SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hàm Rồng
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng hiểu rõ câu nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là búp măng non đang từng ngày, từng ngày lớn lên mang theo những phẩm chất, trí tuệ, đạo đức của con người Việt Nam. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi luôn luôn được xã hội quan tâm cũng như tạo điều kiện để phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Để đạt dược điều đó thì việc chăm sóc, giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái bên cạnh đó cũng có một số phụ huynh thường bao bọc, nuông chiều trẻ một cách thái quá, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỉ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế, gây khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy, một số trẻ vẫn rất hạn chế trong các kỹ năng sống cơ bản hàng ngày. Một số trẻ rất thụ động khi có những tình huống xảy ra. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng cho cả cuộc đời.
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hằng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng sống, trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hổ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU.....02 1. Lý do chọn đề tài.........................02 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................03 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... .03 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................03 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................................03 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................03 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............04 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.............................................05 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........................................17 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................19 1. Kết luận...........................................................................................................19 2. Kiến nghị.........................................................................................................20 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng hiểu rõ câu nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là búp măng non đang từng ngày, từng ngày lớn lên mang theo những phẩm chất, trí tuệ, đạo đức của con người Việt Nam. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi luôn luôn được xã hội quan tâm cũng như tạo điều kiện để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Để đạt dược điều đó thì việc chăm sóc, giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái bên cạnh đó cũng có một số phụ huynh thường bao bọc, nuông chiều trẻ một cách thái quá, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỉ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế, gây khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy, một số trẻ vẫn rất hạn chế trong các kỹ năng sống cơ bản hàng ngày. Một số trẻ rất thụ động khi có những tình huống xảy ra. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng cho cả cuộc đời. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hằng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, lễ hội, tham quanMỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng sống, trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hổ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo; biết yêu thương, chia sẽ biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng cho trẻ lòng tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Mục tiêu của việc rèn kỹ năng sống nhằm phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp cân bằng cuộc sống trên các lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần. Xuất phát từ những lý do trên là giáo viên trực tiếp đứng lớp 4 - 5 tuổi. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn với một giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Với trái tim là người mẹ thứ hai của trẻ trong năm học 2017-2018 đã thôi thúc tôi lựa chọn “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hàm Rồng”, với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ của trẻ nhằm thúc đấy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Hàm Rồng. 4. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra là giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để chi giác có mục đích đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội mà không cần sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của hiện tượng hoặc sự vật đó. - Phương pháp quan sát là khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát triển những quy luật phân bố trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp dùng lời động viên khích lệ, phương pháp thực hành trải nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận: Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo “điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ. Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt những kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống của trẻ mầm non bao gồm những kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề; kỹ năng thích nghi; kỹ năng khám phá thế giới xung quanh; kỹ năng trong giao tiếp; kỹ năng tự chăm sóc bản thân; kỹ năng tạo niềm vui; kỹ năng tự bảo vệ; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng nhận thứcVì vậy dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn nhằm giúp cho trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Muốn như vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. 