SKKN Tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học ngữ văn ở trường THPT

SKKN Tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học ngữ văn ở trường THPT

Như chúng ta đã biết, việc “ dạy chữ ” là một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng mục đích lớn lao và quan trọng hơn, cái đích cuối cùng mà công tác giáo dục trong nhà trường hướng tói chính là việc “ dạy người ” – việc uốn nắn và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Theo mục tiêu của Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì : giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Còn mục tiêu chung của ngành giáo dục chúng ta là phải đào tạo thế hệ trẻ thành “ những con người có tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, có kiến thức, kĩ năng và thể lực cần thiết để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân. Đó là những con người lao động có nhiệt tình cách mạng, trung thực, khiêm tốn, cùng nhau đoàn kết và giúp đỡ nhau tiến bộ. Đó là những con người có lòng yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa nồng nàn, có cuộc sống tập thể phong phú, cuuocj sống gia đình hòa thuận và cuộc sống cá nhân lành mạnh ” ( Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục ).

Trong Điều 10 ( Luật số 23/2000/QH10 ), Luật phòng chống ma túy của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 22/10/2000 viết : “ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm : tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy ; giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy ”.

 

docx 36 trang thuychi01 6914
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học ngữ văn ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ MỘT SỐ CHẤT GÂY NGHIỆN TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Trần Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC 
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU ....3
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của đề tài............................................................................................5
PHẦN 2 : NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................5
2.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................5
2.2. Thực trạng của vấn đề.........................................................................................5
2.3. Các giải pháp thực hiện ......................................................................................8
 2.3.1. Nghiên cứu và tìm ra hệ thống bài dạy, tiết dạy............................................8
 2.3.2. Các phương pháp sử dụng............................................................................10
 2.3.3. Nội dung, phương pháp giáo dục tích hợp trong từng bài cụ thể.................12
2.4. Một số thiết kế giáo án minh họa ......................................................................17
2.5. Kiểm chứng giải pháp........................................................................................27
PHẦN 3 : KẾT LUẬN ...........................................................................................28
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................31
Phụ lục 
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, việc “ dạy chữ ” là một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng mục đích lớn lao và quan trọng hơn, cái đích cuối cùng mà công tác giáo dục trong nhà trường hướng tói chính là việc “ dạy người ” – việc uốn nắn và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Theo mục tiêu của Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì : giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Còn mục tiêu chung của ngành giáo dục chúng ta là phải đào tạo thế hệ trẻ thành “ những con người có tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, có kiến thức, kĩ năng và thể lực cần thiết để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân. Đó là những con người lao động có nhiệt tình cách mạng, trung thực, khiêm tốn, cùng nhau đoàn kết và giúp đỡ nhau tiến bộ. Đó là những con người có lòng yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa nồng nàn, có cuộc sống tập thể phong phú, cuuocj sống gia đình hòa thuận và cuộc sống cá nhân lành mạnh ” ( Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục ).
Trong Điều 10 ( Luật số 23/2000/QH10 ), Luật phòng chống ma túy của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 22/10/2000 viết : “ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm : tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy ; giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy ”.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục ấy, bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn lại càng thấm thía câu nói của nhà văn M.Gorki : “ văn học là nhân học ”. Đứng ở góc độ đặc thù môn học, tôi nhận thấy môn Ngữ văn trong nhà trường giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, có lợi thế nhất để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh bởi văn học là nghệ thuật, là cái đẹp. Văn học có khả năng mang đến cho con người những xúc cảm tinh thần đặc biệt, không vụ lợi mà trong sáng, vô tư ; văn học giúp con người tránh xa lối sống vị kỉ, không lành mạnh đồng thời kích thích tinh thần sáng tạo ở mỗi người.
