SKKN Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ đọc - Hiểu văn bản “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử

SKKN Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ đọc - Hiểu văn bản “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử

Những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy-học, kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những đổi mới trong việc ra đề thi THPT QG môn Ngữ văn. Điều đó thực sự phát huy được tính sáng tạo và kiểm tra được năng lực cảm thụ văn học của học sinh. Chính cách ra đề thi như thế đã tác động tích cực đến quá trình đổi mới dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THPT, được giáo viên và học sinh chủ động đón nhận.

 Nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới được nghiên cứu vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kỹ thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề - tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi có thể đánh giá được năng lực của học sinh, có được thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức, kỹ năng trong giờ dạy.

 Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nói chung, giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng vẫn tồn tại tình trạng đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi chưa thật sự thỏa đáng. Phần nhiều câu hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc trong câu hỏi đã bao hàm ý trả lời hoặc mang tính chiếu lệ, thiếu những câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tình huống gay cấn buộc học sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, học sinh không hứng thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lại tái diễn: các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm một cách thô thiển, tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

 Đứng trước yêu cầu của xã hội, trước thực trạng dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng một cách có hiệu quả những phương pháp, dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của cách thức đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc biệt chú ý xây dựng những câu hỏi có vấn đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn của học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ và giúp các em lưu giữ kiến thức lâu hơn.

 Chính vì thế, tôi chọn “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11(chương trình chuẩn và nâng cao) - để trình bày sự vận dụng hệ thống đặt câu hỏi vì đây là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, chứa nhiều mâu thuẫn nghệ thuật đặc thù, không những thế “Đây thôn Vĩ Dạ” còn được đánh giá là văn bản hay song học sinh khó tiếp cận.Với những đặc điểm trên, có thể nói tác phẩm mở ra mảnh đất phì nhiêu để giáo viên xây dựng những câu hỏi chứa đựng tình huống học tập. Từ đó rút ra kinh nghiệm của bản thân, để trao đổi và được cùng bàn bạc, thảo luận ở đề tài: Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

 

