số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo

số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo

 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành-tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.

 Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận.

 

doc 21 trang thuychi01 5131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ	
1. Lý do chọn đề tài
 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành-tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
 Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận. 
 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn Đàn ghi-ta của Lorca bởi tính chất mới mẻ trong thi pháp sáng tác của thi phẩm này. Thực ra thì kiểu sáng tác tượng trưng, siêu thực từ lâu đã đạt được những thành tựu đỉnh cao, không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc, Tuy nhiên, với độc giả, kiểu sáng tác này lại khá “kén” người thưởng thức. Không phải ai cũng dễ dàng đọc và hiểu được những câu thơ kiểu như “Một lát trước nửa đêm ngay cạnh bến thuyền- Nếu có một người đàn bà tóc rối đi theo- thì anh đừng bận tâm- Đó là màu xanh da trời...” của Breton hay xem và hiểu được tranh của họa sĩ siêu thực Salvador Deli. Do vậy mà việc giài mã những tác phẩm văn chương nhuốm màu sắc siêu thực như Đàn ghi-ta của Lorca vẫn còn hết sức hấp dẫn đối với những người ham mê vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Vì những lẽ đó mà Đàn ghi-ta của Lorca đã chiếm được sự quan tâm của tôi khi triển khai đề tài này.
Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đối với một thi phẩm chỉ mới được đưa vào giảng dạy ở nhà trường THPT bắt đầu từ năm học 2008-2009 sẽ có ý nghĩa nhất định đối với người dạy và người học. Bởi vì theo ý kiến của rất nhiều giáo viên và học sinh thì Đàn ghi-ta của Lorca vừa “khó dạy” vừa “khó học”. Giáo viên và học sinh vốn quen thuộc với thi pháp hiện đại, với chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Trong khi đó, chủ nghĩa siêu thực thì còn khá lạ lẫm. Do đó việc tìm hiểu và thưởng thức một tác phẩm nhuốm màu sắc siêu thực còn vấp phải những rào cản nhất định. Lại thêm những hình ảnh siêu thực trong bài thơ được kiến tạo nên từ những chất liệu đặc trưng văn hóa nên lại càng xa so với tâm lí tiếp nhận thông thường. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại mà còn phải biết tích hợp với những kiến thức liên môn học để giúp học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của bài thơ. Hướng đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo”.
2. Mục đích nghiên cứu. 
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca theo phương pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận tác phẩm một cách khoa học hơn, sâu sắc hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 12A9, 12A13 trường THPT Như Thanh năm học 2013-2014. 
- Văn bản thơ “Đàn ghi ta của Lorca” (Ngữ văn 12, cơ bản)
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ) 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê toán học, đối chiếu, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
5. Đóng góp mới của đề tài
Với đề tài Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo , tôi đã tiếp cận, soi rọi tác phẩm từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại, góc độ văn hoá, góc độ âm nhạc, hội hoạ. để đổi mới cách dạy tác phẩm. Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân môn, nhiều ngành khác nhau từ lý luận văn học đến văn học sử hay âm nhạc, hội hoạ.., tôi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản “Đàn ghi ta của Lorca”. Từ đó, tôi mong muốn mang đến cho các em một không khí lớp học sôi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận một tác phẩm thơ siêu thực nói chung, tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca nói riêng. Tôi muốn chứng minh tác phẩm thực sự là một “tuyệt phẩm” mang giá trị vô cùng phong phú và sâu sắc.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học của vấn đề
1. Cơ sở lý luận
1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học
