SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non Thiệu Tiến, Thiệu Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non Thiệu Tiến, Thiệu Hóa

 Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm và bị hủy hoại nghiêm trọng, do dân số ngày càng đông, nhu cầu trong cuộc sống của con người ngày càng cao, càng hiện đại. Để đáp ứng được những nhu cầu đó thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng ngày càng phát triển nên lượng chất thải bẩn thải ra môi trường càng nhiều, điểm hình như “Hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường ở Vùng biển Vũng Áng do hệ thống xả thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh”[1], đã làm cho ngư dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khốn cùng . Đặc biệt là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản, gây nên sự ô nhiễm và suy thoái về môi trường như khai thác và tàn phá rừng trái phép; khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một cách bừa bãi, . khiến cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề gây sức ép đối với môi trường sống, làm mất cân bằng về sinh thái, sự cạn kiệt về tài nguyên, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra có nguy cơ đe dọa đến đời sống của con người cũng như mọi sinh vật, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đào tạo thế hệ trẻ ở tất cả các ngành học, cấp học và đặc biệt là ngành học mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với trẻ mầm non 3 - 6 tuổi đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, chính trong giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành cơ bản các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đặc điểm nhân cách của trẻ, đây là thời kỳ quan trọng để hình thành thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh như cỏ cây hoa lá, sự vật, sự việc và với con người.

“Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt về bảo vệ môi trường”[2]. Mặt khác hình thành cho trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường: Lớp học, gia đình, nơi ở .v.v với những công việc vừa sức với trẻ, đồng thời trẻ có những phản ứng với các hành vi không đúng của con người như: Vứt rác bừa bãi, chặt cây, bẻ cành, hái hoa.v.v để giáo dục cho trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau.

 

