SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường tại trường Mầm non Hoằng Thái – Hoằng Hóa - Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường tại trường Mầm non Hoằng Thái – Hoằng Hóa - Thanh Hoá

Như chúng ta đã biết đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để đáp ứng với yêu cầu của thời đại thì đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có thể lực tốt, sức khoẻ tốt. Để có một thể lực phát triển, có sức khoẻ tốt thì con người phải được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh và có môi trường trong sạch không bị ô nhiễm thì việc bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng.

Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm và xâm phạm nghiêm trọng đã đe doạ đến sự sống còn của nhân loại trên toàn cầu. Sức khỏe của con người bị rình rập bởi nhiều yếu tố đó là: Thực phẩm không an toàn, môi trường bị ô nhiểm bởi nước thải của các công trình,các nhà máy rồi việc vứt rác bừa bải không đúng nơi quy định, khói thải từ các loại phương tiện giao thông là một vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội chính vì vậy bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói riêng đã trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với mỗi quốc gia, mọi cộng đồng trên hành tinh. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của toàn nhân loại và đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và học sinh là việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần thiết nhằm đảm bảo sự trường tồn của trái đất và đây là ngôi nhà chung đảm bảo sự an toàn cho mỗi chúng ta.

Với cương vị là một cán bộ quản lý tôi nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình, là bảo vệ sự sống cho nhân loại. Nhưng muốn bảo vệ được môi trường, làm cho mọi người xung quanh đều có ý thức bảo vệ môi trường thì Tôi, các bạn, chúng ta phải làm gì để bảo tồn được chúng? Khi sự suy vong về môi trường đang ngày càng diễn ra khốc liệt ở tất cả mọi nơi như: Nạn chặt phá rừng lấy gỗ ở Vũng Tàu, Nghệ An, nhà máy VeDan xả nước thải xuống sông Thị Vải, các khí thải của các khu công nghiệp đổ rác bừa bãi đã đưa tin lên các kênh phương tiện thông tin đại chúng.

 

doc 18 trang thuychi01 6321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường tại trường Mầm non Hoằng Thái – Hoằng Hóa - Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
 MỤC LỤC
1.1. Lí do chọn đề tài
1- 3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu2
3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3 -15
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
3- 4
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4 - 5
2.2.1. Thuận lợi
4
2.2.2. Khó khăn.
4 - 5
2.3. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 2.3.1: Xây dựng kế hoạch thực hiện
6 - 7
Giải pháp 2.3.2: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động hàng ngày của trẻ 
7 - 9
Giải pháp 2.3.3:Tích Hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề
10 -12
Giải pháp 2.3.4: Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi
12-13
Giải pháp 2.3.5: Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
13- 14
Giải pháp 2.3.6: Làm tốt công tác tuyên truyền
14-15
1.4. Kết quả nghiên cứu
15-17
* Đối với giáo viên:
15
* Đối với trẻ:
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16-17
- Kết luận
16
- Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để đáp ứng với yêu cầu của thời đại thì đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có thể lực tốt, sức khoẻ tốt. Để có một thể lực phát triển, có sức khoẻ tốt thì con người phải được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh và có môi trường trong sạch không bị ô nhiễm thì việc bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng.
Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm và xâm phạm nghiêm trọng đã đe doạ đến sự sống còn của nhân loại trên toàn cầu. Sức khỏe của con người bị rình rập bởi nhiều yếu tố đó là: Thực phẩm không an toàn, môi trường bị ô nhiểm bởi nước thải của các công trình,các nhà máy rồi việc vứt rác bừa bải không đúng nơi quy định, khói thải từ các loại phương tiện giao thông là một vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội chính vì vậy bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói riêng đã trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với mỗi quốc gia, mọi cộng đồng trên hành tinh. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của toàn nhân loại và đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và học sinh là việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần thiết nhằm đảm bảo sự trường tồn của trái đất và đây là ngôi nhà chung đảm bảo sự an toàn cho mỗi chúng ta.
