SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đông Hương thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đông Hương thành phố Thanh Hóa

Xã hội ngày càng phát triển đi cùng với sự phát triển về tất cả mọi mặt, thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đáng quan tâm hơn. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối như thời điểm hiện nay với hàng loạt vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phun thuốc trừ sâu độc hại cho rau, củ, quả. Tại các kỳ họp Quốc hội; qua các cuộc tiếp xúc cử tri; trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn thực phẩm, vấn đề “nóng” được các đại biểu quan tâm, bàn thảo vẫn là thực phẩm bẩn. Thực phẩm bẩn tràn lan đã và đang hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng, “thực phẩm bẩn đe dọa giống nòi”.

Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 8.2017 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375 người bị ngộ độc. Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật bởi thời tiết nóng bức gây ra, cùng với đó là một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm.

Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn là thể hiện nét văn minh của con người. Bởi vì sức khỏe của mỗi người, sức khỏe của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống, ăn uống hàng ngày không những duy trì sự sống mà còn thể hiện chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt, lâu dài và giống nòi sau này. Ông bà ta hay nhắc câu: "Họa do khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập" (Họa do miệng ra, bệnh theo đường miệng vào).Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho có chất lượng, vệ sinh an toàn là một vấn đề luôn làm các nhà quản lý phải đau đầu khi đối mặt với thực tế xã hội hiện nay.

 

