SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm khoa học vào công tác giáo dục ở trường Mầm non
Khi nói đến trẻ mầm non ai cũng biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất vui sướng khi tự tay mình thả quả trứng vào một miệng ly nhỏ “Bỏ trứng vào ly”; nhìn thấy sự thay đổi của ly nước, trẻ thích thú ngắm nhìn, đặt câu hỏi tại sao? Từ đây được lắng nghe những giải thích của người lớn và câu hỏi ngược lại của người lớn đối với trẻ sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên là cơ sở khoa học ban đầu của trẻ.Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan, chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻ rất tích cực, thích thú, mãn nguyện khi trẻ được thực hiện cũng như kết quả mà trẻ thực hiện được.
Việc tổ chức làm thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học có khả năng phát huy tính tích cực chủ động nhận thức của trẻ mẫu giáo. Giúp trẻ nâng cao ham muốn hiểu biết, tìm tòi, khám phá và thông qua đó phát triển ở trẻ các kỹ năng tìm hiểu, thu nhập thông tin, giải quyết các vấn đề. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.Do đó là một quản lý làm thế nào để chỉ đạo các cô hướng dẫn trẻ đạt kết quả trong thực hành thí nghiệm khoa học là điều tôi quan tâm, trăn trở.
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nói đến trẻ mầm non ai cũng biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất vui sướng khi tự tay mình thả quả trứng vào một miệng ly nhỏ “Bỏ trứng vào ly”; nhìn thấy sự thay đổi của ly nước, trẻ thích thú ngắm nhìn, đặt câu hỏi tại sao? Từ đây được lắng nghe những giải thích của người lớn và câu hỏi ngược lại của người lớn đối với trẻ sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên là cơ sở khoa học ban đầu của trẻ.Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan, chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻ rất tích cực, thích thú, mãn nguyện khi trẻ được thực hiện cũng như kết quả mà trẻ thực hiện được. Việc tổ chức làm thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học có khả năng phát huy tính tích cực chủ động nhận thức của trẻ mẫu giáo. Giúp trẻ nâng cao ham muốn hiểu biết, tìm tòi, khám phá và thông qua đó phát triển ở trẻ các kỹ năng tìm hiểu, thu nhập thông tin, giải quyết các vấn đề. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.Do đó là một quản lý làm thế nào để chỉ đạo các cô hướng dẫn trẻ đạt kết quả trong thực hành thí nghiệm khoa học là điều tôi quan tâm, trăn trở. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm khoa học vào công tác giáo dục ở trường Mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu - Sưu tầm thực hành một số thí nghiệm khoa học vui. - Cho trẻ làm quen với cách làm thí nghiệm đơn giản. - Giúp trẻ tìm hiểu, khám phá những hiện tượng khoa học trong đời sống hàng ngày ở trường Mầm non. - Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để giáo dục trẻ trong trường Mầm non đạt hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Một số thí nghiệm khoa học . - Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo trường Mầm non Xuân Hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. - Phương pháp quan sát, đàm thoại. PHẦN II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận/ chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều trẻ còn băn khoăn thắc mắc. Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò, khám phá thế giới là: Quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận... Chính vì vậy giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận... thích hợp với tình huống của hoạt động cụ thế. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực tế ở trường mầm non hiện nay, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đây là một lĩnh vực mới nên giáo viên gặp những khó khăn khi tổ chức hoạt động này. Mặt khác, do quan niệm chưa đúng về việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên thường tổ chức theo kiểu “cho trẻ làm quen” mà chưa thực sự tổ chức theo kiểu “cho trẻ khám phá’’ nên kết quả đạt được chưa cao, chưa thực sự khai thác được hết tiềm năng của hoạt động khám phá khoa học và phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. Điều này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ và khả năng còn hạn chế của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học nói chung và hoạt động khám phá khoa học về các hiện tượng tự nhiên nói riêng. Như chúng ta đã biết trẻ nhỏ có bản năng tò mò, ham tìm hiểu thế giới xung quanh . Người lớn chúng ta đã có những lúc lúng túng đối với những câu hỏi của trẻ “Vì sao ? tại sao?” trước những sự vật xung quanh. Nhưng nếu chúng ta biết cách dẫn dắt trẻ tìm hiểu để thoả mãn những ham muốn hiểu biết của bản thân thì đó là một phương pháp hiệu quả rất có ích cho trẻ. Qua thử nghiệm trẻ khám phá được sự biến đổi của thiên nhiên và mối quan hệ phụ thuộc của nó. Đối với trẻ thử nghiệm khám phá đó là một cái gì đó hết sức thần bí lôi cuốn trẻ vào trò chơi với sự hứng thú mà trẻ luôn khao khát khám phá. Nó giải đáp phần nào sự thắc mắc tò mò của trẻ và giúp trẻ trải nghiệm trong cuộc sống, cách học trải nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm non và nó cũng là một nhiệm vụ trong phương pháp giảng dạy theo chương trình mới của giáo dục mầm non. 3.Thực trạng * Thuận lợi : - Được sự quan tâm và chỉ đạo của tổ Mầm Non – Phòng giáo dục và đào tạo, sự phối hợp chặt chẽ của Ban Giám Hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, về trang thiết bị dụng cụ thử nghiệm, được sự hưởng ứng của tất cả giáo viên các khối lớp, được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. - Được tham khảo và học tập tại trường bạn và thực hiện tại đơn vị. - Có tài liệu tham khảo hướng dẫn rút kinh nghiệm về chuyên đề. *Khó khăn : - Đa số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong thực hiện, chưa hiểu rõ và nắm chắc trong tổ chức hoạt động như: Thí nghiệm cái gì? Làm như thế nào ? Cần có những dụng cụ gì? Tổ chức như thế nào? vì vậy thực hiện chưa thường xuyên. - Giáo viên còn quen về hướng dẫn theo trình tự, chưa thành thạo trong tạo tình huống có vấn đề. - Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục trẻ còn hạn chế. - Đồ dùng cho trẻ khám phá thử nghiệm tại lớp còn sơ sài, đơn giản như :Kính lúp, nam châm, thước các loại, chai nhựa, dụng cụ đong nước, giấy nhám, giấy bạc, gia vị chưa đầy đủ. - Chưa có sách hướng dẫn tổ chức khám phá khoa học cho cô và trẻ. Từ những thuận lợi và khó khăn trên là quản lý tôi luôn chăn trở, Làm thế nào giúp giáo viên và trẻ thực hiện tốt hoạt động khám phá trong nhà trường từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường Mầm Non Xuân Hòa. Sau một thời gian tôi đã tham khảo đồng nghiệp và đặc biệt là cùng bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường và tôi đã nghiên cứu và vận dụng những biện pháp sau: 4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm khoa học Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên . Có thể nói rằng ngày nay công nghệ thông tin chiếm ưu thế và phát triển mạnh mẽ, các nguồn thông tin được cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Chính vì vậy mà thông tin đối với giáo viên vô cùng quan trọng, nó trau dồi kiến thức và nâng cao nhận thức cho bản thân, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, hiện tượng tự nhiên bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu qua sách báo, trò chơi khoa học thú vị về không khí, ánh sáng, nước, sự chuyển động Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động hấp dẫn đối với trẻ, thông qua hoạt động trẻ được tìm tòi, khám