SKKN Kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý của hiệu trưởng trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước

SKKN Kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý của hiệu trưởng trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước

Điều 35 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: " Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó lực lượng giáo viên chủ yếu và đông đảo nhất, biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Xu thế phát triển giáo dục đòi hỏi thay đổi vai trò, chức năng của người giáo viên, người quản lý. Xu thế đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đặt ra yêu cầu về phẩm chất và năng lực làm thay đổi vai trò và chức năng của người cán bộ quản lý trong thời đại mới. Vì vậy trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý đã nhấn mạnh : " Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách giáo dục".

Quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói riêng vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật để điều khiển sự vận hành của một tổ chức được cấu thành bởi nhiều bộ phận và nhiều thành phần khác nhau, nhà quản lý làm việc một cách khoa học theo những quy luật vận hành riêng của quản lý.

 

doc 26 trang thuychi01 41913
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý của hiệu trưởng trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài.
Điều 35 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: " Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó lực lượng giáo viên chủ yếu và đông đảo nhất, biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Xu thế phát triển giáo dục đòi hỏi thay đổi vai trò, chức năng của người giáo viên, người quản lý. Xu thế đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đặt ra yêu cầu về phẩm chất và năng lực làm thay đổi vai trò và chức năng của người cán bộ quản lý trong thời đại mới. Vì vậy trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 
Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý đã nhấn mạnh : " Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách giáo dục". 
Quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói riêng vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật để điều khiển sự vận hành của một tổ chức được cấu thành bởi nhiều bộ phận và nhiều thành phần khác nhau, nhà quản lý làm việc một cách khoa học theo những quy luật vận hành riêng của quản lý.
Quản lý là một hoạt động hết sức năng động phức tạp, tính năng động, phức tạp không chỉ thể hiện trong bản thân đối tượng quản lý là con người và tổ chức với các bộ phận cấu thành của nó luôn luôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn tinh tế, phức tạp, nhiều mối quan hệ đa dạng trong quá trình hướng tới mục tiêu, mặt khác, tổ chức đó lại được vận hành trong mối quan hệ tương tác đa phương với môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh nó. Vì vậy trong công tác quản lý luôn xuất hiện những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh, tình huống, có những vấn đề bắt buộc người quản lý phải ứng phó, giải quyết. Hầu hết các tình huống mà người quản lý gặp phải trong quá trình tiến hành hoạt động quản lý hay còn gọi là tình huống quản lý là những vấn đề phức tạp đòi hỏi người quản lý phải giải quyết hợp lý, hợp tình và có hiệu quả cho tổ chức. Các tình huống quản lý xuất hiện ở tất cả các khâu trong chu trình quản lý. Trong công tác kế hoạch, trong công tác tổ chức, trong chỉ đạo, trong kiểm tra đánh giá những việc giải quyết các tình huống quản lý đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng. Kỹ năng giải quyết tình huống là một kỹ năng quan trọng với người cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý trường Mầm non nói riêng.
Mặt khác Hiệu trưởng trường mầm non có vai trò quyết định đến chất lượng của nhà trường, vì nhiệm vụ của hiệu trưởng là tổ chức điều hành mọi công việc của nhà trường. Đứng ở lí thuyết thông tin để xem xét thì bản chất của quản lý lãnh đạo là quá trình thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định trong quá trình tổ chức điều hành các hoạt động của nhà trường thì Hiệu trưởng luôn giải quyết các tình huống trong quản lý.
Năng lực xử lý các tình huống của hiệu trưởng trường mầm non có quyết định đến uy tín của người hiệu trưởng và hiệu quả giải quyết các công việc của bản thân cũng như nhà trường. 
Quản lý trường Mầm non là một nghề khó khăn, phức tạp. Để trở thành người quản lý giỏi đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tri thức khoa học và nghệ thuật quản lý, giỏi tay nghề và thành thạo kỹ năng quản lý cũng là một trong những đổi mới mục tiêu đào tạo cán bộ quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.
Thực tế hiện nay thì kỹ năng xử lý các tình huống trong quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung, của trường mâm non Điền Trung nói riêng còn hạn chế. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc giải quyết các công việc. Từ lí luận và thực tiễn quá trình công tác nên tôi chọn đề tài: " Kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý của hiệu trưởng trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước". 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý luận về kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý của hiệu trưởng trường mầm non.