doc 19 trang thuychi01 4932
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ đọc - Hiểu văn bản “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH THỨC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ.
 Người thực hiện: Hoàng Thị Xuân
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
II. NỘI DUNG 
3
2.1. Cơ sở lí luận. 
3
 2.1.1. Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy học...................................................................................................................
3
 2.1.2. Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học và vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học.............................
3
2.2. Thực trạng vấn đề.....
4
 2.2.1. Về phía giáo viên............................................................................
4
 2.2.2. Về phía học sinh............................................................................
4
 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử góp phần nâng cao hiệu quả giờ đọc văn.
4
 2.3.1. Xác định yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)..................
4
 2.3.2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)........................................
5
 2.4. Kết quả của Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử góp phần nâng cao hiệu quả giờ đọc văn..........................................................................................................
12
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị..
15
Tài liệu tham khảo..
18
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy-học, kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những đổi mới trong việc ra đề thi THPT QG môn Ngữ văn. Điều đó thực sự phát huy được tính sáng tạo và kiểm tra được năng lực cảm thụ văn học của học sinh... Chính cách ra đề thi như thế đã tác động tích cực đến quá trình đổi mới dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THPT, được giáo viên và học sinh chủ động đón nhận. 
 	Nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới được nghiên cứu vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kỹ thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề - tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi có thể đánh giá được năng lực của học sinh, có được thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức, kỹ năng trong giờ dạy.
 	 Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nói chung, giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng vẫn tồn tại tình trạng đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi chưa thật sự thỏa đáng. Phần nhiều câu hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc trong câu hỏi đã bao hàm ý trả lời hoặc mang tính chiếu lệ, thiếu những câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tình huống gay cấn buộc học sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, học sinh không hứng thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lại tái diễn: các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm một cách thô thiển, tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
 	Đứng trước yêu cầu của xã hội, trước thực trạng dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng một cách có hiệu quả những phương pháp, dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của cách thức đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc biệt chú ý xây dựng những câu hỏi có vấn đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn của học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ và giúp các em lưu giữ kiến thức lâu hơn.
 	Chính vì thế, tôi chọn “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11(chương trình chuẩn và nâng cao) - để trình bày sự vận dụng hệ thống đặt câu hỏi vì đây là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, chứa nhiều mâu thuẫn nghệ thuật đặc thù, không những thế “Đây thôn Vĩ Dạ” còn được đánh giá là văn bản hay song học sinh khó tiếp cận.Với những đặc điểm trên, có thể nói tác phẩm mở ra mảnh đất phì nhiêu để giáo viên xây dựng những câu hỏi chứa đựng tình huống học tập. Từ đó rút ra kinh nghiệm của bản thân, để trao đổi và được cùng bàn bạc, thảo luận ở đề tài: Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đáp ứng việc dạy và học có chất lượng theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục luôn quan tâm và đề cao hiện nay.
Trên cơ sở đó bài viết ( sáng kiến) đưa ra những bước, những thao tác cụ thể theo tiến trình bài dạy đọc- hiểu một văn bản thơ mới. Góp phần hình thành nên phương pháp, kĩ năng đọc - hiểu thể loại văn bản này. Đồng thời giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, hứng thú yêu thích với bộ môn 
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là nghiên cứu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, đòi hỏi phải có những phương pháp để tiến hành có hiệu quả một tiết dạy Ngữ văn chính là xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh qua đó giúp học sinh khám phá, cảm thụ tác phẩm văn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản một tác phẩm thơ mới: “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử. Hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh
 * Phạm vi nghiên cứu:. Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu sau: 
+ Phương pháp thống kê; 
+ Phương pháp phân tích, chứng minh, bình luận
+ Các phương pháp nghiên cứu văn học khác 
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp loogic,tông hợp
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy học
- Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết.
- Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫn buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương hướng giải quyết. Do được hình thành từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúng người học phải có một sự nỗ lực, một cuộc vân động trí tuệ thực sự.
- .Đặc trưng của câu hỏi và câu hỏi có vấn đề:
 + Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải băn khoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết. Đồng thời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắc mắc, băn khoăn. Giữa cái chưa biết và cái đã biết có quan hệ chặt chẽ với nhau - cái đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đến của điểm xuất phát là những dữ liệu đã cho.
 + Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của sự kiện, ở tính bất thường của bài tập nhận thức [1;58]. 
2.1.2.Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học và vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học
- Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học:
 Xuất phát từ đặc thù phân môn (vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật) nên câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương cũng mang sắc thái riêng độc đáo thể hiện qua hiệu quả tác động của nó: vừa phát triển tư duy khoa học, tư duy sáng tạo; vừa kích thích được cảm xúc thẩm mĩ của người học. Vì vậy xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học ngoài việc tuân thủ các quy trình, hướng đến các mục đích tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm, phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo, bộc lộ cảm xúc còn phải chú ý phát hiện các mâu thuẫn: từ bản thân tác phẩm giảng dạy, từ tầm đón nhận của học sinh, từ cách cảm nhận, lí giải, phân tích tác phẩm trái ngược nhau của ý thức tiếp nhận đồng đại và lịch đại...
- Vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học:
 + Câu hỏi có vai trò định hướng, giúp học sinh xác định được nhiệm vụ nhận thức, buộc các em phải huy động tri thức, vốn sống, kinh nghiệm một cách sáng tạo, chọn lọc lấy những gì có liên quan đến vấn đề đã được biểu đạt. Giáo viên không đưa kiến thức đến cho các em dưới dạng có sẵn, không rung cảm hộ mà với câu hỏi đưa ra giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn cho các em suy nghĩ, cắt nghĩa, thâm nhập vào tác phẩm. Các em tự nắm bắt giọng điệu nhà văn, đối thoại với người sáng tác, hòa nhập vào khung cảnh của tác phẩm...Từ đó các em được bồi dưỡng năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ ; quá trình tư duy của các em vận động không ngừng, các em sẽ lớn lên về kiến thức, hoàn thiện về kỹ năng. Nói cách khác, các câu hỏi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh thông qua sự tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập.
 + Với hệ thống đặt câu hỏi của giáo viên, học sinh không chỉ hiểu mà còn lưu giữ, ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trong văn chương khi người đọc trải qua quá trình cảm thụ bằng liên tưởng, tưởng tượng ; rung cảm bằng trái tim thì kiến thức ấy thâm nhập vào máu tủy, xương thịt. Sự ghi nhớ ở đây sẽ trở thành tiền đề quan trọng để quá trình tư duy, tưởng tượng đạt hiệu quả cao hơn.
 + Khi xây dựng được câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập), giáo viên sẽ gieo vào tâm hồn các em sự háo hức, day dứt không yên do vậy các em sẽ không cảm thấy xa lạ trước vấn đề giáo viên đặt ra, không thể lãnh đạm với tiếng nói tâm tình tha thiết của nhà văn. Bởi chính bản thân các em từ bên trong có nhu cầu chiếm lĩnh tác phẩm chứ không phải do áp lực tác động bên ngoài. Giáo viên sẽ đạt đến mục đích đánh thức niềm đam mê, hứng thú học văn của học sinh.
 	Tóm lại, việc vận dụng hệ thống đặt câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo ra bầu không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, học sinh - nhà văn; thiết lập được mối quan hệ đa chiều (giáo viên - học sinh - tác phẩm - nhà văn) và phát triển mối quan hệ đó một cách cân đối hài hòa.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Về phía giáo viên:
 Tâm huyết với nghề và luôn muốn tìm ra những phương pháp thiết thực để đổi mới quá trình dạy và học. Những trăn trở thật đáng trân trọng đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học một cách trọn vẹn.
2.2.2. Về phía học sinh:
Học sinh chuẩn bị bài ở nhà là một yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn. Có chuẩn bị bài tốt thì học sinh mới có thể lĩnh hội tốt kiến thức trong quá trình đọc - hiểu văn bản. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ văn hiện nay cho thấy, học sinh chuẩn bị bài trên cơ sở câu hỏi, hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa chỉ để đối phó, chiếu lệ, hợp thức hóa. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tự học, tự đọc tác phẩm. 
2.3. Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
2.3.1. Xác định yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
 	 Xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ ”của Hàn Mặc Tử, tôi xác định cần phải đạt đến các yêu cầu sau:
 - Câu hỏi khai thác được đặc trưng thể loại (văn bản thơ mới) 
 - Các dạng câu hỏi kích thích được sự tìm tòi, hứng thú của học sinh và phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em. Câu hỏi, tình huống học tập được xây dựng phải khai thác cái mới từ tác phẩm, gợi liên tưởng nhiều chiều ở người học.
 - Các dạng câu hỏi phong phú đa dạng, có hệ thống hoàn chỉnh....
2.3.2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Từ vấn đề trên, cho thấy để đổi mới phương pháp dạy học cần sự chủ động tích cực của học sinh trong tiết học. Không có gì khuyến khích điều đó tốt hơn một hệ thống câu hỏi hợp lý với nhiều mức độ khó dễ khác nhau để mọi học sinh ở nhiều trình độ đều có thể trả lời được. Từ sự đóng góp ý kiến của mình hoàn thiện bài học các em, không những hiểu bài tốt hơn mà còn hứng thú với vai trò của mình, yêu thích say mê môn học hơn. Tôi xin được trình bày cụ thể Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Thông qua một tiết học với đối tượng học sinh lớp 11B6 Trường THPT Nguyễn Trãi.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
 - Hàn Mặc Tử -
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức [2;71]	
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
2. Kỹ năng [2;71]
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đực trưng thể loại. 
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. 
3. Thái độ [2;71]
- Bồi dưỡng tình yêu cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- Sách giáo khoa. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp	
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học
 Hoạt động : Khởi động
