Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường Mầm non Thành Lâm

Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường Mầm non Thành Lâm

Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1[3].

Như Bác Hồ kính yêu đã nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền tảng giáo dục tốt". Yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được phát huy theo chiều hướng tích cực. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.

 Từ nhận thức sức khỏe hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Để trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là yêu cầu rất lớn.

Muốn thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa gia đình và xã hội để chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Không phải bất cứ trẻ em nào sinh ra đều được chăm sóc nuôi dưỡng, đối xử tốt như nhau, điều quan trọng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và xã hội.

 

doc 19 trang thuychi01 6363
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường Mầm non Thành Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
 TRƯỜNG MẦM NON THÀNH LÂM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm 
trường Mầm non Thành Lâm
 Người thực hiện: Cao Thị Nguyệt
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường MN Thành Lâm
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
BÁ THƯỚC, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
4
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường mầm non Thành Lâm.
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
* Tài liệu tham khảo
16
*Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN Ngành GD huyện đánh giá đạt loại C trở lên.
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chän ®Ò tµi.
Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1[3].
Như Bác Hồ kính yêu đã nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền tảng giáo dục tốt". Yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được phát huy theo chiều hướng tích cực. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
 Từ nhận thức sức khỏe hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Để trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là yêu cầu rất lớn.
Muốn thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa gia đình và xã hội để chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Không phải bất cứ trẻ em nào sinh ra đều được chăm sóc nuôi dưỡng, đối xử tốt như nhau, điều quan trọng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và xã hội. 
Trường MN Thành Lâm là một trường nằm ở vùng đặc biệt khó khăn. Việc tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường có vai trò hết sức quan trọng. Tỉ lệ huy động trẻ đi học chuyên cần ngày một nâng cao rõ rệt, chất lượng bữa ăn đảm bảo góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, việc trẻ ăn ngủ cùng cô tại trường nhằm gắn kết tình cảm giữa cô và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ bằng tiếng phổ thông từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên. Việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương, thay vào hàng ngày người dân phải chuẩn bị bữa ăn cho trẻ tại nhà, nay người dân đã hoàn toàn yên tâm cho con em mình ăn ngủ tại trường từ sáng đến chiều để yên tâm lao động, sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Là cán bộ quản lý trường Mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn có số lượng trẻ ăn bán trú tại trường còn thấp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để làm tốt công tác huy động trẻ bán trú tại trường đạt tỷ lệ cao, tổ chức ăn bán trú thế nào đảm bảo chất lượng bữa ăn, đảm bảo ATVSTP trong khi cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường Mầm non Thành Lâm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo học tại khu trung tâm ở lại trường ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng bữa ăn cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu tài liệu về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trao đổi , tuyên truyền với các bậc phụ huynh, ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường.
 - Phương pháp phân tích: So sánh số lượng trẻ ăn bán trú, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Với mục tiêu “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”, “ Sức khoẻ của trẻ được đặt lên hàng đầu”, "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” , Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước tuổi đến trường, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là chỉ số nhạy cảm nhất về mức sống và sự phát triển của trẻ em. Ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, suy dinh dưỡng đang còn chiếm tỷ lệ cao và mang tính chất xã hội. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao của trẻ trước tuổi đến trường đe doạ sự phát triển đầy đủ nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam, điều 12 đã ghi rõ: “Trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức” [1]. Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ chính là chúng ta đã tham gia vào bảo vệ Quyền trẻ em.
