SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên
Thiên nhiên chứa đựng biết bao nhiêu điều hấp dẫn và lý thú. Thiên nhiên không chỉ mang lại cho con người những cái cần thiết để sống mà còn hấp dẫn chúng ta bởi những vẻ đẹp kỳ diệu. Thiên nhiên cần cho con người bao nhiêu thì lại càng không thể thiếu được đối với trẻ thơ bấy nhiêu.
Đối với trẻ mầm non thiên nhiên là một trong những phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ. Thiên nhiên làm cho trẻ thích thú, muốn tìm tòi, khám phá, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Có những cái bình thường tưởng chừng như cây cỏ, dòng sông, con suối, giọt sương mai long lanh trên cành lá hay tiếng chim hót đều ảnh hưởng đến tình cảm và trí tuệ của trẻ. Hãy tạo mọi điều kiện để cho trẻ đến với thiên nhiên càng nhiều càng tốt, hãy để cho tất cả những âm thanh, màu sắc, hương vị của thiên nhiên tràn ngập vào các giác quan, để lại trong tâm trí trẻ những ấn tượng đẹp, trong sáng. Vì càng nghe, càng nhìn nhiều màu sắc, âm thanh của thiên nhiên được bao nhiêu, thì cảm giác và tri giác của trẻ càng trở nên phong phú bấy nhiêu. Được khám phá thiên nhiên giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu quý lao động và thích khám phá những điều mới lạ.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sự bùng nổ về công nghệ thông tin. trẻ em đang mất dần những sân chơi thú vị, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian, những câu chuyện cổ tích. Thực tế trong những năm vừa qua giáo viên đã tổ chức cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều giáo viên chưa linh họat, sáng tạo trong việc tổ chức các họat động, chưa cho trẻ được thực hành, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên, chưa nắm vững kiến thức, hình thức cũng như tích hợp lồng ghép các phương pháp. Với những lý do như vậy bản thân mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ qua việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên quanh trẻ, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên” góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Vinh SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2018 1. Mở đầu - Lý do chọn đề tài Thiên nhiên chứa đựng biết bao nhiêu điều hấp dẫn và lý thú. Thiên nhiên không chỉ mang lại cho con người những cái cần thiết để sống mà còn hấp dẫn chúng ta bởi những vẻ đẹp kỳ diệu. Thiên nhiên cần cho con người bao nhiêu thì lại càng không thể thiếu được đối với trẻ thơ bấy nhiêu. Đối với trẻ mầm non thiên nhiên là một trong những phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ. Thiên nhiên làm cho trẻ thích thú, muốn tìm tòi, khám phá, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Có những cái bình thường tưởng chừng như cây cỏ, dòng sông, con suối, giọt sương mai long lanh trên cành lá hay tiếng chim hót đều ảnh hưởng đến tình cảm và trí tuệ của trẻ. Hãy tạo mọi điều kiện để cho trẻ đến với thiên nhiên càng nhiều càng tốt, hãy để cho tất cả những âm thanh, màu sắc, hương vị của thiên nhiên tràn ngập vào các giác quan, để lại trong tâm trí trẻ những ấn tượng đẹp, trong sáng. Vì càng nghe, càng nhìn nhiều màu sắc, âm thanh của thiên nhiên được bao nhiêu, thì cảm giác và tri giác của trẻ càng trở nên phong phú bấy nhiêu. Được khám phá thiên nhiên giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu quý lao động và thích khám phá những điều mới lạ. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sự bùng nổ về công nghệ thông tin... trẻ em đang mất dần những sân chơi thú vị, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian, những câu chuyện cổ tích... Thực tế trong những năm vừa qua giáo viên đã tổ chức cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều giáo viên chưa linh họat, sáng tạo trong việc tổ chức các họat động, chưa cho trẻ được thực hành, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên, chưa nắm vững kiến thức, hình thức cũng như tích hợp lồng ghép các phương pháp. Với những lý do như vậy bản thân mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ qua việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên quanh trẻ, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên” góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ. - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên tại trường mầm non Hoằng Vinh. Tìm ra các biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên cho trẻ được tiếp xúc. Giúp giáo viên nắm vững các kiến thức, hình thức, phương pháp khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. Giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên, hiểu biết về thế giới muôn loài xung quanh trẻ, hiểu về tầm quan trọng của việc phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Đối tượng, nghiên cứu: - Giáo viên và trẻ trong trường Mầm non Hoằng Vinh. - Nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên” nhằm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên, cho trẻ được tiếp xúc. - Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình thì bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp khảo sát, điều tra, - Phương pháp quan sát, theo dõi. - Phương pháp phân tích tổng hợp, thông kê số liệu, thực nghiệm 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và nhà trường là những nhân tố quan trọng nhất, vì gia đình, trường học là nơi góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục mầm non có mục tiêu là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt về tư trang để trẻ vững tin bước vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non, Thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là vô cùng quan trọng. Bởi vì khi giáo viên tổ chức cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên trẻ được trải nghiệm, khám phá, nắm bắt và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng về môi trường thiên nhiên. phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phát triển trí thông minh, vốn sống, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức. Thiên nhiên là kho tàng vô tận, làm giàu cho tâm hồn trẻ, nhưng trẻ không thể tự mình có hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên xung quanh dù chỉ là nhận thức ban đầu. vì vậy người lớn tổ chức để hướng dẫn trẻ tiếp thu những biểu tượng đúng đắn về môi trường thiên nhiên. Nhờ có giáo dục thiên nhiên mới trở thành những phương tiện để hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Hiện nay các trường Mầm non trên địa bàn đều rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường thiên nhiên trong và ngoài lớp học để thu hút trẻ. Khi đến trường ngoài giờ học các cháu rất mong được ra sân để chơi, để được tiếp xúc với cây cỏ hoa lá, các con vật đáng yêu ngộ nghĩnh hay là tiếng suối chảy róc rách từ con suối nhân tạo, vườn cổ tích có nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, chú bé chăn trâu thổi sáo..Tất cả đều mang lại cho trẻ những niềm say mê, thú vị mà nhiều khi chính người lớn cũng không ngờ tới. Tuy nhiên để những phong cảnh thiên nhiên đó thật sự mang lại hiệu quả giáo dục trên trẻ thì giáo viên cần chú trọng đến việc khai thác điều gì? khai thác như thế nào để đạt được mục tiêu mình mong muốn? Điều đó không phải giáo viên nào cũng thật sự quan tâm và thực hiện. Trên thực tế giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, chưa biết cách tạo môi trường mở, thiết kế các bài tập mở kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ. Một số giáo viên chưa có ý thức tái tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường xung quanh cho trẻ họat động. Chính vì thế có những điều hay, tuyệt vời đến từ thiên nhiên mà trẻ em không có cơ hội được quan sát, tìm hiểu, trải nghiệm đó là do sự thờ ơ của người lớn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: * Thuận lợi: - Trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tự giác trong công việc, luôn đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. ham học hỏi nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. - Trường được bố trí một điểm trường, cảnh quan khuôn viên của khu vực nhà trường rộng rãi thoáng mát, có đồ chơi ngoài trời, có vườn hoa, vườn rau, cây xanh, cây cảnh được bố trí hài hòa hợp lý nhằm tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp là một điều kiện thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. - Các bậc phụ huynh cũng đã quan tâm đến việc học của con em mình nên cũng có nhiều phụ huynh đã cùng phối hợp với giáo viên sưu tầm tranh, ảnh, các nguyên vật liệu để phục vụ cho chủ đề. * Khó khăn: - Là