SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Nga Yên

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Nga Yên

Như chúng ta đã biết: Một chương trình giáo dục Mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên những hứng thú, nhu cầu kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện. Không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất, khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ được học cái gì mà còn chú trọng trẻ học như thế nào? Tức là cho trẻ trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê học hỏi của trẻ và khả năng tự học.

Vâng! Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, sự tăng trưởng và hoàn thiện về trọng lượng của não bộ, các dây thần kinh và sự phát triển và hoàn thiện không ngừng khả năng vận động, tâm lý và nhân cách. Cũng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ 4-5 tuổi đã trải qua các giai đoạn phát triển từ trực quan hành động đến tư duy logic. Kinh nghiệm sống của trẻ được tích lũy nhanh chóng, phạm vi các biểu tượng được mở rộng. Đây là “ thời kỳ nhạy cảm” để cho trẻ tiếp xúc, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xã hội.

Khi nói đến trẻ Mầm non khám phá khoa học mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ trẻ mầm non khám phá khoa học bằng cách nào?”. Ở lứa tuổi trẻ mầm non trí não đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên rất cần có phương pháp giáo dục khoa học. Với trẻ khám phá khoa học luôn là một hành trình khám phá hấp dẫn thú vị. Trẻ thường đặt ra những câu hỏi ngô nghê hết sức đáng yêu về thế giới xung quanh đầy bí ẩn. Trẻ muốn hiểu, muốn biết những điều mới lạ. Nên đây là “ giai đoạn vàng” để khai mở tiềm năng, phát triển trí tuệ và sáng tạo cho trẻ.

 

doc 22 trang thuychi01 17872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4. Hiệu quả đạt được.
18
3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị
20
* Tài liệu tham khảo
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: Một chương trình giáo dục Mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên những hứng thú, nhu cầu kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện. Không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất, khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ được học cái gì mà còn chú trọng trẻ học như thế nào? Tức là cho trẻ trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê học hỏi của trẻ và khả năng tự học. 
Vâng! Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, sự tăng trưởng và hoàn thiện về trọng lượng của não bộ, các dây thần kinh và sự phát triển và hoàn thiện không ngừng khả năng vận động, tâm lý và nhân cách. Cũng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ 4-5 tuổi đã trải qua các giai đoạn phát triển từ trực quan hành động đến tư duy logic. Kinh nghiệm sống của trẻ được tích lũy nhanh chóng, phạm vi các biểu tượng được mở rộng. Đây là “ thời kỳ nhạy cảm” để cho trẻ tiếp xúc, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xã hội. 
Khi nói đến trẻ Mầm non khám phá khoa học mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ trẻ mầm non khám phá khoa học bằng cách nào?”. Ở lứa tuổi trẻ mầm non trí não đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên rất cần có phương pháp giáo dục khoa học. Với trẻ khám phá khoa học luôn là một hành trình khám phá hấp dẫn thú vị. Trẻ thường đặt ra những câu hỏi ngô nghê hết sức đáng yêu về thế giới xung quanh đầy bí ẩn. Trẻ muốn hiểu, muốn biết những điều mới lạ. Nên đây là “ giai đoạn vàng” để khai mở tiềm năng, phát triển trí tuệ và sáng tạo cho trẻ.
Thực tế giảng dạy cho thấy một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi còn tẻ nhạt. Phương tiện cho trẻ khám phá chưa phong phú. Thấu hiểu được nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh là vô tận và cần thiết. Đây là một bước tiến quan trọng với mục tiêu phát triển tiềm năng trí tuệ. Cùng với môi trường học tập tốt, dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp trẻ có được những giờ khám phá khoa học thú vị. 
 Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu, bản thân tôi trực tiếp đứng lớp 4 - 5 tuổi, tôi luôn trăn trở mong muốn mang đến cho trẻ những điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ không “học suông”, học lý thuyết mà học thông qua các hoạt động thực nghiệm trực quan sinh động đầy hứng thú. Điều này sẽ giúp trẻ khơi mở tính tò mò vốn có sẵn. Phát huy tiềm năng thế mạnh cùng với những đam mê sáng tạo, hứng khởi học tập. Vì thế trẻ khám phá khoa học giúp trẻ phát triển về thể chất và các kỹ năng lao động. Có thể nói khám phá khoa học là một phương pháp quan trọng chủ yếu để trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Nga Yên” để nghiên cứu. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình khám phá khoa học cho trẻ mấu giáo 4-5 tuổi từ đó tìm ra biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi khám phá thế giới xung quanh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Nga Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp trực quan. 
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tuyên truyền.
- Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Những nhà khoa học Phương tây nhận thức rõ về những học thuyết quan điểm của Drivr (1983) và Osborne cùng Freyberg( 1985) đã khuyến khích trẻ khám phá thử nghiệm những gì liên quan đến “ khoa học dành cho trẻ nhỏ”. Tuy nhiên vẫn chưa phải là chỉ báo về tiềm năng của trẻ trong việc lĩnh hội những khám phá khoa học của chúng. Ở một khía cạnh khác Metz(1995) lại cho rằng điều đó phù hợp với những gì chúng ta biết về trẻ nhỏ nhằm hỗ trợ những nỗ lực của trẻ khi xây dựng lý thuyết thông qua việc xác thực phù hợp
Tiến sĩ Trần Ngọc Trâm đã thực hiện đề tài : “Thiết kế các hoạt động cho trẻ mầm non” từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 10 năm 2013 nhằm làm sáng tỏ khung lí thuyết và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giaó. Theo đề tài về mặt lí thuyết tiến sĩ đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo như sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo, các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ, mục tiêu của tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học cho trẻ nhỏ. Tổng quan chuẩn giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo của một số nước, cách tiếp cận quá trình trong dạy khoa học cho trẻ nhỏ, và vai trò của giáo viên trong tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, trên mạng và tài liệu của Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền về “chương trình giáo dục mầm non”.
Từ cơ sở trên, chúng ta phải nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học theo đúng độ tuổi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Qua đó giáo viên biết mình phải làm gì? làm như thế nào để đem lại hiệu quả cao giúp trẻ phát triển toàn diện .
2.2. Thực trạng
 2.2.1. Thuận lợi: 
Nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc tạo môi trường cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Nên Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các ban nghành đoàn thể. Xây dựng được các phòng học đạt chuẩn tạo điều kiện cho trẻ hoạt động thoải mái, an toàn. Khuôn viên nhà trường xanh- sạch- đẹp. Ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo toàn diện, chú trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ nên môi trường giáo dục của toàn trường đã ổn định. 
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.
Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, nâng cao chuyên môn, tìm tòi và tự làm một số đồ dùng để chơi, sưu tầm tranh ảnh sách báo để phục vụ các hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ. 
Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi nên nhận thức của trẻ khá đồng đều. Phụ huynh luôn quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ giúp tôi có những điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài này.
 2.2.2. Khó khăn: 
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên thì tôi cũng gặp không ít khó khăn.
Cơ sở vật chất còn hạn chế đồ dùng phục vụ các hoạt động còn nghèo nàn, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ khám phá. 
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở bên ngoài lớp học chưa đa dạng phong phú.
Đầu năm số trẻ đến lớp đa phần còn nhút nhát, bị động trong học tập, khả năng tiếp thu chậm, vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế.
Trong những năm gần đây, phụ huynh đã quan tâm tới chất lượng chăm sóc, giáo dục của con em mình khi tới lớp, tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh chưa coi trọng bậc học mầm non.