Muốn trẻ phát triển tốt là phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Trẻ khoẻ mạnh mới tham gia chơi đùa cùng bạn bè và học tập mới được tốt .Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non ngay từ khi còn nhỏ. Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non không chu đáo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Xác định được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em tôi thấy nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và cũng rất cấp thiết. Bởi trẻ ở lại bán trú sẽ được hưởng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo theo khoa học. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở trường mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bá Thước. 
 UBND xã luôn quan tâm ủng hộ nhà trường về tinh thần lẫn vật chất. 
 Hội cha mẹ học sinh ngày một hiểu biết quan tâm đến giáo dục mầm non, việc xem nhẹ cho con đến trường còn rất ít. 
 Tập thể cán bộ giáo viên một lòng đoàn kết, bắt tay vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đưa việc chăm sóc nuôi dưỡng lên mục tiêu hàng đầu của nhà trường, yêu nghề mến trẻ, tận tình chăm sóc như người mẹ thứ 2, giúp trẻ đến trường thật sự yên tâm.
 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Nhà trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa có các phòng chức năng, khu lẻ phòng học còn thiếu. 
 Trường nằm trên địa bàn xa khu trung tâm việc mua bán thực phẩm khó khăn, tiền đóng góp để ăn của trẻ ít, ảnh hưởng đến việc khẩu phần ăn của trẻ. 
 Là xã thuần nông thu nhập chủ yếu là làm nông nghiệp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà trông, một số phụ huynh có con ở độ tuổi đi học chưa thực sự quan tâm đến trẻ, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải đi làm kiếm ăn từng bữa, không có đủ tiền để cho con ở lại ăn bán trú tại trường.
 Từ những tồn tại khó khăn và những nguyên nhân đã xác định, tôi tiến hành khảo sát cụ thể nội dung các vấn đề cần giải quyết có thêm cơ sở thực tế để xây dựng các giải pháp, các nội dung và kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Khảo sát đầu tháng 9/2017.
Lớp khảo sát
Số trẻ khảo sát
Cân nặng
Chiều cao
Bình thường
Suy DD
Cao hơn so với tuổi
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Cao hơn so với tuổi
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Mẫu giáo 3 tuổi TT
36
32
88,9
3
8,3
1
2,8
28
77,8
8
22,2
0
Mẫu giáo 4 tuổi TT
35
29
82,9
5
14,3
1
2,8
29
82,8
6
17,2
0
Mẫu giáo 5 tuổi TT
31
25
80,6
6
19,4
0
0
23
74
8
26
0
Tổng cộng
102
86
84,4
14
13,7
2
1,9
80
78,5
22
21,5
0
Thực tế ở bảng trên chúng ta thấy: tỷ lệ các cháu đầu năm học bị suy dinh dưỡng vẫn còn nhiều, một số cháu cân nặng thì đủ nhưng lại thiếu chiều cao. Là phó hiệu trưởng được phân công phụ trách nuôi dưỡng, bán trú tôi đã rất lo lắng phải làm gì và làm như thế nào để huy động được số lượng trẻ ở lại ăn bán trú tại trường ngày càng tăng lên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi, nhẹ cân giảm. Để thực hiện được mục tiêu trên tôi mạnh dạn áp dụng một số các giải pháp và biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường Mầm non Thành Lâm.
 2.3.1. Tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị của địa phương.
Ngay từ đầu năm học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bản thân đã xác định tìm hiểu kĩ đặc điểm tình hình, văn hóa, kinh tế xã hội của xã Thành Lâm. Bằng cách trực tiếp cùng giáo viên đi đến các thôn khó khăn, các hộ gia đình trong thôn, tham gia mọi phong trào văn hóa văn nghệ do xã, các thôn bản tổ chức để giữ mối quan hệ gần gũi với nhân dân. Tuy là một người mới lên làm quản lý, là người địa phương khác đến nhưng tôi đã hòa nhập nhanh để nắm bắt tình hình địa phương nơi mình công tác.
 Thành Lâm là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Bá Thước, trung tâm xã cách huyện lỵ 12 km về phía Bắc Tây Bắc, xã gồm có 8 thôn bản. Chủ yếu là dân tộc Thái, mường, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 98% dân số. Là một xã thuần nông đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trường mầm non Thành Lâm tuy đã có phòng học kiên cố hóa nhưng vẫn chưa có các phòng chức năng, phòng hiệu bộ. 
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu.
Là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tôi đã mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí hiệu trưởng về việc đi học tập tham quan một số trường bạn trong huyện. 
Xuất phát từ những khó khăn chung của nhà trường ngay từ đầu năm học 2017- 2018 ban giám hiệu đã họp bàn thống nhất những việc cần làm để đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được tốt hơn.
