SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc chăm sóc nuôi dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Điền Lư – huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hóa
Từ nhận thức: " Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai" sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, là yếu tốt quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu được của con người. Để cho trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là rất cần thiết.
Chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Có thể nói sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện, nếu đ¬ược chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội
những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động. Muốn trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khoa học là việc làm vô cùng quan trọng không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I. MỞ ĐẦU 2 1.1 Lý do chọn đề tài. 2 1.2 Mục đích nghiên cứu. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu. 3 II. NỘI DUNG 4 2.1 Cơ sở lý luận. 4 2.2 Thực trạng của vấn đề. 5 2.3 Thuận lợi 5 2.2.2 Khó khăn 6 2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu 6 2.3 Các biện pháp thực hiện. 7 2.3.1 Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ giáo viên. 7 2.3.2 Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 9 2.3.3 Chỉ đạo giáo viên trên lớp trong quá trình tổ chức cho trẻ ăn 11 2.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 12 2.3.5 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành để chăm sóc trẻ. 14 2.3.6 Xây dựng kế hoạch tăng cường mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bán trú. 15 2.4 Kết quả thực hiện. 16 III. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 18 3.1 Kết luận. 18 3.2 Kiến nghị. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 NHỮNG SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC GIẢI I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Từ nhận thức: " Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai" sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, là yếu tốt quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu được của con người. Để cho trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là rất cần thiết. Chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Có thể nói sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động. Muốn trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khoa học là việc làm vô cùng quan trọng không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội. Những bài học kinh nghiệm cho thấy những can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng như phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thường khó có thể đạt kết quả cao. Đối với loại bệnh này tuy không phải bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưỡng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng và kéo theo các bệnh liên quan khác và kéo theo sự sa sút về kinh tế gia đình, kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay. Không chỉ có một cá nhân, một trường học quan tâm mà còn là một vấn đề quan trọng cần thiết của vấn đề sức khoẻ cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo việc chăm sóc nuôi dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Điền Lư – huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa” giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ của nhà trường ngày đạt hiệu quả hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Sớm phát hiện và phục hồi sức khỏe cho trẻ bị suy dinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tuyên truyền những kiến thức, những kỹ năng về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học tới từng giáo viên và phụ huynh học sinh một cách dễ hiểu nhất góp phần nâng cao việc chăm sóc nuôi dưỡng và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp chỉ đạo việc chăm sóc nuôi dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Điền Lư – huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp trực quan. 2. Phương pháp điều tra 3. Phương pháp thống kê 4. Phương pháp tuyên truyền. 5. Phương phấp tổng hợp. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ bao trùm của bậc học Mầm non. Trong đó, chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà cốt lõi là công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Vì thế, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được đưa vào Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân; Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống; Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động dinh dưỡng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia đầy đủ của các tổ chức xã hội, của mỗi người dân, ưu tiên vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đối tượng bà mẹ, trẻ em; Với mục tiêu đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng[1]. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa 6 nhóm thực phẩm trong một ngày. - Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi: + Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1320 Kcal. + Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal. - Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ. + Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày. + Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần. Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần. Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần. - Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa[2]. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao, nó là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ được vào trường mầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là thường xuyên và liên tục đã chải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương thì việc phòng chống suy dinh dưỡng cho các cháu có sự khác nhau. Đối với trường mầm non Điền Lư việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được xác định và xúc tiến ngay từ đầu năm học. Vì vậy là Hiệu trưởng trường mầm non thì việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưõng và giáo dục trẻ. 2.2. Thực trạng của vấn đề: Trong những năm qua, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non nói chung, trường mầm non Điền Lư nói riêng không ngừng phát triển. Các nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong từng năm học. Do đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm được giảm đáng kể. Hưởng ứng chủ đề năm học “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Do đó, công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung, phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng là nhiệm vụ quan trọng mà các trường, lớp mầm non đưa lên hàng đầu. Để thực hiện được tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trong quá trình chỉ đạo chúng tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi: Trong những năm gần đây Trường Mầm non Điền Lư đã không ngừng phấn đấu để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường đã tạo được uy tín và niềm tin đối với phụ huynh, lãnh đạo địa phương, phòng giáo dục. Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và được Sở Giáo Dục và Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục mức độ 2. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng được nhà trường quan tâm, thường xuyên thay đổi thực đơn, cải tạo các món ăn theo mùa, biết tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương, giàu chất dinh dưỡng để chế biến món ăn cho trẻ. ATTP.... Về đội ngũ giáo viên: Nhiệt tình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đều có trình độ nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn. Có kiến thức về giáo dục dinh dưỡng. Cơ sở vật chất đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, Có đủ nguồn nước sạch, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn ... đảm bảo VSATTP. Nhà trường đã hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo rõ nguồn gốc, không hóa chất độc hại như: gạo, các loại rau, thịt, trứng, cá, tôm... Xã Điền Lư là một xã có Dự án GAP là mô hình rau xạch cung cấp cho nhân dân trên địa bàn và các huyện lân cận. Trường ở ngay trung tâm xã và gần chợ nên dễ ràng cho việc mua bán thực phẩm. Người nấu ăn có sức khỏe tốt và được khám sức khỏe định kỳ. Hàng năm nhà trường đều có Trung tâm y tế dự phòng về kiểm tra công tác bán trú và vệ sinh an toàn thực phẩm và được đánh giá là bếp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi như trên nhà trường còn có một số khó khăn sau: Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên truyền phụ huynh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Qua kiểm tra bữa ăn, giấc ngũ của trẻ cho thấy: Một số trẻ ăn không hết suất ăn, ăn còn rơi vãi nhiều và một số trẻ ngủ không ngon giấc, thao tác vệ sinh cá nhân trẻ chưa thuần thục, nhất là các lớp mẫu giáo bé. Vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đã được phụ huynh quan tâm nhưng vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Một số gia đình chế độ ăn phụ thuộc vào thu nhập của cha mẹ. Một số gia đình khá giả hơn lại quá cưng chiều con cho ăn uống tuỳ thích không khoa học, thiếu chất nên trẻ sinh ra biếng ăn, do chế độ ăn chưa hợp lý, chế độ sinh hoạt thất thường nên trẻ thường mệt mỏi. Vì vậy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khi mới vào trường tương đối cao. Đời sống nhân nhân đang còn gặp khó khăn nên việc huy động đóng góp chế độ ăn còn thấp. Một số lớp giáo dục các thói quen trong khi ăn cho trẻ chưa được thường xuyên. Một số trẻ không ăn được thức ăn đa dạng, chưa có thói quen ăn hết xuất. Một số giáo viên chưa có thói quen giới thiệu món ăn và 4 nhóm chất cho trẻ. Người chế biến thức ăn chưa có nghiệp vụ, là hợp đồng thời vụ, chế độ thấp ... Một số gia đình cách chăm sóc con còn quan niệm cho trẻ ăn nhiều chất đạm mới tốt chứ chưa quan tâm đến việc ăn đủ 4 nhóm chất. Qũy đất nhà trường tại khu trung tâm hẹp nên không có vườn rau sạch cho trẻ. 2.2.3. Kết quả thực trạng: Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, qua khảo sát của nhà trường đầu năm học thì số lượng trẻ suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao, kết quả khảo sát như sau: TT Nhóm lớp Tổng số trẻ đến trường Tổng số trẻ được khảo sát Cân Nặng Chiều cao BT Suy DD thể lệ nhẹ cân BT Suy DD thể lệ thấp còi ST % ST % ST % ST % 1 Nhóm trẻ TT 1 14 14 11 78,5 3 21,5 12 85,7 2 14,3 2 Nhóm trẻ TT 2 14 14 11 78,5 3 21,5 13 92,8 1 7,2 3 Nhóm trẻ ĐG 1 14 14 11 78,5 3 21,5 12 85,7 2 14,3 4 Nhóm trẻ ĐG 2 14 14 11 78,5 3 21,5 12 85,7 2 14,3 5 MG bé 1 24 24 19 79 5 21 19 79 5 21 6 MG bé 2 36 36 35 97 1 3 33 91,6 3 9,4 7 MG Bé 3 26 26 23 88,5 3 11,5 23 88,5 3 11,5 8 MG bé ĐG 38 38 34 89,4 4 10,6 34 89,4 4 10,6 9 MG nhỡ 1 33 33 32 97 1 3 33 100 0 10 MG nhỡ 2 32 32 29 90,6 3 9,4 29 90,6 3 9,4 11 MG nhỡ 3 35 35 33 94 2 6 33 94 2 6 12 MG nhỡ ĐG 32 32 29 90,6 3 9,4 30 93,7 2 6,3 13 MG nhỡ S Mã 21 21 18 85,7 3 14,3 19 90,4 2 9,6 14 MG lớn 1 39 39 35 89,7 4 10,3 36 92,3 3 7,7 15 MG lớn 2 39 39 37 94,8 2 5,2 37 94,8 2 5,2 16 MG lớn ĐG 40 40 37 92,5 3 7,5 37 92,5 3 7,5 Tổng 451 451 405 89,8 46 10,2 412 91,3 39 8,7 Qua kết quả khảo sát đầu năm học 2016 - 2017 thì chúng tôi thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đang còn ở mức độ cao. Do đó cần phải có biện pháp thiết thực tác động đến các bậc phụ huynh và cán bộ giáo viên trong đơn vị, hiểu được sức khoẻ là điều quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 2.3. Các biện pháp thực hiện. 2.3.1. Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ giáo viên: Chất lượng đội ngũ là một trong những yếu tố làm nên chất lượng nhà trường. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nói chung, công tác phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng thì vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ thì đội ngũ giáo viên, nhân viên phải nắm vững về các kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, về cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Cho nên, việc đầu tiên là chúng tôi bồi dưỡng kiến thức bằng lý thuyết cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những nội dung sau: - Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. - Chế độ dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng cho từng độ tuổi - Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN. - Cách chọn thực phẩm, thực phẩm thay thế, cách chế biến các món ăn. - Cách theo dõi và chấm biểu đồ phát triển của trẻ theo các độ tuổi. - 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. - Tổ chức cho giáo viên thảo luận về quy chế nuôi dạy trẻ. + Đảm bảo an toàn thực phẩm. + Phòng tránh ngộ độc, hóc sặc thức ăn. + Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. + Phòng tránh một số tai nạn thương tích cho trẻ. + Thực hiện chế độ chăm sóc trẻ: Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, học tập, vui chơi cho trẻ theo từng độ tuổi. + Thực hiện vệ sinh phòng bệnh trong các nhóm lớp ở trường Mầm non: Như vệ sinh môi trường (Vệ sinh không khí, giữ sạch nguồn nước, xử lý chất thải... Vệ sinh nhóm lớp: Phòng học, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp... Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân giáo viên, cán bộ, trong toàn trường. Vệ sinh trẻ: thao tác rửa tay, lau mặt, đi tiểu tiện... Những nội dung trên chúng tôi tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức buổi họp chuyên môn, cấp phát tài liệu, toạ đàm, thảo luận... Song song với việc tổ chức bồi dưỡng bằng lý thuyết chúng tôi cũng đã chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên: Cách thực hành vệ sinh cá nhân, thực hành chấm biểu đồ, tổ chức bữa ăn, sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn, thương tích... Thực đơn được xây dựng theo tuần, phù hợp, ngon, chọn thực phẩm dễ tìm, theo mùa. Phối hợp nhiều loại thực phẩm. Chú ý bổ sung dầu, mỡ, đường, muối, iốt để đủ chất cân đối và phù hợp với tiền ăn cha mẹ trẻ đóng góp. Xây dựng các tiết dạy mẫu có lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng thông qua các môn học như tìm hiểu KPKH, văn học - chữ viết, tạo hình, thể dục, hoạt động vui chơi... để giáo viên học tập rút kinh nghiệm, áp dụng trong quá trình chăm sóc trẻ. Tổ chức chuyên đề dinh dưỡng ngay từ đầu năm. Thường xuyên theo dõi, quản lý tiêm chủng, giám sát dịch bệnh trong nhà trường. Thông qua các hình thức bồi dưỡng đó mà mỗi một giáo viên trong nhà trường nắm được những nội dung cần thiết trong công tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng trong trường Mầm non và cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong năm học. 2.3.2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ: * Làm tốt công tác xây dựng thực đơn Là một Hiệu trưởng trong nhà trường bản thân luôn tìm tòi nghiên cứu học hỏi để làm sao bảo đảm chế độ ăn cho trẻ đạt yêu cầu về năng lượng và cân đối các chất theo quy định chuẩn của từng độ tuổi. Chỉ đạo xây dựng thực đơn phải phù hợp, linh hoạt căn cứ vào số tiền đóng góp của phụ huynh. Tận dụng những thực phẩm sẵn có ở địa phương và phải đạt yêu cầu về năng lượng và cân đối giữa các chất theo quy định, phù hợp. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm cung cấp chất đạm (prôtit) như: Thịt, tôm, cua, các loại đậu hạt, đậu tương chúng tạo khoáng thể đặc biệt cho sự phát triển của các tế bào xây dựng cơ bắp khoẻ, chắc. (13%-20% năng lượng khẩu phần) Nhóm cung cấp chất béo (lipit) như: Dầu, mỡ, đậu phộng, mè, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các chất vitamin và chất béo như A,D, E, K.(15%-35% năng lượng khẩu phần) Nhóm chất bột đường ( gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mì, búnnhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp. (52%-60% năng lượng khẩu phần) Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: Các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu xanh thẩm như rau ngót, rau dền, rau cải, mồng tơi, bắp cải ... và các loại quả có màu đỏ như: đu đủ, cam, cà chua, gấcnhóm cung cấp các loại dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hoá học trong cơ thể. Thay đổi, chế biến các món ăn theo mùa phù hợp. Nước uống khoảng 1,6-2,o lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn) * Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý của trẻ: Khi xây dựng khẩu phần ăn, điều quan trọng nhất của khẩu phần ăn là phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Khẩu phần là suất ăn của trẻ trong một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy tính khẩu phần là công việc hàng ngày và rất cần thiết đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bởi qua tính khẩu phần giáo viên dinh dưỡng mới biết cách điều chỉnh chọn thực phẩm phù hợp, cân đối các chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo định lượng calo trong mỗi ngày ở trường của trẻ. Giáo viên dinh dưỡng cần xây dựng cho trẻ khẩu phần ăn cân đối hợp lý trẻ mới hấp thu, tiêu hóa tốt và đáp ứng nhu cầu một cách tối ưu. Không phải thực phẩm đều luôn sẵn có để lựa chọn, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện cung cấp, thời vụ, mặt khác để trẻ ăn ngon miệng món ăn cần được thay đổi hàng ngày. Do đó cần thay thực phẩm này bằng thực phẩm khác đồng thời phối hợp các loại thực thực phẩm để chúng bổ sung cho nhau. Ví dụ: Có thể thay thế thịt bằng cá hay đậu phụ, lạc. Hoặc thay thế gạo bằng bột mì, bột gạo... Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ là cơ sở quan trọng để làm tốt c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_viec_cham_soc_nuoi_duong_de_ph.doc