SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn gián và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn gián và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo

Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống” của trẻ lứa tuổi mầm non. Vui chơi đồng thời cũng là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý và hình thành nhân cách cua trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ mầm non. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực ở trẻ [1].

 Đồ chơi là phương tiện để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Đúng như vậy! Đối với trẻ mầm non, đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các trò chơi, bời vì chính đồ chơi đã giúp trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, giúp trẻ thực hiện dự định chơi của mình. Để hoạt động vui chơi của trẻ đạt được kết quả thì đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện quan trọng nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ để trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

 Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em được bán rất nhiều trên thị trường và có nhiều cơ sở sản xuất đồ dùng, đồ chơi phục vụ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhưng cũng chỉ đáp ứng được phần nào nội dung chương trình và trên một số chất liệu nhất định. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh và kinh phí của nhà trường. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ vừa là phong phú số lượng đồ dùng, đò chơi vừa chủ động trong chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi trong tổ chức các hoạt động cho trẻ.

 Hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi với cô cũng là một việc làm cần thiết vừa giúp trẻ phát triển năng khiếu tạo hình, vừa giáo duc trẻ biết yêu quý, trân trọng những sản phẩm mình làm ra, vừa dạy trẻ tập làm những công việc lao động. Đây cũng là một hình thức giáo dục trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé.

 

doc 22 trang thuychi01 17163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn gián và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC PHẾ LIỆU, NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN VÀ HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO LÀM ĐỒ CHƠI TỰ TẠO
 Người thực hiện: Bùi Thị Trang
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Cẩm
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lý luận 
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.3
Các biện pháp đã sử dụng 
5
2.3.1
Làm tốt công tác tuyên truyền, lập kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện
5
2.3.2
Thiết kế, giới thiệu các mẫu đồ chơi từ các phế liệu, nguyên liệu sẵn có ở địa phương
6
2.3.3
Chỉ đạo giáo viên tự làm đồ chơi và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi từ các phế liệu
12
2.3.4
Kiểm tra, đánh giá
15
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường 
16
3
Kết luận, kiến nghị
17
3.1
Kết luận 
17
3.2
Kiến nghị 
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đè tài
	Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống” của trẻ lứa tuổi mầm non. Vui chơi đồng thời cũng là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý và hình thành nhân cách cua trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ mầm non. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực ở trẻ [1]. 
 	Đồ chơi là phương tiện để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Đúng như vậy! Đối với trẻ mầm non, đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các trò chơi, bời vì chính đồ chơi đã giúp trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, giúp trẻ thực hiện dự định chơi của mình. Để hoạt động vui chơi của trẻ đạt được kết quả thì đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện quan trọng nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ để trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất 
 Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em được bán rất nhiều trên thị trường và có nhiều cơ sở sản xuất đồ dùng, đồ chơi phục vụ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhưng cũng chỉ đáp ứng được phần nào nội dung chương trình và trên một số chất liệu nhất định. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh và kinh phí của nhà trường. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ vừa là phong phú số lượng đồ dùng, đò chơi vừa chủ động trong chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi trong tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 Hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi với cô cũng là một việc làm cần thiết vừa giúp trẻ phát triển năng khiếu tạo hình, vừa giáo duc trẻ biết yêu quý, trân trọng những sản phẩm mình làm ra, vừa dạy trẻ tập làm những công việc lao động. Đây cũng là một hình thức giáo dục trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé. 
 Nhưng muốn làm được điều này, giáo viên cần phải xác định được vai trò của đồ dùng, đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ mầm non, từ đó sẽ định hướng những đồ dùng, đồ chơi mình sẽ làm, những đồ chơi sẽ hướng dẫn trẻ làm, chuản bị những nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp với những đồ chơi mình định làm và sẽ hướng dẫn trẻ làm, sau đó phối hợp với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào mà phụ huynh có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên phối hợp với các bậc phụ huynh, hướng dẫn cho phụ huynh sưu tầm, thu nhặt và bảo quản các các nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo tự làm đồ chơi 
Đồ dùng, đồ chơi rất quan trọng trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, việc chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động trong ngày và hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo bằng các phế liệu, nguyên vật liệu đơn giản là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mẫu giáo. Từ những vai trò to lớn của đồ chơi tự tạo đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn gián và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo” để nghiên cứu và đưa vào chỉ đạo thực hiện tại trường mầm non Thạch Cẩm trong năm học 2016 – 2017
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 	 Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn giản và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thạch Cẩm . 
