SKKN Một số biện pháp chỉ đạo cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Bé Ngoan – Bỉm Sơn
Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý trẻ, với bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá những điều mới lạ, trẻ hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, mà không phải lúc nào cũng có người lớn ở bên để giúp đỡ.
Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số: 13/2010/TT – BGD&ĐT. Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nội dung nêu rõ: “Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi dạy tại cơ sở giáo dục mầm non”. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “ Chính sách quốc gia, phòng tránh tai nạn thương tích”. Song nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích ở trẻ em đang gia tăng mà những tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn, kém hiểu biết của người lớn, sự quản lý hoạt động còn chưa thực sự sát sao, là thứ “Họa bất kỳ” mà không ai mong muốn.
Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. Cần loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm, những đồ dùng, đồ chơi trong lớp cũng như ở sân trường phải đảm bảo thẩm mĩ và an toàn cho trẻ. Tạo được môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi hoạt động của trẻ là điều thiết yếu, là điều kiện tốt để phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ, góp phần triển một cách toàn diện. Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Đồng thời trang bị cho giáo viên, phụ huynh những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh có hiệu quả.
1.MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý trẻ, với bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá những điều mới lạ, trẻ hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, mà không phải lúc nào cũng có người lớn ở bên để giúp đỡ. Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số: 13/2010/TT – BGD&ĐT. Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nội dung nêu rõ: “Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi dạy tại cơ sở giáo dục mầm non”. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “ Chính sách quốc gia, phòng tránh tai nạn thương tích”. Song nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích ở trẻ em đang gia tăng mà những tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn, kém hiểu biết của người lớn, sự quản lý hoạt động còn chưa thực sự sát sao, là thứ “Họa bất kỳ” mà không ai mong muốn. Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. Cần loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm, những đồ dùng, đồ chơi trong lớp cũng như ở sân trường phải đảm bảo thẩm mĩ và an toàn cho trẻ. Tạo được môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi hoạt động của trẻ là điều thiết yếu, là điều kiện tốt để phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ, góp phần triển một cách toàn diện. Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Đồng thời trang bị cho giáo viên, phụ huynh những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Bên cạnh đó trang bị những kỹ năng cho giáo viên, phụ huynh và trẻ, giáo dục trẻ biết cách phòng tránh là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng vì hàng ngày trẻ tham gia nhiều hoạt động nhưng chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân, tò mò khám phá. Vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một số kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Căn cứ vào tình hình thực tế. Bản thân là Phó hiệu trưởng muốn tham mưu với chủ đầu tư và Hiệu trưởng về phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đồng thời nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân khi cần thiết. Lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao trẻ đến trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình. Tạo được sự an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động, vui chơi có ý nghĩa. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Bé Ngoan – Bỉm Sơn”. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Giáo viên có kiến thức, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ có hiệu quả. Đồng thời hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo về bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh. Trẻ cảm thấy tự tin, có phản ứng nhanh để vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: CBGV, phụ huynh, các bé ở các độ tuổi, cơ sở vật chất nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Tai nạn thương tích nói chung. Trong đó tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Tai nạn không chủ định thường có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuốiTai nạn có chủ định như bạo lực, bạo hànhThương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng như cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạNgoài ra tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát hay bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả. Vì vậy phòng chống tai nạn thương tích là phòng chống tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của con người. Do đó phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là nhà trường, giáo viên, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động vui chơi, học tập. Phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển nhân cách trẻ. Còn là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng và cần thiết với trẻ ở mọi lứa tuổi. Giúp trẻ nhận ra những mối nguy hiểm trong tình huống cụ thể, đồng thời nhận thức được việc nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn. Có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tốt, tự