việc của Đảng, của Nhà Nước và của toàn xã hội.
Bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường là công việc mang tính chiến lược, phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao. Mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, phương pháp dạy học
Công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi tiếp cận với chương trình mới, có thái độ tích cực với những thay đổi nhanh chóng của thời đại.
Bồi dưỡng dưới nhiều hình thức phong phú đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường sẽ góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói quen tự học của giáo viên.
Qua bồi dưỡng giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng hoàn thành công việc và sự tiến bộ trong công tác của bản thân.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non Điền Lư được thành lập từ năm 1996 Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay nhà trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên cũng như số trẻ ở các độ tuổi. Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2009 và được công nhận lại năm 2015 nên trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc và kịp thời của bộ phận chuyên môn phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Bá Thước; Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, Các ban ngành đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của lực lượng phụ huynh trong toàn xã đối với giáo dục mầm non xã nhà. 
Về cơ sở vật chất của nhà trường có 6 phòng học kiến cố, 3 phòng học bán kiến cố và 7 phòng tạm đủ điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Về năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên mầm non Điền Lư đã được tào tạo qua trường lớp cơ bản, và được trau dồi thêm trong quá trình giảng dạy và qua dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Đa số giáo viên của trường có tinh thần tự giác cao trong tất cả các hoạt động của nhà trường về thường xuyên cũng như đột xuất.
Đam mê, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao đối với công việc của mình đã lựa chọn.
Có kỹ năng tuyên truyền thuyết phục đối với mọi người chung tay góp phần chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Khả năng tiếp ứng công nghệ thông tin tốt và thường xuyên áp dụng vào tất cả các hoạt động để thu hút trẻ.
 100% giáo viên có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt.
Có thể nói rằng trường mầm non Điền Lư có đội ngũ CBQL nhiệt tình, đoàn kết nhất trí cao, có tinh thần trách nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành và quản lý chuyên môn.
Tập thể CBGV đoàn kết tốt, đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề về mọi mặt; Có tình thần vượt khó vươn lên cùng nhau khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2.2. Khó khăn:
Tuy trường có đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo xong kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp của từng hoạt động nên còn lúng túng trong việc tổ chức tiết học, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ học, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm chưa linh hoạt, đặc biệt là việc ứng dụng và khai thác CNTT chưa thật hiệu quả. Một số giáo viên thì trình độ đào tạo chủ yếu là hệ tại chức và chuyển bằng vì vậy thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non giáo viên chưa nắm bắt được.
Bên cạnh đó giờ dạy của giáo viên còn nặng theo chương trình cũ nên phương pháp dạy chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28/BGD&ĐT giáo viên chưa thực sự tự tin trong việc thực hiện tiết dạy và các hoạt động. Các nội dung, phương pháp dạy trẻ trên lớp còn mang nặng hình thức, chưa nhuần nhuyễn trong quá trình thực hiện. Trong việc lập kế hoạch giáo dục trẻ còn lúng túng, chưa chủ động sáng tạo để lập kế hoạch hoạt động ở các lớp sao cho phù hợp đặc điểm sự phát triển của trẻ.
Trang trí phòng nhóm, lớp còn mang tính dập khuôn, chưa có tính mở nhiều cho trẻ hoạt động.
Đồ dùng đồ chơi tự làm còn ít, việc huy động các bậc phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu phế thải sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi dạy học còn hạn chế.
Một số lớp bố trí các góc trong lớp chưa phù hợp, góc động đang gần góc tĩnh.
2.2.3. Khảo sát thực tế chất lượng giáo viên:
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát 22 giáo viên 
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Giáo viên nắm vững phương pháp các hoạt động.
3
13.6
10
45
6
27,8
3
13,6
2
Có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo.
4
18
9
41
7
32
2
9
3
Giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt.
4
18
9
41
5
23
4
18
4
Giáo viên chủ động lên kế hoạch cho lớp mình
5
23
10
45
5
23
2
9
5
 Xếp loại hồ sơ giáo viên.
4
18
9
41
5
23
4
18
6
Công tác tự làm đồ dùng, đồ chơi
4
18
9
41
7
32
2
9
7
Công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh
4
18
10
45
8
37
8
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
5
23
10
45
5
23
2
9
Từ những thực trạng trên việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều. Vì vậy trong quá trình chỉ đạo chuyên môn, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp bồi dưỡng chất lượng giáo viên.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
2.3.1 Biện pháp 1 : Phân loại, sắp xếp, bố trí đội ngũ và lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cụ thể cho học kỳ và hàng tháng.
Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy đủ những mặt xấu, hay tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, chúng tôi phải hiểu được từng con người, phân loại giáo viên nào giỏi, khá, trung bình, đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất vả mà không ai thường trực giúp đỡ, vì vậy chính những giáo viên phải nỗ lực cố gắng hết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học tập để đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học, khi lên lớp đến những công việc liên quan khác... Chính sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai. Từ đó phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt công việc.
Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng lớp kèm nhau trong 1 lớp (đối với những lớp có biên chế 2 GV/lớp), 2 giáo viên cùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bại hoàn toàn. Do đó, phân công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Người xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chúng tôi hy vọng với sự ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bên cạnh thì những giáo viên yếu sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cần thiết. Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt, đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem lại bản thân mình được, mất những gì. Từ đó mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn đấu vươn lên. Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp đồng cam cộng khổ sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn.
Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau.
Ví dụ: Giáo viên có năng khiếu âm nhạc thì bố trí phụ trách nghiên cứu về hoạt động Giáo dục âm nhạc và tổ chức các phong trào văn thể mỹ cho các khối như: (Cô Nguyễn Thị Tuyền phụ trách khối Lớn, Cô Đoàn Thị Hằng phụ trách khối Nhỡ).
Những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin phân công chuyên tìm hiểu về các chương trình phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để tập huấn lại cho các giáo viên trường như: (Cô giáo Bùi Thị Hiền, Cô giáo Nguyễn Thị Cúc).
Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm,
Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường.
Nghiên cứu kỹ càng phương pháp trên tôi đã xây dựng kế hoạch Năm học 2017 – 2018 như sau:
TT
Thời gian
Nội dung bồi dưỡng
Đối tượng
Mục đích
Ngườiphụ trách
1
Tháng 8
(5 ngày)
Bồi dưỡng lý thuyết và hệ thống phương pháp các môn học, học các chuyên đề mà phòng Giáo dục và đào tạo đã tổ chức.
Toàn thể giáo viên trong trường
- Hệ thống tất các các phương pháp trong chương trình mầm non mới để giáo viên nắm vững các phương pháp các bộ môn.
- Giáo viên nắm bắt kịp thời các chuyên đề mà cấp trên triển khai thực hiện. Để tổ chức vận dụng và thực hiện ở lớp có hiệu quả nhất.
- Giúp cho cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, họ còn thiếu cái gì, hạn chế những gì từ đó kịp thời bồi dưỡng.
Phó hiệu trưởng
2
Tháng 9
Tuần 1
Tuần 2,3, 4
Họp chuyên môn trao đổi chia sẻ về việc xây dựng kế hoạch các chủ đề của nhóm lớp.
Dự giờ bồi dưỡng thực hành giáo viên hạn chế năng lực và giáo viên mới chuyển về trường.
Toàn thể giáo viên
Giáo viên hạn chế năng lực và giáo viên mới chuyển về trường.
Trao đổi chia sẻ về việc xây dựng kế hoạch các chủ đề của nhóm lớp.
Bồi dưỡng thực hành giáo viên hạn chế năng lực và giáo viên mới chuyển về trường.
Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng tổ chuyên môn
3
Tháng 10
Thứ 5, 6 
Tuần 1,3
Tuần 2,4
Tổ chức dạy mẫu các chuyên đề
Tiếp tục Dự giờ bồi dưỡng thực hành giáo viên hạn chế năng lực
Toàn thể giáo viên
Giáo viên hạn chế năng lực
- Giúp cho giáo viên nắm vững các chuyên đề cần thực hiện trong năm học.
- Rèn luyện và nâng cao tay nghề cho giáo viên có chuyên môn
 - Bồi dưỡng thực hành giáo viên hạn chế năng lực.
BGH,Tổ chuyên môn, Cô Nguyễn Thị Tuyền (Chuyên đề PPNN), 
Giáo viên hạn chế năng lực
4
Tháng 11
Tổ chức dạy mẫu các môn học mà giáo viên của trường còn lúng túng (Tạohình, LQVT)
Tiếp tục Dự giờ bồi dưỡng thực hành giáo viên hạn chế năng lực
Toàn thể giáo viên
Giáo viên hạn chế năng lực
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong toàn trường.
- Giúp cho giáo viên toàn trường cùng trao đôi đúc rút kinh nghiệm cho tiết dạy.
BGH, Tổ chuyên môn, Cô Phạm Thị Chung (Tạo hình), Cô Phạm Thị Nga (LQVT)
5
Tháng 12.
Tuần 1&3
Tuần 2&4
Dạy mẫu tổ nhà trẻ (1 hoạt động), tổ mẫu giáo (2 hoạt động) có ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiếp tục tổ chức dạy mẫu các môn học mà giáo viên của trường còn lúng túng (Âm nhạc, MTXQ)
Giáo viên toàn trường
Giáo viên hạn chế năng lực
Giáo viên cùng trao đổi thảo luận những kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy
BGH,Tổ chuyên môn
BGH,Tổ chuyên môn, Cô: Trương Thị Giang (Âm nhạc) Bùi Thị Ngân (MTXQ)
	Lưu ý: Để kế hoạch đề ra đạt kết quả cao khi lên kế hoạch cụ thể trong năm, hàng tháng người phụ trách chuyên môn phải đưa vào và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đề ra có những biện pháp khả thi và luôn tìm các biện pháp phù hợp để thực hiện kế hoạch đã đề ra trong tháng. Nếu có những biến đổi có thể điều chỉnh kế hoạch đó cho phù hợp với nhà trường.
2.3.2 Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các tiết dạy mẫu.
	Hàng tháng theo kế hoạch đã lên đầu năm học tôi tiến hành tổ chức các tiết dạy mẫu. Dạy mẫu các chuyên đề thực hiện trong năm và dạy mẫu các môn học mà giáo viên còn lúng túng. Mỗi bộ môn mỗi tháng 2- 3 tiết và ưu tiên những hoạt động mà giáo viên còn yếu. Việc dạy mẫu này một mặt giúp cho những giáo viên có chuyên môn chủ động và tích cực hơn trong soạn bài và rèn được kỹ năng lên lớp và họ rút được nhiều kinh nghiệm nhờ sự góp ý của hội đồng chuyên môn, các bạn đồng nghiệp. Mặt khác giúp cho những giáo viên trong trường được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đó sẽ học được những cái tốt, cái hay trong phương pháp trong bố trí lớp học, kỹ năng lên lớp... và hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để vận dụng vào thực tế dạy trẻ hàng ngày cho phù hợp với nhóm lớp.
	Ví dụ: Theo kế hoạch đã dự kiến các tiết dạy mẫu hàng tháng, chuyên môn thôn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc