SKKN Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 12

SKKN Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 12

 Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trưng ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

 Nhiệm vụ ngành giáo dục: đào tạo nên những con người phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tâm hồn

 Các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 chiếm một dung lượng khá lớn; đồng thời chứa đựng nhiều vấn đề cốt lõi bộ môn

 Nhân vật trong tác phẩm tự sự là địa chỉ đỏ để nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật. Khi phân tích nhân vật tức là chúng ta đang kiếm tìm, mổ xẻ, chưng cất các chi tiết, nhất là các chi tiết liên quan trực tiếp đến nhân vật

 Hiện trạng học sinh xa rời văn bản văn học, học hời hợt đang ngày một nhiều

 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề này hoàn toàn không mới. Đã có nhiều bài viết liên quan; trong đó có sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Lê Thanh Hương, THPT Tống Duy Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đã nghiên cứu đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 và đã được xếp loại cấp ngành. Bài viết đã có những nhìn nhận thấu đáo vấn đề, đã minh chiết hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết theo tình huống và chi tiết theo nhân vật. Song, phần hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết theo nhân vật (đây là phần quan trọng) thì sáng kiến mới nêu cách dẫn dắt của giáo viên nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong những tác phẩm cụ thể mà chưa hình thành được phương pháp chung như một cách thức để người học có thể tự khai thác bất cứ tác phẩm nào cũng như tự rèn luyện khả năng lĩnh hội, ghi nhớ chi tiết.

 