 Giáo viên có thể cho học sinh xem một số hình ảnh về Thôn Vĩ Dạ và tác giả Hàn Mặc Tử, qua hệ thống các câu hỏi tái hiện, sau đó đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở để học sinh suy nghĩ rồi dẫn dắt vào bài mới. 
 Hoạt động : Hình thành kiến thức 
A.HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG.
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- HS đọc tiểu dẫn trong sách giáo khao
- Dựa trên cơ sở tìm hiểu bài ở nhà, GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
2. Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu phần tiểu dẫn SGK.
Giáo viên định hướng học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Cuộc đời Hàn Mặc Tử? 
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử ? 
- Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử ? 
Thảo luận, hoạt động nhóm 
Đại diện nhóm trả lời, nhận xét,
- Tác phẩm chính ?
GV: Nhận xét, mở rộng và chốt lại kiến thức
- Hoàn cảnh sáng tác và vị trí bài thơ ? 
- Bố cục bài thơ ? 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
* Cuộc đời:
- Hàn Mặc Tử(1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình
- Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn
- Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh
- Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên).
 * Sự nghiệp:
-Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Duyên kì nhộ...
-Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu,chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người
-Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" lúc đầu có tên "Ở đây thôn Vĩ Dạ", được sáng tác vào khoảng năm 1938 in lần đầu trong tập "Thơ Điên" về sau đổi thành “Đau thương”.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được gợi cảm hứng từ một tấm thiệp của Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo.
c. Bố cục: 3 phần:
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
- Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.
- Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ.
B. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Đọc, gợi tìm, trả lời câu hỏi theo yêu cầu
2. Hình thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết bài thơ.
* Gv gọi 1 Hs đọc lại khổ 1 
* Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi do GV đưa ra.
- Nhóm 1: tìm hiểu câu thơ đầu: Mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Em hãy cho biết đó là câu hỏi của ai? Giọng điệu hỏi như thế nào? Ý nghĩa của lời hỏi?
- Nhóm 2: tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 2, 3: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:
+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả với những màu sắc như thế nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
+ Từ đó em nhận xét như thế nào về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai?
- Nhóm 3: tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 4:
+ Con người thôn Vĩ hiện lên với những nét vẽ nào?
- Nhóm 4: em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người thôn Vĩ ở khổ thơ này? Qua đó, em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của thi nhân?
* Gv gọi 1 Hs đọc khổ 2
* Gv hỏi: Thiên nhiên ở hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Như vậy, thiên nhiên có gì đó trái ngược, khác thường, rời rạc, không liên hệ, hài hòa "Gió theo lối gió, mây đường mây" chứ không phải gió mây cùng hướng, thuận chiều. Dòng sông Hương vẫn thế, êm ả, trôi xuôi nhưng trong cảm nhận của thi nhân trở nên buồn thiu vì ít mây, ít gió, cả những bông hoa ngô tím nhạt bên bờ sông cũng chỉ đu đưa, lay động khe khẽ.
Nét độc đáo của nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử là sự đứt đoạn bên ngoài của bố cục, của cấu tứ nhưng vẫn chìm ẩn mạch cảm xúc thống nhất. Đang từ cảnh bình minh thôn Vĩ - không hề báo trước, chuẩn bị - bắt ngay cảnh đêm trăng sông Hương, tâm trạng đang bồi hồi vui, mong đợi, ao ước bỗng chuyển sang buồn thiu như dòng nước buồn thiu.
GV hỏi: Từ nào trong hai câu thơ thể hiện rõ nét tâm trạng của thi nhân? Đó là tâm trạng gì?
GV hỏi: Vậy theo em tác giả mong chờ điều gì ở con thuyền chở trăng? Chở trăng từ đâu về? Tại sao phải "kịp tối nay"? Qua đó ta thấy được điều gì trong tâm hồn thi sĩ?
GV thuyết giảng: "kịp" hé mở cho ta thấy một mặc cảm, hiện tại ngắn ngủi, hé mở cho ta một cách sống, sống là chạy đua với thời gian. Quỹ thời gian đang vơi đi từng ngày, từng khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đang tới gần, thi sĩ mong mỏi với đau thương. "Thơ là sự lên tiếng của thân phận". Định nghĩa ấy hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, trăng là hình tượng mang sức ám ảnh lớn, trăng giống như người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ: 
-"Không gian đắm đuối toàn trăng cả
Anh cũng trăng mà em cũng trăng"
-"Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ.
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề."
 Khổ 3: Nếu hai khổ thơ trên, tác giả hòa với cảnh. Đến với khổ thơ này, tâm tình với người xứ Huế nhà thơ lại lùi ra xa. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khổ thơ thứ ba.
* Gv gọi 1 Hs đọc khổ 3
Gv hỏi: Em hãy nhận xét cách ngắt nhịp câu thơ "Mơ khách đường xa, khách đường xa"? "Khách đường xa" là ai? Tác dụng của điệp ngữ "khách đường xa"?
GV nhận xét, chốt lại
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh người con gái trong câu thơ "Áo em trắng quá nhìn không ra"?
- "Sương khói mờ nhân ảnh" là hình ảnh thực hay mơ?
+ Em có nhận xét gì về đại từ phiếm chỉ “ai”? "Ai" lặp lại hai lần nhằm mục đích gì?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- “ Sao anh thôn Vĩ ?” : Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: 
+ Vừa như lời trách móc, hờn dỗi vừa như lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ. 
+ Đây cũng là lời tự hỏi mình, trách mình sao không về thăm thôn Vĩ. 
→ Cả câu thơ chính là ao ước thầm kín, là niềm khao khát được trở về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa.
→ Câu thơ đã làm s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_thuc_xay_dung_he_thong_cau_hoi_gop_phan_nang_cao_h.doc