tin, sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống. Để truyền tải cho trẻ những kỹ năng ngay từ khi còn nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải có những phương pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu. Có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong tâm trí, định hình cho mình những phản ứng phù hợp với mọi tình huống xảy ra hàng ngày. Đồng thời cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường. Không những phát triển về thể chất mà còn giúp trẻ về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ mà chúng ta đã biết ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ sẽ khó phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, cảm nhận được những tình cảm, sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của người lớn. Giáo viên tạo môi trường an toàn tạo cho bản thân trẻ có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người. Như vậy phòng chống tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của trẻ. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Thuận lợi: -Tập thể giáo viên và lãnh đạo nhà trường luôn đoàn kết và có hướng phấn đấu vì mục đích chung là nâng cao chất lượng nhà trường nói chung và nâng cao hiệu quả phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. - Chủ đầu tư, Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho giáo viên yên tâm công tác. - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi. - Nhà trường tổ chức tập huấn thực hành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và được tham gia chuyên đề của phòng giáo dục. - Trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Đầu năm nhà trường đầu tư thêm cho mỗi lớp 2000.000đ mua thêm đồ dùng tăng cường cho trẻ được hoạt động và những đồ dùng đó đảm bảo trẻ hứng thú và an toàn. - Học sinh tự tin, nhanh nhẹn, có nề nếp. - Hằng năm ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, tránh thương tích cho trẻ. * Khó khăn: - Nhà trường chưa vay được vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư cho giáo dục. Chưa có các phòng đa chức năng. - Có những cháu quá hiếu động nên trong quá trình tham gia các hoạt động và rèn kỹ năng gây khó khăn. - Các cháu chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế nên kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích còn kém. - Nhận thức của mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đầu năm và cuối năm cũng có sự nhận thức khác. - Nhiều phụ huynh do tính chất công việc chưa thực sự chú trọng đến sự an toàn của con khi ở nhà, để con chơi tự do và ít có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo về mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh. - Một số giáo viên nắm kiến thức về cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ còn hạn chế. Kỹ năng để dạy trẻ cách phòng tránh còn chưa sâu, chưa được chính xác. *Kết quả khảo sát thực trạng: Đầu năm học để nắm bắt được những kỹ năng về phòng, tránh tai thương tích của trẻ tôi đã tiến hành khảo sát thực tế từ các lớp để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp phù hợp với thực tế nhà trường. Stt Kỹ năng của trẻ Tổng số trẻ Tốt Khá Tb Ghi chú 1 Đồ vật, địa điểm gây nguy hiểm 300 80 = 21% 170=51% 50 = 28% 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm 300 65 = 20% 175=51% 60 = 29% 3 Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn 300 50 = 17% 180=60% 70 = 23% Nhìn vào kết quả khảo sát, việc phòng tránh tai nạn thương tích, việc dạy kỹ năng cho trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích hiệu quả chưa cao. Do đó tôi đã nghiên cứu các biện pháp sau: 2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề: * Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tập huấn kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ. * Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng nguy hiểm và thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm. *Biện pháp 3: Giáo viên xây dựng kế hoạch giám sát trẻ trong mọi hoạt động ở trường và chương trình tổ chức tham quan dã ngoại. * Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 2.3.1 Biện pháp 1:Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tập huấn kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên và tập huấn các kỹ năng trước hết phải tạo một môi trường an toàn trong và ngoài lớp. Nên tôi đã tham mưu với Chủ đầu tư, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương); củng cố và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong trường. Một số lớp xây dựng từ trước nên sàn nhà vệ sinh có những vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ, được nhà trường lưu tâm chú ý, nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý các vũng nước đọng. Giờ đây sàn nhà vệ sinh luôn róc nước, khô thoáng, nhà trường đã trang bị cho mỗi phòng vệ sinh một thảm nhựa chống trơn để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh. Ngoài lớp học đồ chơi cũ nhà trường đã sơn, vít lại ốc và thay ốc đã cũ, hen ghỉ do mưa nắng. Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục ngoại khóa về phòng, tránh tai nạn thương tích cho phù hợp và đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế. Sinh hoạt chuyên môn tháng 10 đã đưa ra thảo luận về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Sau đó tổ chức và tham gia thi trắc nghiệm tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định trong chương trình của từng độ tuổi. Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bên cạnh việc trang bị kiến thức qua tài liệu những buổi nghe giảng thì chưa đủ, chưa sâu được kiến thức. Nên tháng 12 tôi tham mưu với chủ đầu tư và Hiệu trưởng tổ chức buổi tập huấn “ Thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”. Nhà trường đã mời hai Bác sĩ của bệnh viện Bỉm Sơn về trao đổi, thực hành. BS: Lê Anh Dũng - Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn đang hướng dẫn cho giáo viên thực hành cách xử trí khi trẻ bị dị vật đường thở. . BS: Trần Anh Tuấn- Bệnh viện Đa khoa Thị xã Bỉm Sơn Hướng dẫn thực hành băng bó khi bị gãy xương hở. Tất cả giáo viên đều được thực hành để nâng cao kiến thức, kỹ năng thì phải bình tĩnh xử trí, sơ cứu ban đầu, tại chỗ nếu trẻ không may gặp phải như sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, gãy xươngđồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ Kết quả: Từ những trao đổi, thảo luận, thi trắc nghiệm,qua buổi tập huấn thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thực sự rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp. Giáo viên đã tự nâng cao được kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ. 2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng nguy hiểm và thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm. Những loại đồ dùng nguy hiểm như dao, kéo, hột hạtNếu chúng ta không cho trẻ sử dụng thì trẻ không có kỹ năng, không có kỹ năng không được trải nghiệm và không tạo ra được sản phẩm, Nên ngay từ nhà trẻ từ 24-36 tháng trở đi chúng ta vẫn cho trẻ sử dụng được như kéo, các hột hạt. Đặc biệt phải dạy kỹ năng, trẻ tuân thủ theo kỹ năng và yêu cầu, đảm bảo an toàn mới cho trẻ sử dụng. Như cách sử dụng kéo giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng khi chưa sử dụng, kéo trong hộp để quay đầu cắt xuống dưới và để trong hộp. Khi phát cho trẻ hoặc trẻ mẫu giáo phát đồ dùng cho bạn dạy trẻ cách cầm hay đưa cho bạn tay phải nắm đầu kéo và khi có yêu cầu của cô mới được sử dụng. Cô giáo hướng dẫn trẻ cách sử dụng kéo, bút an toàn. Những đồ chơi nhỏ như sâu hột hạt, hoa ở góc khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát, bao quát được tất cả trẻ, chia nhóm để trẻ hoạt động, tất cả các hoạt động khi trẻ trong lớp. Khi chơi xong hướng dẫn trẻ cất dọn cẩn thận lên giá và không để trẻ tự ý lấy chơi. Khi sử dụng dao để thực hành, hột hạt để xâu vòng, gắn hạt vòng vào số tương ứng đều phải dạy trẻ cách sử dụng, không cho hột hạt vào mũi, tai, miệng. Khi thấy an toàn mới cho trẻ sử dụng. Bạn nào không tuân thủ theo nguyên tắc sẽ xử lý theo nội quy mà trẻ đã được học thường xuyên. Các cháu đang thực hành làm sữa chua hoa quả dầm Như chúng ta đã biết đồ chơi không thể thiếu đối với trẻ, đồ chơi cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ. Giáo viên sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Ví dụ: Đối với lứa tuổi nhà trẻ ngoài những đồ vật sẵn có như hột hạt, hoa, giáo viên sáng tạo thêm một số đồ chơi theo chủ đề: Khâu quần áo, cài khuy bằng nhiều chất liệu khác nhau như xốp, vải, thảm đục lỗ Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu nhựa độc hại như chì, các chất gấy rối loạn nội tiết, gây ung thư một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nếnkhi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ. Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời. Kết quả: Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả, Kỹ năng trẻ sử dụng đồ dùng dễ gây nguy hiểm để tạo ra sản phẩm rất tự tin. Đồ dùng đồ chơi các lớp luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. 2.3.3 Biện pháp 3: Giáo viên xây dựng kế hoạch giám sát trẻ trong mọi hoạt động ở trường và chương trình tổ chức tham quan dã ngoại. Giáo viên luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình, bằng các giác quan: Mắt nhìn, tay sờ vàngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Muốn giám sát được sự an toàn của trẻ giáo viên lên kế hoạch cho các hoạt động. Giáo viên không nên để trẻ hoạt động một mình dù chỉ trong tích tắc. Trẻ phải luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ trong mọi hoạt động. Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài để tham gia các hoạt động ngoài trời. Bàn giao số trẻ khi giao ca. Đóng cửa, cổng trường khi không có người ra vào. Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay xinh(gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc mang từ nhà đến. -Với Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào nhau (chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm. Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ. Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục. VD: Ở nhà trẻ. Chủ đề: “ Mẹ và những người thân yêu của bé”: lồng ghép các câu hỏi: Những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần?(các đồ dùng sử dùng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo) Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi. -Hoạt động ăn: Vào giờ trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ. Kiểm tra thức ăn trước khi ăn cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Đối với nhà trẻ không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo hầu hết tự xúc ăn nên dạy trẻ ngoài việc ăn uống lịch sự. Thì đảm bảo tránh hóc, sặc rất quan trọng, khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ và tuân thủ quy định khi ăn không được vừa ăn, vừa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn. -Hoạt động ngoài trời: Trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xươngnguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương. Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời giáo viên chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích. Giao hẹn sân chơi quy định, phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cach_phong_tranh_tai_nan_thuon.doc