doc 24 trang thuychi01 7391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH KHAI THÁC CHI TIẾT THEO NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
Mục Nội dung	 	 Trang
A. MỞ ĐẦU	 1
	1/ Lí do chọn đề tài ........................................................................ 1
2/ Mục đích nghiên cứu ................................................................. 1
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................. 1
4/ Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 2
B. NỘI DUNG 	 2
I. Cơ sở lí luận ........................................................................................ 2
1, Tác phẩm tự sự ......................................................................... 2
2, Nhân vật trong tác phẩm tự sự: ................................................ 2
3. Chi tiết trong tác phẩm tự sự .................................................... 3
4. Khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự .............. 3
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
III. Giải pháp đã sử dụng 	 4
1, Hướng dẫn học sinh ba cách ghi nhớ chi tiết hữu ích nhất ......... 4
2. Nắm bắt chủ đề, tình huống truyện. ............................................ 5
3. Gắn chi tiết vào đặc điểm nhân vật để làm nền tri thức .............. 7
4. Nắm bắt chi tiết theo nhân vật chính trong các tác phẩm cụ thể .. 8
IV. Kiểm nghiệm hiệu quả 	 18
1. Đối với giáo viên ........................................................................ 18
2. Đối với học sinh ......................................................................... 19
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 	 20
I. Kết luận ................................................................................................. 19
II. Kiến nghị ............................................................................................. 20
A. MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài
 Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trưng ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 
 Nhiệm vụ ngành giáo dục: đào tạo nên những con người phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tâm hồn
 Các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 chiếm một dung lượng khá lớn; đồng thời chứa đựng nhiều vấn đề cốt lõi bộ môn
 Nhân vật trong tác phẩm tự sự là địa chỉ đỏ để nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật. Khi phân tích nhân vật tức là chúng ta đang kiếm tìm, mổ xẻ, chưng cất các chi tiết, nhất là các chi tiết liên quan trực tiếp đến nhân vật
 Hiện trạng học sinh xa rời văn bản văn học, học hời hợt đang ngày một nhiều
 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề này hoàn toàn không mới. Đã có nhiều bài viết liên quan; trong đó có sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Lê Thanh Hương, THPT Tống Duy Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đã nghiên cứu đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 và đã được xếp loại cấp ngành. Bài viết đã có những nhìn nhận thấu đáo vấn đề, đã minh chiết hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết theo tình huống và chi tiết theo nhân vật. Song, phần hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết theo nhân vật (đây là phần quan trọng) thì sáng kiến mới nêu cách dẫn dắt của giáo viên nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong những tác phẩm cụ thể mà chưa hình thành được phương pháp chung như một cách thức để người học có thể tự khai thác bất cứ tác phẩm nào cũng như tự rèn luyện khả năng lĩnh hội, ghi nhớ chi tiết.
2/ Mục đích nghiên cứu
 Thứ nhất: Giúp nâng cao hiệu quả giờ đọc văn, ôn tập và tự học về văn bản tự sự.
 Thứ hai: Rèn luyện tư duy logic cho học sinh, nhất là tư duy phân tích, cắt nghĩa, tổng hợp. Từ đó nâng cao kỹ năng phân tích nhân vật một cách sâu sắc cho học sinh lớp 12.
 Thứ ba: Cải thiện hứng thú học văn bản tự sự của học sinh giúp tạo bầu không khí văn chương cho giờ học.
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng học tập là học sinh lớp 12. Đối tượng nghiên cứu là chi tiết (tình tiết) theo nhân vật trong tác phẩm tự sự; là diễn biến cuộc đời, số phận nhân vật
- Phạm vi: 
+ Không nghiên cứu phương pháp hướng dẫn học sinh khai tác chi tiết nói chung. Phạm vi đề tài lựa chọn là khai thác chi tiết theo nhân vật chính trong tác phẩm tự sự được học trong chương trình ngữ văn lớp 12 (theo chương trình chuẩn).
+ Phương pháp không chỉ áp dụng trong giờ đọc hiểu mà còn áp dụng trong giờ ôn tập và hướng dẫn học sinh tự học.
4/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp áp dụng với học sinh: Vấn đáp, gợi mở, giao nhiệm vụ, phân nhóm thảo luận, kiểm tra đánh giá