địa bàn cách xa các danh lam thắng cảnh, nên còn hạn chế nhiều trong việc cho trẻ làm quen và trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. - Tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề chưa đầy đủ, đặc biệt là chuyên đề trải nghiệm với môi trường thiên nhiên như sách tuyển chọn các trò chơi thí nghiệm bài tập mở còn thiếu vì vậy việc nghiên cứu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. - Đội ngũ giáo viên năng lực không đồng đều. Một số giáo viên chưa nắm vững ý nghĩa, yêu cầu, cách thức tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Để tìm ra những biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành một đợt khảo sát đánh giá thực trạng giáo viên của nhà trường vào đầu năm học. * Kết quả được tôi khảo sát phân loại như sau: Nội dung đánh giá Tổng số (15 giáo viên) Tỷ lệ (%) - Nắm vững nội dung, kỹ năng, ý nghĩa, cách thức tổ chức tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động. 5/15 33,3% - Thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên phong phú đa dạng. 5/15 33,3% Phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. 6/15 40% - Sưu tầm được nhiều nguyên phế liệu phục vụ cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.. 7/15 46,6% Từ thực trạng khảo sát bảng trên cho thấy kết quả của từng giáo viên được khảo sát đánh giá là không đồng đều, nên bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghỉ phải làm thế nào để tìm ra cách giải quyết những vấn đề đang còn tồn tại ở trường mình, giúp giáo viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn trong công tác giúp trẻ gần gủi với thiên nhiên. Suy nghỉ và mạnh dạn đưa ra những biện pháp để xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, gần gủi cho trẻ hoạt động. 2. 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: * Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên tích cực cho trẻ hoạt động thăm quan ngoại khóa. Đối với trẻ mầm non thăm quan hoạt động ngoại khóa luôn là những hoạt động mà trẻ rất thích thú, hào hứng. Vì khi trẻ được tham gia hoạt động này trẻ sẻ được tận mắt nhìn, tận tay cầm những vật thật. Được tiếp xúc với thiên nhiên hoa lá, cây cối, được cảm nhận vẻ đẹp, được cô giới thiệu về những di tích lịch sử của quê hương mình. Ví dụ: cho trẻ thăm quan cánh đồng lúa, ngô. Trẻ được nghe âm thanh xào xạc của lá cây, cảnh đẹp rung rinh của lá, sự phát triển của cây, trẻ được cảm nhận tri giác khi trẻ trực tiếp sờ tay vào lá, trẻ được ngắm nhìn vẻ đẹp, trẻ được tò mò khám phá, được hít thở không khí trong lành, được thoải mái sau những giờ học trong lớp... Hình ảnh: Thăm quan cánh đồng lúa, ngô Ví dụ: Cho trẻ tham quan tượng đài liệt sỹ cô giới thiệu cho trẻ biết, đây là tượng đài ghi tên các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập tự do cho đất nước, để các con được học tập vui chơi, được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp. Nên các con phải biết ơn các anh hùng liệt sỹ, biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên, mà bảo vệ thiên nhiên chính là chúng ta đang bảo vệ đất nước mình. Kết hợp với việc thăm quan này tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ dâng hương thể hiện lòng thành kính với các anh hùng liệt sỹ. Cho trẻ được trải nghiệm bằng cách hướng dẫn cho trẻ trực tiếp lao động; nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá Vì lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ trong trường mầm non, đây là một hoạt động được trẻ ưa thích. Trong quá trình tham gia lao động, trẻ sẽ tự tích lũy được kinh nghiệm trong cuộc sống, tổ chức cho trẻ lao động là cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện đức tính của người lao động, đó là: sự cần cù, chịu khó, kiên trì, quyết tâm, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Hình ảnh: Thăm quan tượng đài liệt sỹ Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ quan sát, khám phá thiên nhiên. Đối với trẻ Mầm non khi tổ chức cho trẻ quan sát thiên nhiên cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là trẻ phải được thường xuyên quan sát môi trường sống, Vì khi quan sát trẻ sẽ được tận mắt nhìn thấy cỏ cây, hoa lá, các con vật và những công việc làm của con người. Trẻ được nhìn, sờ tay, ngửi, ăn, nếm... những cái mới lạ trong thiên