SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung
Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng như nhiều nước khác chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá
Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách, do đó Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ của Biến đổi khí hậu.
Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này.
Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu
Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của Biến đổi khí hậu phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Nội dung giáo dục trẻ về Biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của Biến đổi khí hậu trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết gắn với hành động thực tiễn và những quan sát hằng ngày của trẻ .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG Người thực hiện: Trần Thị Hiền Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý NGA SƠN, NĂM 2017 MỤC LỤC STT NỘI DUNG SỐ TRANG 1 A. MỞ ĐẦU 1 2 I. Lý do chọn đề tài 1 3 II. Mục đích nghiên cứu 2 4 III. Đối tượng nghiên cứu 2 5 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 6 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 7 I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 8 II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 9 III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 10 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai: 5 11 2. Chỉ đạo giáo viên Tích hợp, lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong một số hoạt động học 6 12 3. Chỉ đạo giáo viên Dạy trẻ Mẫu giáo hình thành những kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu , phòng chống thiên tai theo chủ đề 10 13 4. Chỉ đạo giáo viên sưu tầm , sáng tác trò chơi, bài thơ , hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó 13 14 5. Chỉ đạo giáo viên Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó ở mọi lúc, mọi nơi: 15 16 IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường 17 17 C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 19 18 * Tài liệu tham khảo 21 Phụ lục 22 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng như nhiều nước khác chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách, do đó Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ của Biến đổi khí hậu. Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của Biến đổi khí hậu phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Nội dung giáo dục trẻ về Biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của Biến đổi khí hậu trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết gắn với hành động thực tiễn và những quan sát hằng ngày của trẻ . Theo Mark Richmond – Giám đốc điều phối về Giáo dục của Liên Hợp Quốc. UNESCO cũng đã làm nổi bật vai trò then chốt của giáo dục tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 19 do Liên Hợp Quốc tổ chức vào tháng 11 năm 2013 tại Warsaw (Ba Lan). Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu và là chủ đề quan trọng của thập kỷ giáo dục bền vững 2005 – 2014/Liên Hợp Quốc – UNESCO (UN DESD 2005 – 2014) Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước ,để trẻ em được phát triển toàn diện về mọi mặt thì chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trẻ vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ bị tổn thương bởi môi trường sống và sức đề kháng của trẻ đối với bệnh dịch do sự thay đổi của thời hoạt động còn yếu chính vì vậy việc giáo dục về biến đổi khí hậu cần bắt đầu ngay từ lứa tuổi Mầm non. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Ngày nay dưới sự tác động trực tiếp của con người vào môi trường đã dẫn đến hiện tượng hệ sinh thái tự nhiên dần dần bị tác động chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, thậm chí dẫn tới mất cân bằng suy thái gây ra biến đổi khí hậu. Việc hình thành cho trẻ từ khi còn nhỏ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp phụ thuộc vào rất nhiều nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục mầm non là hoàn toàn đúng và phù hợp. Để trẻ có tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh trong mỗi con người, hình thành thói quen, kỹ năng để bảo vệ chính mình.Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung” II. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu tại lớp các mẫu giáo 3-4 tuổi,4-5 tuổi, 5-6 tuổi Trường Mầm non Nga Trung - Tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi. và 5-6 tuổi - Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo và ý thức giữ gìn môi trường cho trẻ. - Giúp trẻ có 1 số kiến thức về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường Mầm non III. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi tại trường Mầm non Nga Trung IV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I . Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hổi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển. Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu: - Hiệu ứng nhà kính. - Mưa axit. - Thủng tầng ôzôn. - Cháy rừng. - Lũ lụt. - Hạn hán. - Sa mạc hóa. - Hiện tượng sương khói. Giáo dục biến đổi khí hậu có vai trò đặc biệt quan trọng vì sự phát triển bền vững của đất nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là giúp người học quan tâm về vấn đề khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hiệu quả của biến đổi khí hậu, giúp cá nhân và cộng đồng tiếp cận với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kỹ năng liên quan đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em biết bảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên để bảo vệ khí hậu. Đơn giản như việc tắt đèn khi không cần thiết, hoạt động kiệm nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác ra đường,, tất cả những điều thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và các nguồn lực có hạn mà chúng ra có, điều đó sẽ giúp giảm thải các tác nhân có hại cho khí hậu. Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời. Với trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5-6 tuổi khả năng chú ý, ghi nhớ đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ thích tìm tòi khám phá và luôn tò mò. Đặc biệt là thích được trải nghiệm trực tiếp. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần giáo viên biết tích hợp nội dung một cách phù hợp về ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động hàng ngày của trẻ thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn. II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Việc xây dựng ứng dụng những biện pháp tích hợp giáo dục và cách ứng phó với biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với nội dung trong Chương trình giáo dục mầm non và khả năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo để có kết quả cao trên lý thuyết thì đơn giản, nhưng khi vào thực hiện thì đó là cả một vấn đề không hề dễ dàng. Xét thực tế tại trường, lớp và năng lực của Giáo viên dạy khối Mẫu giáo, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Trường mầm non Nga Trung đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. + Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang phòng học rộng rãi, môi trường lớp học được trang trí sạch đẹp. + Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt công việc của mình. + Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu về biến đổi khí hậu cho giáo viên. + Nhà trường đã trang bị đầu đủ các trang thiết bị hiện đại như: ti vi, máy vi tính, đầu đĩa, loa phục vụ cho việc giảng dạy. + Nhà trường đã nối mạng internet, mạng nội bộ cho 10/10 máy vi tính phục vụ cho công tác dạy và học. + 9/9 giáo viên trên lớp có trình độ trên chuẩn. + Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh Khó khăn: Một số giáo viên còn hạn chế kiến thức về biến đổi khí hậu, hiểu về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ. Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Tài liệu về giáo dục biến đổi khí hậu còn ít. Một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu vì vậy chưa chú trọng đến việc giáo dục biến đổi khí hậu cho con em mình. Kết quả của thực trạng: ĐỘ TUỔI NỘI DUNG Trẻ thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh khi thiên tai xảy ra Trẻ có ý thức tuân thủ sự chỉ dẫn của người lớn khi thiên tai xảy ra Trẻ thể hiện ý thức hoạt động kiệm, và biết bảo vệ bản thân khi có thiên tai xảy ra Trẻ yêu thiên nhiên và ứng xử thân thiện với môi trường xung quanh Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 3-4 tuổi 68 cháu 42 cháu 26 cháu 44 cháu 24 cháu 45 cháu 23 cháu 46 cháu 22 cháu 62% 38% 64,7% 35,3% 66% 34% 67,6% 32,4% 4-5 tuổi 90 cháu 59 31 62 28 63 27 66 24 65,5% 34,5% 69% 31% 70% 30% 73,3% 26,7% 5-6 tuổi 56 cháu 35 21 39 17 41 15 43 13 62,5% 37,5% 70% 30% 73% 27% 77% 23% Tổng số: 214 cháu 136 78 145 69 149 65 155 59 Tỷ lệ % 63,5 36.5 68 32 70 30 72 28 Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ đồng thời chỉ đạo giáo viên day khối Mẫu giáo có kiến thức để dạy trẻ , đồng thời nhắc nhở phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức về khí hậu xung quanh, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Biện Pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai: Việc đưa Giáo dục Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào trường lớp mầm non là cần thiết ,do đó người giáo viên mầm non để làm được việc này, mỗi CBGV,NV trong nhà trường cần phải nắm vững nội dung và phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo của nhà trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai đến giáo viên dạy mẫu giáo để thực hiện. * Đối với Ban giám hiệu. Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của ngành đưa chương trình Giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai vào trong hoạt động của trường mầm non. Nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyên đề Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai. Chỉ đạo tốt cho CBGV, NV thực hiện. * Đối với Giáo viên, nhân viên. Tham gia các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai vào trong các hoạt động của trẻ. Tổ chức nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai thông qua các chủ đề, chuyên đề để giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh có ý thức trong việc ứng phó và phòng chống. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để tổ chức tốt chuyên đề này dưới nhiều hình thức. Nội dung cụ thể: * Đối với Ban giám hiệu. Tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, kế hoạch thực hiện chuyên đề cho CBGV, NV trong nhà trường. Tổ chức và bồi dưỡng thường xuyên chuyên đề cho đội ngũ CBGV,NV trước khi triển khai thực hiện. Xây dựng các hoạt động dạy có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho giáo viên dự. Chỉ đạo cho CBGV, NV làm tốt công tác tuyên truyền về Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai đến phụ huynh học sinh lồng vào các nội dung cuộc họp trong năm học. Đưa tiêu chí thực hiện chuyên đề vào nội dung thi đua của CBGV,NV. * Đối với Giáo viên, nhân viên. Không đưa vào từng đề tài riêng mà chỉ lồng ghép vào trong các hoạt động sao cho phù hợp, tránh gượng ép, nên tập trung lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, múa hát, vẽ, kể chuyện, ngoài hoạt động học. Việc lồng ghép phải nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thật gần gũi với đời sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp từng độ tuổi. Giúp trẻ nhận biết được vai trò của môi trường, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai đối với đời sống con người và những tác động của con người đối với môi trường. Thúc đẩy được tính tò mò, lòng ham thích được tiếp xúc với môi trường xung quanh, khám phá thiên nhiên của trẻ. Hình thức thực hiện chuyên đề Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai - Nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai được tích hợp thông qua các chủ đề lớn. - Nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ,ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai được tích hợp vào nội dung các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non như: (giờ đón, vệ sinh, hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, nêu gương, hoạt động chiều, giờ trả trẻ). - Tổ chức giao lưu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiên tai. * Công tác chỉ đạo thực hiện. - Ban giám hiệu luôn nhắc nhở, kiểm tra đưa nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trường học. - Mỗi nhóm, lớp xây dựng nội dung tuyên truyền ở góc phụ huynh. - Trang trí, lồng ghép tuyên truyền như: hình ảnh, thơ, ca, hò,vè. - Trường xây dựng nội dung Hội thi phù hợp, mang tính chất giáo dục. - Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép nội dung thực hiện trong mỗi nhóm, lớp mình về chuyên đề này. - Đánh giá thực chất kết quả thực hiện chuyên đề qua những lần dự giờ, kiểm tra của Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân. Kết quả: 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo đề ra và đạt kết quả tốt. 2. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên Tích hợp, lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong một số hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Như Khám phá khoa học, Âm nhạc, làm quen tác phẩm Văn học, Tạo hình... mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi..... với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với thiên nhiên, với môi trường sống.. *Thông qua hoạt động giáo dục Âm nhạc: Tôi luôn chỉ đạo giáo viên ở khối mẫu giáo chú trọng trong việc chọn bài hát dạy trẻ ở từng độ tuổi, những bài hát có nội dung về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về biến đổi khí hậu thông qua báo, đài, qua các trang web chuyên biệt về môi trường, về biến đổi khí hậu. - Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung sưu tầm bài hát về Biến đổi khí hậu bao gồm nhiều nội dung khác, cung cấp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Chính vì vậy, biện pháp này giúp giáo viên sàng lọc, lựa chọn nội dung giáo dục biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động minh họa các bài hát liên quan đến thời tiết, biến đổi khí hậu như bài hát “Trời nắng, trời mưa”, “Cho tôi đi làm mưa với”, “Âm thanh của tôi” Ví dụ: Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về thời tiết , trái đất, môi trường, biến đổi khí hậu như bài hát “Bốn mùa của bé”, “Giai điệu của mưa”, “Đêm và ngày” Ví dụ : Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viên cần dạy trẻ hát, nghe hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về Trái đất, Biến đổi khí hậu và cách ứng phó như bài hát “Trái đất này là của chúng mình”, “Em yêu cây xanh”.. *Thông qua hoạt động Tạo hình: Tôi luôn chỉ đạo giáo viên khối mẫu giáo lồng ghép tích hợp vào hoạt động học như ngoài những yêu cầu trong sách tôi chỉ đạo giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, dán, nối tranh ảnh về trái đất, các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm, lựa chọn trang phục, đồ ăn thức uống phù hợp với thời tiết. Tô màu tranh vẽ bạn có hành vi đúng trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động học Tạo hình ở chủ đề Bản thân cho trẻ mẫu giáo ở độ tuổi 3-4 tuổi > Tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu và nối những hành vi đúng trong tranh vẽ có nội dung về bảo vệ môi trường (Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây.). Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Tạo hình ở chủ đề “Trường Mầm non” cho trẻ mẫu giáo độ tuổi 4-5 tuổi, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về trái đất, vệ sinh cá nhân trẻ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Tạo hình ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo đội tuổi 5-6 tuổi, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ các vật chứa nước, vẽ mưa, giếng, ao, hồ, sông, suối. Vẽ mặt trời, vẽ những vật dụng cần dùng khi ra ngoài trời (Ô, mũ, nón, ủng..) Hướng dẫn trẻ sưu tầm tranh ảnh có nội dung về hậu quả của bão, lốc xoáy, hạn hán, sạt lở đất làm an bum. Làm sách tranh về biến đổi khí hậu , cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. *Thông qua hoạt động Khám phá khoa học: Thông qua hoạt động này cho trẻ tìm hiểu về trái đất, trẻ được xem tranh, thảo luận về trái đất, trái đất có nước, không khí, trên trái đất có con người, động vật và cây cối sinh sống. Cho trẻ tìm hiểu về đất, nước, không khí trẻ thảo luận về lợi ích của đất nước, cách bảo vệ nguồn nước sạch như Sử dụng tiết kiệm , không xả rác, thả xuống nguồn nước... Cách giữ không khí trong lành như trồng cây, biết thu gom, phân loại và đổ rác đúng nơi quy định, không đốt củi, rơm, rạ, đi vệ sinh đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_tich_hop_giao_duc_bi.doc