2.2.3. Kết quả của thực trạng.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức giờ hoạt động cho trẻ khám phá khoa học, tôi thấy vốn biểu tượng về thế giới xung quanh còn hạn chế. Mặt khác, khả năng quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại của trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, kết quả thực trạng đầu năm cho thấy:
Tổng số trẻ đến lớp
Số cháu tích cực hoạt động
Có kỹ năng quan sát, phán đoán
Có kỹ năng so sánh, phân loại
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ MTXQ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
41
24
10
5
2
15
15
8
3
15
13
8
5
17
10
10
4
Tỷ lệ %
59
24
12
5
36,5
36,5
19,5
7,5
36,5
32
19,5
12
42
24
24
10
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Đứng trước thực trạng trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả cao, từ đó tăng dần khả năng quan sát, phán đoán, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về Thế giới xung quanh trong mỗi trẻ, góp phần cho trẻ phát triển một cách toàn diện, dựa vào vốn kiến thức đã học và các biện pháp chuyên môn.
2.3.1. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nhận thức, kỹ năng cho bản thân
Trẻ Mầm non được ví như “trang giấy trắng” gia đình, cô giáo, những người lớn xung quanh trẻ viết lên điều gì thì trẻ sẽ tiếp nhận điều ấy. Bản thân tôi hiểu được điều này nên tự nhận thức được rằng: Cô giáo có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt trẻ bước những bước đi đầu tiên. Trẻ sẽ rất nhớ những kiến thức đầu tiên mà trẻ được khám phá mà cô giáo là người truyền đạt cho trẻ.
Thế giới xung quanh có muôn vàn những điều mới lạ mà trẻ cần được khám phá. Vì vậy cô giáo cần phải có những kiến thức cơ bản, chính xác về các vấn đề. Khi cho trẻ tìm hiểu, khám phá, giáo viên phải lựa chọn các kiến thức sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ. Chính vì thế từ đầu năm tôi đã nghiên cứu kế hoạch cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của ngành, học các chuyên đề do phòng phòng giáo dục tổ chức cũng như sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường.
Học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, sách báo, tập san, không ngừng nâng cao ý thức học tập, trau dồi kiến thức về khám phá khoa học, phát huy ưu điểm và bổ sung những mặt còn hạn chế của bản thân.
Tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để các hoạt động trở nên sôi nổi, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ.
* Kết quả: Trong quá trình nâng cao nhận thức, kỹ năng cho bản thân tôi đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm như: Xác định được những kiến thức cơ bản cần truyền đạt cho trẻ mỗi chủ đề, tích luỹ được nhiều hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường quanh trẻ với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, tránh gò bó áp đặt giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên.
2.3.2. Sử dụng các sản phẩm tạo hình, xây dựng cơ sở vật chất, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
Đây là một biện pháp đơn giản, gần gũi và dễ hiểu đối với trẻ. Giúp trẻ được trực tiếp tạo sản phẩm. Hình thành và củng cố những biểu tượng cơ bản về đối tượng cho trẻ. Việc tôi sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế thải khiến trẻ hào hứng tham gia hoạt động đồng thời phát huy tính sáng tạo của trẻ.
Đồ dùng của cô và trẻ phải đầy đủ, đẹp, hấp dẫn nhằm kích thích hứng thú, tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng những đồ dùng bằng vật thật hoặc hình ảnh đẹp cho hoạt động của trẻ thêm sinh động.
- Với phụ huynh, tôi vận động phụ huynh mua thêm truyện, tranh, đồ chơi về các con vật, rau, củ, quả, cây. sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đồng giao về các con vật, rau, củ,quả, hoa làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh trẻ. 
- Với chính bản thân mình tôi luôn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: vải vụn, lá khô, vỏ trai, vỏ trứng, hến, sò, làm tranh ảnh và hình dạng các con vật, cây cối, hoa quả phục vụ cho hoạt động.
VD: Bằng nửa quả bóng + bìa cát tông bằng kỹ năng tạo hình tôi đã làm thành con rùa thật ngộ nghĩnh để làm vật mẫu khi cho trẻ làm quen với các con vật sống dưới nước. Hay từ 2 vỏ hộp sữa chua tôi sử dụng thêm xốp để làm chân, đuôi và tạo thành con lợn thật đẹp sử dụng khi cho trẻ làm quen về các con vật sống trong gia đình.
Hình ảnh: Con rùa làm từ quả bóng và con lợn từ vỏ hộp sữa chua
Tôi luôn động viên, khích lệ hướng trẻ cùng tham gia hoạt động làm đồ dùng đồ chơi. Điều này góp phần không nhỏ giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu những biểu tượng cơ bản về những đồ vật, đồ dùng mà trẻ sẽ được khám phá.
Hình ảnh: Trẻ cùng cô làm đồ dùng đồ chơi
Với những đồ dùng đồ chơi được nhà trường phát và tự làm, khi tôi sử dụng vào các hoạt động, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú với giờ học, trẻ biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại các nhóm con vật, đồ vật, cây, củ, quả cũng rất nhanh, rõ ràng. 
* Kết quả: 
- Qua việc áp dụng giải pháp này vào thực tiễn. Lớp tôi đã sắm được 10 bộ tranh các chủ đề lớn trong năm và đầy đủ các loại lô tô có liên quan đến các chủ đề, lớp tôi có 41 bộ tranh lô tô về các nhóm con vật, 2 bộ sa bàn. Tất cả đề được tôi tự làm, và hướng dẫn trẻ cùng làm bằng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương. 
- Sau khi áp dụng thực hiện giải pháp này, trong mỗi chủ đề lớp học của tôi có thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi sinh động, hấp dẫn làm bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau, 41/41 = 100% các cháu trong lớp tích cực tham gia vào các hoạt động sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải và tham gia vào quá trình làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô. Số trẻ chú ý quan sát vật mẫu và có cảm nhận tốt hơn về đối tượng được khám phá tăng lên. 
2.3.3. Sử dụng các phương tiện trực quan
Việc sử dụng đồ thật, vật thật tùy theo từng chủ đề mà tôi linh hoạt sử dụng vật thật. Trẻ quan sát, tìm tòi, khám phá và hoạt động với vật thật, tạo hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, từ đó gây được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Thế giới thực vât: khi cho trẻ tìm hiểu về các loại rau, tôi sẽ chuẩn bị những loại rau, củ, quả thật gần gũi có sẵn ở địa phương cho trẻ quan sát. Tôi cho trẻ được trực tiếp nhìn, sờ tay, nếm, ngửi để trẻ cảm nhận rau, củ, quả thật. Điều này có tác động nhanh đến nhận thức của trẻ. Trẻ sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu tên gọi, các đặc điểm cơ bản của củ, quả, rau. Khi về nhà nếu như mẹ có mua rau su hào, cà rốt hay rau bắp cải thì trẻ có thể tự giới thiệu với mọi người trong gia đình về tên gọi và đặc điểm của rau củ mà trẻ được quan sát. Trẻ sẽ được ông bà bố mẹ khen ngợi và trẻ cảm thấy thích thú và rất hãnh diện. 
Hình ảnh: Trẻ quan sát các loại rau xanh ở vườn trường
Ví dụ: Khi tìm hiểu cây hoa hồng, tôi sẽ cho trẻ nhận biết hoa hồng bằng việc cho trẻ sờ cánh hoa hồng để cảm nhận cánh hoa mịn và nhẵn, mép lá có răng cưa, cho trẻ ngửi hoa để thấy mùi thơm của hoa hồng.
Tôi nhận thấy từ việc trẻ được quan sát kỹ, có đầy đủ các đặc điểm của đối tượng trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
Tôi còn sử dụng tranh ảnh, băng đĩa, sách, máy vi tính có nội dung phù hợp, hình ảnh sắc nét, màu sắc rõ ràng. Với hình thức này tôi nhận thấy trẻ rất nhạy bén, nhanh nhạy. Hứng thú học tập và ghi nhớ có chủ định.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh gà mái đang ấp trứng và đặt ra các câu hỏi mở nhằm phát huy tính tích cực như: “Trên màn hình là hình ảnh gi”? “Điều gì sẽ xảy ra khi gà mẹ ấp ủ những quả trứng”?
