SKKN Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2

Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới - một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì giáo dục Mầm non nói riêng với mục tiêu phát triển cũng cần có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để trẻ phát triển về nhiều mặt dưới sự hướng dẫn hợp lý của người giáo viên.[1]

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân - giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư trang thiết bị đầy đủ như: Tivi, đầu video, xây dựng phòng chức năng với hệ thống máy tính, Kidmats có kết nối mạng Internet có dây và không dây tạo điều kiện cho giáo viên Mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy được thuận lợi hơn. Trẻ Mầm non được tiếp cận với máy tính nhiều hơn. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong thời công nghệ 4.0 như hiện nay.

 

doc 23 trang thuychi01 63955
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH MINH 2 ”
 Người thực hiện: Quách Thị Hiền
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường MN Thành Minh 2
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2019
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2.Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
3
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.3.1. Bồi dưỡng về trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính cho giáo viên
6
2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm trong trường học.
7
2.3.3. Ứng dụng trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục.
8
2.3.4. Sưu tầm tranh ảnh, dữ liệu qua internet.
12
2.3.5. Nghiên cứu bồi dưỡng chương trình Kidsmart để chỉ đạo giáo viên sử dụng có hiệu quả.
15
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
17
3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới - một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì giáo dục Mầm non nói riêng với mục tiêu phát triển cũng cần có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để trẻ phát triển về nhiều mặt dưới sự hướng dẫn hợp lý của người giáo viên.[1]
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân - giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư trang thiết bị đầy đủ như: Tivi, đầu video, xây dựng phòng chức năng với hệ thống máy tính, Kidmats có kết nối mạng Internet có dây và không dâytạo điều kiện cho giáo viên Mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy được thuận lợi hơn. Trẻ Mầm non được tiếp cận với máy tính nhiều hơn. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong thời công nghệ 4.0 như hiện nay.
 Nhưng thực tế các trường mầm non nói chung và trường mầm non Thành Minh 2 nói riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế  cho nên  việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao. Là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin - tôi cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng cần cho giáo viên và trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảmMặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, và vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2” nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin tại trường mầm non. 
1.2. Mục đích đích nghiên cứu: 
- Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non 4-5 tuổi, 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Minh 2.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nâng cao khả năng soạn, duyệt giáo án online, giáo án điện tử và ứng dụng các phần mềm trong công việc và giảng dạy.
- Tìm ra một số biện  pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Do tính chất và điều kiện thực tế tôi chỉ đi sâu nghiên cứu: “ Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc dạy và học tại trường mầm non Thành Minh 2”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chiếu, ti vi, máy tính bảng, máy ảnh, loa, đàn Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng. Tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường tiểu học.[3]
Ứng dụng công nghệ thông tin vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên Mầm non, vừa nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên Mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “Nhấp chuột” là hình ảnh những những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”[1] một cách dễ dàng. 
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động học và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
Hiện nay trường Mầm non Thành Minh 2, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên đã được cấp trên cấp trang bị như: 06 máy tính văn phòng, trong đó 4 máy sách tay, 2 máy cây. Các máy đã được kết nối mạng internet có dây, không dây, và mạng wifi phủ sóng toàn trường. Trường có trang Web riêng trên cổng thông tin điện tử. Ở các lớp học được trang bị Có 11 Tivi, đầu Video, có đầy đủ máy chiếu, âm ly, loa đài, đàn ocgan....Tạo điều kiện cho giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được thuận lợi và có kết quả cao hơn. Qua đó người giáo viên Mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ 4.0. 
2.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ở trường mầm non Thành Minh 2 năm học 2018 - 2019.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường :
Trường mầm non Tràng Lương đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường có tập thể sư phạm đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, phát huy truyền thống của nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Tổng số CB-GV-NV: 21/21 đạt chuẩn 100% ( trong đó: 15/21 đạt 72 % trên chuẩn)
- Tổng số trẻ: 261 trong đó : Nhà: 41; Mẫu giáo: 220
 - Tổng số nhóm, lớp: 10 trong đó : 2 nhóm trẻ ; 8 lớp mẫu giáo
* Thuận lợi :
- Trường Mầm non Thành Minh 2 là trường có nhiều năm đạt thành tích tập thể lao động tiên tiến với sự đầu tư về cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp thì đây thực sự là môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. 
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa phần còn rất trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên trong công tác.
