SKKN Kinh nghiệm quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non huyện Hoằng Hóa

SKKN Kinh nghiệm quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non huyện Hoằng Hóa

Ngày 25 tháng 7 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình Giáo dục Mầm non. Trong cấu trúc của chương trình, nội dung đầu tiên mà chương trình đề cập đến chính là vấn đề về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Trong đó đã thể hiện một cách chi tiết, cụ thể các hoạt động như: Tổ chức ăn, tổ chức ngủ, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe. cấp học mầm non đang có những bước chuyển mình lớn, thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung chương trình nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển. Muốn thực hiện tốt các nội dung đó, trước hết người cán bộ quản lý phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành và có biện pháp thực hiện hiệu quả.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa xác định vai trò, nhiệm vụ của việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non là yêu cầu cần thiết. Bằng những nhiệm vụ cụ thể phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã làm thay đổi đáng kể chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn huyện. Để trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục Mầm non nói chung và đặc biệt đối với giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực công tác quản lý trong các trường Mầm non, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đó là lý do cho việc lựa chọn đề tài “ Kinh nghiệm quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa” làm sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non nói riêng.

 

doc 23 trang thuychi01 24032
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non huyện Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG VÀ
 CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 
HUYỆN HOẰNG HÓA
 Người thực hiện: Hoàng Thị Oanh
 Chức vụ: Phó trưởng phòng
 Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA - NĂM 2018
MỤC LỤC 
 Trang 
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.1 
1.2. Mục đích nghiên cứu. .............1
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....1 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.1
1.5. Những điểm mới của SKKN...2 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.Cơ sở lý luận của SKKN .... 2
2.2. Thực trạng công tác quản quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ ở các trường mầm non huyện Hoằng Hóa.3
2.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức........5
2.3.1.. Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên ...5
2.3.2..Xây dựng kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc...7
2.3.3.Chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền....11
2.3.4..Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá...13
2.3.5..Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị....14
2.3.6..Đẩy mạnh hoạt động thi đua, khen thưởng...16
2.4. Kết quả SKKN..16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận..18
3.2.Kiến nghị ...19
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài. 
Ngày 25 tháng 7 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình Giáo dục Mầm non. Trong cấu trúc của chương trình, nội dung đầu tiên mà chương trình đề cập đến chính là vấn đề về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Trong đó đã thể hiện một cách chi tiết, cụ thể các hoạt động như: Tổ chức ăn, tổ chức ngủ, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe... cấp học mầm non đang có những bước chuyển mình lớn, thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung chương trình nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển. Muốn thực hiện tốt các nội dung đó, trước hết người cán bộ quản lý phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành và có biện pháp thực hiện hiệu quả. 
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa xác định vai trò, nhiệm vụ của việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non là yêu cầu cần thiết. Bằng những nhiệm vụ cụ thể phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã làm thay đổi đáng kể chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn huyện. Để trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục Mầm non nói chung và đặc biệt đối với giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực công tác quản lý trong các trường Mầm non, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đó là lý do cho việc lựa chọn đề tài “ Kinh nghiệm quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa” làm sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non nói riêng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hoá, so sánh, tổng hợp các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm phân tích hiện trạng và xác định các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non trong huyện.
1.4.3. Phương pháp sử dụng các phép toán học: Sử dụng các phép toán học trong việc phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Cải tiến một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa như: Nâng cao chất lượng tập huấn bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; cải thiện nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non; Đổi mới đánh giá các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ....
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN: 
Trong chương trình Giáo dục Mầm non, song song với công tác giáo dục thì công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở Giáo dục Mầm non. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. 
Đối với các bậc cha mẹ, niềm mong mỏi lớn nhất là con mình được phát triển khoẻ mạnh và thông minh, đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc giúp các bậc làm cha mẹ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Hiểu được những điều trăn trở lo âu đó cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, trường mầm non luôn quan tâm trú trọng hàng đầu đến hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo cho trẻ có một cuộc sống khoẻ mạnh về tinh thần và thể chất.
