SKKN Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị - Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

SKKN Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị - Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giai đoạn chăm lo cho trẻ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Các Văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục mầm non, phấn đấu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia.

 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội huyện Cẩm Thủy lần thứ XXV có nêu: Chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa.

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được, là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ngành Giáo dục, trường mầm non và toàn xã hội. Nhằm tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn và đáp ứng với yêu cầu học tập của nhân dân và phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới nền kinh tế - XH đất nước, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ cấp quản lý quan tâm đến chất lượng Chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mà bất kỳ ai cũng quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ. Các bậc Cha mẹ thường mong muốn con mình được học ở trường có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, có một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có môi trường lành mạnh và tất cả những yêu cầu đó sẽ được đáp ứng ở trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Xã Cẩm Tú là xã điểm của Huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới để nâng cao quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã đã nỗ lực phấn đấu vươn lên “Chung tay xây dựng nông thôn mới”. Trong đó có 03 nhà trường trong xã, góp sức xây dựng nông thôn mới cùng địa phương; đã có 2 nhà trường (Trường Trung học cơ sở và trường Tiểu học) đã đạt trường chuẩn quốc gia. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có tiêu chí số 5 về: Trường học: Yêu cầu tối thiểu phải đạt 80% trường đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, đối với trường Mầm non Cẩm Tú chúng tôi, đứng trước những thời cơ và thách thức, nhiệm vụ đặt ra đó là phải phấn đấu hoàn thành xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong thời gian ngắn nhất.

 

doc 26 trang thuychi01 7943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị - Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu 
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của SKKN
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.2.1
Thuận lợi
4
2.2.2
Khó khăn
4
2.2.3
Kết quả của thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường
5
2.3
Các biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị - Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
6
2.3.1
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
6
2.3.2
Khảo sát thực trạng nhà trường và lập kế hoạch, lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
7
2.3.3
Biện pháp tuyên truyền tới các đồng chí lãnh đạo, ban ngành đoàn thể địa phương, phụ huynh và đội ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức xã hội.
10
2.3.4
Biện pháp làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương.
11
2.3.5
Biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
13
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
Kết luận, kiến nghị 
19
Mở đầu
. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giai đoạn chăm lo cho trẻ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Các Văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục mầm non, phấn đấu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia.
 	Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội huyện Cẩm Thủy lần thứ XXV có nêu: Chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được, là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ngành Giáo dục, trường mầm non và toàn xã hội. Nhằm tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn và đáp ứng với yêu cầu học tập của nhân dân và phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới nền kinh tế - XH đất nước, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ cấp quản lý quan tâm đến chất lượng Chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mà bất kỳ ai cũng quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ. Các bậc Cha mẹ thường mong muốn con mình được học ở trường có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, có một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có môi trường lành mạnh và tất cả những yêu cầu đó sẽ được đáp ứng ở trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Xã Cẩm Tú là xã điểm của Huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới để nâng cao quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã đã nỗ lực phấn đấu vươn lên “Chung tay xây dựng nông thôn mới”. Trong đó có 03 nhà trường trong xã, góp sức xây dựng nông thôn mới cùng địa phương; đã có 2 nhà trường (Trường Trung học cơ sở và trường Tiểu học) đã đạt trường chuẩn quốc gia. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có tiêu chí số 5 về: Trường học: Yêu cầu tối thiểu phải đạt 80% trường đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, đối với trường Mầm non Cẩm Tú chúng tôi, đứng trước những thời cơ và thách thức, nhiệm vụ đặt ra đó là phải phấn đấu hoàn thành xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong thời gian ngắn nhất.
Căn cứ vào Thông tư số: 02/2014/TT-BGDĐT về Ban hành Qui chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gồm 5 tiêu chuẩn nhà trường cần phải đạt. Tuy nhiên, yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường còn thiếu nhiều. Là người Hiệu trưởng nhà trường tôi xét thấy mình phải có trách nhiệm trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương qui hoạch, xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho trường đảm bảo đạt chuẩn theo qui định. Vậy trong năm học qua, Tôi đã tham mưu có hiệu quả việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường mầm non phù hợp. Nay, Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị - Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua quá trình nghiên cứu, Tôi mong muốn tìm ra một số biện pháp công tác tham mưu với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác tham mưu. Ngoài ra, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp bản thân sáng tạo hơn trong công tác quản lý, mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác tham mưu cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường mình, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non, xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn quốc gia góp phần vào chương trình mục tiêu Quốc gia, xây dựng xã Cẩm Tú đạt chuẩn nông thôn mới.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiêu cứa tổng hợp một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị - xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm thông qua các văn bản pháp qui, những quy định của ngành có liên quan đến công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt là Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT về Ban hành Qui chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thông qua Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 về Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non; thông qua 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương, thông qua các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành có liên quan về hướng dẫn làm công tác xã hội hóa giáo dục, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
Các phương pháp thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát để xác định thực trạng về công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để qui hoạch, xây dựng, cải tạo các công trình xây dựng cho phù hợp, mua sắm trang thiết bị - xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Phương pháp rà soát, khảo sát thực trạng nhà trường hiện có.
- Xây dựng đề án, lập kế hoạch để đề xuất, tham mưu.
- Phương pháp tuyên truyền, thu thập thông tin.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên môn của các cấp chỉ đạo PGD-ĐT.
- Phương pháp thông qua thực tiễn đề xuất, xử lý kịp thời.
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu, tổng hợp.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đối với giáo dục mầm non, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là qui luật tồn tại và phát triển của bậc học. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, trong đó có ngành học Mầm non phù hợp với điều kiện phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn hiện nay.
 Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là đánh giá giá trị xã hội nhà trường, làm cho nhà trường có vai trò, có vị thế và được Đảng, Nhà nước, nhân dân, phụ huynh giao phó thế hệ trẻ cho nhà trường.
 Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia hết sức quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện phục vụ mục tiêu phát triển ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được học ở môi trường tốt, có điều kiện phát triển góp phần trong công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
 Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là trường mầm non phải đạt được 5 tiêu chuẩn theo Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT về Ban hành Qui chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đó là: Chuẩn về công tác quản lý; chuẩn về đội ngũ giáo viên và nhân viên; chuẩn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; chuẩn về quy mô trường, lớp, CSVC và thiết bị; chuẩn về thực hiện xã hội hóa giáo dục. Trong các tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng với yêu cầu của qui định chuẩn quốc gia. Chính vì vậy Tôi phải làm công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường để đảm bảo theo yêu cầu giáo dục mầm non. 
 Cơ sở vật chất, thiết bị trường học là hệ thống các khối công trình, nhà cửa phòng lớp học, nhà hiệu bộ, bếp ăn, phòng bảo vệ, khu vệ sinh cho giáo viên, sân chơi, bãi tập, đồ dùng đồ chơi v.v. trang bị nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Vì vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Xây dựng trường mầm non Cẩm Tú đạt chuẩn trên địa bàn xã Cẩm Tú là yêu cầu tất yếu góp phần thành công trong chương trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho con em được học tập ở môi trường tốt, có đủ điều kiện phát triển trí tuệ và nhân cách góp phần nâng cao dân trí và phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương. Đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện cho trẻ, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao về hưởng thụ giáo dục của xã hội, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh trên địa bàn xã.
Từ những lý do trên, là người Hiệu trưởng trường mầm non tôi đã trăn trở làm thế nào có những biện pháp hiệu quả nhất để cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương có một kế hoạch cụ thể, đúng theo qui định để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường đảm bảo 5 tiêu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.	
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	2.2.1. Thuận lợi:
Xã Cẩm Tú là xã gần trung tâm của huyện Cẩm Thuỷ. Trường Mầm non được qui hoạch làm 2 khu thuận tiện cho việc phụ huynh đưa trẻ đến trường.
Chính quyền và nhân dân địa phương ngày càng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non xã nhà, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
 Phụ huynh học sinh có nhận thức cao về ngành học và có ý thức đưa con em đến trường đi học ngày càng đông hơn và mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho trẻ học, ăn ở bán trú tại trường.
`Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ tận tình với công việc chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Xã Cẩm Tú đang được Huyện Cẩm Thủy chọn là xã điểm sẽ về đích xây dựng nông thôn mới đầu tiên của huyện, đó cũng là điều kiện thuận lợi để nhà trường tranh thủ thời cơ tham mưu với các cấp các ngành khẩn trương qui hoạch, xây dựng trường sớm đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2. Khó khăn: 
Cơ sở vật chất của nhà trường đã được tăng cường song vẫn còn thiếu nhiều chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục theo qui định xây dựng trường chuẩn quốc gia như: Qui hoạch diện tích đảm bảo cho các công trình còn thiếu; phòng học; phòng chức năng; nhà hiệu bộ và các công trình khác: Các phòng vệ sinh, nhà bảo vệ, nhà để xe cho giáo viên, sân chơi; bếp ăn, tường rào v.v.
