Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,

chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ

sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh

phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục

trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và xã hội mà còn của cả nhân loại.

Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc

đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân,

đôi tay của mình. tất cả những cử chỉ đó đều làm lên những thói quen, kể cả thói

xấu. Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của

nền khoa học hiện đại do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp

với sự phát triển của thời đại.

Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là

một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp

chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của

đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi

đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em là công dân của xã

hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm

non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với

cộng đồng.

pdf 27 trang Trần Đại 27/04/2023 4155
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 1 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ 
sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh 
phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục 
trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và xã hội mà còn của cả nhân loại. 
Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc 
đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, 
đôi tay của mình.... tất cả những cử chỉ đó đều làm lên những thói quen, kể cả thói 
xấu. Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của 
nền khoa học hiện đại do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp 
với sự phát triển của thời đại. 
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là 
một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp 
chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của 
đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi 
đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em là công dân của xã 
hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm 
non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với 
cộng đồng. 
Ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc 
biêt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong 
Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo 
vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con 
người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc”. 
GDTC là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 2 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho 
trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh 
mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ 
thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc 
giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ 
mà không thể khắc phục được. 
Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã 
đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy GDTC là một 
trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ 
Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và 
trong sáng về đạo đức. 
Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GDTC được hoàn 
thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC ở trường mầm non là sự 
tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là 
tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế 
độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức 
khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục. 
Như vậy việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra 
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ là 
một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ. 
Là giáo một giáo viên mầm non, vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là đưa ra 
một số biện pháp và hình thức để trẻ tích cực vận động trong môn PTTC cho trẻ ở 
trường ra sao? 
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 
trong ngành học mầm non nói chung và ở Trường mầm non Phong Khê nói riêng 
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động 
giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ” 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 3 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
Thể dục sáng và hoạt động thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, 
nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận 
động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần 
chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, 
giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua 
khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. 
1. Mục đích nghiên cứu 
Trên cơ sở tìm hiểu khả năng và nhu cầu vận động của trẻ mầm non, từ đó đưa 
ra một số hình thức, biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực vận động để phát triển thể 
chất và rút ra kết luận sư phạm cho việc định hướng nghiên cứu các hình thức, 
phương pháp, biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. 
- Đề xuất một số biện pháp và hình thức nhằm phát triển tính tích cực vận 
động trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. 
- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non để giữ 
vững lòng tin với các cấp lãnh đạo và nhân dân địa phương. 
* Tính mới của sáng kiến với các giải pháp được trình bày khác với các giải 
pháp cũ trước đây: 
Các hoạt động trong giờ PTTC đều được thực hiện đầy đủ tuy nhiên quá trình 
thực hiện được diễn ra theo một khuôn mẫu có sẵn, ít có sự sáng tạo (do phương 
pháp của bộ môn khá rõ ràng). Điều này chưa hấp dẫn trẻ khiến nhiều trẻ chưa tích 
cực vận động, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xu thế. Hơn nữa, nó gây 
nhàm chán với chính bản thân giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện khi hàng 
ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm đều bó hẹp mình với những „kịch bản” 
giống nhau.Thì nay để tăng sự hứng thú tích cực cho trẻ với các giải pháp,biện 
pháp mới giáo viên có thể thoát ly khỏi hình thức quen thuộc. Thay vào đó là 
những bài tập kết hợp bản nhạc sôi động, aerobic hay những câu chuyên cổ tích nhẹ 
nhàng,những trò chơi,các hội thi, chương trình quen thuộc trên truyền hình nhưng 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 4 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