- Phương pháp hình thành đề tài: Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phân loại
Đó là lí do tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 12. 
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận
1, Tác phẩm tự sự
 Là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn.
Phương thức phản ánh hiện thực làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó, về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn nhân vật trữ tình và nhân vật kịch.
 Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng. Nó bao gồm chi tiết xung đột, chi tiết nội tâm, chi tiết ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong cảnh, đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường...
 Nếu chia theo nội dung ta có tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc; thế sự - đạo đức; đời tư. Chia theo hình thức ta có các thể loại tự sự cơ bản: anh hùng ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn, truyện cười...
2, Nhân vật trong tác phẩm tự sự:
 Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc loại hình nghệ thuật khác vì nó được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. Vì vậy, nhân vật đòi hỏi người đọc phải dùng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
 Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố cần thiết. Betông Brecht cho rằng: Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. 
 Phân loại: Xét góc độ nội dung tư tưởng có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Xét góc độ kết cấu có nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
 Các nhà văn thường xây dựng nhân vật qua: ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động ...
3. Chi tiết trong tác phẩm tự sự
 Là những tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng 
( Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009). 
 Trong tác phẩm, chi tiết đóng vai trò như vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí.
 Xét theo giá trị biểu hiện, có hai loại chi tiết: Chi tiết thuộc về nghệ thuật và chi tiết có tính nghệ thuật (Lê Bá Hán). Chẳng hạn, trong truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn, chi tiết cuộc trò chuyện, bàn tán trong quán trà Hoa Thuyên, chi tiết con quạ trên cây là những chi tiết thuộc về nghệ thuật; nhưng chi tiết về chiếc bánh bao tẩm máu người cộng sản hoặc vòng hoa trên mộ Hạ Du là chi tiết có tính nghệ thuật.
Xét theo hình thức tổ chức cốt truyện, có chi tiết tình huống, hoàn cảnh (gồm chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong cảnh, đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường ...); chi tiết theo nhân vật (gồm chi tiết ngoại hình, chi tiết hành động, chi tiết nội tâm, chi tiết tính cách ...) 
- Trong xây dựng nhân vật, chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc khắc họa tính cách, làm cho nhân vật trở nên chân thực, cụ thể, sinh động và có tính khái quát cao. Sự lựa chọn chi tiết “đắt giá” có khả năng “nói” được nhiều về tính cách nhân vật, thể hiện tài quan sát, tài vận dụng đồng thời là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, cuộc đời.
4. Khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự
 Đây là một trong những phần nội dung trọng tâm trong đọc hiểu tác phẩm tự sự. Khai thác tức là cách lựa chọn, phân loại, ghi nhớ, giải mã ý nghĩa, tổng hợp các chi tiết trong tác phẩm theo từng nhân vật. Qua đó, học sinh nắm bắt được diễn biến, số phận cuộc đời của nhân vật; hiểu được tính cách nhân vật; hiểu được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn; sáng rõ về chủ đề của truyện.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Là một nội dung quan trọng, một nhiệm vụ lớn trong giờ đọc văn được các giáo viên luôn quan tâm giải quyết trong giáo án, cũng như tìm cách hướng dẫn học sinh thực hiện
- Nhưng bộ phận không nhỏ học sinh đang có xu hướng xa rời văn bản. Tình trạng lười đọc văn bản, chỉ nghe tóm tắt; có đọc nhưng đọc qua loa, nắm chi tiết lơ mơ hoặc đọc nhiều lần nhưng không hệ thống được chi tiết.
- Khi làm văn, nhiều bài viết chung chung, thiếu những dẫn chứng chi tiết, phân tích, cảm thụ chi tiết. Nguyên nhân do thiếu kiến thức văn bản dẫn đến viết dài nhưng lan man, có học sinh không nhớ rõ nên lẫn lộn, thậm chí còn bịa chi tiết; có học sinh lại không thể viết được dài do hạn chế diễn đạt và một phần không nhỏ cũng do không có gì để viết, không nhớ...
III. Giải pháp đã sử dụng
1, Hướng dẫn học sinh ba cách ghi nhớ chi tiết hữu ích nhất
	Trước khi đọc hiểu các trích đoạn truyện ngắn trong chương trình ngữ văn 12, tôi hướng dẫn học sinh cách thức ghi nhớ chi tiết trong văn bản tự sự. Sau đây là 3 mẹo nhỏ rất hữu ích:
1.1- Xác định chắc chắn các chi tiết cần ghi nhớ.
 Ngay trong văn bản tác phẩm, hãy dùng bút nhớ dòng gạch chân những chi tiết quan trọng dựa theo các nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ...
 Có thể liệt kê ra giấy theo thứ tự xuất hiện trong văn bản hoặc vai trò của chi tiết trong việc biểu hiện tính cách nhân vật
Xác định thông tin chi tiết là bước đầu tiên giúp học sinh nhớ tốt tác phẩm.
1.2 - Lặp lại thông tin chi tiết bằng cách nói to nhiều lần
 Chúng ta thường nhớ tên họ của những người thân và không bao giờ quên. Chúng ta học tiếng mẹ đẻ dễ hơn ngoại ngữ? Điểm mấu chốt là chúng ta sử dụng tiếng mẹ đẻ hàng ngày còn ngoại ngữ ít được sử dụng nên khó nhớ hơn và không hình thành phản xạ tự nhiên
 Sau khi xác định được hệ thống chi tiết cụ thể, cần đọc to mỗi chi tiết nhiều lần (ít nhất phải được sáu, bảy lần). Nhất thiết phải đọc thành lời, tốt nhất là lúc một mình, có sự tập trung cao.
 Tiếp theo, xâu chuỗi theo nhân vật rồi lại đọc to nhiều lần. Cần xâu thành nhiều chuỗi chi tiết khác nhau: Chuỗi theo nhân vật trung tâm, chuỗi theo nhân vật chính, chuỗi theo nhân vật phụ ... 
 Khi đã nhớ phải định kỳ ôn luyện lại: hằng ngày, hằng tuần, hoặc hằng tháng. Yêu cầu: Cần kiên trì cho một hiệu quả bền lâu
1.3 - Tạo sự liên kết với những chi tiết, những dữ liệu khác bằng liên tưởng.
 Khi nhớ đến chi tiết này thì lập tức liên tưởng đến chi tiết kia cùng một nhân vật hay khác nhân vật; cùng loại hay khác loại; cùng tác phẩm hay khác tác phẩm
 Ví dụ: 
Chi tiết ngoại hình Chiến (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi): “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng ... thân người to và chắc nịch...” ta liên tưởng đến chi tiết ngoại hình về người mẹ: cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng... lưng áo bà ba đẫm mồ hôi và đen lại không còn thấy bạc nữa. Ta cũng liên tưởng đến vị trí chị cả và toàn bộ việc nhà phải lo liệu của Chiến trong gia đình không còn cha mẹ, liên tưởng đến hình ảnh nội trợ nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm, liên tưởng đến công việc đồng áng năm công ruộng, hai công mía. 
Cuối cùng hãy liên tưởng để sắp xếp các thông tin thành một danh sách
Để khai thác chi tiết theo nhân vật, cần phải đặt nhân vật, chi tiết trong tổng thể tác phẩm: Đề tài, chủ đề, tình huống truyện, diễn biến cốt truyện, hệ thống nhân vật, hệ thống chi tiết, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng... Trong đó, quan trọng nhất là chủ đề tư tưởng và tình huống truyện. Bởi vì, nhân vật khi nhân vật được nhà văn đặt vào trong một tình huống có vấn đề thì nhân vật mới bộc lộ hết tính cách cũng như những bí ẩn bên trong tâm hồn. Qua đó, nhân vật mới trở thành minh chứng sinh động cho phát ngôn của tác giả.
2. Nắm bắt chủ đề, tình huống truyện.
Trước khi hệ thống và ghi nhớ, cần phải năm được chủ đề và tình huống truyện
a) Chủ đề: 
Là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm. Nó trả lời câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?. Chủ đề tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng năm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống.
- Chủ đề Vợ chồng A phủ (Tô Hoài): Thể hiện số phận khổ đau của người dân lao động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo và quá trình đấu tranh để đứng lên tự giải phóng, xây dựng lại cuộc đời và con đường giải phóng của họ trong cách mạng và kháng chiến. 
- Chủ đề Vợ nhặt (Kim Lân): Từ tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, nhà văn đã khẳng định: Ngay bên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Chủ đề Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Qua việc thể hiện sự lựa chọn con đường đấu tranh, tác phẩm tập trung ca ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng kiên cường và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
- Chủ đề Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): Khẳng định, ca ngợi mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ, giữa những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- Chủ đề Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): Mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
b) Tình huống truyện: 
Là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện, là mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa hoàn cảnh, môi trường sống với nhân vật. Qua đó, bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận con người góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.
- Tình huống Vợ chồng A phủ: Một cô gái người Mông vì món nợ cưới của cha mẹ nên bị thống lí bắt làm dâu gạt nợ, bị đoạ đày cực nhục, cô trở nên câm lặng, trơ lì cảm xúc theo năm tháng. Nhưng vào một đêm tết mùa xuân, cô hồi sinh được cảm xúc, bùng cháy khát vọng hạnh phúc tình yêu. Một đêm đông giá rét, bất ngờ cô lại cắt phăng dây trói cứu một người đàn ông sắp chết và cứu luôn đời mình, đến với cuộc sống tự do. 
- Tình huống Vợ nhặt: Tràng, một chàng trai nghèo, thô kệch, gia cảnh neo người, dân ngụ cư bỗng nhiên nhặt không được một cô gái về làm vợ giữa cảnh đói thê thảm năm Ất Dậu 1945. Hoàn cảnh bất ngờ khiến mọi người đều thấy lo lắng về cái đói và cái chết nhưng vượt lên trên tất cả là cảm giác ấm áp trong tình người, tình yêu, tình thương cùng ước mong xây dựng tổ ấm gia đình.
- Tình huống Rừng xà nu: Sau ba năm đi bộ đội, Tnú được cấp trên cho nghỉ phép về thăm làng Xô Man một đêm. Trong đêm ấy, trước toàn thể dân làng, cụ Mết đã kể về câu chuyện đầy bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man: Từ trong huỷ diệt đau thương, họ đã quật khởi vùng lên bằng chân lí cách mạng “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
- Tình huống Những đứa con trong gia đình: Việt – chàng trai giải phóng quân 18 tuổi trong một trận đọ lê đã lập được chiến công oanh liệt nhưng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình giữa cánh rừng cao su nhiều lần ngất đi tỉnh lại. Mỗi lần tỉnh anh lại nhớ những kỷ niệm về gia đình người thân, về đồng đội.
- Tình huống Chiếc thuyền ngoài xa: Nghệ sĩ Phùng phải chụp được một bức ảnh phong cảnh tĩnh vật cho bộ lịch năm sau. Phục kích mấy ngày tại bờ phá chiến trường cũ, anh chụp được bức ảnh thật mĩ mãn. Nhưng bất ngờ, sự thật đằng sau bức ảnh tuyệt đẹp ấy lại là những con người lao động lam lũ; là cảnh bạo hành ghê người, chồng đánh vợ, cha đánh con, con chống lại cha. Tất cả mọi người đều can thiệp, lên tiếng nhưng chưa thể thay đổi được những nghịch lí cuộc đời. Bức tranh trở thành nỗi ám ảnh về nghệ thuật - cuộc đời của người nghệ sĩ chân chính.
3. Gắn chi tiết vào đặc điểm nhân vật để làm nền tri thức
Trong các tiết học (gồm cả học chính khóa và ôn tập), tôi thường xuyên hướng học sinh đọc hiểu, ôn luyện nội dung này theo cách: Xác định đặc điểm ngoại hình, tính cách, tâm lí nhân vật rồi ghim đính chi tiết vào. Phần kỹ năng này rất quan trọng trong tiếp cận, khám phá tác phẩm nên dùng phương pháp vấn đáp, phiếu học tập và giao nhiệm vụ nhóm là phù hợp.
Ví dụ: Nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Đặc điểm
Chi tiết
- Cô Hiền sống chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình trước mọi hiện tượng xung quanh
- Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhận xét: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều
Chính phủ can thiệp vào việc của dân quá: phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng, trai gái phải sống với nhau như thế nào...
- Không hề lãng mạn, viển vông, cô là người có đầu óc rất thực tế
- Đã tính là làm, đã làm thì không thèm để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ
- Thời son trẻ cô giao lưu với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi phải làm vợ làm mẹ cô chọn lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ
- Sinh đến đứa gái út thứ năm cô bảo với chồng: Từ nay chấm dứt chuyện sinh đẻ...
- Cô bảo ban, dạy dỗ các con, các cháu cách sống của một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa , biết giữ gìn phẩm giá
- Ngồi bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn.
- Cô thường dặn dò: Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng
- Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ...
- (...)
- (...)
4. Nắm bắt chi tiết theo nhân vật chính trong các tác phẩm cụ thể
4.1- Truyện ngắn Vợ nhặt
a) Nhân vật Tràng:
- Chi tiết ngoại hình: 
	+ Hắn bước ngật ngưỡng...hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra...
	+ Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ
	+ ... thân hình to lớn, vập vạp ... ngửa mặt lên cười hềnh hệch...
Biểu hiện: Chàng nông dân nghèo xấu xí, thô kệch nhưng vui tính, hiền lành, chất phác
- Chi tiết hành động, nội tâm (Chủ yếu là chi tiết tâm lí được xây dựng trên cơ sở tình huống tâm trạng):
	+ Vài cử chỉ nhỏ dẫn đến cảnh nhặt được vợ: Câu hò chơi đỡ mệt Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!... ; lời mời hào phóng giàu tình người Đấy, muốn ăn gì thì ăn; một gợi ý táo bạo kiểu nửa đùa nửa thật Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về và một cái chặc lưỡi liều đời Chậc, kệ!
Biểu hiện: Cảnh đời đói khát, chết chóc ngập đường nhưng con người vẫn sống bằng tình người và đau đáu về hạnh phúc gia đình.
	+

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_khai_thac_chi_tiet_theo_nhan_va.doc