Với cương vị là một cán bộ quản lý tôi nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình, là bảo vệ sự sống cho nhân loại. Nhưng muốn bảo vệ được môi trường, làm cho mọi người xung quanh đều có ý thức bảo vệ môi trường thì Tôi, các bạn, chúng ta phải làm gì để bảo tồn được chúng? Khi sự suy vong về môi trường đang ngày càng diễn ra khốc liệt ở tất cả mọi nơi như: Nạn chặt phá rừng lấy gỗ ở Vũng Tàu, Nghệ An, nhà máy VeDan xả nước thải xuống sông Thị Vải, các khí thải của các khu công nghiệp đổ rác bừa bãi đã đưa tin lên các kênh phương tiện thông tin đại chúng.
 Hình ảnh: Đổ rác thải không đúng nơi quy định
 Và gần gũi hằng ngày hơn là chúng tôi thường phải chứng kiến cảnh xả nước thải sinh hoạt hằng ngày ra bên lề, đường sau trường của một số hộ gia đình
 Hình ảnh: Xả nước thái đường sau trường
 Và một số hộ gia đình để rác thải ra trước cổng trường ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan môi trường cũng như sức khỏe của con người
 Hình ảnh: Rác thải trước cổng trường của một số hộ dân
Vì vậy giáo dục và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ, từ lứa tuổi mầm non.
Với các cháu mầm non tâm hồn các cháu còn ngây thơ nếu được giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường đúng đắn ngay từ khi cháu đang ở trường mầm non thì sẽ hình thành cho trẻ thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày ở trường cũng như ở nhà và trẻ có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học cũng như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân trẻ.
Giáo dục môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ cho trẻ.
Mục đích của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức, kỹ năng thực tiễn của trẻ góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường như giữ gìn thân thể, chăm sóc vật nuôi cây trồng, tiết kiệm điện nước, lau chùi đồ dùng, đồ chơi giữ gìn vệ sinh lớp học, thu gom rác thải...
Môi trường bên trong và bên ngoài lớp học của trẻ là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nếu như chúng ta không có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiểm môi trường thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của cô và trẻ nói riêng và xã hội nói chung. Chính vì lý do đó năm học 2017- 2018 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề:“ Giáo dục và bảo vệ môi trường” vấn đề đặt ra cho lãnh đạo nhà trường cần tiếp tục làm gì để thực hiện có hiệu quả chuyên đề này. Với sự cần thiết như trên và đó cũng chính là lí do tôi đưa ra đề tài có nội dung: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường tại trường Mầm non Hoằng Thái – Hoằng Hóa - Thanh Hoá”. Hy vọng rằng sẽ được đón nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp
1.2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu. 
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận thực tiễn, đưa ra một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyên đề: “giáo dục và bảo vệ môi trường” ở trường Mầm Non Hoằng Thái - Hoằng Hóa - Thanh Hóa.
Thông qua các đợt tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức, thiết thực hơn là những buổi lên lớp của giáo viên để từ đó hình thành cho cán bộ giáo viên và học sinh những hành vi đẹp, có ý thức để bảo vệ môi trường, đoàn kết, giúp đỡ, có phản ứng mạnh mẽ khi có những hành vi làm ô nhiễm môi trường. Mặt khác nhằm tổng kết lại những kết quả của giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã thực hiện chuyên đề:“Giáo dục và bảo vệ môi trường” trong thời gian qua để rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao việc thực hiện chuyên đề trong thời gian tới. Đồng thời mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp và mong muốn được góp ý để có thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác quản lý.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp chỉ đạo để tổ chức thực hiện chuyên đề:“ Giáo dục và bảo vệ môi trường” trong phạm vi trường Mầm non Hoằng Thái - Hoằng Hóa - Thanh Hoá
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp xây dựng kế hoạch
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận đầu tiên được xem xét để nghiên cứu đề tài, đó là được xem xét từ các khái niệm về môi trường, bao gồm: Khái niệm về môi trường; môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; môi trường nhân tạo trong trường mầm non...
Từ cơ sở các khái niệm về môi trường; ta có thể khái quát về xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong trường mầm non: Là tạo nên môi trường trong ngoài lớp học của trường mầm non, bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường đó có tác động trực tiếp đến hoạt động dạy học học của giáo viên và hoạt động vui chơi học tập của trẻ.
Giáo dục và bảo vệ môi trường cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết của mỗi cán 
bộ giáo viên mầm non phải thực hiện nghiêm túc.
Môi trường có tác động lớn đối với nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non; giúp trẻ được trải nghiệm để nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện trẻ mầm non theo 5 lĩnh vực
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những thuận lợi
Hoằng Thái là một xã thuần nông. Điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân đang từng bước dần dần đi lên, trình độ dân trí ngày một nâng cao. xã luôn luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các phong trào văn hóa, thể dục, thể thao đều là những điểm sáng. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đặc biệt giáo dục mầm non. Bên cạnh đó còn có các tổ chức đoàn thể luôn kề vai sát cánh để ủng hộ nhà trường trong mọi phong trào thi đua.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp,Năm học 2017 - 2018 Trường Mầm non Hoằng Thái đang từng bước có những chuyển mình rõ rệt về mọi mặt như: Mạng lưới quy mô trường lớp tương đối ổn định số lượng trẻ đến trường Mầm Non ngày càng đông. Trường đã có đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu thương, chịu khó, kiên trì trong công việc, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% và đạt trên chuẩn 57%. Các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm Non
2.2.2. Những khó khăn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được xã Hoằng Thái còn có những khó khăn như dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã phát triển chưa đồng đều. Nên nhận thức của một số ít nhân dân còn hạn chế còn coi nhẹ về ý thức bảo vệ môi trường chung.
Trường Mầm non Hoằng Thái được xây dựng tại khu trung tâm của xã nhà, đường trước là khu dân cư sinh sống nên phần nào cũng làm ảnh hưởng môi trường từ khu nước thải cũng như khu vệ sinh của các hộ gia đình vì thế mà cứ vào mùa mưa là lầy lội, nước đọng lại do không có hệ thống thoát nước. Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, môi trường tự nhiên đặc biệt ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, sức khoẻ và tâm sinh lý của trẻ nhỏ nơi đây
- Đa số trẻ của trường tôi là vùng quê rất ham chơi, ban đầu chưa có ý thức bảo vệ môi trường, sân trường, lớp nhiều trẻ còn vứt vỏ sữa, vỏ bim bimhay nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết vào bồn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành, ngắt hoa ở vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại còn để lãng phí nước
- Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục môi trường chưa được đầu tư nhiều như: Thùng rác chưa có đủ và đúng quy cách, đồ dùng dụng cụ vệ sinh còn thiếu..v.v..
2.2.3 Khảo sát thực trạng ban đầu cho thấy
Qua khảo sát thực trạng trên cô và trên trẻ đầu năm về các nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường cho thấy kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả thực trạng giáo dục và bảo vệ môi trường trên giáo viên
Số TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Số GV đạt
Tỉ lệ
%
Số GV chưa đạt
Tỉ lệ
%
1
Tích hợp. lồng ghép nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường.
8/18
44
10
56
2
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường vệ sinh trong và ngoài lớp.
10/18
56
8
44
3
Tận dụng các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi.
14/18
77,7
4
22,3
4
Công tác tuyên truyền.
10/18
56
8
44
Bảng 2: Kết quả thực trạng giáo dục và bảo vệ môi trường trên trẻ
Số TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỉ lệ %
1
Biết chăm sóc bảo vệ cây
123/235
52,3
112/235
47,6
2
Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh công cộng
120/235
51
115/235
49
3
Biết cất dọn đồ dung, đồ chơi đúng nơi quy định
121/235
51.5
114/235
48,5
4
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác.
120/235
51
115/235
49%
5
Phân biệt được những hành vi đúng và sai đối với môi trường và tiết kiệm điện, nước.
110/235
46,8
125/235
53,2
6
Biết tận dụng các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi.
100/235
42,5
135/235
57.5
Từ những tình hình thực tế của nhà trường như kết quả khảo sát ban đâu bản thân đã lưạ chọn một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường
2.3.2: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động 
2.3.3. Tích hợp nội dung giao dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề
2.3.4. Tận dụng các nguyên vật liệu, phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
2.3.5. Tăng cường sức mạnh của các đoàn thể trong nhà trường 
2.3.6. Làm tốt công tác tuyên truyền
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường
Từ những nội dung, phương pháp đã triển khai bồi dưỡng về giáo dục và bảo vệ môi trường, bản thân tôi đã sưu tầm tài liệu, sách báo có liên quan để tham khảo và tìm ra những biện pháp phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể trình với Hiệu trưởng, sau khi đã được phê duyệt tôi tiến hành triển khai tới tất cả giáo viên. Khi đã triển khai xong Tôi lại tổ chức một lần nữa cho tất cả giáo viên ở tất cả các nhóm lớp báo cáo về tình hình thực hiện cụ thể của lớp mình. Thâu tóm tất cả các ý kiến tôi lại bổ xung vào kế hoạch của các lớp mà giáo viên đã đề ra và đưa ra định hướng sát thực, chính xác cho kế hoạch chỉ đạo cũng như kế hoạch thực hiện của lớp. Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, tôi lại tham mưu với Hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đạt hiệu quả cao hơn, và kế hoạch cụ thể như sau:
- Kế hoạch năm: Lấy tiêu đề là những ngày lễ lớn trong năm để đưa vào làm tiêu chí phấn đấu cho cả tháng, cả năm nhưng phải vận dụng linh hoạt có nội dung sâu sắc về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đồng thời, phân chia thành 2 kỳ, tháng, tuần, để hoạt động và đánh gía sơ kết một cách hiệu quả, khoa học vào cuối tháng và có sơ kết tổng kết vào các học kỳ.
Ví dụ: Tiêu đề chung cho cả năm là: Mỗi cô giáo là một tấm gương sáng trong mọi hành động để các cháu noi theo. Gắn lên tường ở mỗi lớp và ở văn phòng.
- Kế hoạch cho từng học kỳ:
- Học kỳ I: Tháng 9: Tập trung vào công tác chỉ đạo điểm cho cả nhà trẻ và mẫu giáo , chú trọng vào từng nội dung của chuyên đề xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh, xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường cho cả tháng, tuần, ngày, góc thiên nhiên trang trí góc có nội dung về giáo dục và bảo vệ môi trường, lồng giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học, các hoạt động mọi lúc mọi nơi. 
Tháng 10 là tiêu đề: Giáo dục về các hành vi văn minh, tiết kiệm, mẫu mực cho cả cô và trẻ( Phù hợp với từng lứa tuổi) với khẩu hiệu: “Thi đua phát huy và giữ gìn nếp sống văn minh để chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10”.
Từ tháng 11: Với tiêu đề “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng trong mọi hành động để học sinh noi theo tăng thêm ý nghĩa nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 /11”.tổ chức hội thi làm đồ dùng,đồ chơi chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. 
+ Tháng 12: Rèn luyện thói quen sống tiết kiệm, văn minh, mẫu mực, có trách nhiệm cao trong công tác, quan tâm và bảo vệ môi trường trong sạch không bị ô nhiễm, chăm sóc thiên nhiên.
- Học kỳ II: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện, đi sâu vào kiểm tra đánh giá học kỳ II và kế hoạch cuối năm về chuyên đề này ở tất cả các lớp
Tháng: 1, 2: Rèn luyện thói quen sống tiết kiệm, văn minh, mẫu mực, có trách nhiệm cao trong công tác, quan tâm và bảo vệ môi trường trong sạch không bị ô nhiễm, chăm sóc thiên nhiên.
Tháng 3, 4: Đoàn kết giúp đỡ mọi người xung quanh, tình cảm đối với cô, bạn bè, vật nuôi, cây cối và môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ.
Tháng 5. Tổng kết đánh giá toàn trường về công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Sau đó tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức một buổi bồi dưỡng chuyên đề,mục đích của buổi bồi dưỡng này là tập chung chủ yếu vào những nội dung sau:
+. Đánh giá quá trình chỉ đạo thực hiện của các lớp từ đó rút kinh nghiệm cho các tháng tiếp theo.
+ Để giáo viên nêu ra ý kiến của mình trong quá trình thực hiện chuyên đề (Những khó khăn và thuận lợi).
+ Thảo luận ý kiến trình với Hiệu trưởng về công tác cơ sở vật chất để triển khai chuyên đề 
Với biện pháp này đạt 90% so với kế hoạch đề ra.