- Phân tích thực trạng kỹ năng xử lý tình huống quản lý của hiệu trưởng trường mầm non huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa.
- Bước đầu đề xuất các biện pháp để phát triển các kỹ năng xử lý các tình huống của hiệu trưởng trường mầm non
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Quá trình xử lý tình huống quản lý của BGH trường mầm non Điền Trung. 
1.4. phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài tôi xử dụng đồng bộ các nhóm nghiên
cứu như sau: 
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát .
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp điều tra viết.
- Phương pháp chuyên gia.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
* Mục đích: Nhằm thu thập thông tin thực tế và lấy ý kiến cá nhân của BGH về kỹ năng sử lý tình huống quản lý của Hiệu trưởng.
* Cách tiến hành: Quan sát, điều tra bằng phiếu, trao đổi, Lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận, thực tiễn.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
* Mục đích: Hệ thống hoá lý luận và tìm các khái niệm làm công cụ nghiên cứu của đề tài.
* Cách tiến hành: Đọc các tài liệu, các giáo trình để tìm kiếm thông tin về lý luận có liên quan đến đề tài.
 1.4.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: là phương pháp để xử lý thông tin, để tổng kết số liệu.
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận. 
* Tình huống quản lý là những mâut huẫn mà người cán bộ quản lý gặp phải trong hoạt động quản lý của mình và họ phải giải quyết.
Có nhiều loại tình huống quản lý khác nhau: Tình huống quản lý bình thường và tình huống quản lý đặc biệt.
- Tình huống quản lý bình thường là tình huống xảy ra thường ngày, mức độ mâu thuẫn không lớn, người quản lý có thể dùng những biện pháp thông thường, quen thuộc để giải quyết.
- Tình huống quản lý đặc biệt là tình huống xảy ra bất chợt hoặc chứa nhiều mâu thuẫn mới không bình thường mà người quản lý phải giải quyết một cách sáng tạo không theo những phương pháp cũ.
* Cụ thể trong lĩnh vực quản lý giáo dục, nhà trường. Tác giả Phan Thế Sủng đã phân tích sâu sắc khái niệm tình huống trong quản lý trường học " Tình huống trong quản lý trường học là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề khẩn thiết, cấp bách nảy sinh trong quá trình tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường cũng như ngoài xã hội mà người quản lý trường học phải tham gia xử lý tình huống để đưa hoạt động của nhà trường trở lại trạng thái ổn định nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu giáo dục và đào tạo đã được xác định."
Theo tác giả để xử lý các tình huống quản lý nhà trường, người quản lý phải vận dụng tổng hợp kiến thức kinh nghiệm của bản thân tìm tòi và xử lý các phương tiện, phương pháp, cách thức phù hợp để xử lý chúng một cách tối ưu.
Bản thân thấy đây là định nghĩa đầy đủ hợp lý. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu về kỹ năng xử lý tình huống của hiệu trưởng trường Mầm Non, tôi sử dụng định nghĩa này.
Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng các tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.
Theo tác giả A.G.Côvaliôv, cho rằng kỹ năng khác với sự khéo léo:
- Khéo léo là thuộc tính của con người nắm được các kỹ năng. Chúng ta đo năng lực con người bằng sự khéo léo.
- Kỹ năng có cấu trúc bao gồm: Tri thức về phương thức thực hiện thao tác và hành động.
Theo cách hiểu này thì kỹ năng quản lý là khả năng của người quản lý vận dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn công tác để thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý.
Kỹ năng là một vấn đề đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Các tác giả đưa ra những định nghĩa, những quan niệm khác nhau về kỹ năng. Có thể khái quát lại thành hai loại quan niệm về kỹ năng như sau:
Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm " Kỹ năng mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là các kỹ thuật hành động, có kỹ năng ".
Trong từ điển Tiếng Việt, kỹ năng được định nghĩa là " Khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế" .
Như vậy theo quan niệm này, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động nào đó là người nắm vững các tri thức về hoạt động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không tính đến kết quả hành động.
Một số tác giả Việt Nam cũng quan niệm kỹ năng là năng lực của con người thực hiện một công việc có kết quả.
Trong từ điển tâm lý cũng định nghĩa " Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương pháp hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng".