Từ năm 2002, Chương trình THPT môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục cũng đã hướng dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt, đến Làm văn ; quán triệt trong mọi khâu trong quá trình dạy học ; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập ; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh ( Tr 27). Trong mấy năm trở lại đây, các đợt tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức cũng luôn đề cập đến các chuyên đề tích hợp kiến thức trong dạy và học, đặc biệt là tích lũy kiến thức liên môn trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn dưới góc độ các bài tập tình huống dành cho học sinh. Việc lồng ghép các kiến thức xã hội trong các giờ học cũng được triển khai và nhân rộng ở nhiều thầy cô giáo và nhiều trường. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện được lồng ghép trong môn Ngữ văn là điều hoàn toàn có cơ sở và có khả năng thực hiện cao. Hơn nữa, trên thực tế hiện nay ở nước ta có rất nhiều thanh thiếu niên ở lứa tuổi học sinh trung học, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã sa vào lối sống nghiện ngập ( heroin, cocain, nhóm sản phẩm chiết xuất từ cây cần sa, ma túy đá ) và lạm dụng một số chất gây nghiện ( CGN ) như : rượu, bia, thuốc lá, thưốc lắc đẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Làm thế nào để cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ma túy và một số chất gây nghiện trong khuôn khổ giờ dạy học Ngữ văn ? Làm thế nào để có biện pháp giáo dục cho các em lối sống lành mạnh, tích cực, có văn hóa, tránh xa các tệ nạn xã hội và từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành người công dân có ích ? Đó chính là những trăn trở, là lí do thôi thúc tôi chọ đề tài : Tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học Ngữ văn ở trường THPT .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nhỏ này trong khuôn khổ giờ học Ngữ văn nói riêng và một môn học nói chung trong nhà trường, trước hết tôi muốn các em thông qua các bài học có thể tích hợp các kiến thức hiểu biết về ma túy và các chất gây nghiện, nâng cao hiểu biết về nó để có thể phòng tránh những hệ lụy mà nó gây ra cho bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng nơi sinh sống.
Hiện nay, trong chương trình đổi mới và cải cách phương pháp dạy học môn Ngữ văn cũng như những môn học khác, việc lồng ghép, tích hợp bộ môn đang được quan tâm áp dụng thường xuyên, có hiệu quả...Thông qua môn học, tạo lập kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng đánh giá tổng hợp, nhất là giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống trong đó có ma túy và một số chất gây nghiện mà các em biết.
Với đề tài này, tôi cũng mong muốn đóng góp một kinh nghiệm nhỏ cho đồng nghiệp trong tổ chuyên môn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học, cũng như hiệu quả giáo dục của Nhà trường THPT Hà Văn Mao những năm tiếp theo.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : học sinh Trường THPT Hà Văn Mao và nhận thức của các em về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện .
Do tính chất của đề tài chỉ là một kinh nghiệm nhỏ rút ra trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu là khảo sát tình hình học tập tích hợp những kiến thức xã hội trong môn Ngữ văn ở các khối lớp 10, 11, 12 - Năm học 2016 - 2017, 2017 – 2018.
1.4.. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Tổng hợp, đánh giá.
1.5. Đóng góp của đề tài
- Dạy học tích hợp không còn là khái niệm mới mẻ song đối với giáo viên, công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn cũng như yêu thích. Việc lồng ghép kiến thức xã hội hay kiến thức của các môn học khác vào giờ học Ngữ văn vẫn dường như khó thực hiện . Vậy nên với sáng kiến nhỏ này sẽ mở ra một cơ hội, một cách nhìn mới cho việc dạy học tích hợp trong giờ học Ngữ văn : Có thêm một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và kĩ năng thực hành môn học. Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội cho học sinh THPT.
- Học sinh cũng có thêm cơ hội học tập và hiểu biết các kiến thức liên quan. Từ đó nâng cao nhận thức của các em không chỉ với môn học mà còn tạo cho các em một số kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhất là việc phòng chống ma túy và các chất gây nghiện khác, bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng. Giúp các em tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt : nhận thức, tư tưởng, hành vi, nhân cách
PHẦN 2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
2.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp ( integration ) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Tích hợp trong giáo dục được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống nhất mới như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hộiNghĩa thứ hai là sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó khi tiến hành làm việc chính. Ví dụ trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học đã có, bổ sung thêm các yêu cầu của giáo dục như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ; giáo dục sức khỏe sinh sản ; giáo dục phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học môn Ngữ văn
Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “ sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc ” ( Tr 27 ).
Trong Chương trình Ngữ văn mới do Bộ GD & ĐT dự thảo năm 2002 cũng đã khẳng định : Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọ các phương pháp giảng dạy ( Tr 27)
Theo giáo sư Phan Trọng Luận ( trong cuốn Phương pháp dạy học văn – xuất bản năm 2006 ) thì “ Dạy học văn là dạy học văn học sử, là dạy tri thức mang tính tích hợp, từ đó cần kết hợp việc dạy học văn học với các môn học khác ”.
	2.2.Thực trạng của việc học sinh nghiện ma túy và sử dụng chất gây nghiện hiện nay
	2.2.1. Thực trạng của việc học sinh nghiện ma túy và một số chất gây nghiện hiện nay
	Sự thật, các bạn học sinh hiện nay chưa có những hiểu biết đầy đủ về ma túy và các chất gây nghiện như khái niệm, các chất, các loại ma túy... Điều đó dẫn các bạn tới thái độ thiếu cảnh giác, thiếu đề phòng với những loại ma túy trá hình đang xuất phổ biến (shisha, bóng cười, cần sa), những loại ma túy tổng hợp và đặc biệt nguy hiểm là ma túy đá.
 Tem giấy – ma túy trá hình Morphin
 Heerroin Cần sa Ma túy tổng hợp
( Một số hình ảnh về ma túy hiện nay – nguồn Intơnet)
 	Bên cạnh những lỗ hổng trong mảng nhận thức về ma túy và các chất gây nghiện các em cũng không có nhiều những kỹ năng để phòng chống nó hay để đối đầu, xử lý với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy và các chấy gây nghiện. Mặc dù các trường đã tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống ma túy và các chât gây nghiện, nhưng do tác động của nhiều yếu tố, tần suất thực hiện còn thưa thớt, thiếu tính liên tục. Mỗi năm trường chủ yếu chỉ tổ chức 1 lần hoặc tập trung vào những tháng, những đợt cao điểm về phòng chống ma túy. Do vậy, việc tham gia của các em học sinh còn rất hạn chế, một số lượng rất lớn các em học sinh không được tham gia các hoạt động này.
 	Nội dung của các hoạt động còn chậm được đổi mới, chưa tính đến đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, các đối tượng khác nhau mà vẫn rập khuân, cứng nhắc như nhau cho mọi đối tượng. Hơn nữa, hình thức tổ chức các hoạt động này chưa gây được hứng thú cho các em tham gia. Cạnh đó, sự tham gia của các em vào những hoạt động này nhiều khi vẫn còn mang tính chất ép buộc, thiếu sự tự nguyện, tinh thần tích cực chủ động.
 	Thêm nữa, những hoạt động truyền thông ở trường học, nếu không được giám sát kỹ lưỡng, thiếu sự đồng nhất về nội dung có thể vô tình tạo ra phản ứng ngược, gây nên tâm lý tò mò đối với ma túy của các em học sinh, sinh viên; hoặc tạo ra tâm lý xa lánh, kỳ thị đối với những người sử dụng ma túy.
	** Qua theo dõi và tìm hiểu học sinh trường THPT Hà Văn Mao tôi nhận thấy : so với những năm trước đây số học sinh say rượu khi đến trường đã giảm đi nhiều nhưng số học sinh hút thuốc lá thì không suy giảm, khu vực hàng rào quanh trường những vỏ kim tiêm vứt rải rác khắp nơi, các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiền gams xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy thực trạng học sinh có hay không việc sử dụng và nghiện ma túy và sử dụng chất gây nghiện là đang tồn tại, nếu không có biện pháp kịp thời để tuyên truyền nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những tệ nạn đó thì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến học sinh toàn trường và khu vực dân cư xung quanh.