- Kế hoạch tuần.
Song song với việc xây dựng kế hoạch chung và cụ thể hoá cho từng nội dung ở từng tháng tôi còn chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch cụ thể ở từng tuần trong tháng. Phát huy những việc làm có hiệu quả và khắc phục những hạn chế thường xuyên.
Ví dụ: Tuần 1 tháng 9: Làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong toàn trường, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung cho trẻ.
Hình ảnh: GV hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định
Kết quả được 100% nhân dân, Cán bộ giáo viên và các đoàn thể ủng hộ
2.3.2: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động hàng ngày 
Khi lên các nội dung hoạt động cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải liên quan với nội dung giáo dục, chăm sóc sức khoẻ trẻ.
* Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào hoạt động có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp,không gây quá tải ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động chính.
* Nguyên tắc 3: Những hiện trạng môi trường cô giáo nêu ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ. Cô có thể nêu ở trường hoặc địa phương thật cụ thể.
Khi xác định được các nguyên tắc này tôi chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày.
Ví dụ: Hoạt động đón trẻ: Cô trò chuyện cùng trẻ để hỏi về môi trường từ nhà đến trường có khói bụi của xe ô tô, xe máy để giáo dục trẻ giữ gìn thân thể bằng cách đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi 
Hoạt động học tập: Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cho trẻ quan sát màn hình chiếu về sự ô nhiễm của con sông khi nước thải bẩn chảy ra làm ảnh hưởng sức khoẻ con người, giáo dục trẻ con sẽ làm gì khi sử dụng thấy có nước bẩn ở chậu rửa mặt, rửa tay hàng ngày..v..v
Hoạt động lao động: Lao động tự phục vụ, giáo dục trẻ tự phục vụ tốt là việc làm có lợi cho môi trường như: Trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ, đi xong biết vặn vòi nước chảy để xả, dùng xong biết vặn vòi không để nước chảy lãng phí nước nhằm tiết kiệm điện..vv... Ngoài ra tôi chỉ đạo giáo viên biết lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi.
Hình ảnh: Cháu tự phục vụ
Hoạt động vui chơi: Mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rácxung quanh khu vực của lớp, giáo viên hướng dẫn cho trẻ đóng vai bác sĩ đa khoa khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế
Trong trò chơi gia đình: Giáo viên giáo dục trẻ phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp, đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét mạng nhệntrước khi ăn phải rửa tay
Trò chơi nấu ăn: cô giáo tập cho trẻ làm món ăn đơn giản, làm xong chú ý vệ sinh nhà bếp và dụng cụ vừa làm sạch sẽ
Ở các góc hoạt động khác giáo viên cũng phải lồng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ
Thông qua hoạt động chơi ngoài trời: Giáo viên giúp trẻ biết ích lợi của cây đối với sức khỏe con người qua đó giáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ cây,nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác. 
Hình ảnh: Trẻ nhặt lá rung dưới sân trường
Thông qua tổ chức giờ ăn, giờ ngủ của trẻ
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lý, trẻ được vui vẻ và thoải mái như:
Giáo viên rèn cho trẻ được hoạt động lao động kê bàn ghế ngay ngắn, biết lấy đĩa đựng cơm rơi vãi và đĩa đựng khăn ướt lau tay. Trước khi ăn ra xếp hàng để rửa tay bằng xà phòng theo quy trình. Khi ăn giáo dục trẻ nhai kỹ, ăn hết suất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn.ăn xong biết xếp, bát, thìa vào nơi qui định một cách gọn gàng, sau đó trẻ biết tự lau miệng lấy nước uống, giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước.
 Hình ảnh: Tổ chức bữa ăn của trẻ
Giáo viên thường xuyên nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, trẻ tự lấy gối đi ngủ
Kết quả: Trẻ có ý thức gọn gàng, ngăn nắp và có ý thức xây dựng bảo vệ môi trường chung
2.3.3. Tích hợp vào các chủ đề
Chỉ đạo giáo viên khi xây dựng kế hoạch chuyên môn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường yêu cầu giáo viên phải giúp trẻ có được một số hiểu biết sau
* Hiểu biết về môi trường mầm non g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thuc_hien_tot_noi_du.doc