Gần đây các nhà biên soạn từ điển GDH đã phân biệt rõ kỹ năng bậc 1 và kỹ năng bậc 2.
- Kỹ năng bậc 1: " Là khả năng thực hiện đúng hành động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ "
- Kỹ năng bậc 2: " Là khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo, linh hoạt sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau ".
Như vậy, muốn có kỹ năng về một hành động nào đó con người phải có đủ 3 yêu cầu:
- Có tri thức về hành động đó, nghĩa là nắm được mục đích cách thức, các điều kiện để thực hiện hành động.
- Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu của nó.
- Đạt kết quả hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi nhất định.
- Kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý dựa trên các quan niệm đã trình bày ở trên về khái niệm kỹ năng. Tôi hiểu về kỹ năng xử lý tình huống như sau:
Kỹ năng xử lý tình huống quản lý là sự thực hiện có kết quả hành động xử lý tình huống quản lý xảy ra trên cơ sở vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có thể hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng xử lý tình huống quản lý không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động xử lý tình huống quản lý mà còn là biểu hiện năng lực quản lý của nhà quản lý.
Hiện nay người ta chia kỹ năng xử lý tình huống của người quản lý thành các nhóm sau.
- Nhóm kỹ thuật : Gồm kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của người quản lý.
- Nhóm kỹ năng nhận thức: là khả năng thu nhập và xử lý thông tin, khả năng nhìn xa, trông rộng, thấy được các mối quan hệ đa chiều, phức tạp của sự vật, hiện tượng, thấy vấn đề mấu chốt và đề ra được các mục tiêu, phương hướng của tổ chức, đề ra các biện pháp thực hiện khả thi, hợp lý. Tức là người quản lý phải có kỹ năng dự báo, lập kế hoạch xây dựng chiến lược, giải quyết những vấn đề và ra quyết định, kỹ năng tiến hành các hoạt động quản lý đội ngũ
- Nhóm kỹ năng làm việc với con người: là khả năng hiểu con người, thu hút lôi kéo và khả năng cộng tác với người khác để thực hiện thành công mục tiêu của tổ chức.
Người quản lý phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử thường ngày, phát biểu, tổ chức hội họp, tham mưu, soạn thảo văn bản 
Chỉ khi có được các kỹ năng quản lý như trên thì người Hiệu trưởng mới biến các tri thức quản lý thành những hành động thực tiễn để cải tạo công tác quản lý nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
Quá trình hình thành kỹ năng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có tri thức, hiểu mục đích hình thành kỹ năng, biết cách thực hiện thao tác hành động và sử dụng các phương tiện để thực các hành động đó. Vì thế người hiệu trưởng trường Mầm non phải được đào tạo có hệ thống tri thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng thực hành, đồng thời yêu cầu trong quá trình học tập phải tích cực, chủ động sáng tạo, biết vận dụng kiến thức mới tiếp thu được vào quá trình giải bài tập vào công tác quản lý một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn của mình.
2.1.1. Kỹ năng xử lý tình huống của Hiệu trưởng trường Mầm Non.
Kỹ năng xử lý tình huống của Hiệu trưởng trường Mầm non là sự thực hiện có kết quả hành động xử lý tình huống xảy ra trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường Mầm non trên cơ sở người Hiệu trưởng vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với điều kiện cho phép nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của nhà trường.
Trước một tình huống quản lý nảy sinh trong quá trình hoạt động, người Hiệu trưởng trường Mầm non phải vận dụng mọi kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được để xử lý tình huống đó " theo một quy trình và giải quyết có kết qủa ". Kiến thức đó có thể là lĩnh vực chuyên môn của từng môn học trong trường, có thể là kiến thức về tâm lý giáo dục, kiến thức về quản lý giáo dục. Những kinh nghiệm mà người Hiệu trưởng vận dụng có thể là kinh nghiệm của bản thân, có thể là những bài học rút ra từ việc xử lý tình huống của những người khác, ở trường khác, ở địa phương khác.
Kỹ năng xử lý tình huống của Hiệu trưởng trường mầm non là tổ hợp của 5 kỹ năng thành phần cấu trúc trên kỹ năng xử lý tình huống. Mỗi kỹ năng thành phần được đánh giá dựa trên các chỉ báo cụ thể. Tôi xin đề xuất các chỉ báo như sau:
2.1.1.1. Kỹ năng nhận thức vấn đề, xác định mâu thuẫn trong tình huống.
a. Xác định các giữ liệu cho từng tình huống 
b. Phán đoán nguyên nhân.
c. Xác định vấn đề cần giải quyết.