Là xã được huyện chỉ đạo về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện, cùng một thời điểm, địa phương phải chăm lo xây dựng, hoàn thiện được 19 tiêu chí. Đây cũng cả là vấn đề khó khăn của cấp ủy, chính quyền địa phương phải dàn trải đầu tư cho cả 3 cấp học và các thôn. Hơn nữa, các công trình xây dựng của trường mầm non có đặc thù riêng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với nhiệm vụ chăm sóc – Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, môi trường giáo dục cũng khác các cấp học trên, nên việc tham mưu của Hiệu trưởng cũng khó khăn đối với các đồng chí lãnh đạo địa phương không thể hình dung được để đồng tình ủng hộ.
2.2.3. Kết quả của thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường
 Đã có
 Nội dung
M2
Tổng số học sinh
Yêu cầu 12m2/ trẻ
Qui hoạch diện tích đất.
3.270m2
384 trẻ
Chưa đạt
Khối phòng học
Tổng số nhóm/ lớp.
Phòng học đã có
Còn thiếu
19
14 phòng
5 phòng
Khối phòng phục vụ học tập Phòng âm nhạc.
0
Thiếu 1 phòng
Khối phòng tổ chức ăn: Gồm có bếp nấu, kho thực phẩm.
2 tạm bợ
Thiếu 1 nhà
Khối phòng hành chính quản trị:
1 tạm bợ
Thiếu 1 nhà
Cổng biển trường.
Chưa có
Còn thiếu
Khu vệ sinh cho giáo viên, phòng bảo vệ và khu để xe cho giáo viên.
Chưa có
Còn thiếu
Sân vườn, hệ thống thoát nước.
Có, nhưng tạm bợ
Còn thiếu
Tường rào bảo vệ.
Có, nhưng chưa đảm bảo khi mở rộng diện tích đất.
Còn thiếu
Sân khấu
Có, nhưng chưa đảm bảo.
Cần cải tạo
Các công trình vệ sinh cải tạo lại.
5 phòng vệ sinh cho 5 lớp học khu I và 3 phòng khu II.
Cần cải tạo
Các thiết bị văn phòng, phòng âm nhạc, bếp ăn, và 6 phòng học mới.
Chưa có
Cần mua sắm mới.
Lò đốt rác, thùng đựng rác.
Chưa có
Làm mới 2 lò.
 Qua kết quả khảo sát thực trạng của nhà trường, Tôi đã rất trăn trở về công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền, chính quyền địa phương. Bản thân là một Hiệu trưởng Tôi sẽ làm gì để có những biện pháp tham mưu, huy động các cấp, các ngành, phụ huynh học sinh mà các tổ chức xã hội nhận thức đúng đắn về nhà trường bằng cả tâm huyết, lòng nhiệt tình của mình để trẻ đến trường được học, được chơi trong môi trường giáo dục thật tốt. Làm sao để Đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương quan tâm nhiều đến sự phát triển của trường mầm non. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao chất lượng giáo dục để phụ huynh yên tâm đưa trẻ đến trường. 
 Từ những trăn trở trên, Tôi đã tìm ra một số giải pháp để tích cực tham mưu với các đồng chí lãnh đạo địa phương, được các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh, đội ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức xã hội cùng với nhà trường làm tôt công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường đạt chuẩn quốc gia. 
2.3. Các biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bi – Xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
2.3.1. Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 về Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non; Thông tư số: 02/2014/TT-BGDĐT về Ban hành Qui chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tài liệu về bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm; tài liệu chương trình giáo dục mầm non; Nghiên cứu 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và các Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND huyện, của địa phương.
Từ việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn có liên quan đến giáo dục mầm non, đó là những căn cứ để tôi tham mưu cho các đồng chí lãnh đạo địa phương hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường là yếu tố vô cùng cần thiết trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2.3.2. Khảo sát thực trạng nhà trường và lập kế hoạch, lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Đây là việc làm thường xuyên của Hiệu trưởng, hàng năm học phải kiểm tra, rà soát toàn bộ nhu cầu cần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường chuẩn bị cho năm học mới. Đặc biệt là rà soát đối chiếu với Điều lệ trường mầm non, Thông tư 02/2014-BGD-ĐT để xác định, tính toán những tiêu chuẩn nào nhà trường đã đạt, những tiêu chuẩn nào nhà trường còn chưa đạt để có kế hoạch thực hiện. Vấn đề ở đây đặc biệt khó khăn đó là cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường còn thiếu quá nhiều, vậy Hiệu trưởng phải làm công tác tham mưu qui hoạch mạng lưới trường lớp cho phù hợp với nhân dân địa phương, theo qui định điều lệ trường mầm non, có tầm nhìn phát triển dân số ở địa phương để có kế hoạch tham mưu xây dựng cơ sở vật chất cho phù hợp.
Rà soát cụ thể các tiêu chí và hoàn thiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia:
Các tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1 - Công tác quản lý: Kết quả: Đạt
Công tác tổ chức: Kết quả: Đạt
Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng nhà trường: Kết quả: Đạt
Chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp: Kết quả: Đạt
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên: Số lượng và trình độ: Kết quả: Chưa đạt.
Phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Kết quả: Đạt
Hoạt động chuyên môn: Kết quả: Đạt
Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng: Kết luận: Đạt
Tiêu chuẩn 3: Hoạt động và chất lượng giáo dục: Kết quả: Đạt
Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường, lớp, CSVC và thiết bị
Quy mô trường, lớp, nhà trường, nhóm trẻ lớp mẫu giáo
Trường được qui hoạch 2 điểm trường. Khu trung tâm tại thôn Lương Thành, khu II tại thôn Bắc Sơn, khoảng cách 2 điểm trường cách nhau 2 km. Tổng diện tích: 4.950m2. (khu 1: 1.800m2 ; Khu II: 1.470m2)
Kết quả: chưa đạt
* Tổng số nhóm lớp: 19 lớp
Nhóm trẻ: 6 nhóm. (Khu I: 4 nhóm; Khu II: 2 nhóm).
Lớp mẫu giáo: 13 lớp. (Khu I: 8 lớp; Khu II: 5 lớp).
* Tổng số học sinh: 384 cháu.
Học sinh nhà trẻ: 82 cháu. (Khu I: 51 cháu; Khu II: 31 cháu).
Học sinh mẫu giáo: 302 (Khu I: 191 cháu; Khu II: 111 cháu).
* Phòng học: 14 phòng; Trong đó: Phòng học kiên cố: 14 phòng.
Nhà trẻ: 3 phòng; Mẫu giáo: 11 phòng
*/ Phòng học còn thiếu: 5 phòng.
- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: 1 phòng.
*/ Khối phòng tổ chức ăn còn thiếu: 
 Bếp nấu: Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn và kho.
*/ Khối phòng hành chính quản trị còn thiếu gồm các phòng sau:
- Văn phòng trường: Diện tích tối thiểu 30m2.
- Phòng hiệu trưởng: 15m2.
- Phòng các phó hiệu trưởng: 2 phòng = 30m2.
- Phòng hành chính quản trị: 15m2.
- Phòng y tế: 12m2.
- Phòng bảo vệ: 6m2.
- Phòng dành cho nhân viên: 16m2.
- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích tối thiểu 9m2. 
- Khu để xe cho CBGV,NV khu I.
Địa điểm trường: Nhà trường đặt 2 khu trường gần dân cư, thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đến trường của phụ huynh: Kết quả: Đạt
Yêu cầu về thiết kế xây dựng: Kết quả: Chưa đạt.
Sân vườn: Kết quả: Chưa đạt
 Đánh giá tiêu chuẩn 4: Chưa đạt
Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hóa giáo dục
Công tác tham mưu phát triển giáo dục mầm non
Nhà trường tham mưu cho cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các ban nghành chủ trương xây, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.
Cụ thể: Trong năm 2015: Xây dựng thêm 5 phòng học tại khu I, bếp ăn, phòng chức năng và nhà hiệu bộ.
Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội lành mạnh.
Nhà trường thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tăng sự hiểu biết của cộng đồng, tạo điều kiện để cộng đồng được tham gia giám sát các hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường.
Nhà trường phối hợp với phụ huynh cùng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ, thông qua các buổi họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp, qua các hội thi để phụ huynh có nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Nhà trường phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng để tổ chức các lễ, hội cho trẻ: Kết quả: Đạt.
Kết luận
Căn cứ vào Thông tư số: 02/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Qua kết quả rà soát nhà trường kết luận các tiêu chuẩn như sau:
Chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
Chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên. Kết quả: Chưa đạt.
Chuẩn 3: Hoạt động và chất lượng giáo dục. 
Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường lớp và thiết bị. Kết quả: chưa đạt
Chuẩn 5: Công tác xã hội hóa.
Vậy trường mầm non Cẩm Tú đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia xã Cẩm Tú phấn đấu hoàn thành các nội dung, tiêu chuẩn chưa đạt vào năm 2015. Cụ thể là:
Đề nghị với địa phương:
Xây mới
- Phòng học còn thiếu: 5 phòng – Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2015;
Khối phòng phục vụ học tập:
- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: 1 phòng.
- Bếp ăn: Gồm: Khu sơ chế, khu chế biến, khu nẫu ăn, khu chia thức ăn, kho – Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2015;
- Văn phòng trường: Diện tích tối thiểu 30m2 – Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2015;
- Phòng hiệu trưởng: 15m2.
- Phòng các phó hiệu trưởng: 2 phòng = 30m2.
- Phòng hành chính quản trị: 15m2.
- Phòng y tế: 12m2.
- Phòng bảo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tham_muu_xay_dung_co_so_vat_chat_thiet.doc