doc 20 trang thuychi01 7951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đông Hương thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kịnh nghiệm 
3
2.2. Thực trạng của vấn đề
3
* Thuận lợi
3
* Khó khăn
4
* Số liệu khảo sát
5
2.3. Các giải pháp thực hiện
5
2.3.1. Xây dựng kế hoạch
5
2.3.2. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
6
2.3.3. Bồi dưỡng và tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên - nhân viên về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
7
2.3.4. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, chế biến và lưu mẫu thực phẩm
9
2.3.5. Đảm bảo công tác vệ sinh: nơi chế biến, khu vực bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp, cô nuôi, giáo viên tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ.
9
2.3.6.Vệ sinh môi trường
11
2.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các bậc phụ huynh, lồng ghép nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày của trẻ
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
13
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài : 
Xã hội ngày càng phát triển đi cùng với sự phát triển về tất cả mọi mặt, thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đáng quan tâm hơn. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối như thời điểm hiện nay với hàng loạt vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phun thuốc trừ sâu độc hại cho rau, củ, quả. Tại các kỳ họp Quốc hội; qua các cuộc tiếp xúc cử tri; trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn thực phẩm, vấn đề “nóng” được các đại biểu quan tâm, bàn thảo vẫn là thực phẩm bẩn. Thực phẩm bẩn tràn lan đã và đang hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng, “thực phẩm bẩn đe dọa giống nòi”.
Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 8.2017 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375 người bị ngộ độc. Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật bởi thời tiết nóng bức gây ra, cùng với đó là một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn là thể hiện nét văn minh của con người. Bởi vì sức khỏe của mỗi người, sức khỏe của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống, ăn uống hàng ngày không những duy trì sự sống mà còn thể hiện chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt, lâu dài và giống nòi sau này. Ông bà ta hay nhắc câu: "Họa do khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập" (Họa do miệng ra, bệnh theo đường miệng vào).Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho có chất lượng, vệ sinh an toàn là một vấn đề luôn làm các nhà quản lý phải đau đầu khi đối mặt với thực tế xã hội hiện nay.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng động xã hội. Vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân. Cùng với lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi sống cơ thể. Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị lây nhiễm các chất độc hại từ các loại thực phẩm không an toàn. Giai đoạn này bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn. Muốn trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vô cùng quan trọng, mà cốt lõi là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường mầm non.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể chất của trẻ, nếu bị ngộ độc thực phẩm, nhẹ thì trẻ có thể bị suy nhược cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển. Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này là tăng thêm bao hạnh niềm phúc cho đứa trẻ, cho gia đình và cho xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục mầm non đề ra.
Từ những quan điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến món ăn, lựa chọn thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ sử dụng ăn uống trong bếp ăn bán trú nhà trường. Nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đông Hương thành phố Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Quản lý chỉ đạo việc hợp đồng mua thực phẩm, cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên được đảm bảo ký kết có tính pháp lý trước pháp luật của nhà cung cấp thực phẩm. Cách chế biến thực phẩm an toàn và việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Nghiên cứu một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đông Hương Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp điều tra: Nắm bắt tình hình của trẻ về nhu cầu năng lượng dinh dưỡng, định lượng calo trên ngày của trẻ có kế hoạch phù hợp. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn trên trẻ tại nhà trường về chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan sát quá trình tham gia chế biến thực phẩm và từng bữa ăn của trẻ.
- Phương pháp thực hành: Thực hành trực tiếp tại các nhóm, lớp. Thực hành qua các đợt kiểm tra chuyên đề, các đợt phát động thi đua.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng chuyên đề theo từng học kì, từng năm để có kết quả so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, qua thông tin đại chúng tham khảo về nội dung an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đang là một trong những thách thức trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, đã và đang đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng từng ngày, từng giờ và ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, an sinh xã hội trong nước nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phòng chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả, bền vững đang đòi hỏi sự nỗ lực, hợp tác chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương và của cả cộng đồng.
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ hạt giống đến khâu chế biến. Trong nghành học mầm non việc tổ chức khâu an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy an toàn thực phẩm giữ vai trò rất lớn đối với sức khỏe trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay .
Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường mầm non thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng.
Riêng ngành học mầm non trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên việc chăm sóc và giáo dục trẻ cũng có những bước tiến đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả trẻ em ở thành phố và nông thôn . 
2.2. Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho nhà trường về cơ sở vật chất đầy đủ, có bếp ăn đảm bảo quy trình bếp ăn một chiều . 
Nhà trường có các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú, có đầy đủ biểu bảng trong nhà bếp theo quy định.
Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao được phụ huynh tin tưởng.
Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày, xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, biết tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương giàu chất dinh dưỡng để chế biến món ăn cho trẻ.
Thực hiện hợp đồng thực phẩm với các cửa hàng có uy tín tại địa phương để cung cấp thực phẩm (gạo, trứng, thịt, cá, tôm, rau quả), hợp đồng được quy định chặt chẽ, quy trách nhiệm rõ ràng cho bên nhận và bên cung cấp thực phẩm. Đa số các nhà cung cấp thực phẩm đều là phụ huynh của nhà trường.
Ban giám hiệu nhà trường có đủ năng lực, được tiếp thu chương trình mới về nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm để chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
* Khó khăn:  
Một số giáo viên, nhân viên dinh dưỡng còn hạn chế trong công tác vệ sinh, khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ sử dụng trong bếp ăn bán trú nhà trường.
Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều nên còn một số hạn chế về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Một số giáo viên làm công tác nuôi dưỡng chưa được đi học lớp chế biến thực phẩm. Chưa có biên chế cô nuôi nên phải luân chuyển giáo viên trên lớp xuống vì vậy nên còn gặp khó khăn trong việc chế biến các món ăn cho trẻ . 
* Khảo sát tình hình thực tế đầu năm:
Đối với giáo viên, nhân viên
Tổng số giáo viên, nhân viên được khảo sát
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
 TS
%
30
Kiến thức hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm 
23
77
5
17
2
6
0
0
30
Thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm 
22
74
6
20
2
6
0
0
Quá trình theo dõi cân đo của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả như sau:
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng
Chiều cao bình thường
Thấp còi
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Nhà trẻ
50
49
98
1
2
48
96
2
4
Mẫu giáo
400
386
96.5
14
3.5
384
96
16
4
Từ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trước tình hình thực trạng về chất lượng an toàn thực phẩm của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm tòi và sử dụng một số biện pháp quản lý chỉ đạo, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non như sau:
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Xây dựng kế hoạch:
Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp chúng tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ:
- Họp ban giám hiệu bàn, thống nhất mức tiền ăn của trẻ trong một ngày để xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện của địa phương, ký hợp đồng với các dịch vụ cung cấp thực phẩm cho nhà trường 
 - Phối hợp với chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra công nhận trường Mầm non đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận “Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”.
* Đối với cô: Nâng cao kiến thức, đặc biệt là kỹ năng thực hành cho giáo viên về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tập huấn cho giáo viên và tuyên truyền viên tới các bậc cha mẹ về kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Chăm sóc trẻ, quản lý cháu tốt, để đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất về tinh, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trÎ. Tăng cường kỹ năng phục vụ ,nề nếp thói quen vệ sinh tốt, tiết kiệm trong sinh hoạt hành ngày 
- Thực hiện tốt nội dung giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
* Đối với trẻ: Đưa nội dung giáo dục môi trường, nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, lồng ghép vào các giờ hoạt động chung của trẻ. Nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp Mầm non. 
- 100% số trẻ đến trường đều được ăn ngủ tại trường và theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ tăng trưởng. ban giám hiệu kiểm tra, theo dõi biểu đồ, chấm kênh của từng lớp và các chỉ số phát triển thể lực của trẻ	
- Kết hợp với trạm y tế xã tổ chức cân đo khám sức khoẻ định kỳ cho giáo viên trực tiếp làm công tác nuôi dưỡng và bàn giám hiệu. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ, không để sảy ra dịch bệnh trong nhà trường như: Bệnh chân - tay - miệng, thuỷ đậu, đau mắt, rubenla...
2.3.2. Tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. 
Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của ngành học mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.
Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể. 
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân. Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Làm tốt công tác phân công phân nhiệm, thực hiện có hiệu quả việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Xây dựng kế hoạnh chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp Ban giám hiệu nhà trường và ban đại diện cha mẹ trẻ thống nhất về chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn. Sau đó mời các nhà cung cấp thực phẩm (Rau, thịt, gạo, trứng, sữa..) về ký hợp đồng. Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng, thiết bị cho việc tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ. 
Đối với giáo viên, nhân viên nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe 2 lần/năm (6 tháng/1 lần). Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh cá nhân. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường có kế hoạch phân công cụ thể giáo viên nuôi dưỡng thay phiên nhau làm thông thoáng phòng cho khí lưu thông, kiểm tra hệ thống điện, nước, chất đốt trước khi hoạt động. Thực hiện tốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực hiện. Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm chín... 
* Tăng cường công tác thanh, kiểm tra:
Kiểm tra, giám sát¸ đánh giá các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên liên tục, bằng nhiều hình thức khác nhau: Tự kiểm tra đánh giá, kiểm tra có báo trước, kiểm tra không báo trước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đợt xuất
* Kiểm tra đối với nhà bếp: 
- Kiểm tra việc tiếp nhận thực phẩm: Ghi chép sổ sách ký kết giữa người giao và người nhận, cân đo, chất lượng thực phẩm có đảm bảo hay không? 
- Kiểm tra việc ghi sổ: Lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực trước khi chế biến, kiểm thực trước khi ăn 
- Kiểm tra qui trình xơ chế đến chế biến, có đúng qui trình một chiều hay không? Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Kiểm tra dụng cụ chế biến có đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hay không?
- Kiểm tra trang phục cô chế biến có thực hiện nghiêm túc với nội quy không?
- Kiểm tra việc lưu mẫu thực phẩm, về số lượng, cũng như về nhiệt độ, thời gian lưu, chất lượng bữa ăn, giờ ăn có đảm bảo không? 
- Kiểm tra vệ sinh đồ dùng, dụng cụ chế biến, vệ sinh trong và ngoài nhà bếp, vệ sinh cống rãnh
* Đối với từng lớp: 
- Kiểm tra về giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên, và trẻ về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và bảo quản thực phẩm. 
- Kiểm tra việc đưa nội dung giáo dục môi trường, nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, lồng ghép vào các giờ hoạt động chung của trẻ.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân cô và trẻ (trang phục, đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng của từng trẻ), kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng đối với trẻ 5 tuổi, nề nếp trong mọi hoạt động.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp
2.3.3. Bồi dưỡng và tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên - nhân viên về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. 
Với chức năng là một hiệu phó quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong nhà trường tôi tham mưu với ban giám hiệu đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt. Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cung cấp.
Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề.
Ví dụ: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào chủ đề trường mầm non. Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau:
Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm thường xuyên cho giáo viên, nhân viên dinh dưỡng trong toàn trường.
Đặc biệt, là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường.
Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón và trả trẻ để phối hợp tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_p.doc