- Trường được phòng GD&ĐT Thạch Thành quan tâm chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin và đầu tư máy tính, máy chiếu, ti vi.
- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nhà trường được cấp 2 bộ máy tính, tivi màn hình cảm ứng để trẻ tương tác trên phần mềm dễ dàng cùng cô trong các giờ học trên lớp.
- 100% CB quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ tin học chứng chỉ A, B.
- 100% giáo viên soạn bài trên Microsoft Word và soạn online.
* Khó khăn:
Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong trường mầm non Thành Minh 2 còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thiết bị thiếu, tỷ lệ máy tính trong trường còn thấp về số lượng, kém về chất lượng, chưa khai thác hết các phần mềm hỗ trợ giảng dạy.
Số giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin còn ít so với khả năng của thiết bị công nghệ thông tin đã được đầu tư. 
Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của đa số giáo viên trong trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin
TT
 Nội dung
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
01
Tổng số máy tính được sử dụng cho trẻ tại trường
07
07
11
02
Tổng số máy tính được sử dụng trong công tác quản lý
03
05
05
03
Phần mềm quản lý mầm non ( Nuôi dưỡng)
01
01
01
04
Sử dụng phần mềm kế toán ( Misa)
01
01
01
05
Sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu toàn nghành
01
01
01
07
Sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng 
01
01
01
08
Sử dụng phần mềm phổ cập
01
01
01
09
Phần mềm bài giảng điện tử LectureMaker ( e-learning), bộ Office, các phầm mềm hỗ trợ khác
01
01
01
10
Số máy được nối mạng Intenet
05
12
15
11
Tổng số cán bộ-GV-NV có trình độ tin học bằng A trở lên
18
21
21
12
Số máy chiếu của trường
01
01
01
13
Số lượng GV ứng dụng CNTT trong công tác CS&GD trẻ
14/14
18/18
18/18
14
Giáo viên đăng ký thực hiện soạn duyệt giáo án online
1/14
5/18
10/18
Bảng trên cho thấy thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin của trường mầm non trong ba năm đã có nhiều cải thiện rõ rệt, tuy nhiên mức đạt thường xuyên có kết quả tốt thì vẫn còn ít. 
2.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT của giáo viên trường mầm non Thành Minh 2:
	Qua những năm học trước cho thấy trong thực tiễn hiện nay việc để giáo viên có một kĩ năng sử dụng CNTT áp dụng vào công việc hàng ngày của mình còn chưa thật sự đạt hiệu quả, các hình thức phổ biến của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bao gồm:
- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử
- Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học
- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner
- Dạy các hoạt động thông qua các phần mềm vui học mầm non, Kidmats
- Kiểm tra khảo sát học sinh qua các trò chơi của phần mềm.
- Soạn, duyệt giáo án online
	Thực trạng sử dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường mầm non Thành Minh 2 qua điều tra thể hiện ở kết quả như sau:
TTT
Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
Các mức độ sử dụng
Số giáo viên
Thường xuyên
Tỷ lệ ( %)
Không thường xuyên
Tỷ lệ ( %)
Rất ít
Tỷ lệ ( %)
Không thực hiện
Tỷ lệ ( %)
1
Dạy học bằng giáo án điện tử
18
8
44,4
4
22,2
6
33,4
0
0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học
18
12
66,7
4
22,2
2
11,1
0
0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet
18
8
44,4
4
22,2
6
33,4
0
0
4
Dạy học máy tính, qua các phần mềm vui học 
18
5
27,8
6
34,4
7
37,8
0
0
5
Kiểm tra, khảo sát trẻ qua các trò chơi/máy 
18
6
33,3
6
33,3
6
33,4
0
0
6
Soạn, duyệt giáo án online
18
4
22,2
6
33,3
4
22,2
4
22,3
Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã được giáo viên thực hiện nhưng đều ở mức không thường xuyên và rất ít. 
* Đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT qua giảng dạy: 
Năm học
Tổng số giờ dự
Kết quả
Tốt %
Khá %
TB %
Yếu %
2016-2017
110
45/110 = 41
29/110 = 26,3
16/110 = 14,5
20/110 = 18,2
2017-2018
125
60/125 = 48
30/125 = 24
15/125 = 12
20/125 = 16
2018-2019
185
85/185 = 46
40/185 = 21.6
45/185 = 24,3
15/185 = 8,1
2.2.4. Khảo sát chất lượng học sinh:
Biết chơi trò chơi trên máy tính và Kidsmat
Thích học các phần mềm học sinh trên máy tính 
Được hoạt động cùng cô trên máy tính 
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số Trẻ
%
40/158
25,3
84/158
53,2
84/158
53,2
Do số máy tính còn ít không đủ cho trẻ làm quen và chơi các trò chơi trên máy, bên cạnh đó việc hướng dẫn của giáo viên mới chỉ là cung cấp kiến thức chứ chưa chú trọng đến kỹ năng vì thế kết quả khảo sát chưa cao.
2.3. Các giải pháp thực hiện, để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng về trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính cho giáo viên của trường:
- Xác định đội ngũ có vai trò quyết định sự thành bại của việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong thời gian qua trường chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ về ứng dụng công nghệ thông tin.
- Thực hiện kế hoạch của Phòng giáo dục Huyện Thạch Thành trường đã cử giáo viên đi học lớp tin học văn phòng chứng chỉ A, B cho 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên. 100% giáo viên có máy tính sách tay, rất thuận lợi cho việc học tập và làm việc.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học cho giáo viên theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy tính bảng, máy chiếu.
- Cử cán bộ, giáo viên cốt cán đi tập huấn cách sử dụng soạn, duyệt giáo án online và sử dụng phần mềm trong công việc.
- Bồi dưỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng; Bồi dưỡng theo nhu cầu và khả năng của từng nhóm giáo viên.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e- Learning, hướng dẫn soạn duyệt giáo án online
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm  tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
Để làm được điều đó, Ban giam hiệu, đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì? Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm trong trường học:
* Trang thiết bị: 
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của nhà trường đã được cải thiện đáng kể.
- Trường mầm non Thành Minh 2 sau nhiều năm đầu tư theo hướng “Từng bước, hiện đại, từ nhiều nguồn” nên đã có được một kết quả tương đối đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho cán bộ giáo viên và học sinh tham gia học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy. Hiện nay chúng tôi có được một số thiết bị như sau:
Các loại máy móc, thiết bị
Số lượng
Ghi chú
Máy tính dùng cho công tác quản lí
05
Hiệu trưởng - Hiệu phó - Kế toán 
Máy in
06
Máy chiếu Projector
01
Số ti vi nối mạng Internet
11
Số CBGV có máy tính riêng ở nhà và đã kết nối Internet.
21/21
100%
- Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất nhiều loại thiết bị khác (máy chiếu, Ti vi ) cũng như điều kiện về kỹ thuật (ổn áp, nguồn điện). Nếu đầu tư không đồng bộ sẽ không đạt hiệu quả.
- Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
+ Bố trí các phòng làm việc của ban giám hiệu, Phòng hội trường, phòng học cho trẻ, phòng giáo dục âm nhạc đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thường xuyên;
+ Ti vi đều được lắp đặt cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử dụng;
+ Hoàn thành kết nối Internet tốc độ cao: cáp quang của vietten; viễn thông
+ Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục.
- Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “Giữ tốt- dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
	- Tham mưu với hiệu trưởng tiếp tục bổ xung máy tính bảng cho trẻ để trẻ thực hiện tiết học trên phòng học thông minh được thuận lợi hơn vào các năm học tiếp theo.
 * Xây dựng kho tư liệu điện tử, khai thác giáo án, tư liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin :
Bên cạnh đội ngũ, máy móc thiết bị, thì kho “Tư liệu điện tử” là nội dung không thể thiếu trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin. Thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi tư liệu rất phong phú, phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công phu. Vì vậy nhà trường đã chung sức xây dựng kho tư liệu dưới nhiều hình thức:
 Mỗi cán bộ giáo viên đều có “Kho tư liệu” riêng của mình được lập trên trang của trường. Mỗi đồng chí có một địa chỉ email riêng để gửi và nhận tài liệu. Thư viện nhà trường  có “Kho tư liệu chung” qua hai hình thức lưu trữ:
+ Kho tư liệu điện tử: Hiện nay “Kho tư liệu” điện tử của trường có chứa đựng những tư liệu cần thiết, giúp cho cán bộ giáo viên dùng để thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ Kho dữ liệu bài giảng online: Nhà trường đã tạo cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên một kho bài giảng online riêng để soạn duyệt giáo án online đẩy bài lên cổng thông tin của trường.
 	2.3.3. Ứng dụng trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục:
a. Hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng.
*. Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsftoffice Powerpoin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_c.doc