2.1.1.2. Kỹ năng huy động những tri thức và kinh nghiệm có liên quan.
a. Tri thức về chuyên môn, tâm lý học, giáo dục khoa học quản lý.
b. Kinh nghiệm sống.
c. Kỹ năng hoàn thành phương án.
Đề xuất một số phương án xử lý cho dù trong số đó có phương án có thể thấy ngay là không hợp lý.
2.1.1.3. Kỹ năng lựa chọn phương án xử lý hợp nhất và tiến hành xử lý tình huống theo phương án đã lựa chọn.
a. Đánh giá về tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính khả thi.
b. Rút ra bài học kinh nghiệm.
Sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các kỹ năng thành phần của kỹ năng xử lý tình huống của hiệu trưởng trường mầm non như sau:
Kü n¨ng ®¸nh gi¸ kÕt qu¶, rót ra bµi häc kinh nghiÖm
Kü n¨ng nhËn thøc vÊn ®Ò x¸c ®Þnh m©u thuÉn trong t×nh huèng
Kû n¨ng sö lý t×nh huèng cña HT trường mầm non
Kü n¨ng lùa chän ph­¬ng ¸n xö lý vµ tiÕn hµnh xö lý t×nh huèng.
Kü n¨ng huy ®éng kinh nghiÖm tri thøc vµ kinh nghiÖm cã liªn quan
Kü n¨ng h×nh thµnh c¸c ph­¬ng ¸n xö lý t×nh huèng.
2.1.1.4- Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng xử lý tình huống của hiệu trưởng trưởng trường mầm non.
2.1.2. Các yếu tố chủ quan.
2.1.2.1. Vốn kiến thức và kinh nghiệm của Hiệu trưởng.
Bao gồm những kiến thức chung, kiến thức về chuyên môn, kiến thức về tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục kinh nghiệm sống và kinh nghiệm quản lý. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng xử lý tình huống vốn kiến thức, kinh nghiệm này là cơ sở để chủ thể nhận thức và biểu đạt vấn đề, hình thức các phương án xử lý, lựa chọn phương án tối ưu, lý giải cơ sở khoa học của phương án xử lý, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần tạo nên kỹ năng xử lý tình huống. Người Hiệu trưởng trường mầm non vững vàng có hiểu biết về đặc điểm tâm lý con người, có kinh nghiệm ứng xử giao tiếp, kinh nghiệm quản lý để có thể xử lý tốt các tình huống nảy sinh và từ đó hình thành cho mình kỹ năng xử lý tình huống. 
2.1.2.2. Kỹ năng tư duy sáng tạo của người Hiệu trưởng.
Xử lý tình huống của Hiệu trưởng mầm non là một quá trình tư duy tích cực, đòi hỏi nhà quản lý phải có những phẩm chất nhất định của tư duy, trong đó tính sáng tạo là một phẩm chất quan trọng. Khả năng tư duy sáng tạo của người quản lý giúp cho việc xác định chính xác vấn đề cần xử lý, đề xuất ra những phương án khác nhau để xử lý tình huống và lựa chọn sáng suốt phương án tối ưu. Khi tìm tòi và lựa chọn phương án xử lý tình huống của hiệu trưởng trường Mầm Non có thể dựa vào kinh nghiệm vào những cách làm của Hiệu trưởng trường mầm non khác trong những trường hợp tương tự. Tuy nhiên có những tình huống mà phương án xử lý thông thường không còn thích hợp hoặc hiệu quả không cao, bằng khả năng sáng tạo nhà quản lý sẽ tìm được phương án xử lý hợp lý hơn. Khả năng tư duy sáng tạo cũng giúp cho người Hiệu trưởng phán đoán nhìn nhận về những tác động kéo theo của việc xử lý mỗi tình huống.
2.1.2.3. Trình độ đào tạo về chuyên môn quản lý.
Trình độ đào tạo về chuyên môn quản lý tạo nên tiềm năng, làm điểm tựa vững chắc cho việc hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình huống của Hiệu trường trường mầm non, được đào tạo theo một chuyên ngành, phải nắm vững về chuyên môn giúp cho người Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường. Bên cạnh đó những kiến thức về quản lý mà người Hiệu trưởng nói chung và Hiệu trưởng trường mầm non nói riêng thu nhận được qua các hình thức như tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hay hình thành tự học đều có tác dụng tích cực đối với họ trong việc phát triển, rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống.
2.1.2.4. Thâm niên làm quản lý.
Điều này giúp họ có kinh nghiệm xử lý các tình huống. Tuy nhiên các tình huống quản lý diễn ra trong thực tiễn hoạt động của nhà trường mầm non là rất đa dạng, hầu như không lặp lại những việc giải quyết các tình huống được hiệu trưởng nhà trường tiến hành thường xuyên, theo thời gian sẽ tạo cho họ những kinh nghiệm, những bài học quý báu, góp phần hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình huống ở họ.
2.1.2.5. Độ tuổi.
Độ tuổi của một con người thường có liên quan chặt chẽ đến kinh nghiệm sống và kinh nghiệm công tác của người đó. Theo quy định của điều lệ trường mầm non Hiệu trưởng trường Mầm Non phải là giáo viên đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc mầm non hoặc bậc học cao hơn. Như vậy nếu xét cả quá trình học tập, công tác thì độ tuổi tối thiểu để một giáo viên có thể được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Mầm Non là gần 30 tuổi. Đây là độ tuổi mà lúc đó họ đã tích lũy được cho bản thân một lượng kiến thức và kinh nghiệm để có thể đảm nhiệm công tác của người quản lý. Tuy nhiên độ tuổi càng lớn thì người quản lý càng có bề dày kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm quản lý phong phú, vững vàng hơn, đảm bảo cho việc giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống cũng như trong hoạt động quản lý nhà trường có kết quả tốt hơn.
2.1.2.6. Uy tín của người quản lý.
Uy tín của người quản lý là khả năng tác động, sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho họ tin tưởng, tự nguyện, tự giác phục tùng tiếp nhận và hành động theo tác động của người quản lý trong quá trình tiến hành hoạt động theo tác động của người quản lý. Trong trường mâm non nếu người Hiệu trưởng tạo dựng được uy tín của bản thân đối với tập thể nhà trường thì sẽ thường xuyên nhận được sự tin tưởng, đồng tình và tuân thủ từ phía những cán bộ giáo viên. Điều đó tạo ra sự tự tin cho người Hiệu trưởng mạnh dạn đề xuất các phương án và lựa chọn phương án tối ưu trong xử lý tình huống bởi họ biết rằng họ được mọi người tin tưởng và ủng hộ.
2.1.3. Các yếu tố khách quan.
2.1.3.1. Đặc điểm văn hóa vùng miền.
Yếu tố văn hoá tập thể, văn hóa vùng miền có ảnh hưởng đến việc xử lý tình huống quản lý. Cùng nội dung tình huống như nhau nhưng xảy ra ở hai trường mầm non thuộc hai vùng văn hóa khác nhau thì việc xử lý cũng không thể giống nhau. Điều này đòi hỏi người hiệu trưởng phải có kiến thức về văn hóa các vùng miền, dân tộc am hiểu về phong tục tập quá của địa phương nơi trường đóng để xem xét xử lý những tình huống quản lý có liên quan.
2.1.3.2. Đặc điểm của tập thể và cá nhân dưới quyền.
Người quản lý thường xuyên làm việc với tập thể và cá nhân. Việc xử lý tình huống quản lý một mặt chịu ảnh hưởng của đặc điểm tập thể và cá nhân, mặt khác việc xử lý tình huống quản lý lại có những tác động trực tiếp hay gián tiếp ở những mức độ khác nhau đến tập thể và từng trường là tập hợp các nhà giáo với hoạt động đặc thù là hoạt động dạy học. Đảng Bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, ở một trường mầm non có tập thể đoàn kết, cấp dưới thuần nhất thường ít nảy sinh tình huống phức tạp và ngay cả khi nảy sinh tình huống quản lý phức tạp thì việc xử lý tình huống thường thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu tập thể không thuần nhất thì dễ nảy sinh nhiều vấn đề, tình huống phức tạp và xử lý vấn đề cũng khó khăn hơn. 
Trình độ của đội ngũ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến xử lý tình huống quản lý. Nếu đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường có trình độ đồng đều và cao hơn thì trước m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ky_nang_xu_ly_tinh_huong_trong_quan_ly_cua_hieu_truong.doc