Tìm ra những hạn chế, khó khăn trong công tác chỉ đạo giáo viên làm đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn giản và các nội dung hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo 
 	Phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất được những giải pháp, biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn giản và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thạch Cẩm . 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	 Đối tượng của đề tài nghiên cứu này tổng kết các biện pháp chỉ đạo giáo viên tự làm đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn giản và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thạch Cẩm . 
 	 Cơ sở của tổng kết kinh nghiệm là kết quả việc chỉ đạo giáo viên tự làm đồ chơi từ các phế liệu, nguyên vật liệu đơn giản và hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thạch Cẩm. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
	 Phương pháp nghiên cứu lý luận
	 Phương pháp quan sát, điều tra khảo sat thực tế, thu thập thông tin
	 Phương pháp thống kê sử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Với trẻ em lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua vui chơi giúp trẻ thể hiện được tính độc lập và khẳng định được cái “Tôi” của mình. Hoạt động vui chơi chi phối tất cả các dạng hoạt động khác của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Có thể nói “ Không có vui chơi trẻ không thể phát triển được”. Chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ, khi tham gia vui chơi trẻ thực sự là chủ thể hoạt động tích cực, chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Nhưng để hoạt động vui chơi thật sự trở thành hoạt động chủ đạo trong trường mầm non thì phải có đồ chơi để trẻ chơi, trẻ hoạt động và đồ chơi chính là phương tiện để tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ. [2]. 
 Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những nguyên vật liệu dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ chế tạo. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phế phẩm từ các gia đình vô cùng phong phú : lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hộp đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí... các nguyên liệu khác như : Các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, vỏ trứng, vỏ ngao, hến, len... là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để giáo viên đưa vào làm đồ chơi và tổ chức cho trẻ cùng làm đồ chơi. Khi trẻ được chơi những đồ chơi tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. 
Đồ dùng, đồ chơi được làm bằng các phế liệu, nguyên vật liệu đơn gián là những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và ít tốn kếm về kinh phí. Thông qua dạy trẻ làm đồ chơi trẻ biết phối hợp các giác quan để tác động lên các nguyên vật liệu làm thay đổi hình dạng và biến nó thành những đồ chơi sinh động [3]. 
Vai trò của đồ chơi được ví như công cụ lao động của người lớn, bởi qua đồ chơi trẻ được thực hiện các thao tác với chúng, đồ chơi không chỉ tạo niềm hứng thú say mê cho trẻ mà còn kích thích trí thông minh, tính sáng tạo của trẻ. [2]. 
Hiện nay ở trường mầm non đồ dùng, đồ chơi đã được trang bị nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng nên chưa tạo được hứng thú cho trẻ trong khi chơi. Làm thế nào để giúp trẻ chơi thực sự hứng thú, sáng tạo? Vấn đề giáo viên mầm non tự làm đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động cho trẻ và hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi đang được đặt ra và trở thành hoạt động chính trong giờ tạo hình và trong các hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ. 
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
 2.2.1.Thuận lợi: 
 	Tổng số cán bộ giáo viên của trường là: 29 Đ/c . Trong đó :
 Cán bộ quản lý: 3 Đ/c; Giáo viên: 24 Đ/c; Nhân viên: 2 Đ/c
 	Trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn 100% trong đó: Đại học: 20 Đ/c; Cao đẳng: 01
 Trung cấp : 8 Đ/c. 
Tổng số trẻ đến trường là 564 cháu và được chia làm 22 nhóm, lớp.( Nhà trẻ 4 nhóm; Mẫu giáo 18 lớp với 496 trẻ )
 	Trong những năm học qua nhà trường luôn đạt tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh được Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tặng khen. 
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc.
Các đoàn thể trong nhà trường phát triển mạnh dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường. Đây là một động lực quan trọng động viên giúp đỡ cán bộ giáo viên phấn đấu thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Giáo viên trong nhà trường phần lớn đã nhận thức được tầm quan trọng của đồ chơi tự tạo đối với các hoạt động của trẻ
Một số giáo viên trong nhà trường có năng khiếu tạo hình và chịu khó làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động trong ngày cho trẻ
2.2.2.Khó khăn:
Đồ dùng, đồ chơi tuy đã được trang bị và bổ xung hàng năm nhưng chưa 
đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới và chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ. 