nhiên. Thông qua những cảm nhận đó, trẻ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà trẻ học được rằng: con người được mẹ tự nhiên nuôi dưỡng và tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều tồn tại bằng cách thu nhận những lợi ích từ thiên nhiên. Từ đó trẻ được đắm mình trong thiên nhiên khám phá cuộc sống. Việc cho trẻ quan sát môi trường thiên nhiên đã được các giáo viên mầm non thường xuyên thực hiện nhưng chưa thực sự đi sâu vào chất lượng của hoạt động quan sát. Giáo viên chỉ tổ chức cho trẻ quan sát vẻ bề ngoài của đối tượng chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu vẻ đẹp, sự biến đổi của thiên nhiên qua thời gian hay sự tác động của môi trường sống với thiên nhiên. Muốn đưa trẻ gần hơn với thiên nhiên trước hết các giáo viên cần phải hướng dẫn để trẻ biết quan sát thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ quan sát sự phát triển của cây qua các hoạt động cụ thể như chăm sóc, gieo hạt, trồng cây... trẻ cảm thấy gắn bó với các loài cây và nhận thức đúng về sự phát triển của cây. Giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng và khó khăn trong việc chăm sóc, hình thành tính kiên trì khi tham gia các hoạt động; cảm nhận được niềm vui thu hoạch hay những thành quả đạt được. Ví dụ: củ khoai lang Sau khi cô cho trẻ đào đất bằng cuốc, trẻ cẩn thận dùng tay bới những củ khoai lang và cố gắng không làm hư. Khi trẻ được trải nghiệm trẻ được cảm nhận bề mặt của đất và củ khoai lang. Sau đó trẻ xếp các củ khoai lang thành hàng và gọi các củ khoai lang này “khoai bố”, “khoai mẹ”, “Khoai con” dựa theo kích thước của từng củ khoai. Lúc này ở trẻ đang hình thành những suy nghĩ toán học như sự phân chia kích thước, sắp xếp thứ tự và so sánh trọng lượng. Cô cho trẻ chơi với dây khoai lang, trẻ chơi nhảy dây, trẻ dùng dây quấn xung quanh người, lúc này cô khuyến khích sự tự do tưởng tượng của trẻ. Cô tổ chức nướng khoai cho trẻ ăn trong đống lá mà trẻ nhặt lại, trẻ cảm nhận mùi của khói, âm thanh của những chiếc lá cháy, mùi thơm của khoai. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời để kích thích mọi giác quan của trẻ. Hoặc với những hoạt động chăm sóc cây như: Tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ... sẽ hình thành cho trẻ một tình cảm, sự quan tâm đến cây cối và trẻ coi chúng là những người bạn; có lúc trẻ đã thốt lên: “nó đã uống nước”.và trẻ còn quan sát được sự phát triển của cây. Để tạo dựng cho trẻ niềm yêu thích và nâng niu cây cối nhằm hình thành thói quen chăm sóc cây và cuộc sống tinh thần của trẻ. Chỉ đạo giáo viên nên lựa chọn những loại cây và hoa gần gũi, dễ chăm sóc để trẻ quan sát quá trình sinh trưởng của chúng và hướng dẫn cho trẻ cách quan sát tình trạng của cây, kỹ thuật chăm sóc để góp phần hình thành những kỷ năng tự chủ của trẻ. Đồng thời cô phải là người hiểu và đồng cảm với những gì trẻ đã khám phá được, phải quan tâm đến những câu hỏi của trẻ, giúp trẻ giải quyết những thắc mắc, những mâu thuẩn trong suy nghĩ của trẻ. Nhằm hình thành tư duy khoa học cho trẻ. Để hoạt động khám phá có hiệu quả, giáo viên sắp xếp các cây vừa tầm mắt với trẻ, khi thực hành về cây cối, hoa cỏ cần lồng ghép vào các trò chơi của trẻ, tổ chức các hoạt động gieo hạt, triết cành... để trẻ cảm nhận được sự đa dạng của các loài cây. Khi cho trẻ khám phá, quan sát cảnh vật xung quanh với sự biến đổi màu sắc, âm thanh của đất trời, của các mùa khác nhau trong một năm. Cô cho trẻ theo dõi về thời tiết hoặc chọn những tranh có màu sắc đặc trưng về các mùa trong năm như: Mùa xuân cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái; mùa thu cây ngã sang màu vàng; mùa hè cây xanh tốt toả bóng mát; mùa đông cây rụng hết lá cho trẻ quan sát. Hình ảnh: Các mùa trong năm Hay tập cho trẻ biết nhận xét tinh vi hơn về màu sắc của hoa, lá, cỏ, cây. Chẳng hạn cũng là màu đỏ nhưng màu đỏ rực rỡ của bông hoa lựu khác với màu đỏ thắm của hoa hồng nhung. Cũng là hoa nhưng có loài hoa có hương thơm như hoa hồng, hoa nhài nhưng cũng có loài hoa không có hương thơm như hoa cây cau cảnh, hoa dừa... Cũng là hoa nhưng có bông thì mọc thẳng từ dưới đất lên như hoa đồng tiền, có hoa thì nhiều bông kết lại thành chùm và thân leo như hoa giấy, có bông thì mọc từ cành như hoa hồng, có hoa thì