phá, phát hiện những điều mới lạ trong cuộc sống hàng ngày, ở đó kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ được hình thành và phát triển. Chính vì vậy việc nghiên cứu tài liệu để nâng cao nhận thức cho giáo viên là hình thức tiếp nhận thông tin vô cùng cần thiết. Nó giúp giáo viên hiểu rộng và sâu hơn về mọi mặt của đời sống, từ đó hiểu được mục đích, yêu cầu, kỹ năng của từng hoạt động. Từ những suy nghĩ trên tôi đã động viên, chỉ đạo giáo viên và cùng giáo viên tìm tòi nghiên cứu một số tài liệu. Qua các thông tin khoa học giáo dục mầm non về một số bài viết như : + "Một số phương án tham khảo cách tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm thí nghiệm đơn giản” của Nguyễn Thị Phương Nga. + "Một số thí nghiệm với nước” của Nguyễn Thị Thanh Thuỷ. + Tổ chức một số hoạt động khám phá thí nghiệm môi trường xung quanh cho trẻ mầm non của Joung Soog ( Hàn Quốc) +Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN. + Tâm lý học trẻ em. . . Học hỏi qua dự giờ trường bạn và nghe rút kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó tôi động viên khuyến khích giáo viên thực hiện giáo án poewpint từ đầu năm chỉ có 2/7 giáo viên biết thiết kế giáo án poewpint đến nay đã 6/7 giáo viên biết thiết kế giáo án poewpint một cách sinh động giúp trẻ hướng thú trong học tập. Có thể nói rằng qua việc khuyến khích giáo viên nghiên cứu tài liệu, tham quan, dự giờ các trường điểm qua đó giáo viên đã nắm vững hơn được các yêu cầu nội dung các chủ đề từ đó đã thiết kế được các hoạt động phù hợp để giúp trẻ khám phá chủ đề một cách linh hoạt. Qua khai thác mạng Intemet các cô đã sáng tạo các thí nghiệm đơn giản vừa sức để giúp trẻ khám phá sắc màu của thế giới tự nhiên xung quanh trẻ và mở rộng khám phá với nhiều phương án khác nhau. *Biện pháp 2 : Lên kế hoạch tổ chức thực hiện . Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động khám phá thử nghiệm nói riêng là một việc làm rất quan trọng. Vì khi đã có kế hoạch thì khi thực hiện sẽ không va vấp, lúng túng, các hoạt động sẽ không bị chồng chéo hoặc xảy ra những việc khó giải quyết. Mặt khác trong trường mầm non không có giờ thí nghiệm khoa học riêng, vì thế việc đưa các thí nghiệm khoa học vào giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là hợp lý và tạo được hứng thú cho trẻ. Vì vậy tôi đã định hướng cho giáo viên lên kế hoạch những thí nghiệm khoa học phù hợp với độ tuổi, với từng chủ đề trong năm học. VD : Đối với lớp 5-6 tuổi STT CHỦ ĐỀ CÁC THÍ NGHIỆM 1 Trường mầm non - các vật chìm, nổi - Nến cháy nhờ khí gì? 2 Bản thân - Tác dụng của ánh sáng đối với cơ thể. 3 Gia đình - Bé tập pha màu - Vì sao bột giặt tẩy được vết dầu ăn? - Chiếc đũa gãy 4 Nghề nghiệp - Vật chìm nổi - Nam châm 5 Thế giới động vật - Trứng nổi, trứng chìm - Đo vết chân các con vật 6 Thế giới thực vật - Cây cần gì để sống? - Sự nẩy mầm của hạt - Xà lách cầu lông. - Bé tập đo, đếm. 7 Giao thông - Lái thuyền. - Bé tập pha màu - Vỏ trứng làm thuyền. 8 Nước và hiện tượng tự nhiên - Tác dụng của nước. - Tác dụng của nắng, gió. - Các lớp chất lỏng. - Sự chuyển màu, chuyển mùi của nước. 9 Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học - Bãi bồi bảo vệ làng Chọn đề tài phù hợp với trẻ: Đây cũng là một vấn đề tưởng là đơn giản nhưng là điều tôi rất quan tâm vì qua sách gợi ý hướng dẫn về các đề tài thử nghiệm ta thấy vô số các đề tài rất phong phú đa dạng nhưng phù hợp với nhận thức của trẻ để trẻ có thể tham gia giải quyết và trải nghiệm vấn đề qua hoạt động thí nghiệm thì còn rất hạn chế. Kết quả, tôi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn đã họp bàn và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm dựa theo bảng xây dựng kế hoạch các chủ đề từ đầu năm học, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng và tổ chức