Làm tốt công tác tuyên truyền để đạt được chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp, trẻ đến trường được ăn bán trú và việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ được tốt.
 Tham mưu về các hình thức đóng góp, chế độ ăn cho trẻ.
	 Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tiếp tục hoàn thiện CSVC nhà trường.
Muốn làm tốt được những mục tiêu trên bản thân phải nghiên cứu kĩ nhiệm vụ trọng tâm cần làm là như thế nào. Tôi đã tìm các văn bản thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành để làm minh chứng cụ thể.
Mới ban đầu thật sự khó khăn đó là nguồn ngân sách địa phương còn ít ỏi không những 1 trường mà đang tập trung cho 3 trường học, đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, bằng sự kiên trì thuyết phục trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Ủy ban nhân dân huyện, phòng giáo dục, địa phương xã, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
Kết quả: 
Nhà trường đã được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm hỗ trợ xây dựng được bếp ăn theo qui chuẩn một chiều cho trường mầm non Thành Lâm với tổng diện tích 61m2 trị giá: 435.000.000đ
Hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ đồ dùng bán phục vụ bán trú như: Bếp ga công nghiệp, nồi cơm điện, máy xay thịt cho nhà trường trị giá: 7.800.000đ.
2.3.3. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh huy động trẻ ăn bán trú đạt hiệu quả.
Qúa trình chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã hội hóa cao, để thực hiện có hiệu quả quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và đặc biệt là cộng đồng xã hội [5].
Để tất cả các cháu trong độ tuổi đi học được đến trường đầy đủ, được ăn ở lại bán trú như những các bạn cùng trang lứa, để phụ huynh tin tưởng, khâu đưa đón con đỡ vất vả, yên tâm lao động sản xuất cho gia đình. Ban giám hiệu chúng tôi đã họp và bắt tay ngay vào việc làm đầu tiên.
* Tổ chức việc họp thông qua hội đồng nhà trường.
Nắm rõ mục tiêu kế hoạch trọng tâm của năm học để triển khai tới toàn thể chị em trong hội đồng nhà trường, trong cuộc họp đồng chí Hiệu trưởng nêu rõ tình hình thực trạng của trường của địa phương, yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017 – 2018 bản thân tôi chịu trách nhiệm đưa ra những giải pháp làm tốt công tác chuyên môn để giúp chị em giáo viên hiểu và cùng chia sẻ khó khăn sẵn sàng bắt tay vào công việc.
- Tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân trên địa bàn xã qua các hội nghị do UBND xã tổ chức, qua đài truyền thanh nội dung huy động trẻ ra trường lớp và ăn bán trú tại trường.
- Trong giờ đưa đón trẻ đến trường cũng là cơ hội tốt để cho giáo viên động viên, tuyên truyền. 
* Chuẩn bị nội dung họp phụ huynh trên văn bản có đầy đủ nội dung cần triển khai thật tốt, kĩ càng.
- Đồng chí hiệu trưởng chuẩn bị các nội dung cần thiết trong văn bản.
- Tôi chuẩn bị nội dung tuyên truyền về việc đưa trẻ mẫu giáo ra lớp ăn bán trú.
 	 - Thành phần tham dự: Mời lãnh đạo địa phương, chủ tịch UBMTTQ xã, CT hội phụ nữ.
- Khi tiến hành họp phụ huynh bản thân chúng tôi phải phòng các tình huống xảy ra: như có một số phụ huynh không đồng tình với mức đóng góp các khoản phục vụ cho công tác bán trú.
 	 * Tiến hành cuộc họp phụ huynh mở rộng:
- Đồng chí hiệu trưởng báo cáo đánh giá tình hình phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
- Thông qua kế hoạch nhà trường, nhấn mạnh công tác huy động trẻ bán trú, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non. 
- Qua việc đóng góp tiền ăn theo mặt bằng chung của xã:12.000đ/ngày/trẻ với 2 mức để phụ huynh bàn bạc lựa chọn hình thức cho trẻ bán trú phù hợp với điều kiện gia đình:
Mức 1: Học hai buổi trên ngày không ở lại ăn bán trú.
Mức 2: Nạp tiền 12.000đ/cháu/ngày.
 * Bước xin ý kiến của phụ huynh:
- Trước hết mời những phụ huynh nhiệt tình có khả năng nói giữa đám đông phát biểu trước để tìm cách giải quyết tốt nhất.
- Trong khi họp tôi vẫn nghe một số phụ huynh có bàn bạc nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc là mỗi một ngày đóng ăn 12.000đ tiền ăn cho con, thôi cho nó ở nhà tiền đó có thể mua được thức ăn như trứng, cá khô ăn cả nhà ấy chứ...
Nắm bắt được thông tin trên, tôi đã mạnh dạn xin được ý kiến của hiệu trưởng để giải thích cho số phụ huynh đang có ý kiến trái chiều, việc cho con em mình đến trường không những các cháu được va chạm với thế giới bên ngoài, tự tin hơn, mạnh dạn hơn, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ mà còn giúp phụ huynh chúng ta có nhiều thời gian đi làm để phát triển kinh tế gia đình. Trường mầm non Thành Lâm nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn các cháu trong độ tuổi đi học từ 3,4,5 tuổi sẽ được hỗ trợ ăn trưa, đặc biệt nếu phụ huynh có diện hộ nghèo sẽ được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