 Một số giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, có năng khiếu tạo hình nhưng chưa thật sự sáng tạo trong khi làm đồ dùng, đồ chơi, bởi vậy đồ dùng, đồ chơi tự tạo còn đơn điệu và chưa có tính thảm mỹ 
	Chính vì đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ trong các hoạt động, trẻ chưa hứng thú nên chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo của trẻ trong khi chơi. Từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
 Đa phần giáo viên chưa chú trọng đến việc tổ chức hướng dẫn trẻ tự làm các loại đồ chơi tự tạo đơn giản để phục vụ nhu cầu chơi của trẻ
2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
 a. Kết quả kiểm tra nhận thức và phương pháp hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi của giáo viên
Tổng số giáo viên được kiểm tra
 Nội dung kiểm tra và kết quả đạt được
Nhận thức được tầm quan trọng của đồ chơi tự tạo với các hoạt động của trẻ
Biết cách làm đồ chơi tự tạo bằng các phế liệu sẵn có
Biết cách tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ chơi bằng các vật liệu sẵn có
Nhận thức tốt
Chưa nhận thức được
Biêt cách làm đồ chơi
Chưa biết cách làm
Biết cách tổ chức hướng dẫn
Chưa biết cách tổ chức
24
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
15
62,5
9
37,5
5
20,8
19
79,2
3
12,5
21
87,5
b.Kết quả khảo sát trên trẻ mẫu giáo khi tham gia hoạt động làm đồ chơi 
Tổng số trẻ được khảo sát
Nội dung khảo sát và kết quả đạt được
Hứng thú của trẻ trong các hoạt động khi không có đồ chơi
Biết cách làm các đồ chơi tự tạo đơn giản
Trẻ hứng thú chơi
Trẻ chưa hứng hứng thú
Trẻ biết cách làm đồ chơi tự tạo đơn giản
Chưa biết cách làm
496
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
104
21,0
392
79,0
96
19,4
400
80,6
Qua kiểm tra nhận thức và phương pháp hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo của giáo viên cùng với kết quả khảo sát sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động vui chơi khi không có đồ chơi của trẻ mẫu giáo trường mầm non Thạch Cẩm đầu năm học 2016 - 2017. Tôi thấy rằng đa phần giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của đồ chơi đối với các hoạt động của trẻ nhưng lại chưa sáng tạo trong việc làm đồ chơi và chưa có các kiến thức, kỹ năng tổ chức hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo tự làm đồ chơi bằng các phế liệu sẵn có ở địa phương. Chính vì thế mà tôi đã nghiên cứa, sưu tầm và tìm ra một số mẫu làm đồ chơi đơn giản từ những phế liệu, vật liệu đơn giản sẵn có ở địa phương. Từ những mẫu đã sưu tầm được, tôi thiết kế cách điệu theo từng chủng loại đồ dùng, đồ chơi bằng các chất liệu khác nhau rồi hướng dẫn chỉ đạo cho giáo viên trong nhà trường cùng tham gia làm đồ chơi, sau khi giáo viên đã biết cách làm, tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động hàng ngày của trẻ và tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi tự tạo đơn giản từ các phế liệu sẵn có. Cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả rất tốt.	
 	2.3. Các biện pháp đã thực hiện:
 	2.3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền, lập kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện
 	Xác định được tầm quan trọng của đồ chơi tự tạo với trẻ lứa tuổi mầm non, vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch tuyên truyền tác dụng của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ đến giáo viên và phụ huynh. Chỉ đạo chuyên môn triển khai kế hoạch tuyên truyền đến giáo viên thông qua cuộc họp chuyên môn hàng tháng. Củng cố lại tác dụng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo đối với trẻ mầm non để giáo viên nắm vững và làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh. Sau khi giáo viên trong nhà trường đã nắm vững tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo đối với trẻ, tôi chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp triển khai tuyên truyền tác dụng của đồ dùng đồ chơi tự tạo đối với trẻ đến các bậc phụ huynh ở các nhóm lớp qua các giờ đón, trả trẻ, qua góc tuyên truyền phụ huynh .... để phụ huynh phối hợp với giáo viên trong việc sưu tầm các mẫu đồ chơi và thu thập các phế liệu cho giáo viên làm đồ chơi và hướng dẫn trẻ mẫu giáo tự làm đồ chơi 
Ví dụ: Tôi chỉ đạo giáo viên tuyên truyền để phụ huynh hiểu vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ mầm non. Đồ dùng là những đồ vật dùng để minh hoạ nội dung bài dạy và làm cho lời nói của giáo viên cụ thể, dễ hiểu hơn, còn đồ chơi là đồ vật để trẻ chơi nhằm thoả mãn nhu cầu, sở thích của trẻ. Với đặc thù của ngành học mầm non trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” vì vậy trong từng tình huống cụ thể đồ chơi được sử dụng như là đồ dùng dạy học Đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm, sinh lý, trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mỹ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ . Đồ dùng, đồ chơi tự tạo làm bằng các nguyên vật liệu đơn giản và từ các phế liệu, dễ tìm kiếm nguyên vật liệu, đa dạng số lượng đồ dùng, đồ chơi và phụ huynh cũng có thể cùng với giáo viên làm ra những loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo vừa tiết kiệm chi phí, vừa đa dạng đồ dùng, đò chơi 
	Tôi tiến hành sưu tầm, thiết kế mội số đồ dùng, đồ chơi phù hợp với tâm lý của từng lứa tuổi bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Đưa một số đồ dùng, đồ chơi đã sưu tầm, thiết kế xuống các nhóm lớp để giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ chơi, kiểm nghiệm qua thực tiễn tầm quan trọng của đồ chơi với việc phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ trong khi chơi. Khi đã kiểm nghiệm qua thực tế tác dụng của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ. Tôi lựa chọn những mẫu đồ chơi đơn giản, phù hợp để đưa vào chỉ đạo giáo viên tự làm và hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi vào các thời điểm phù hợp trong ngày. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em và tổ chức thi đồ dùng, đồ chơi giữa các nhóm lớp mời phụ huynh và các đoàn thể trong xã đến dự đây cũng là một biện pháp tuyên truyền rất tốt giúp cho các đoàn thể, các bậc phụ huynh hiểu sâu sắc vấn đề và ủng hộ nhà trường thực hiện tốt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi trong năm học
 ( Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường năm học 2016 – 2017)
 	Như vậy, muốn có đầy đủ đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động của trẻ. Điều quan trọng là người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền để cùng phối hợp thực hiện điều đó đã được thể hiện qua Hội thi “ Đồ dùng, đồ chơi” của nhà trường trong năm học 2016 – 2017.
2.3.2. Thiết kế, giới thiệu các mẫu đồ chơi từ các phế liệu, nguyên liệu sẵn có ở địa phương
 a. Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.
 * Chọn nguyên vật liệu:
 	Chúng ta sưu tầm các loại vỏ chai nước rửa bát, vỏ hộp kem tươi, can đựng dầu ăn loại 2 lít, các bìa lịch, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, bóng nhựa,...có hình dáng, kích thước khác nhau và phù hợp mà từ những nguyên vật liệu ấy ta có thể tạo ra các loại đồ chơi như: bảng đa năng, sâu con học chữ học toán, quả địa cầu bí mật...
* Sử dụng nguyên vật liệu vào làm đồ dùng, đồ chơi
 ** Quả địa cầu : 
a. Nguyên liệu:
Vỏ cốc kem tươi màu trắng, một ít dây điện thật nhỏ, giấy màu, một miếng gỗ rộng 15cm, dài 30cm, một đoạn nhôm nhỏ để làm trục xoay
b. Cách làm:
 	Lấy vỏ cốc kem, dùi 2 lỗ nhỏ ở 2 bên miệng cốc, lấy dây điện thật nhỏ xâu qua các lỗ vừa dùi buộc các vỏ cốc lại với nhau kết thành một hình tròn như quả địa cầu, lấy một miếng gỗ nhỏ làm đế, gắn một đoạn nhôm nói giữa miếng gỗ và quả địa cầu để quả địa cầu đứng và soay được. Lấy giấy màu ( đủ 3 màu cơ bản ) cắt thành hình tròn vừa bằng miệng cốc, dán vào miệng cốc nhưng chỉ dán một phần còn để hở một phần để bỏ các hình ảnh tuỷ theo nội dung bài học cho trẻ hoạt động
c. Cách sử dụng:
Dùng để dạy trẻ trong các phần luyện tập của các hoạt động Khám phá khoa học, Làm quen Toán, Âm nhạc, tổ chức các trò chơi .... Cô vẽ những bức tranh tùy theo nội dung của hoạt động cô đã soạn trong bài cuộn lại bỏ vào trong lòng cốc, trên miệng cốc cô dán các hình tròn là các màu ( có thể để màu xanh, đỏ, vàng hoặc dán chữ cái, số lên trên hình màu để trẻ khám phá ). Cho trẻ chon ô màu, ô số, ô chữ ... tuỳ theo nội dung bài học và cho trẻ mở các ô đã chọn khám phá xem bên trong quả địa cầu có gì và thực hiện theo yêu cầu trong nội dung tranh. Có thể gắn đèn nháy vào trong từng chiếc cốc khi hoạt động âm nhạc 
** Máy xay sinh tố
 a. Nguyên liệu:
Can đựng dầu ăn loại 2 lít 2 cái, 2 con dao nhựa cắt đất nặn để làm lưỡi dao, b. Cách làm:
 	Lấy vỏ can dầu ăn 2 lít dùng cưa cắt 2 phần can dầu phía trên để làm phần 
thân máy say sinh tố, cắt tiếp 1/3 can dầu phía dưới lồng vào 1/3 can dầu đã cắt lúc đầu lồng vào nhau để làm đế máy say. Lấy 2 con dao nhựa cắt đất nặn đặt chéo vào trong miệng can để làm lưỡi dao máy say. Úp ngược miệng can có gắn dao xuống đế vừa lồng lấy nến dính gắn lại là được một chiếc máy say sinh tố rất đẹp
c. Cách sử dụng:
Dùng để dạy trẻ trong các hoạt động Khám phs khoa học, Toán, hoạt động góc, tổ chức các trò chơi .... với chủ đề gia đình, nghề nghiệp ....
 ** Chiếc nón kỳ diệu
a.Nguyên liệu:
- Gỗ dán, giấy màu, một số thanh gỗ nhỏ, vòng bi, tấm Alu, keo dán, các loại tranh lô tô MTXQ
b.Cách làm:
- Cắt những tấm gỗ dán thành các hình tam giác, ghép thành hình chiếc nón, lấy một tấm Alu cắt thành hình tròn to, chính tâm hình tròn khoan lỗ lắp một trục thẳng đứng để gắn từ mặt hình tròn của chiếc nón lên đến chóp chiếc nón, gắn cố định. Phía dưới của hình tròn có đế gắn vòng bi vào trục đế soay được, chia ô trên mặt phẳng của hình tròn, giữa các ô có gắn những que nhỏ để 
phân danh giới. gắn một que chỉ cạnh thân hình tròn để khi soay chiếc nón que chỉ dừng ở đâu thì đó là yêu cầu của bài học
 - Cắt những bông hoa bằng xốp màu hoặc các loại rau, các con vật, phương tiện giao thông phù hợp với bài dạy và gắn gai dính ở mặt sau của hoa, con vật, phương tiện giao thông (cô có thể vẽ cho trẻ tự cắt). dán lên các ô đã chia trên mặt hình tròn
- Dán giấy màu xanh, đỏ vàng . lên các ô các ô đã chia và trên chóp nón cho đẹp. Gắn xốp gai ở các ô của hình tròn chiếc nón. Chuẩn bj các loại hình ảnh, các số, chữ cái  theo yêu cầu của hoạt động cô sẽ dạy để gắn vàonhững miếng xốp gai đã gắn ở các ô của hình tròn
 c. Cách sử dụng:
- Sử dụng trong giờ làm quen với toán, môi trường xung quanh qua trò chơi “Rung chuông vàng”. Giờ hoat động âm nhạc . Có thể sử dụng đa dạng trong các hoạt động dạy trẻ
 Ví dụ: 
- Từ chiếc nón kỳ diệu với trò chơi : “ Hát theo hình vẽ” Trong hoạt động âm nhạc. Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Mỗi nhóm chọn một bạn lên quay chiếc nón, khi que chỉ dừng ở hình vẽ nào thì nhóm đó sẽ hát bài hát có nội dung tương ứng với hình vẽ như qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_tu_lam_do_dung_do_ch.doc