2. Thực trạng vấn đề của lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2017 - 2018 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi: có tổng số 50 trẻ: trẻ học rất ngoan, có nề nếp học tập, mỗi một hoạt động học tập trẻ rất tích cực. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ có những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi Cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị dạy học được nhà trường trang bị và cấp phát tương đối đầy đủ, như các tài liệu chuyên môn, tập san để nghiên cứu học tập mở rộng kiến thức, được bồi dưỡng về chuyên môn do Phòng Giáo dục Đào tạo tổ chức, dự giờ, thao giảng, học tập lớp bạn, trường bạn. Trẻ có nề nếp học tập, vui chơi và tích cực tham gia vào các hoạt động. Được sự quan tâm của nhà trường đã đầu tư các trang thiết bị công nghệ thông tin cho lớp và cấp phát đầy đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết cho công tác dạy và học trên lớp. Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con mình, sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như việc tìm kiếm nguyên vật liệu ủng hộ giáo viên trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho viêc dạy và học của cô và trẻ trên lớp. b. Khó khăn Từ những thuận lợi cơ bản trên, song bản thân tôi còn gặp khó những khăn như: Do tác động ngoại cảm một số trẻ được ba, mẹ nuông chiều quá mức nên có những biểu hiện không đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ không có được kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp, dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát quá không dám tham gia vào các hoạt động của trường, lớp, phụ huynh thường làm thay trẻ làm tất cả mọi việc không cho trẻ có cơ hội để thực hành. Vẫn còn một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi mẫu giáo mà chỉ quan tâm đến việc ăn uống của các cháu, có tâm lý thờ ơ nên không có sự tác động giáo dục cho trẻ khi trẻ về với gia đình. Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực tế cũng còn nhiều khuyết điểm nên việc giáo dục chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp. Trong lớp định biên số trẻ quá đông so với chỉ tiêu của nghành học nên cũng gây rất nhiều tới việc chăm sóc giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở một suy nghĩ rằng mình phải có biện pháp như thế nào để hình thành nề nếp rèn kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ . 3. Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Muốn giáo dục trẻ tốt trước hết ta phải hiểu được tâm, sinh lý trẻ, trẻ đang cần gì, muốn gì? Qua đó chúng ta đưa ra được những biện pháp giáo dục hiệu quả. Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ ngay đầu năm học tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng sống phù hợp với trẻ lớp tôi. Như sau: Nội dung Số trẻ ks Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Tính tự tin 50 5/50 10% 10/50 20% 25/50 50% 10/50 20% Kỹ năng hợp tác 50 4/50 8% 10/50 20% 26/50 52% 10/50 20% Kỹ năng giao tiếp 50 3/50 6% 12/50 24% 28/50 56% 7/50 14% Sự tò mò và khả năng sáng tạo 50 3/50 6% 10/50 20% 25/50 50% 12/50 24% Kỹ năng tự phục vụ 50 5/50 10% 10/50 20% 20/50 40% 15/50 30% Với kết quả trên, quả là một điều đáng lo ngại và thiết nghĩ mình cần phải tìm tòi sáng tạo thiết kế ra những biện pháp thực hiện tốt và thiết thực nhằm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ góp phần phát triển toàn diện con người trẻ. Sau đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình thực nghiệm để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi: Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch và tạo môi trường thuận lợi để dạy kỹ năng sống cho trẻ Bản thân tôi đã xây dựng các kế hoạch giáo dục theo năm, tháng, tuần; theo từng chủ đề có sự phê duyệt và kiểm tra của Ban giám hiệu. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ định theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo Thông tư 28 của BGD&ĐT. Bước 1: Xác định mục tiêu theo đúng độ tuổi, nắm được trong việc thực hành các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dựa vào các tiêu chí và chỉ số dành cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Bước 2: Xây dựng bộ ngân hàng mục tiêu dựa vào từng chủ đề phù hợp. Bước 3: Xây dựng kế hoạch chủ đề, mục tiêu của chủ đề phải dựa trên ngân hàng mục tiêu đã lên. Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện chủ đề tích hợp dạy trẻ kỹ năng sống trong mọi hoạt động trong ngày. Bước 5: Thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải dựa vào nhu cầu và hiểu biết của trẻ theo từng độ tuổi, từng cá nhân. Bước 6: Đánh giá sự phát triển của trẻ theo ngân hàng mục tiêu đã lên. - Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo độ tuổi, nội dung từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Xây dựng các ngân hàng mục tiêu, chỉ số phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của trẻ theo từng chủ đề. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định phương pháp hoạt động, nội dung các bài tập rèn kỹ năng cho trẻ, phù hợp cho cả lớp, phù hợp với từng cá nhân trẻ (cá nhân trẻ đặc biệt), đảm bảo tính phù hợp, hài hòa theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủ định của mình và mức độ hứng thú của trẻ. - Xây dựng, kế hoạch đánh giá trẻ nhằm ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ. Cũng từ biện pháp này, tôi có dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì mỗi trẻ rất khác nhau và giúp trẻ sớm hình thành các kỹ năng sống. - Các bài tập và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải tự lập, tự phục vụ. Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có môi trường vật chất và môi trường xã hội. Để có môi trường dạy kỹ năng sống tốt cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp với giáo viên trên nhóm lớp trang trí nhóm lớp theo chủ đề; tạo không khí, môi trường phù hợp với từng chủ đề đồng thời lồng ghép các hoạt động giáo dục tạo tình huống để trẻ rèn các kỹ năng. + Ví dụ: * Ở chủ đề: “Trường mầm non”: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết cùng bạn hoàn thành công việc. * Ở chủ đề “Gia đình”: Dạy trẻ những khả năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn biết thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồng cảm. * Ở chủ đề “Bản thân”: Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ: Tự mặc cởi quần áo, cách sử dụng vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, trong ăn uống cách mặc quần áo phù hợp với thời tiết biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, biết một số thông tin về bản thân * Ở chủ đề “Nghề nghiệp”: Lồng ghép các bài thơ câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công phối hợp với bạn bè để hoàn thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ý tưởng, kỹ năng sử lý tình huống. * Chủ đề “Thế giới thực vật”: Dạy trẻ kỹ năng biết yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường. * Chủ đề “Phương tiện giao thông”: Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẻ, không chen lấn xô đẩy nhau * Chủ đề “Quê hương đất nước – Bác Hồ” dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến những di tích lịch sử, địa danh, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương đất nước giữ gìn và bảo vệ môi trường. Với công tác xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non như vậy đó chính là phương tiện, là điều kiện để giúp trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào các cấp học sau này. Vì thế để thực hiện được việc rèn kỹ năng sống cho trẻ thì không thể thiếu đi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống, hình thành thói quen sống, nề nếp sinh hoạt tới các bậc cha me và cộng đồngvề kế hoạch thực hiện chuyên đề kỹ năng sống cho trẻ có sự phối hợp, hỗ trợ kinh phí để xây dựng môi trường, mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đủ theo thông tư 02/2010/TT – BGDDT của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo trong quá trình triển khai và thực hiện. Bên cạnh việc trang trí sắp đặt môi trường trong lớp rất quan trọng. Tôi đã sưu tầm rất nhiều video, tranh ảnh về việc trang trí các góc, lớp học xung quanh mục đích cho trẻ hiểu biết về cách sống, các mối quan hệ xã hội. Song song với việc đó cùng với những đồ dùng, đồ chơi sẵn có của nhà trường. Bản thân tôi khi được là giáo viên phụ trách lớp 4 – 5 tuổi, tôi đã cùng với đồng nghiệp, phụ huynh thường xuyên sưu tầm những vật dụng đã qua sử dụng như: rơm rạ, chai nước, các hộp nhựa, hộp sữa, vỏ kẹo, đĩa CD đã hỏng, lá cây rụng, cành khô, giấy báo, tạp chí, lịch cũNhững vật liệu được thu gom và vệ sinh sạch sẽ, kết hợp với việc vận dụng những nguyên vật liệu phế thải đã gắn ghép chúng với nhau để mô tả các vật trong cuộc sống xung quanh trẻ, tạo hình khối và bỏ vào các thùng, hộp phân loại để trẻ hoạt động ngay trên các mảng tường trang trí với nội dung và các bài tập rèn kỹ năng sống cho trẻ. Chuẩn bị tốt các điều kiện đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ đảm bảo đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo chương trình. Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân”, nhánh là “Tôi là ai?”. Để thực hiện việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Giáo viên đưa ra các bài tập được làm thành tranh ảnh về cơ thể bé, cách gấp quần áo, quy trình đánh răng, rữa mặt, rữa tay. Giáo viên trang trí tranh ảnh đó leencacs mảng tường, tạo góc mở để trẻ khám phá, thực hành. Trẻ có thể hoạt động bằng cách sắp xếp các quy trình theo đúng thứ tự cô giáo yêu cầu. Biện pháp 2: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội để hình thành thói quen nhân cách cho trẻ. Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nền tảng giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng sống. Vì thế cần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. * Kỹ năng giao tiếp với bạn bè: Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo ra môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra mục tiêu, các chỉ số yêu cầu trẻ thực hiện: Không tranh giành đồ chơi với bạn, trong chỉ số này tôi lên kế hoạch rèn kỹ năng giao tiếp cho cả lớp nói chung, vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào nhiều cờ sẽ được tặng bé ngoan, ngoài ra các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt cho trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục. Giúp trẻ thấy các nhân vật trong chuyện, bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào? bài thơ: Lời chào Đi về con chào mẹ! Làm mát ruột cả nhà Ra vườn cháu chào bà
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc