SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Minh lộc

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Minh lộc

Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xă hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ về dinh dưỡng, nhận thức thì giáo dục thể chất cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ. Giáo dục thể chất là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển đồng đều và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, cũng như hoàn thiện nhận thức và nhân cách. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo nằm trong lĩnh vực phát triển thể chất trong trương trình giáo dục mầm non, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non càng có ý ngĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Chính vì vậy mà việc giúp trẻ phát triển vận động có vai trò vô cùng quan trọng.

 Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh, hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non.Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của bé như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong những năm qua, việc nâng cao phát triển vận động cho trẻ đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 – 2016”. Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Hậu Lộc đã ban hành kế hoạch về việc triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 – 2016” nhằm định hướng chỉ đạo cho các trường mầm non trong huyện xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề.

 

docx 28 trang thuychi01 14191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Minh lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xă hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ về dinh dưỡng, nhận thức thì giáo dục thể chất cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ. Giáo dục thể chất là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển đồng đều và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, cũng như hoàn thiện nhận thức và nhân cách. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo nằm trong lĩnh vực phát triển thể chất trong trương trình giáo dục mầm non, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non càng có ý ngĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Chính vì vậy mà việc giúp trẻ phát triển vận động có vai trò vô cùng quan trọng.
	Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh, hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non.Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của bé như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong những năm qua, việc nâng cao phát triển vận động cho trẻ đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 – 2016”. Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Hậu Lộc đã ban hành kế hoạch về việc triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 – 2016” nhằm định hướng chỉ đạo cho các trường mầm non trong huyện xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề.
	Thực tế ở trường mầm non Minh lộc hiện nay việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ đã được nhà trường quan tâm và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn, hạn chế, bất cập như sợ trẻ bị tai nạn khi tham gia các trò chơi vận động, phụ huynh để trẻ chơi các trò chơi điện tử nhiều trên điện thoại, máy tính thay vì cho trẻ chơi các trò chơi vận động. Còn khi ở trường thì chưa đi sâu chú trọng vào chất lượng hiệu quả của các hoạt động vận động để nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Đồ chơi ở các góc vận động còn hạn chế,giáo viên chưa sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi. Một số giáo viên còn chậm về đổi mới phương pháp, chưa hiểu sâu về mục đích yêu cầu của việc phát triển vận động. Từ những nguyên nhân đó dẫn đến trẻ ít hứng thú tham gia hoạt động, khó hiểu hiểu về nội dung cơ bản, kỷ năng thực hiện các vận động hạn chế, tính tự lập, tính kỷ luật chưa cao. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển vận động đối với sự phát triển của trẻ, trước thực trạng của địa phương, nhà trường, nhiệm vụ được giao tôi rất băn khoăn trăn trở tìm giải pháp tối ưu để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt lĩnh vực phát triển vận động, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp về thực hiện tốt lĩnh vực phát triển vận động, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Minh lộc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Minh lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Minh lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp kiểm tra
+ Phương pháp khảo sát thực tế, thu nhập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
2. NỘI DUNG
2.1. Cở sở lý luận.
	Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
	Theo các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục học cho rằng: Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao động. Quá trình thực hiện bài tập vận động là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất. Trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ hoàn thiện tinh thần và thể chất. Trong những trò chơi, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hành vi tính cách của nó. Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, thái độ của trẻ cần phải có ý thức, tự giác và có trách nhiệm. Nhiệm vụ quy tắc này đặt ra đối với tất cả các trẻ, vì thế chúng có ý nghĩa giáo dục lớn. Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng, giúp đỡ lẫn nhau, coi trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách.
	Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xương ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Phát triển vận động giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo, điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó mà vốn kiến thức của trẻ sẽ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì Tham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Đồng thời trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. Trò chơi vận động còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động.
	Sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những cột mốc phát triển như: Đối với trẻ mẫu giáo nếu chúng tác động tốt đến việc phát triển vận động trẻ sẽ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Sự phát triển vận động được thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như thể dục sáng, tiết thể dục, trò chơi vận động. Do đó phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng cần được tiến hành mạnh mẽ, toàn diện và cần sự quan tâm của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng.
* Thuận lợi
Xã Minh lộc là một xã có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, có truyền thống hiếu học, điều kiện xã hội tương đối ổn định. Mặc dù đại bộ phận nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng phong trào giáo dục của xã vẫn được quan tâm duy trì và phát triển.
Trường mầm non Minh lộc được thành lập năm 1994. Trong những năm qua nhà trường và địa phương luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt về trang thiết bị, cơ sở vật chất. Trường không ngừng phấn đấu để trở thành một trong những trường top đầu của huyện, năm học 2014 – 2015 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cơ sở vật chất tốt, có sân chơi, đồ chơi ngoài trời.
Nhà trường có bộ máy tổ chức quản lý đầy đủ theo điều lệ trường mầm non, có tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động có hiệu quả.
100% đội ngũ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn, CBGV có kiến thức, sức khỏe, đoàn kết, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng cao và quan tâm đến giáo dục, tỉ lệ trẻ đến lớp đông và được ăn bán trú tại trường 100%.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từng bước được nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đây cũng là điều kiện tốt để nhà trường thực hiện việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ.
* Khó khăn
Khu trung tâm của nhà trường được xây dựng nhiều đợt, mỗi đợt một hạng mục, nên sự phân bổ các khu vui chơi, vận động cho trẻ còn hạn chế do bồn cây nhiều.
Nhà trường chưa có phòng tập thể chất và chưa phong phú các đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ.
Chưa có góc vận động ngoài trời, đồ dùng tự làm của giáo viên phục vụ hoạt động thể dục ở các lớp còn ít và đơn điệu.
Khả năng khai thác chuyên đề phát triển vận động của một số giáo viên còn hạn chế, giáo viên có nhiều lúc còn để trẻ ngồi trong lớp chiếm thời gian nhiều vì sợ cháu tai nạn, chưa hiểu sâu về mục đích yêu cầu của các phương pháp phát triển vận động, chậm đổi mới phương pháp để hưỡng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách khéo léo.
Còn nhiều trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vận động, kỹ năng thực hiện phát triển vận động còn thấp. Tính tự lập, tính kỷ luật và tự đánh giá của trẻ còn chưa cao.
Phụ huynh chưa quan tâm đến việc phát triển vận động của trẻ, xem việc vận động là lẽ tự nhiên đặc biệt. Việc ảnh hưởng của các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy vi tính nên chưa phát huy tính tích cực của phát triển vận động đối với trẻ.
* Kết quả khảo sát thực trạng
Kết quả khảo sát thực trạng tháng 9 năm 2016 ở trường mầm non Minh lộc.
Bảng 1: Kết quả khảo sát cơ sở vật chất thiết bị
Nội dung khảo sát
Đối tượng (ĐVT)
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
Khu vực trong lớp
Lớp
Số lớp có hiên chơi, góc chơi cho trẻ
13
100
Số lớp có đủ đồ chơi phát triển vận động cho trẻ
9
69,2
4
30,8
Số lớp có góc chơi vận động sử dụng nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
6
46,2
7
53,8
Khu vực ngoài lớp
Sân
Sân chơi cứng với ít nhất 5 – 6 loại đồ chơi ngoài trời
2
100
Sân chơi cứng với ít nhất 5 – 6 loại đồ chơi, thiết bị phát triển vận động
1
50
1
50
Qua khảo sát tôi thấy: Đối với khu vực trong lớp, nhà trường đã có sự đầu tư tương đối đầy đủ, 100% các lớp đã có hiên chơi, góc chơi phát triển vận động cho trẻ. Nhưng một số lớp lại chưa đủ đồ chơi phát triển vận động cho trẻ, qua khảo sát 13 lớp thì có 4 lớp (chiếm 30,8%) chưa đủ đồ chơi. Ngoài ra, số lớp có góc chơi vận động sử dụng nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương còn ít, qua khảo sát 13 lớp thì chỉ có 6 lớp (chiếm 46,2%) là có sử dụng.
Còn đối với khu vực ngoài lớp thì nhà trường đã đảm bảo đầy đủ 2 sân chơi cứng với ít nhất 5 – 6 loại đồ chơi ngoài trời. Tuy nhiên, đối với sân chơi cứng trang bị đầy đủ đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vận động thì nhà trường còn 1 sân chưa được trang bị.
Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên
Nội dung khảo sát
Số giáo viên
Kết quả
Giỏi
Khá 
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số giáo viên hiểu sâu về mục đích, yêu cầu, phương pháp PTVĐ
26
5
19
6
23
7
27
8
31
Giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động
26
5
19
8
31
7
27
6
23
Giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động vận động tích cực, mạnh dạn, khéo léo
26
6
23
7
27
7
27
6
23
Giáo viên có ý tưởng sáng tạo trong các hoạt động phát triển vận động
26
5
19
6
23
6
23
9
35
Qua khảo sát tôi thấy còn nhiều giáo viên chưa hiểu sâu về mục đích, yêu cầu, phương pháp phát triển vận động cho trẻ cũng như chưa có ý thức tham gia các hoạt động tự làm đồ dùng, đồ chơi và chưa chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động.
Bảng 3: Kết quả khảo sát tham gia các hoạt động của trẻ
Nội dung khảo sát
Số trẻ
Kết quả
Đạt 
Chưa đạt
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
470
102
21,7
164
34,9
166
35,3
38
8,1
Trẻ hiểu về nội dung vận động cơ bản
470
100
21,3
160
34
168
35,7
42
9
Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động
470
78
16,6
154
32,8
186
39,6
52
11
Trẻ có tính tự lập, tính kỷ luật và tự đánh giá
470
75
15,9
133
28,3
206
43,8
56
12
Qua việc khảo sát trẻ tham gia các hoạt động, tôi nhận thấy phần trăm trẻ trung bình và yếu trong các hoạt động còn nhiều. Các kỹ năng thực hiện các vận động, tính tự lập, kỷ luật và tự đánh giá của trẻ cũng chưa được tốt.
Bảng 4: Kết quả khảo sát sức khỏe của trẻ
Tổng số học sinh mẫu giáo
Cân nặng
Chiều cao
Trẻ có nguy cơ béo phì
Trẻ béo phì
Kênh bình thường
Kênh suy DD
Kênh bình thường
Kênh thấp còi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
724
680
94
44
6
680
94
44
6
10
1,38
0
0
Quan sát trên bảng tôi thấy số trẻ đạt kênh bình thường về cân nặng và chiều cao vẫn chưa đạt được 99 -> 100%. Số trẻ có nguy cơ béo phì còn có 10 trẻ trong tổng số 724 trẻ được khảo sát. Trước kết quả của các bảng khảo sát này, tôi đã đề ra các giải pháp và biện pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
2.3. Các giải pháp và biện pháp.
2.3.1. Các giải pháp.
	Để chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong quá trình quản lý, chỉ đạo cần phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong khuôn khổ của đề tài SKKN, tôi đưa ra 4 giải pháp chính mà bản thân thấy đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện để chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp.
- Giải pháp 1: Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất.
- Giải pháp 2: Chỉ đạo CBGV tham gia vào phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động phát triển thể chất.
- Giải pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng cho CBGV các nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
- Giải pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp, tổng kết, thưởng phạt khích lệ động viên kịp thời các tổ chuyên môn, các cá nhân đồng thời tuyên truyền để nhân rộng vai trò của phát triển vận động đối với trẻ.
2.3.2. Các biện pháp
* Biện pháp 1: Tham mưu với lãnh đạo địa phương tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
	Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Một môi trường học tập dù giáo viên có kinh nghiệm, trình độ, chuyên môn giỏi nhưng thiếu cơ sở vật chất hỗ trợ trong quá trình dạy học thì chất lượng dạy học cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Nói riêng về hoạt động vận động cho trẻ thì nhất thiết không thể thiếu những bộ đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động này và để chỉ đạo tốt hoạt động phát triển vận động cho trẻ, tôi đã tranh thủ thời gian làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ phát triển vận động. Trước hết tôi xây dựng kế hoạch chi tiết về việc mua sắm các đồ dùng phục vụ thiết thực cho hoạt động phát triển vận động của trẻ và lập tờ trình trình Ủy ban xem xét, phê duyệt. Được sự thống nhất của Ủy ban, nhà trường đã mua sắm được một số bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ như: 
+ Cổng chui: 30 cái
+ Vòng thể dục: 400 cái
+ Gậy thể dục: 500 cái
+ Ghế thể dục: 6 cái
+ Thang leo: 3 cái
+ Loa đài để trẻ tập thể dục sáng: 1 bộ
+ Ngoài ra nhà trường còn mua sắm một số đồ dùng khác như: cầu trượt, cầu bập bênh, cổng chui, xích đu, tổng kinh phí mua là 250.000.000 đồng.
	Tuy đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vận động của trẻ vẫn chưa đầy đủ, phong phú nhưng trước mắt thì trường cũng đã có tương đối đồ dùng để phục vụ hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Bản thân tôi sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương để được cấp trên xem xét và hỗ trợ cho nhà trường trong việc đầu tư cơ sở vật chất.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường bên ngoài cho trẻ vận động.
Ngoài giờ học trên lớp thì việc học tập cũng như vui chơi bên ngoài rất quan trọng đối với trẻ. Với một môi trường vận động, vui chơi rộng rãi, có đủ đồ chơi ngoài trời thì trẻ nào cũng cảm thấy thích và hứng thú. Ngoài trẻ ra thì bản thân mỗi phụ huynh cũng vậy, họ cũng rất muốn con em mình có một sân chơi sau giờ giải lao rộng rãi, sạch sẽ, có đồ chơi cho trẻ hoạt động. Đối với trường Mầm non Minh lộc chúng tôi, mặc dù diện tích khuôn viên đã đảm bảo theo quy định, tuy nhiên so với số lượng học sinh nhà trường đông thì diện tích sân chơi còn hạn chế. Mặt khác bồn cây chiếm nhiều diện tích, làm hạn chế chỗ vận động cho trẻ. Chính vì vậy năm học 2016 – 2017, tôi đã lên ý tưởng cải tạo góc sân khu 10 phòng, phá bỏ các bồn cây cũ, đào bấng bê tông để làm góc vận động cho trẻ. Khi lên ý tưởng như thế, tôi đã cân nhắc làm sao mà vừa đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động nhưng vẫn đảm bảo trường có nhiều cây xanh, làm bóng mát cho trẻ chơi trong những ngày nắng nóng.
Với kế hoạch chi tiết về làm góc vận động tôi đã tham khảo ý kiến tập thể giáo viên trong trường và đi đến thống nhất cao. Song với kinh phí hạn hẹp của nhà trường thì không đủ để làm góc vận động, tôi đã dựa vào lực lượng phụ huynh, đưa ra bàn với hội cha mẹ học sinh toàn trường về tầm quan trọng của vận động phát triển đối với trẻ. Với lợi ích thiết thực như vậy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của cha mẹ các cháu cả về kinh phí lẫn ngày công lao động để làm góc vận động. Nhà trường đã tiến hành mua sắm được một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời đặt ở góc vận động, giúp trẻ có vừa có nơi vui chơi lại giúp trẻ vận động linh hoạt và năng động.
Ngoài việc đặt một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ vận động, để tăng thêm sự hứng thú, thu hút đối với trẻ tôi đã lên ý tưởng kết hợp vẽ tranh tường với các hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, đáng yêu. Chính sự kết hợp này đã tạo ra môi trường kích thích sự ham thích vận động cho trẻ, kết quả trong thời gian qua trẻ hoạt động rất tích cực, hứng thú tại góc vận động và được phụ huynh hài lòng. (Ảnh 1 – Phụ lục 1)
* Biện pháp 3: Tạo môi trường trong lớp: Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động.
Môi trường trong lớp học như thế nào rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi trẻ đang tò mò khám phá mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt trẻ nhỏ rất hứng thú với những bộ đồ dùng, đồ chơi nhất là những đồ dùng, đồ chơi trẻ có thể tự chơi và hoạt động vận động. Vì vậy đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, chúng giúp trẻ có thêm hiểu biết và giúp trẻ phát triển nhận thức, tình cảm của mình. Vì vậy song song với việc tạo môi trường c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_cac_hoat_don.docx