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” tôi thiết kế phần mềm để chơi trò chơi như: “Tìm đồ dùng phù hợp với bé” hay trò chơi: “ Bé cần gì để lớn nhanh”. 
Kết quả: Các biện pháp này vừa giúp trẻ khám phá được những điều bổ ích vừa rèn luyện khả năng nhanh tay nhanh mắt. Giúp trẻ phát triển trí thông minh.
2.3.4 Tổ chức tích hợp các môn học giúp trẻ khám phá khoa học:
Để trẻ luôn hứng thú với mỗi hoạt động khám phá khoa học, tôi luôn thay đổi các phương pháp tích hợp, lồng ghép các môn học khác vào các hoạt động để trẻ đỡ nhàm chán và làm giàu vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ.
Việc tích hợp nội dung của lĩnh vực này với các môn học khác giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức đa dạng, phong phú về thế giới khách quan, giúp trẻ được rèn luyện và rèn luyện các năng lực nhận thức, những xúc cảm và tình cảm tích cực góp phần quan trọng vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ
* Tích hợp môn văn học khi cho trẻ khám phá khoa học
Văn học là một nội dung được tích hợp tương đối phổ biến trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học. Trong tổ chức tôi có thể sử dụng thơ, chuyện, câu đố, ca dao tục ngữ về các đối tượng cho trẻ làm quen để nhằm gây hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ.
- Lồng ghép câu đố.
Việc lồng ghép các câu đố sẽ tạo cho trẻ hứng thú tò mò, muốn khám phá xem đó là cái gì, phát huy ở trẻ khả năng phán đoán tình huống. 
VD: Trong hoạt động làm quen với các con vật sống trong gia đình, tôi cho trẻ thi “đố vui”. Hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố của đội bạn. Như trong đề tài cho trẻ làm quen với con gà, con vịt có câu 
 “Có cánh mà chẳng bay xa
 Đẻ trứng cục tác, cục ta một hồi
 Ấp trứng khi nở trứng rồi
	Suốt ngày “ Cục cục” kiếm mồi nuôi con”
 (Con gà mái)
	" Con gì hai cánh
	Mà lại biết bơi
	Ngày xuống ao chơi
	Đêm về đẻ trứng’’
	(Con vịt )
Như vậy trẻ được giải câu đố rất vui vẻ, hào hứng, kích thích tư duy làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về các con vật sống trong gia đình, cụ thể là gia cầm: là con vật sống trong gia đình, có 2 chân, có 2 cánh và đẻ trứng  
Ngoài ra khi trẻ đố và giải đố, sẽ làm phong phú vốn từ và diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ sẽ nhạy bén hơn và năng động hơn.
- Lồng ghép các câu chuyện :
Tôi thường xen kẽ các câu chuyện vào đầu hoạt động học để tạo sự tập trung chú ý của trẻ và hình thành cho trẻ những hiểu biết ban đầu về vấn đề cô cho trẻ tìm hiểu, giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và khả năng phán đoán.
Ví dụ : Khi cho trẻ tìm hiểu một số loại hoa. Tôi tạo hứng thú cho trẻ, khơi gợi tính tò mò của trẻ bằng một câu chuyện do tôi sáng tạo. Đó là câu chuyện: “Loài hoa nào đẹp nhất”: Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, ánh mặt trời tỏa những ánh nắng lung linh. Những chú chim hót véo von trên cành cây. Những giọt sương long lanh còn đọng lại trên những cánh hoa. Cảnh vật như bừng lên sức sống. Chị Hoa hồng vươn mình cất tiếng nói : 
- Ta là loài hoa đẹp nhất. Không có ta khu vườn sẽ thật tẻ nhạt. Hoa cúc đang nằm lim dim nghe Hoa hồng nói thế bức xúc lắm lên tiếng : 
- Chị hoa hồng ơi chị thử nhìn tôi xem, màu vàng rực rỡ của tôi dưới ánh nắng mặt trời trông mới tuyệt vời làm sao ?