 	Sau thời gian thảo luận, phụ huynh rất phấn khởi đa số đã tán thành cuộc họp đã thành công (mặc dù vẫn còn một số phụ huynh chưa đồng tình). Kết quả là đa số phụ huynh nhất trí cho các cháu đi học ở lại bán trú tại trường (vẫn còn một số phụ huynh vì điều kiện kinh tế gia đình không có tiền cho con ăn bán trú tại trường). 
* Công tác vận động, tuyên truyền:
- Khi đã thống nhất phương án trên, nhưng bản thân chúng tôi cũng rất lo lắng liệu trẻ có đến trường ăn bán trú đạt chỉ tiêu không, vì như lớp mẫu giáo bé là năm đầu tiên phụ huynh mới làm quen với việc cho con mình ở lại cả ngày, rồi tiền ăn hằng ngày cho trẻ nữa. Chúng tôi phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợi ích khi đưa con đến trường. 
Hình ảnh họp phụ huynh ở khu trung tâm.
Qua một tháng thực hiện có khó khăn, vướng mắc nhưng với sự quyết tâm một lòng của tập thể nhà trường, chúng tôi thu được kết qủa: Có 78/102 cháu mẫu giáo khu trung tâm ở lại trường ăn bán trú, tỷ lệ 76%, so với năm học trước tăng 18 cháu ăn bán trú.
Khi đã có trong tay số lượng trẻ thì chúng tôi lại nghĩ đến việc làm tiếp theo là làm sao để đảm bảo duy trì số lượng bán trú thường xuyên và đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh và nhân dân trong toàn xã.
2.3.4. Xây dựng thực đơn khoa học và nâng cao chất lượng bữa ăn.
- Trước hết cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ để có biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất: 
- Vì trẻ mới được ăn ở lại bán trú, cách chế biến nấu nướng khác hoàn toàn so với ở gia đình, chính vì vậy tôi cần nắm rõ đặc điểm của trẻ, để tạo ra những sự hấp dẫn được chế biến từ các món ăn đơn giản nhất.
- Luôn chú ý cách chế biến các loại thực phẩm hợp khẩu vị, tạo món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị. 
 + Ví dụ: món “ Thịt kho” thịt tươi ngon thái mỏng ướp gia vị, nấu kho kĩ mềm để đảm bảo không bị mất chất dinh dưỡng của thực phẩm. 
- Trình bày bàn ăn thật đẹp mắt, tạo không gian tốt, tạo không khí vui vẻ. 
 “Hình ảnh cô giáo và trẻ trong giờ ăn của trường mầm non Thành Lâm”
 Trước khi cho trẻ ăn chúng tôi cùng cô giáo giới thiệu các món ăn, thành phần dinh dưỡng của các món ăn, tác dụng của các món ăn bằng nhiều hình thức như: kể chuyện, thơ vè, kịchđơn giản, ngắn gọn, hài hước để kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
 - Xây dựng khẩu phần ăn và các chế độ ăn hợp lý.
Đặc thù phụ huynh ở đây toàn làm nghề trồng trọt, điều kiện kinh tế kém phát triển, khả năng hiểu rõ cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như thế nào cho đúng còn mơ hồ, thiếu kinh nghiệm, nên ngay từ ban đầu tôi đã mạnh dạn tính đến việc xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ làm thế nào mà trong số tiền ăn 12.000đ của trẻ đấy khẩu phần ăn vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Ví dụ: 
 + Trẻ mẫu giáo nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 1230 – 1320 Kcal. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày chiếm 50 – 55% nhu cầu cả ngày: 615 – 726 Kcal.
Khi xây dựng khẩu phần luôn đảm bảo tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: 
+ Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13 – 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25 – 35% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52 – 60% năng lượng khẩu phần.
Mỗi ngày trẻ ăn ở trường 1 bữa chính, 1 bữa phụ, đạt 50-55% nhu cầu năng lượng trong 1 ngày, trong đó bữa chính đảm bảo từ 30-35%, bữa phụ đảm bảo từ 15-25% năng lượng cả ngày [2].
Tôi luôn tìm tòi nghiên cứu học hỏi để làm sao bảo đảm chế độ ăn cho trẻ đạt yêu cầu về năng lượng và cân đối các chất theo quy định chuẩn của từng độ tuổi. Chỉ đạo xây dựng thực đơn theo mùa, theo tháng, theo tuần.
- Thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa, theo tuần, tháng và hàng ngày thực hiện nghiêm túc theo thực đơn đã được xây dựng. 
Mỗi chất dinh dưỡng đều có những vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ và mỗi loại thực phẩm chỉ cung cấp mốt số chất nhất định vì vậy khi sử dụng nhiều loại thực phẩm cho các bữa ăn của trẻ sẽ giúp cho cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng - giúp trẻ phát triển tốt [4]. 
Trong thực tế mọi gia đình thường chú trọng ăn thế nào cho ngon miệng, thích gì ăn nấy, chứ ít ai để ý ăn gì cho cân đối về dinh dưỡng, đảm bảo về Kcalo. Mà chúng ta biết rằng nếu ăn nhiều nhưng mất cân đối về dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, còn nếu ăn thừa sẽ dẫn đến béo phì cả hai hướng đều không tốt cho sức khoẻ của con người nói chung và của trẻ nói riêng. Vì thế xây dựng thực đơn hợp lý là khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình chă

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_huy_dong_tre_an_ban_tru_va_nang_cao_chat_lu.doc