	Bên cạnh đó, khu vực Điền Lư, Điền Quang, Điền Trung, Lương Ngoại đã có những thời gian là điểm nóng của ma túy và các tệ nạn khác. Tất cả những điều đó là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự về nhận thức và nhân cách học sinh.
2.2.2. Dạy học tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học Ngữ văn ở trường THPT	
	Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh nghiện ma túy và chất gây nghiện : sử dụng thuốc có chứa ma túy không theo hướng dẫn của thầy thuốc; thiếu hiểu biết về ma túy; bế tắc trong cuộc sống ; do tập quán địa phương ; do bị rủ rê lừa gạt ; thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội nhưng dù nguyên nhân nào đi nữa thì việc nghiện ma túy và chất gây nghiện cũng gây nên những hậu quả xấu, nghiêm trọng.
 Vấn đề ma túy học đường và các tệ nạn xã hội khác cũng được Bộ Giáo dục & Đào tạo quan tâm đặc biệt. Ý thức được vai trò lớn lao của môn Ngữ văn trong vấn đề này, nên việc lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức cho học sinh nâng cao hiểu biết về ma túy và một số CGN như rượu bia, thuốc lá cũng đã được các giáo viên, các trường quan tâm và tiến hành nhưng chưa có một chuyên đề, dự án nào được công bố . Ở mỗi đơn vị trường học lại có đặc thù riêng về nhận thức của học sinh. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu lồng ghép vấn đề vẫn diễn ra tương đối độc lập. Kết quả khả thi phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức và giải pháp của người nghiên cứu áp dụng vào đối tượng. Dẫu vậy đây là một hướng tích hợp rất có khả năng và chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, nhất là nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn
( Hình ảnh minh họa – nguồn Intơnet)
	2.3. Các giải pháp thực hiện
	2.3.1. Nghiên cứu và tìm ra hệ thống bài dạy, tiết dạy có thể tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học Ngữ văn
	Qua khảo sát phân phối chương trình môn Ngữ văn ( chương trình cơ bản ) và thực tế giảng dạy của tôi ở trường THPT Hà Văn Mao, Bá Thước, Thanh Hóa, thì thấy những bài sau có thể tích hợp giáo dục cho học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện.
Lớp
Stt
Tên bài
Phân môn
Tiết theo ppct
Chương trình sgk
10
1
Trình bày một vấn đề
Làm văn
51
Cơ bản
2
Tóm tắt văn bản thuyết minh
78
Cơ bản
3.
Chiến thắng Mtao Mxây
(trích Sử thi Đăm Săn)
Văn học
8,9
Cơ bản
4.
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
40
Cơ bản
5.
Đọc thêm: 
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
(Trích Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung)
Văn học nước ngoài
75
Cơ bản
11
1
Tự tình II
(Hồ Xuân Hương)
Văn học
6
Cơ bản
2
Khóc Dương Khuê
(Nguyễn Khuyến) 
11
Cơ bản
3
Bài ca ngất ngưởng
(Nguyễn Công Trứ)
13
Cơ bản
4
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Cao Bá Quát)
15
Cơ bản
5
Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
35,37,38
Cơ bản
6
Hạnh phúc của một tang gia
(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
44,45,46
Cơ bản
7
Chí Phèo ( Nam Cao)
52,53,54
Cơ bản
 8
Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
57
 Cơ bản
9
Lai Tân (Hồ Chí Minh)
90
Co bản
10
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Làm văn
71
Cơ bản
11
Luyện tập thao tác lập luận 
bác bỏ
85
Cơ bản
12
Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
102
Cơ bản
12
1.
Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
 Văn học
7,8
Cơ bản
2.
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 
(Cô- phi- an- nan)
16
Cơ bản
3.
Người lái đò sông Đà
 (Nguyễn Tuân)
46,47
 Cơ bản
4.
Vợ chồng A Phủ
 (Tô Hoài)
55
Cơ bản
5.
Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
66
Cơ bản
6.
Chiếc thuyền ngoài xa 
(Nguyễn Minh Châu) 
70,71
Cơ bản
7.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
(Lưu Quang Vũ)
85,86
Cơ bản
8.
Số phận con người
(Sô- lô- khốp)
Văn học nước ngoài
79,80
Cơ bản
9.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Làm văn
12
Cơ bản
10.
Phát biểu theo chủ đề
27
Cơ bản
11.
Luyện tập phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do
68
Co bản
* Tổng số bài có thể tiến hành tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý và các chất gây nghiện là:
- Lớp 10: 5 bài
 	- Lớp 11: 12 bài
 	- Lớp 12: 11 bài 
	2.3.2. Các phương pháp sử dụng
2.3.2.1. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề
 Đối với phương pháp này, giáo viên trình bày bài giảng trên lớp bằng cách:
Giới thiệu khái quát chủ đề
Giải thích các điểm chính của bài
Giải thích nội dung lồng ghép giáo dục phòng chống ma tuý và một số chất gây nghiện.
Giao bài tập cho học sinh.
* Lưu ý: Đây là phương pháp truyền thống nên giáo viên cần kết hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực khác để học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức.
2.3.2.2. Sử dụng phương pháp trò chơi ô chữ 
 Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả, thu hút được sự chú ý, tạo hứng thú cho học sinh, chống căng thẳng mệt mỏi và tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
 * Lưu ý: phải nắm rõ mục đích và nội dung của trò chơi, tổ chức trò chơi hợp lí (tốt nhất trên máy chiếu đa năngt), học sinh phải nắm vững luật chơi và rút ra những kết luận có ích liên quan đến vấn đề tích hợp.
2.3.2.3.. Sử dụng phương pháp thảo luận
 Tôi đã sử dụng nhiều nhất phương pháp này trong quá trình dạy học và khi tiến hành tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý và CGN.
 Tuỳ từng bài cụ thể có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm lớn (nửa lớp, một tổ), nhóm nhỏ (một bàn, hai bàn). Khi sử dụng phương pháp này học sinh sẽ chủ động trình bày những suy nghĩ của mình trước tập thể, cùng tập thể giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống, phát huy năng lực tư duy, kĩ năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hợp lí
 * Lưu ý: Khi phân nhóm phải giao nhiệm vụ cụ thể, không nên tổ chức nhóm cố định, chú ý các học sinh yếu, kém
2.3.2.4. Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế và hoạt động ngoại khóa
 Từ những chi tiết, tình huống cụ thể trong bài học, giáo viên nêu vấn đề và liên hệ đến thực tế để học sinh có những kết luận, những nhận thức và định hướng hành động đúng đắn.
	Tổ chức những giờ ngoại khóa để học sinh chủ động sáng tạo cho vấn đề tích hợp trong bài học. Đây là một hoạt động thu hút được sự tham gia tích cực của các em học sinh. Qua hoạt động này đã nâng cao kĩ năng tương tác, kĩ năng hoạt động nhóm ở các em.
 	2.3.2.5 Sử dụng máy chiếu, công nghệ thông tin
	Dùng máy chiếu, thông qua giáo án điện tử, Gv cho học sinh thấy một số hình ảnh về ma túy và chấ gây nghiện, những tác hại của nó vối đời sống con người, những hình ảnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông , từ đó hình thành ở các em niềm say mê khám phá, tìm kiếm tri thức trên mạng Intonet .
Phương pháp này vừa trực qua

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_hoc_sinh_nang_cao_nhan_thuc_ve_phong.docx