Hoa hồng cũng không muốn thua nên tranh cãi :
- Màu hoa đỏ tươi của tôi ai ai cũng phải ngưỡng mộ. 
Cả hoa hồng và hoa cúc chẳng hoa nào chịu nhường hoa nào. Hoa nào cũng muốn mình là loài hoa đẹp nhất. Lúc ấy Hoa Violet mới nhẹ nhàng lên tiếng :
- Em thấy cả hai chị xứng đáng là loài hoa đẹp nhất. Chỉ có mình em là chẳng có được màu đỏ kiêu sa như chị hoa hồng và cũng không được vàng rực rỡ như chị hoa cúcThế rồi Violet vừa nói vừa khóc nức nở. Cả hoa hồng và hoa cúc chưa biết an ủi hoa Violet thế nào thì có tiếng hát véo von của cô chủ nhỏ. Cô chủ reo lên : 
- Ôi những bông hoa violet tím dịu dàng mới đẹp làm sao. Vườn hoa nhà mình hoa nào cũng thật xinh đẹp. Các loại hoa kết hợp với nhau sẽ thành một bình hoa thật tuyệt vời.
Lúc đấy hoa Cúc và hoa Hồng nhìn nhau thẹn thùng. Cả hai cùng mỉm cười với hoa Violet. Từ đấy trở đi không bao giờ chúng chanh giành nhau xem hoa nào đẹp nhất. Bởi chúng hiểu rằng hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Và sẽ đẹp hơn nếu các loại hoa hòa thuận bên nhau bổ sung cho nhau để tô điểm thêm cho cuộc sống. 
- Khi trẻ nghe xong câu chuyện trẻ biết thêm đặc điểm màu sắc các loại hoa. Qua câu chuyện trẻ cũng rút ra bài học cho mình đó là bạn bè học cùng lớp phải biết yêu thương nhường nhịn nhau, giúp đỡ nhau, đoàn kết cùng tiến bộ.
- Lồng ghép thơ, đồng dao, ca dao.
Để tránh sự nhàm chán và tăng thêm hứng thú, hiểu biết của trẻ, trong tiết dạy, khi chuyển tiếp giữa các phần trong hoạt động, tôi đã sử dụng các bài thơ, câu ca dao, bài đồng dao có nội dung phù hợp.
Ví dụ : Khi cho trẻ làm quen với một số đồ dùng trong gia đình, tìm hiểu về cái bát. Tôi cho trẻ đọc bài thơ : Cái bát xinh xinh
 Mẹ cha công tác
 Nhà máy Bát Tràng
 Mang về cho bé
 Cái bát xinh xinh.
Khi trẻ vừa được tìm hiểu, quan sát trực tiếp cái bát vừa được đọc thơ để củng cố ghi nhớ hình ảnh về cái bát. Điều đó sẽ giúp trẻ khám phá hứng thú hơn và tích cực hơn.
Hình ảnh : Chiếc bát để trẻ quan sát
VD: Khi cho trẻ làm quen với các con vật sống dưới nước, tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: Con cua mà có hai càng
	Con cua mà có hai càng
	Đầu, tai không có bò ngang cả đời
	Con cá mà có cái đuôi
	Cái đuôi ve vẩy nó bơi rất tài
	Con rùa mà có cái mai
	Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Sau khi trẻ đọc bài đồng dao, cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bài đồng dao làm nổi bật đặc điểm của con cua, con cá, con rùa. Kết hợ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_kham_pha_khoa_hoc.doc