mọc từ thân cây như hoa dừa... * Ví dụ: Dạy trẻ phân biệt âm thanh của thiên nhiên: Tiếng kêu ấm áp của chim bồ câu khác với tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca, tiếng hót lảnh lót của chim chiền chiện... Những nhận xét tinh vi về thiên nhiên giúp cho các em nhỏ cảm thụ được nhiều dáng vẻ, cung bậc khác nhau của thiên nhiên, điều đó sẽ làm cho tâm hồn các em thêm sinh động, giúp các em dễ dàng tiếp thu những cái hay, những cái đẹp từ cuộc sống thiên nhiên mang lại. *Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của trẻ. Thiên nhiên thật phong phú và hấp dẫn, đó là nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nhưng tiếc thay nhiều người lớn trong chúng ta đã không quan tâm đến điều đó, họ đã thờ ơ với thiên nhiên, mà không thấy tác hại ngấm ngầm về nhiều mặt (thể chất và tinh thần) của việc sống tách rời thiên nhiên. Chúng ta rất thương những em bé suốt ngày hầu như bị giam cầm trong những căn phòng chật chội (tuy có đủ thức ăn, đồ chơi, vật dụng) với bốn bức tường vôi nhợt nhạt, thiếu ánh sáng, thiếu màu sắc... Nguy hại hơn nữa còn là nạn ô nhiễm môi trường ở những thành phố lớn, nơi khu công nghiệp và không trừ cả những làng quê yên tĩnh... tất cả đang bao vây lấy các em nhỏ làm cho các em không có được niềm hạnh phúc được sống giữa thiên nhiên. Ở trường mầm non, mỗi lớp học đều có góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ. Đây chính là nơi để các giáo viên có thể xây dựng mảng tuyên truyền với các bậc phụ huynh về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống của trẻ thơ. Tôi đã hướng dẫn giáo viên xây dựng các nội dung tuyên truyền như sau: + Vào các ngày nghỉ các bậc cha mẹ nên dành thời gian đưa con đi chơi công viên, hay những nơi có phong cảnh đẹp, các danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước, di tích lịch sử... Những cuộc đi chơi như vậy sẽ để lại cho các em ấn tượng sâu sắc, yêu đất nước và hun đúc lòng tự hào về quê hương mình. + Những kỳ nghỉ hè, tuỳ điều kiện gia đình có thể cho các em đi biển, lên núi, thăm quê, đi píc níc, dã ngoại....vì ở đây các em có thể có cơ hội được hoà mình với thiên nhiên, biết được di tích lịch sử của đất nước. + Các bậc cha mẹ nên tìm mọi cơ hội để các con được trải nghiệm trong thiên nhiên: - Tận tay sờ nắn mỗi hòn sỏi, mỗi hạt cát. - Tận tay được chơi với đất sét như: Véo đất, vê đất, nặn đất. - Lắng nghe tiếng ếch kêu, tiếng chim hót, tiếng suối reo... - Tận mắt ngắm khi mặt trời mọc, khi mặt trời lặn. - Tự mình theo dõi hạt đậu nảy mầm, bông hoa hé nở rồi lụi tàn. - Cảm nhận trận mưa rào rơi ướt hết quần áo... - Chỉ cho trẻ vẻ đẹp của bầu trời, những áng mây có hình thù kỳ lạ, ánh trăng dịu dàng, vòm trời đầy sao bao la hay cả sắc cầu vồng sau cơn mưa... + Các bậc cha mẹ nên dành thời gian dạy trẻ đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện về thiên nhiên để làm phong phú đời sống tâm hồn cho trẻ. + Giáo viên nên cung cấp cho cha mẹ trẻ những bài thơ, ca dao đó nếu bố mẹ trẻ chưa biết hoặc chưa có nhiều... + Các bậc cha mẹ nên dạy cho trẻ tình yêu thiên nhiên để góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Những em bé nào biết nâng niu những mầm sống như con gà mới nở, nụ hoa mới hé, lo lắng cho hàng cây mới trồng khi nghe tin bão về, xót thương luống cà chua qua một đêm sương muối...thường là những em bé biết yêu thương, thân ái với bạn bè, biết quan tâm, chăm sóc những em bé hơn, biết giúp đỡ ân cần đối với người già yếu, bệnh tật, biết lễ phép với người lớn. Trái lại em bé nào có hành vi thô bạo với thiên nhiên như bẻ cành cây, vặt trụi lá cây trong vườn... những em đó thường hay bắt nạt những em nhỏ hơn mình, ăn nói thô lỗ, không lễ phép với người lớn và đặc biệt rất thích những trò ngịch phá gây nguy hiểm cho người khác như đặt chướng ngại vật trên đường đi để người lớn vấp ngã... Rõ ràng sự thô bạo với thiên nhiên thường đi đôi với tính độc ác, ích kỷ đối với con người trong các em nhỏ thiếu giáo dục. Chính vì vậy các em nhỏ cần được sự quan tâm của các bậc cha mẹ nhiều hơn. Không những thế giáo viên trường chúng tôi còn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ở mọi lúc mọi nơi như các cuộc họp phụ huynh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_cho_tre_tiep_xuc_voi.doc