doc 21 trang thuychi01 7131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non Thiệu Tiến, Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lý luận của nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
* Giải pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường của từng giáo viên
5
* Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội dung và hoạt động của trẻ.
6
* Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ: 
7
* Giải pháp 4: Giáo dục trẻ có tình cảm hành vi tích cực đối với môi trường
9
* Giải pháp 5. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động.
10
* Giải pháp 6. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chủ đề thông qua hoạt động chủ định:
13
* Giải pháp 7. Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn làm những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thải bỏ. 
16
* Giải pháp 8. Chú trọng công tác tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh. 
16
4
Hiệu quả của nội dung sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1
Kết luận.
18
2
Kiến nghị.
19
3
Tài liệu tham khảo
20
4
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp Phòng giáo dục và đào tạo, Cấp Sở giáo dục và đào tạo và cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
21
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm và bị hủy hoại nghiêm trọng, do dân số ngày càng đông, nhu cầu trong cuộc sống của con người ngày càng cao, càng hiện đại. Để đáp ứng được những nhu cầu đó thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng ngày càng phát triển nên lượng chất thải bẩn thải ra môi trường càng nhiều, điểm hình như “Hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường ở Vùng biển Vũng Áng do hệ thống xả thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh”[1], đã làm cho ngư dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khốn cùng. Đặc biệt là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản, gây nên sự ô nhiễm và suy thoái về môi trường như khai thác và tàn phá rừng trái phép; khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một cách bừa bãi,. khiến cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề gây sức ép đối với môi trường sống, làm mất cân bằng về sinh thái, sự cạn kiệt về tài nguyên, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra có nguy cơ đe dọa đến đời sống của con người cũng như mọi sinh vật, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. 
Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đào tạo thế hệ trẻ ở tất cả các ngành học, cấp học và đặc biệt là ngành học mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với trẻ mầm non 3 - 6 tuổi đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, chính trong giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành cơ bản các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đặc điểm nhân cách của trẻ, đây là thời kỳ quan trọng để hình thành thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh như cỏ cây hoa lá, sự vật, sự việc và với con người.
“Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt về bảo vệ môi trường”[2]. Mặt khác hình thành cho trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường: Lớp học, gia đình, nơi ở .v.v với những công việc vừa sức với trẻ, đồng thời trẻ có những phản ứng với các hành vi không đúng của con người như: Vứt rác bừa bãi, chặt cây, bẻ cành, hái hoa.v.v để giáo dục cho trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. 
Việc chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Trong đó môi trường vật chất là việc bố trí các góc hoạt động trong không gian chung của lớp học, cách sắp xếp bố trí, chuẩn bị các nguyên liệu, đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi, các hình ảnh trực quan được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh an toàn, thoáng mát. Phải gắn liền với vẻ đẹp của thế giới xung quanh, gợi lên kinh nghiệm cảm xúc thẩm mỹ của trẻ.
	Là một Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác chuyên môn, tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp để bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non Thiệu Tiến, Thiệu Hóa" làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm đạt được những mục tiêu chính đó là: Chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, đồng thời “giúp giáo viên nắm được cách lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục trẻ”[3]. Nhằm trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. Hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ, hành vi tích cực đối với môi trường như: Yêu quý, bảo vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường, phản đối những việc làm gây ảnh hưởng đến môi trường. Dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc môi trường sống xung quanh trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non Thiệu Tiến, Thiệu Hóa” nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong nhà trường. 
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu mà cá nhân tôi cho là thích hợp và mang lại hiệu quả cao như:
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ, đặc biệt là nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trẻ.
- Trao đổi với giáo viên về một số một số kinh nghiệm chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội, gắn liền với cuộc sống đấu tranh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia”[4]. Việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây quá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và không gượng ép. Đồng thời kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trong sạch.
 Giáo dục Bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp giáo dục có hiệu 
quả với trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng của việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, bởi ở lứa tuổi mầm mon đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, những đặc trưng về nhân cách con người mới như tính trung thực, nề nếp, kỷ luật, vệ sinh, nhân hậu, lễ phép, kính trên nhường dưới, yêu thiên nhiên, từ đó trẻ hiểu biết về môi trường giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Vì vậy “Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình hình thành và phát triển ở trẻ ý thức và những hiếu biết về môi trường, giúp trẻ có thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh trẻ, đồng thời bước đầu hình thành những năng lực cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ môi trường phù hợp với lứa tuổi”[5].
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi:
Trường mầm non Thiệu Tiến nằm trên địa bàn xã Thiệu Tiến cách trung tâm Huyện Thiệu Hóa 4 km về phía Tây là một xã thuần nông, nhân dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Nhưng được sự quan tâm của phòng giáo dục, Đảng uỷ, UBND xã Thiệu Tiến cùng các ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động. Tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ.
Năm học 2016-2017, nhà trường có tổng số 26 CBGV, NV. Trong đó, Ban giám hiệu có 03 đồng chí, giáo viên 17 đồng chí, nhân viên 06 đồng chí (5 nhân viên nuôi dưỡng). Có 14 nhóm lớp với 347 cháu. Trong đó: Nhà trẻ có 5 nhóm với 76 cháu, mẫu giáo 9 lớp với 271 cháu.
Hội phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết hợp với nhà trường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để trẻ
 được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
b. Khó khăn: 
Thiệu Tiến là một xã thuần nông, đời sống của các bậc phụ huynh còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông, không có nghề phụ. 
 Cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường còn hạn chế, vì vậy, còn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân là một quản lý trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo chuyên môn, nên phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng của việc hướng dẫn giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó, chưa chú trọng đến việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thường xuyên cho trẻ, nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhiều giáo viên còn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, chỉ tích hợp qua loa ở một số hoạt động giáo dục, vì vậy chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn nhiều hạn chế. 
Việc sắp xếp trang trí nhóm, lớp, môi trường giáo dục chưa thực sự phù hợp, trang trí lớp còn dập khuôn, máy móc, hình thức chưa phù hợp với từng độ tuổi. Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và cung cấp những kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chưa được thực hiện một cách thường xuyên.
+ Nhiều trẻ chưa có thói quen bảo vệ môi trường xung quanh mình, chưa có khả năng phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường, bỏ rác không đúng nơi quy định.
+ Vẫn còn một số trẻ chưa biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường do các bậc phụ huynh còn chưa thường xuyên nhắc nhở và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tại gia đình cũng như cộng đồng. 
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên để chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non đạt kết quả tốt tôi đã tiến hành khảo sát thực tế chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường như sau:
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
* Đối với giáo viên:
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Kết quả
Đạt
Tỉ lệ %
Chưa đạt
Tỉ lệ %
1
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường 
7
41%
10
59%
2
Xây dựng môi trường hoạt động
6
35%
11
65%
3
Tổ chức môi trường hoạt động
8
47%
9
53%
4
Công tác tuyên truyền.
9
53%
8
47%
* Đối với trẻ:
TT
Khả năng của trẻ
Tổng số
Mức độ % trên trẻ
Đạt
%
Chưa đạt
%
1
Trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
347
252
72.6%
95
27.4%
2
Tích cực tham gia các hoạt động, gần gũi bảo vệ môi trường.
347
248
71.5%
99
28.5%
3
Trẻ biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
347
241
69.5%
106
30,5%
4
Có khả năng phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường.
347
239
69%
108
31%
Qua bảng khảo sát cho thấy kết qủa chung chưa cao.
Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và áp dụng một số giải pháp.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Giải pháp 1. Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường của từng giáo viên
Đây là một việc làm rất cần thiết nên công tác đánh giá phải được tiến hành một cách khách quan, chính xác và cụ thể, từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch chỉ đạo sát, đúng với điều kiện thực tế. Đồng thời cũng phát hiện được những sai lệch trong quá trình tổ chức thực hiện chuyên đề.
Qua việc đánh giá còn một số lớp xây dựng môi trường giáo dục dập khuôn chưa phù hợp với nhóm lớp mình, chưa tạo môi trường mở để trẻ hoạt động mà sử dụng các mảng kín cứng nhắc, chưa chú ý đến việc làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu sẵn có ở địa phương, đồng thời chưa biết cách lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nhóm, lớp mình ở các hoạt động.
Ví dụ: 
- Trong các nhóm lớp, một số giáo viên tạo môi trường chưa phù hợp với lớp mình. Cụ thể ở góc học tập chỉ làm tranh, trang trí có nội dung về số, nội dung các câu truyện, thơ. Không có nội dung về môi trường xung quanh. Ở góc nghệ thuật các tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là dụng cụ âm nhạc chưa có các tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi về các loại hoa quả, con vật. Chưa có sản phẩm của trẻ trưng bầy ở góc như: Vẽ, nặn về các loại hoa quả, con vật, cây cối Nên cần phải bổ sung trang trí, làm tranh ảnh có nội dung về môi trường. Nhằm tạo môi trường để cho trẻ
được trải nghiệm. 
- Việc xây dựng góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh chưa phù hợp về mặt nội dung và hình thức, việc làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu còn hạn chế, chưa có nhiều chủng loại, chưa tạo được đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, chưa khuyến khích được trẻ vào các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
Một số lớp còn chưa chú trọng đến việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
- Đa số giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ: Thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh chung, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định.
* Về phía Ban giám hiệu nhà trường tự nhận xét đánh giá một cách trung thực, tổng thể khách quan chung của nhà trường: về cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, những gì đã đạt, những gì chưa đạt cần bổ sung thay thế. Từ đó có cơ sở đề tham mưu với lãnh đạo địa phương, tuyên truyền vận động phụ huynh, các cấp, các ngành hỗ trợ kinh phí bổ sung, mua sắm trang thiết bị phù hợp với nhà trường để thực hiện tốt chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường tại trường mầm non Thiệu Tiến.
* Giải pháp 2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội dung và hoạt động của trẻ.
Để chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường bản thân tôi cùng với các đồng chí tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch một cách khoa học, rõ ràng, cụ thể. Đúc rút những nội dung đã làm được, những nội dung chưa làm được. Từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng nội dung chuyên đề phù hợp với từng nhóm, lớp trong nhà trường.
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao, tôi đã căn cứ vào nội dung của chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường được tiếp thu qua chuyên đề phòng giáo dục tổ chức. Căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo phòng giáo dục về các nội dung thực hiện chuyên đề. Đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện năm học của nhà trường và điều kiện thực tế ở địa phương để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp đạt hiệu quả cao.
Cần phải nắm vững nội dung trọng tâm để xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với từng chủ đề, trong tháng, trong năm.
Tôi lập kế hoạch chỉ đạo và gợi ý để giáo viên chủ động, sáng tạo trang trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở lớp phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ ở nhóm lớp mình. Lên kế hoạch tháng, chủ đề, kế hoạch hoạt động trong ngày lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp.
Ví dụ: Trang trí ở các góc: 
Góc xây dựng cần trang trí tranh ảnh về trường mầm non, các hành vi giữ gìn môi trường trong trường mầm non như: Quét dọn, trồng và chăm sóc cây cối, hoa quả Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi của trẻ phù hợp với chủ đề như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh
Góc phân vai trang trí các loại tranh ảnh có hình ảnh giáo dục trẻ bảo vệ môi trường: quét nhà, đánh răng, rửa tay, chải tóc
Góc nghệ thuật trang trí các loại tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi về trường mầm non thân yêu của trẻ, trưng bầy các sản phẩm do trẻ tự tạo
 Góc thiên nhiên bổ sung các loại cây, đặc biệt là tạo điều kiện để trẻ được gieo trồng các loại hạt.
Ví dụ: Khi lên kế hoạch tháng tôi chỉ đạo giáo viên đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào mục tiêu của chủ đề phù hợp với chủ đề trường mầm non như: Trẻ biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Tôi chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch dạy trẻ với nội dung: Con người và môi trường sống.
- Giáo dục trẻ hiểu được môi trường ở trường mầm non có: Phòng, nhóm lớp, sân vườn, cống rãnh, tường rào bao quanh, cây xanh, cây cảnh, cỏ, các loại đồ chơi trong sân trường, các đồ dùng của lớp, của cô, của cá nhân trẻ. Con người bao gồm các cô, các bác trong trường mầm non, các bạn, các bậc phụ huynh và các mối quan hệ khác.
- Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn ở trường mầm non và gia đình. 
+ Môi trường sạch là môi trường gọn gàng, ngăn nắp không khí trong lành, có đủ ánh sáng, không có mùi hôi, khói bụi, tiếng ồn, có nhiều cây xanh, thoáng 
mát
+ Môi trường bẩn là môi trường có nhiều rác thải, bụi bẩn, đồ dùng đồ chơi sắp xếp không ngăn nắp, không gọn gàng
- Dạy trẻ biết bảo vệ môi trường bằng những hành vi phù hợp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường, trường, lớp, nhà Biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không kéo lê bàn ghế, biết giúp cô quét nhà, lau bàn ghế, đồ dùng đồ chơi
- Dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết tiết kiệm nước, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết cách rửa mặt, rửa tay, răng miệng
Sau khi hoàn thành kế hoạch tổng thể tôi chỉ đạo giáo viên bám vào kế hoạch của nhà trường để lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch theo tháng, chủ đề, tuần, ngày phù hợp.
* Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ: 
Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ. Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó là trẻ rất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh. Đặc biệt, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã có một vốn kiến thức phong phú về môi trường xung quanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ. Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệm mang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên phải li

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_hieu_qua_gi.doc