cũng không tách rời mục đích chính của giờ học PTTC. 
+ Các biện pháp và hình thức mới là một hoạt động có ý nghĩa với trẻ, vừa nhẹ 
nhàng, vừa hiệu quả, giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo. 
+ Các biện pháp đưa ra khoa học, dễ hiểu, dễ vận dụng vào hoạt động dạy và 
học. 
+Khi sử dụng hình thức này sẽ gây sự hứng thú cho trẻ, tránh nhàm chán khi 
trẻ thường xuyên tập các bài tập. 
+ Giáo viên có thể thiết kế những động tác nhẹ nhàng, đơn giản mà vẫn đảm 
bảo được nguyên tắc khi lựa chọn các bài tập trong các giờ PTTC. 
* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến 
Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động 
trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là nâng cao một bước cơ bản chất lượng 
học tập của trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không 
đơn thuần như kiểu truyền thống. Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động 
để trải nghiệm thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để 
phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. 
Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo nói riêng 
việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất theo phương pháp hình thức tổ chức cũ 
vẫn chưa làm được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sáng tạo, vẫn còn mang tính 
đơn điệu, cứng nhắc, gò bó dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao trẻ chưa hứng 
thú tham gia vào hoạt động. 
Các biện pháp và hình thức tổ chức mới trong sáng kiến nhằm phát triển tính 
tích cực vận động trong hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực và sức 
khỏe của trẻ. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một 
sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Không những thế còn giúp phát 
triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. 
Hoạt động học “Phát triển thể chất” cho trẻ diễn ra 1 lần/1 tuần và được tích 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 5 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
hợp trong các hoạt động khác trong ngày. Vậy đối với trẻ năng động, trẻ cần có 
nhiều thời gian vận động để giải phóng năng lượng một cách có ý nghĩa. Việc tổ 
chức cho trẻ tập luyện tích cực sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu, tập trung chú ý và tích 
cực hơn. Còn với một số trẻ non, nhút nhát luôn được động viên “lôi kéo” tham gia 
vào các hoạt động từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. 
Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động thể chất một cách tích cực trẻ còn được 
phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất 
làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui 
vẻ. Giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ 
bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối 
hài hòa là một biểu hiện của nét đẹp hình thể. 
2. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy và học. 
- Nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức đầu tiên về hoạt động giáo dục phát 
triển thể chất ở lứa tuổi mầm non. Trẻ hứng thú,tự nguyện tham gia hoạt động giáo 
dục thể chất. 
-Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. 
- Giúp trẻ phát triển hài hòa giữa sức khỏe và trí tuệ theo yêu cầu lứa tuổi của 
trẻ. 
- Có tác dụng bổ trợ tích cực cho các môn học và các hoạt động giáo dục khác 
trong chương trình giáo dục mầm non. 
- Giáo viên áp dụng được trong từng chủ điểm khác nhau với nội dung phù 
hợp. 
- Giáo viên nâng cao được nghệ thuật khi lên lớp. 
- Giúp cho các giáo viên có kỹ năng nhuần nhuyễn, phương pháp sáng tạo tự 
tin khi thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Nhằm nâng cao chất lượng tổ 
chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 6 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
Chương I: Cơ sở khoa học 
1. Cơ sở lý luận 
Quyết định 55 của bộ giáo dục qui định mục tiêu, kế hoach đào tạo của Nhà trẻ 
- Mẫu giáo, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là“...Hình thành ở trẻ 
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam": 
- Khỏe mạnh - Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. 
- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi 
(Bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, hồn nhiên. 
- Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung 
quanh. 
- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ 
đẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận...) Cần thiết để vào trường phổ thông, 
thích đi học”. 
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển 
như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học 
khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao 
tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày 
nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận 
động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động 
hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng 
lượng cơ thể tăng nhanh. 
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi 
một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương 
trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: 
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng 
thú cho trẻ 
 + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 7 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ 
thể. 
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến 
việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. 
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục 
tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng 
chính xác. 
+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú 
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục 
sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển 
tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một 
cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều 
kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 
2. Cơ sở thực tiễn 
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương: 
Phong Khê là một xã mới sát nhập về Thành phố Băc Ninh. Người dân chủ 
yếu làm nghề giấy, một ít là công nhân viên và buôn bán nhỏ. Lãnh đạo địa phương 
luôn quan tâm đến giáo dục xã nhà nhưng cũng chưa chú trọng nhiều đến công tác 
phát triển XHHGD nghành học mầm non. 
2.2.Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường: 