hoạt động có hiệu quả. Vốn kiến thức của trẻ còn rất ít nếu ta không chọn lựa khi đưa vào hướng dẫn trẻ thì trẻ khó hiểu không giải quyết vấn đề . Khi đưa ra trò chơi giáo viên phải lên nhiều phương án phát triển, đồng thời không cần đưa quá nhiều vào một lúc mà nên cho trẻ khám phá từ từ. Không cần thiết nhiều kiến thức. Muốn làm được điều này chúng ta phải xác định mục đích nghiên cứu của từng chủ đề. Cụ thể như : VD : Đối với lớp 5-6 tuổi * Chủ đề gia đình Khi cho trẻ tìm hiểu một số đồ dùng ttrong gia đình, giáo viên thử nghiệm « Chiếc đũa gãy ». Mục đích giúp trẻ nhận biết được một vật khi quan sát ở những môi trường khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau và bản thân vật đó vẫn không thay đổi. - Chuẩn bị : Một cốc thủy tinh cao, một chiếc đũa, nước. - Tiến hành : + Bước một : Đổ gần đầy nước vào cốc thủy tinh. + Bước 2 : Nhúng một nửa chiếc đũa vào cốc nước. Cho trẻ quan sát, nhận xét xem xảy ra hiện tượng gì ? ( chiếc đũa bị gãy ở mặt nước, nhưng khi nhấc chiếc đũa ra khỏi nước thì chiếc đũa không hề bị gãy) + Bước 3 : cho trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ. VD : Chủ đề Nghề nghiệp * Thí nghiệm về chìm – nổi Mục đích của cô là cho trẻ quan sát phát hiện các vật chìm nổi, lý giải nguyên nhân. Cô chỉ nên dừng lại ở mức cho trẻ tìm các vật liệu đa dạng chung quanh và thử nghiệm. Trẻ sẽ trải nghiệm trực tiếp và giải quyết vấn đề theo nhận thức của trẻ đưa ra ý kiến ( vật nhẹ nổi, vật nặng chìm, vật chứa nước chìm xuống...), vì với đề tài “Trứng chìm, trứng nổi” mục đích cũng là chìm nổi nhưng hướng phát triển là do sự khác biệt về nước trong 2 cái ly làm cho trứng chìm, trứng nổi. Thí nghiệm này có thể thực hiện ở các nhóm lớp :4-5 tuổi, 5-6 tuổi Tuỳ theo đề tài mà cô giáo có thể tổ chức trong lớp hay ngoài trời, theo từng nhóm nhỏ nhưng làm thế nào để trẻ đều được tham gia thử nghiệm. Tổ chức trong lớp thường được tổ chức ở góc khoa học của lớp nên số trẻ chơi có thể từ 4 đến 5 trẻ. Khi cô tổ chức tạo tình huống dẫn dắt trẻ thì những cháu này sẽ là “ hạt nhân” cho những ngày chơi sau để gợi ý các bạn khác cùng thử nghiệm. Ví dụ : Hôm qua cô làm cho quả trứng nổi lên được đấy, các bạn có biết tại sao không ? mình thử đi và các bạn sẽ cùng thực hiện ! *Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên cách thử nghiệm và phán đoán tình huống. Khi đã lựa chọn một thí nghiệm để tổ chức cho trẻ cô phải thực hiện thao tác “ Làm thử” trước thí nghiệm vì giữa sách vở và thực tế có phần nào khác biệt . Việc làm thử trước thí nghiệm rất có lợi cho giáo viên khi hướng dẫn trẻ nó sẽ giúp chúng ta chủ động trong hướng dẫn trẻ tạo tình huống . Nếu chúng ta cứ chủ quan chỉ theo sách vở thì ngay chúng ta cũng sẽ là những người ngạc nhiên không kém dẫn đến bị động không lý giải được sự việc qua thí nghiệm ảnh hưởng đến tổ chức cho trẻ. Ví dụ : Thí nghiệm Vỏ trứng làm thuyền. Sách hướng dẫn làm thuyền bằng vỏ trứng chỉ cần bôi xà phòng dưới đáy vỏ trứng quan sát thuyền sẽ chạy một vòng quanh thau nước. Thế nhưng nước thì cũng có nhiều loại với những nồng độ PH khác nhau. Xà phòng thì có xà phòng nhiều dầu, xà phòng có nhiều chất bazơ.. khi xà phòng gặp nước tạo ra phản ứng không đủ sức để đẩy được thuyền và mục đích cô cần đạt là cho trẻ lý giải phát hiện thuyền chạy được do tác dụng của chất phụ liệu, nếu không sẽ không được thực hiện. Hoặc với thí nghiệm « Vì sao nước không cháy » Cô giáo phải thực hiện thí nghiệm trước khi cho trẻ làm cùng. Cô giáo chuẩn bị cốc nước và một tờ giấy trắng. Nếu miệng cốc rộng hơn lòng bàn tay cô, khi đặt tay giữ tờ giấy lên miệng cốc sẽ không giữ được không khí trong cốc và khi úp cốc, nước sẽ trào ra ngoài. Vì vậy khi chuẩn bị đồ vật thí nghiệm cô giáo cần phải cẩn trọng chọn những đồ vật phù hợp với tay của cô và trẻ ( Ở thí nghiệm