Theo lý thuyÕt tiÕp nhËn v¨n häc th× tiÕp nhËn một tác phẩm văn học cña häc sinh lµ mét qu¸ tr×nh nhËn thøc cã tÝnh ®Æc thï, lu«n tån t¹i nh÷ng “kho¶ng c¸ch tiÕp nhËn”. §Ó rót ng¾n kho¶ng c¸ch tiÕp nhËn, häc sinh cÇn ®­îc trang bÞ mét l­îng tri thøc v¨n häc nhÊt ®Þnh phï hîp ®Ó tham gia vµo kh¸m ph¸ thÕ giíi nghÖ thuËt trong t¸c phÈm. §Æc biÖt víi thể loại thơ tượng trưng, siêu thực th× viÖc gióp c¸c em tù trang bÞ nh÷ng tri thøc Êy lµ mét viÖc lµm v« cïng cã ý nghÜa t¹o mét chiÕc cÇu nèi ®Ó c¸c em dÔ dµng h¬n khi ®Õn víi t¸c phÈm.
1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong thực tế có khá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, đa môn và xuyên môn. Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác phẩm văn học. Nó góp phần xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương pháp mới mẻ, mang tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng của giáo viên
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu tính đồng bộ. 
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của thể loại thơ siêu thực nên đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh.Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2. Thực trạng của học sinh 
 Mặc dù trong văn học Việt Nam, những tác phẩm văn học sáng tác theo bút pháp tượng trưng, siêu thực xuất hiện ngay từ thế kỉ XX với tên tuổi của một số nhà thơ Mới như Bích Khê, Hàn Mặc Tử nhưng trong chương trình Ngữ Văn ở bậc học phổ thông mãi đến năm học 2008-2009, bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca- một bài thơ mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực- mới được mạnh dạn đưa vào nội dung giảng dạy. Và nó nhanh chóng trở thành một trong những bài học trọng tâm để học sinh thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học. Chưa có được chiều dài thời gian tiếp xúc và chiều sâu thẩm thấu cảm nhận như những bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 12 nên bài thơ của Thanh Thảo luôn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Học sinh thì hoàn toàn lạ lẫm với những sáng tác nghệ thuật theo trường phái siêu thực. Giáo viên thì phải tự tìm tư liệu để lĩnh hội thấu đáo tác phẩm, lại phải tìm cách diễn đạt sao cho thật dễ hiểu đối với học sinh. Chính vì vậy việc tích hợp kiến thức liên môn, phân môn đặc biệt là kiến thức về thể loại là hết sức cần thiết.
Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một số giải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy-học tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng như giúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Thanh Thảo.
II. Các biện pháp thực hiện.
1.Vài nét về Thanh Thảo và vị trí của thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”
1.1. Thanh Thảo và hành trình đến với chủ nghĩa siêu thực
	Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ - những người vừa cầm bút, vừa cầm súng. Thiếu Mai đã khẳng định: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng”. Thanh Thảo trở thành “ông vua trường ca”, tạo cho mình những dấu ấn riêng trong thơ Việt Nam với những tác phẩm như Những người đi tới biển (1976), Dấu chân qua trảng cỏ (1978)Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1978 – 1980), Bùng nổ của mùa xuân (1980 – 1981), Đêm trên cát (1982), Cỏ vẫn mọc (1983).Đặc biệt tập thơ Khối vuông ru - bích (1985) đã cho thấy một Thanh Thảo đầy trí tuệ và mới mẻ trong khám phá thơ ca tượng trưng siêu thực. Bước vào thế giới thơ ông, người đọc hoàn toàn choáng ngợp trước một lối kiến tạo ngôn ngữ mới lạ và huyền bí. Năng lực thơ của Thanh Thảo trước hết thể hiện ở chỗ thi nhân đã khai thác triệt để chất liệu ngôn ngữ, tạo cho nó có đời sống riêng với vai trò chắp cánh cho nghệ thuật. Bằng lối “tư duy vệ tinh” hiện đại, Thanh Thảo tạo cho thơ một màu sắc tượng trưng độc đáo đầy chất siêu thực, nâng cánh cho thơ và người thơ bay thẳng đến với địa hạt của âm thanh, hình ảnh siêu tượng trưng hòa trong những siêu trường cảm xúc. Thi nhân có ý thức cách tân một cách tuyệt đối về mặt ngôn ngữ tạo ra hàng loạt từ ngữ và câu thơ mới lạ có sức gợi cảm mạnh mẽ. Thanh Thảo không sử dụng lại mô hình cấu trúc câu thơ truyền thống mà kiến tạo những câu thơ “phóng túng hình hài” với năng lực biểu thị thế giới tâm linh thầm kín của con người một cách tinh tế. Với năng lực này thơ Thanh Thảo có khả năng phá vỡ hoàn toàn mọi biên giới để đến với sự tương hợp của mọi giác quan.
Thanh Thảo quan niệm: “Thơ là cái lặng lẽ của con hổ. Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ”. Tâm hồn nhà thơ như chùm ăngten mở ra mọi hướng để cảm nhận cuộc sống từ nhiều chiều, nhiều phương diện và nhiều trạng thái tâm lý khác nhau Kiểu tư duy mới mẻ này cho ta bắt gặp trong thơ những ảo giác, những vùng khuất, vùng mờ tâm linh, những mảnh vỡ ký ức hòa quyện với thực tại mông lung, tâm thức và tiềm thức đan xen tạo nên trường cảm xúc siêu đoạn tính. Thanh Thảo từng chia sẻ: “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người thất bại mà dám mở đường. Bởi vì những người đó đã nghĩ đến sự tiến bộ của nghệ thuật” (Thơ chính là số phận). Quan điểm này rất gần gũi với quan điểm cách tân nền nghệ thuật già nua, cũ kĩ của Lorca đối với đất nước Tây Ban Nha để rồi có một cuộc gặp gỡ tri âm trong thơ, để có thêm một “giọt lệ văn chương” nữa nhỏ trên nấm mộ gió của Lorca? 
1.2. “Đàn ghi ta của Lorca” – một trong những đỉnh cao thơ Thanh Thảo.
	Bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca được trích ra từ tập thơ Khối vuông rubic (1985). Bài thơ mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực. Tuy nhiên, thế giới nghệ thuật của bài thơ vẫn có những hình ảnh được xây dựng bằng chất liệu hiện thực. Vì vậy, đặc điểm nghệ thuật của thi phẩm này là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp siêu thực, trong đó bút pháp siêu thực được xem là một hướng thể nghiệm của nhà thơ trên con đường cách tân hình thức biểu đạt thơ ca.	Hình tượng trung tâm trong bài thơ là người nghệ sĩ Federico Gaxia Lorca. Lorca (1898-1936) là nhà soạn kịch, nhà thơ đồng thời là một nhạc công, một họa sĩ của đất nước Tây Ban Nha. Ông gắn bó máu thịt với mạch nguồn văn hóa dân gian của quê hương mình. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, Lorca là người đi tiên phong trong phong trào đổi mới, cách tân thơ ca nghệ thuật. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), Lorca đã đứng về phía nền Cộng hòa, đấu tranh bảo vệ tự do, dân chủ. Nhưng cũng vì điều đó mà bè lũ phát xít Frăngco đã tìm cách giết hại ông. Ngày 19 tháng 8 năm 1936, Lorca bị chúng bắt và giết hại. Số phận bi thảm của người nghệ sĩ tài ba đã để lại cho Thanh Thảo niềm xúc động lớn. Niềm xúc động ấy đã thôi thúc nhà thơ hoàn thành bài thơ thật nhanh, hầu như chỉ trong một đêm trong trạng thái “vô thức hoàn toàn chiếm lĩnh”. Và với những cảm xúc chân thật nhất Thanh Thảo đã tạc nên hình tượng tuyệt đẹp về Lorca – một biểu tượng cho cái đẹp và sự bất tử. Bài thơ nhanh chóng trở thành một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của Thanh Thảo trên con đường khám phá thơ tượng trưng, siêu thực.
2. Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy -học tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”.
 2.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 
 Để có một bài giảng hoàn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản Đàn ghi ta của Lorca tôi đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài trong một tuần như sau:
2.1.1. Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống câu hỏi bám sát sách giáo khoa đồng thời lồng vào câu hỏi mở, mang tính cảm thụ. 
Với phần một, tôi gợi ý cho các em tìm hiểu bút pháp siêu thực bằng những câu hỏi như sau:
-Hãy chỉ ra những “hiện thực cách quãng” được miêu tả trong dòng thơ đầu.
-Em hãy liên hệ hai thực thể Tây Ban Nha và áo choàng đỏ gắt để đưa ra lí giải cho hình ảnh này. 
+Hãy nhận xét về cấu trúc thơ ở ba dòng thơ cuối của phần một và đưa ra lí giải của em về cấu trúc ấy. 
 -Trạng thái đi lang thang có mối quan hệ như thế nào với trạng thái sáng tác của người nghệ sĩ siêu thực?
	Với phần hai, hệ thống câu hỏi mà tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh khai thác bút pháp siêu thực trong đoạn thơ như sau:
 -Anđré Breton, chủ soái của trào lưu siêu thực, từng đề nghị khi nhà thơ ngủ hãy đề một tấm biển bên ngoài ghi “nhà thơ đang làm việc”. Em hãy liên hệ điều này với đặc trưng phương thức sáng tác của chủ nghĩa siêu thực để lí giải trạng thái chàng đi như người mộng du của Lorca.
-Trong đoạn thơ tiếng ghi-ta nâu máu chảy, hình ảnh siêu thực được tạo ra từ những biện pháp tu từ nào?
	Phần ba (mười ba dòng thơ cuối) có rất nhiều hình ảnh siêu thực. Những câu hỏi tôi đặt ra để gợi ý cho học sinh tìm hiểu những hình ảnh ấy là:
-Thử lí giải mối liên hệ giữa hai thực thể tiếng đàn và cỏ mọc hoang, từ đó giải mã hình ảnh so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang. (căn cứ vào lời đề từ và bài thơ Ghi nhớ để hiểu về tâm nguyện của Lorca)
-Vì sao lại cho rằng hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng- long lanh trong đáy giếng là hình ảnh tiêu biểu của bút pháp siêu thực trong đoạn thơ này? (gợi ý: thử xác định mối liên kết logic giữa những hình ảnh ấy). 
-Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, đường chỉ tay có ý nghĩa gì? Hãy căn cứ vào ý nghĩa ấy để lí giải những hình ảnh: đường chỉ tay đã đứt- dòng sông rộng vô cùng- Lorca bơi sang ngang- trên chiếc ghi-ta màu bạc.
2.1.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp với công nghệ thông tin khi hướng dẫn các em tìm tài liệu tham khảo trên mạng internet để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉ chuẩn bị bài bằng sách vở mà còn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấn đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Thanh Thảo hoặc Đàn ghi ta của Lorca hoặc thơ tượng trưng, siêu thực và tìm đọc các bài viết về tác phẩm..
2.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứng dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với phân môn Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại thơ tượng trưng, siêu thực.
Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình khám phá thú vị nhưng cũng đòi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng thú hơn trong quá trình khám phá tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca, tôi sẽ vận dụng các kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý luận chung nhất về thể loại nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm. 
	 Chủ nghĩa siêu thực (surrealism) là một trào lưu văn học nghệ thuật ở thế kỉ XX, bắt đầu ở Paris và được nhà thơ Anđré Breton viết ba bản tuyên ngôn vào các năm 1924, 1930, 1942. Trong bản Tuyên ngôn thứ nhất của chủ nghĩa siêu thực, Anđré Breton định nghĩa: “Chủ nghĩa siêu thực là cơ chế tự động của tâm lý thuần khiết được dùng để diễn đạt hoạt động đích thực của tư tưởng hoặc bằng ngôn từ, hoặc bằng chữ viết, hoặc bằng mọi cách thức khác, được tư tưởng xui khiến, vắng mặt mọi sự kiểm soát của lí trí, ngoài mọi thành kiến mỹ học và đạo đức”. Đây là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình nghệ thuật.
 Đặc điểm phương thức sáng tác của chủ nghĩa siêu thực:
-Sáng tác tự động: đây là phương pháp sáng tác đặc trưng của chủ nghĩa siêu thực. Cốt lõi của phương pháp sáng tác tự động là nhà văn ghi lại lập tức từ ngữ, hình ảnh, dòng ý tưởng chợt xuất hiện trong đầu, bất kể văn bản cuối cùng là những chắp vá xẹo xọ, vô nghĩa, không đầu đuôi. Tác phẩm càng có giá trị khi được sáng tạo trong trạng thái lơ mơ, nửa thức nửa tỉnh, sáng tạo trong trạng thái “nhập đồng”, người viết bị ngòi bút lôi đi không thể kiểm soát... 
 -Xây dựng hình ảnh siêu thực: Các nhà siêu thực quan niệm hình ảnh là một sự sáng tạo thuần khiết của lí trí. Nó không sinh ra từ một sự so sánh mà là sự xích lại gần nhau của hai hiện thực ít nhiều xa nhau, “hai hiện thực cách quãng” (Pierre Reverdy). Những mối quan hệ của hai hiện thực được so sánh càng xa và càng chính xác thì hình ảnh sẽ lại càng để lại ấn tượng mạnh, đó là những “va đập chói lòa của từ ngữ” (Anđré Breton).
 -Tính nhạc trong thơ: Chủ nghĩa siêu thực là hậu thân của chủ nghĩa tượng trưng 

Tài liệu đính kèm:

  • docso_bien_phap_day_hoc_tich_hop_nham_nang_cao_hieu_qua_gio_day.doc
  • docbia skkn.doc
  • docmuc luc (1).doc
  • docPHỤ LỤC 1 (1).doc
  • docPhụ lục 2. Bài giảng thể nghiệm (1).doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO (1).doc