Trường Mầm non Phong Khê Năm học 2014 – 2015 có số lượng như sau: 
+ Tổng số học sinh : 460 cháu 
+ Tổng số lớp : 17 lớp ( Nhóm trẻ 2. lớp mẫu giáo 15) 
+ Trình độ đào tạo : 
- Ban giám hiệu : Đại học : 02 
- Giáo viên: 19: Đại học : 11 , Cao đẳng : 8. 
+ Đội ngũ CBCNV : 31 người 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 8 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
Trong đó : Ban giám hiệu : 02; Giáo viên : 19; Nhân viên : 10 
+ Cơ sở vật chất của trường: 
Có đủ CSVC trang thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động dạy và học. 
2.3 Tình hình của lớp. 
Năm học 2014 - 2015 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4-5 tuổi, với số 
cháu 26 cháu, 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hoạt bát, đạt yêu cầu tối thiểu về 
phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, 
cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để 
tôi nghiên cứu thực hiện Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển 
tính tích cực vận động trong giáo dục thể chât cho trẻ mầm non được tốt hơn. 
Chương II: Thực trạng về: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục 
thể chât cho trẻ mẫu giáo nhỡ” 
 Trong quá trình hình thành ý tưởng và ứng dụng thực tiễn, tôi nhận thấy thực 
trạng của vấn đề này như sau: 
1. Những khó khăn, hạn chế 
 - Trường chưa có khu học phát triển thể chất riêng biệt. 
- Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú . 
- Về phía trẻ: 
+ Số lượng học sinh trong lớp là nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất 
hiếu động và khó bảo. 
+ có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả năng nhận thức còn hạn chế. Trẻ hay ốm 
hoặc nghỉ dài. 
- Về phía phụ huynh: 
+ Còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ. Còn ỉ lại vào sự chăm 
sóc, dạy dỗ của cô giáo. 
+ Nhiều phụ huynh có quan điểm cho rằng: trẻ mẫu giáo chỉ cần chăm sóc về 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 9 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
vệ sinh, ăn uống, chơi, ngủ không cần thiết phải dạy dỗ. Chính vì vậy, việc phối 
hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ. 
+Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ 
là một môn phụ không cần quan tâm. 
+ Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những 
gì? mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông. 
-Về bản thân giáo viên: 
+ Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc đi 
dự giờ thăm lớp, tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. 
2. Những ưu điểm 
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang 
bị cơ sở vật chất tối thiểu , đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt. 
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các 
hoạt động giáo dục, kế hoạch dự giờ thăm lớp và các hoạt động ngoại khóa. 
- Phòng học rộng rãi nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động giáo 
dục phát triển thể chất cho trẻ cũng dễ dàng. 
- Giáo viên được đào tạo trên chuẩn,có lòng yêu nghề mến trẻ. 
- Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ. 
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ 
chức các hoạt động giáo dục. 
- Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tỷ lệ trẻ ở kênh SDD nhẹ cân và SDD thấp còi 
không nhiều. 
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe, đến các hoat động của 
lớp và chương trình học của con em mình. 
Chương III: Những biện pháp mang tính khả thi 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 10 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
Từ những thực trạng đã nêu ở trên và dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói 
chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ nói riêng về nhận thức, trí tuệ, 
ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra 
một số biện pháp và hình thức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo 
dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm 
vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt 
động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội, cụ thể như sau: 
1. Biện pháp thứ nhất: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng 
góc vận động: 
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung 
trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở 
vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả 
năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho 
trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn 
trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ 
đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong 
chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ 
dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt 
động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và 
thực hiện rất hiệu quả. 
* VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất: 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 4 -5 TUỔI 
NĂM HỌC 2014 - 2015 
STT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1 1 
 Trường 
- Chạy thay đổi tốc 
độ theo hiệu lệnh(VĐ 
- Biết chạy nhanh chậm theo hiệu 
lênh ,thực hiên theo hiệu lệnh và 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ 
 - 11 - 
Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường 
Mầm non mới) 
- Đi kiễng gót (VĐ 
mới) 
- Đập bắt bóng tại 
chỗ (VĐ mới) 
-Đi trong đường 
hẹp(VĐ mới) 
nhu cầu bản thân. 
- Biết đi bằng mũi chân 
- Đập bóng xuống đất, khi bóng 
nảy lên thì bắt bóng bằng 2 tay . 
 -Biết đi trong giới hạn cho phép. 
2 2 
 Bản thân 
- Đi bằng gót chân 
( VĐ mới) 
- Đi,chạy thay đổi tốc 
độ theo hiệu lệnh 
(VĐ cũ ) 
- Tung bắt bóng với 
người đối diện 
(VĐ mới ) 
- Bò bằng bàn tay bàn 
chân (VĐ mới ) 
 - Ném trúng đích 
(VĐ mới ) 
- Biết đi bằng gót chân - Lấy đà và 
bật nhảy xuống. 
- Biết đi, chạy theo hiệu lệnh , tín 
hiệu của cô. 
- Tung bóng thẳng hướng người đối 
diện, không làm rơi bóng và bắt 
bóng bằng 2 tay. 
- Bò luôn phiên tay nọ chân kia. 
- Biết ném trúng bao cát vào đich. 
3 3 
 Gia đình 
- Bò thấp chui qua 
cổng (VĐ mới) 
-Đi khuỵu chân 
 ( VĐ mới) 
- Ném xa bằng 1 tay 
( VĐ mới ) 
- Đập bắt bóng tại 
chỗ (VĐ cũ) 
- Tự tin khi chui qua cổng thể dục 
- Biết khuỵu chân đi về phía trước. 
-Ném bao cát ra xa phía trước mặt. 
- Đập bóng xuống đất, khi bóng nảy 
lên thì bắt bóng bằng 2 tay 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_gia.pdf