này cô giáo phải chuẩn bị cốc nhỏ vừa tay trẻ) Do đó giáo viên phải thực hiện trước thí nghiệm là việc làm cần thiết để khi hướng dẫn trẻ thí nghiệm sẽ thành công. * Biện pháp 4 : Chuẩn bị nguyên liệu – Sắp xếp đồ chơi . - Sắp xếp đồ chơi rất quan trọng tạo cho trẻ hứng thú ngay từ phút đầu. Đa số giáo viên chúng ta thường cho rằng trên kệ phải trưng bày nhiều đồ dùng, nhiều nguyên vật liệu thì góc chơi mới có thể đạt tốt, trẻ mới tích cực hoạt động. Đó là một quan niệm sai lầm . - Góc chơi trẻ chỉ cần đủ các đồ dùng chuẩn bị cho thí nghiệm cô và trẻ hoạt động. Những đồ dùng này phải mang tính gợi ý và phải thường xuyên thay đổi. Trẻ sẽ phát hiện sự khác lạ trên góc chơi khoa học với những dụng cụ cô chuẩn bị trước cho đề tài khám phá và cô sẽ gợi hỏi với những đồ dùng đó mình sẽ làm gì với nó theo ý trẻ tạo cho trẻ sự hứng thú - Đa dạng nguyên vật liệu rất cần thiết và làm phong phú hoạt động của trẻ. Ví dụ : Vật chìm nổi Chuẩn bị : giấy, lá, rơm, vỏ lạc, nút chai, chìa khoá, vải... Khi đó trẻ sẽ phát hiện như vải mới đầu thì nổi nhưng khi thấm nước vải có thể chìm, hoặc cũng là vải nhưng cứ nổi, không thấm nước... Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi Tôi hướng giáo viên cho trẻ làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm → Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối. Từ đó cháu suy ra: Vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm phải thêm muối vào ly B) → Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không? → Mở rộng: nước đường, dầu ăn.→ tiếp tục cho trẻ khám phá. Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã hò reo ầm ĩ. Với hoạt động này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa cô giáo tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Đối với giáo viên phải áp dụng nhiều vào hoạt động của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của các cháu, giáo viên đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ sau này như: Sự phát triển của cây. Đổi màuĐã được đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho các cô giáo nghe về những thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: Tìm bóng đen, Bong bóng đổi màu Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho trẻ thí nghiệm và điều tôi thích nhất là trẻ mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem. *Biện pháp 5 : Tạo tình huống để trẻ thực hành trải nghiệm - Trong phương pháp giáo dục mới lấy trẻ làm trung tâm hiện nay. Tạo tình huống và giải quyết tình huống là nghệ thuật của giáo viên và nó tạo cho hoạt động đầy sự hứng thú thu hút trẻ vào bài dạy của cô mà chúng ta đã biết hoạt động thu hút được trẻ tích cực tham gia là hoạt động đã đạt hiệu quả trên 70%. - Chúng ta chỉ giới hạn vai trò của mình là nêu vấn đề đặt trẻ vào tình huống trẻ không giải quyết được mà trẻ phải thử. Nhiệm vụ của cô là quan sát và gợi hỏi, không hướng dẫn từng bước mà là người tham gia cùng trẻ hay nói cách khác cô là người đặt vấn đề cho cháu giải quyết . - Tình huống ở đây có thể là tình huống dự kiến trước của cô trong quá trình làm thử trước thí nghiệm hoặc phát sinh trong hoạt động nhưng nếu giáo viên vận dụng linh hoạt không bỏ qua những tình huống trên thực tế và khéo léo dẫn dắt trẻ thì hoạt động đạt hiệu quả . Trẻ sẽ được tư duy sáng tạo thể hiện qua năng lực giải quyết vấn vấn đề. - Thông thường hoạt động thí nghiệm thường gắn liền với đời thường . Khi thí nghiệm cô phải là người gợi mở tạo tình huống để trẻ lý giải. giúp trẻ tích cực hoạt động tư duy của trẻ đồng thời giao nhiệm vụ để trẻ suy nghĩ giải quyết vấn đề khuyến khích trẻ cùng tham gia nghiên cứu. Ví dụ: đề tài “ Cuộc chạy đua của các cây nến” Cô đốt nến ở 2 cốc. Khi cô lấy 2 mảnh giấy bạc đậy lên 2 c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_thuc_hanh.doc