Như vậy, nói đến nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ thực chất là nói đến ba lĩnh vực: Dinh dưỡng, sức khoẻ và giáo dục. Ba lĩnh vực này có tác động và ảnh hưởng qua lại, tạo nên một tác động tổng thể đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong ba lĩnh vực đó thì dinh dưỡng và sức khoẻ giữ vai trò quan trọng nhất. 
 Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non được thực hiện theo nội dung, mục tiêu, nguyên tắc tổ chức và có những yêu cầu cần đạt cụ thể với từng độ tuổi. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và an toàn.
 Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ được thực hiện trên những nguyên tắc đó là: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ căn cứ vào đặc điểm sức khoẻ, dinh dưỡng, tính cách của từng trẻ, từng nhóm, từng lứa tuổi. Chế độ ăn chất lượng, phương pháp, hợp lý kết hợp với việc tạo không khí bữa ăn vui vẻ, vệ sinh là điều kiện để mỗi trẻ khoẻ mạnh, khôn lớn. Từ giấc ngủ, bữa ăn đến việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi của, trẻ đều liên quan trực tiếp đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của bé. Như vậy, khâu nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thực ra không tách rời khâu giáo dục. Đòi hỏi giáo viên mầm non năng lực toàn diện và lòng yêu trẻ để có khả năng điều hoà các nhu cầu của trẻ.
 Lập danh sách theo dõi cân nặng, chiều cao, tình hình sức khoẻ của trẻ hàng tháng. Có kiểm tra đánh giá giữa tháng, lên phương án tác động hợp lý đối với trẻ cần chăm sóc đặc biệt (trẻ ốm, trẻ mới đi học, trẻ hấp thụ kém...). Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho giáo viên, nhân viên bếp.
2.2. Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa trước khi áp dụng SKKN.
Hoằng Hoá là huyện đồng bằng ven biển, toàn huyện có 42 xã và 01 thị trấn với 326 thôn, tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,5%, thu nhập bình quân đầu người 15.36 triệu/năm. Kinh tế xã hội phát triển khá, quốc phòng an ninh vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Toàn huyện có 135 trường học, trong đó có 43 trường Mầm non; 43 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 01 trường liên cấp học ( TH và THCS); 07 trường THPT, 01 trung tâm GDTXDN và 43 trung tâm học tập cộng đồng. Tính đến tháng 5/2017 toàn huyện có 112 trường chuẩn Quốc gia đạt 83%, trong đó có 35 trường mầm non.
Năm học 2017-2018 toàn huyện có 13.737 trẻ đến trường, với quy mô 460 nhóm, lớp. Trẻ bán trú 100%, mức ăn 15.000 đồng/ngày/trẻ, đảm bảo nhu cầu về năng lượng bình quân trẻ nhà trẻ tại trường 600-651Kcal/trẻ; mẫu giáo 615-726 Kcal/ ngày/trẻ. Tại trường mầm non trẻ nhà trẻ ăn 02 bữa chính và 01 bữa phụ; trẻ mẫu giáo ăn 01 bữa chính và 01 bữa phụ. Số trường sử dụng phần mềm dinh dưỡn trẻ mầm non 43/43 trường đạt 100%. Cơ cấu năng lượng đạt được: Trẻ nhà trẻ: P: 13-20%; L: 30-40%; G: 47-50% năng lượng khẩu phần. Trẻ mẫu giáo: P:13-20%; L: 25-35%; G: 52-60% năng lượng khẩu phần. Các trường tổ chức bán trú đều có hợp đồng mua bán thực phẩm, chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm.
Kết quả kiểm tra sức khỏe trẻ thời điểm tháng 11 năm 2017: Trẻ đạt cân nặng bình thường: Nhà trẻ 1.570/1.616 trẻ đạt 97,2%; mẫu giáo 11.731/12.121 trẻ đạt 96,8%. Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Nhà trẻ 46/1616 trẻ, tỷ lệ 2,8%; mẫu giáo 390/12121 trẻ, tỷ lệ 3,2%. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Nhà trẻ 48/1616 trẻ, tỷ lệ 3,2%; mẫu giáo 381/12.121 trẻ, tỷ lệ 3,1%. Trẻ thừa cân béo phì nhà trẻ 0,43%; mẫu giáo 0,21%.
Phòng Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Trung tâm y tế huyện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mỗi năm 02 lần. Kết quả lần 1 ( thời điểm 15/9/2017): Trẻ mắc các loại bệnh gồm: bệnh sâu răng: 5%; bệnh mắt: 2%; nhiễm giun: 3%... 
Tất cả các trường đều có trang thiết bị nhà bếp như: Hệ thống bếp ga công nghiệp, tủ cơm ga, tủ lạnh, máy lọc nước sạch Tuy nhiên còn thiếu máy sấy bát, một số bếp ăn chưa đảm bảo quy trình bếp một chiều, thiếu giáo viên.
Từ thực trạng trên nhận thấy:
2.2.1. Thuận lợi.
Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non huyện Hoằng Hóa nhận được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, sự quan tâm của phụ huynh học sinh đã tạo mọi điều kiện về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực để phát triển. 100% các trường xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo tình hình thực tế và thực hiện theo kế hoạch. 100% các trường có đủ cán bộ quản lý và 100% đạt trình độ trên chuẩn. Đảm bảo phân công số lượng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn được đào tạo và đan xen hợp lý, ổn định trong cả năm học. Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần cho trẻ theo chuyên đề hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo. Ký kết hợp đồng thực phẩm và giao nhận thực phẩm hàng ngày. Cân chia thực phẩm đúng định lượng khẩu phần ăn cho trẻ. Trẻ có nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh. Theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng y tế, trung tâm y tế, chi cục VSATTP thường xuyên kiểm tra công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trường Mầm non. Hiệu trưởng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung đặc biệt quan tâm đến hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng khẳng định hiệu quả với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội.
2.2.2. Khó khăn.
 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: Mặc dù Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Mầm non trên địa bàn huyện đều có trình độ trên chuẩn, tuy nhiên đa số được đào tạo theo hệ vừa học vừa làm, đào tạo còn mang tính chắp vá vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Công tác quản lý hoạt động từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá cũng còn gặp một số khó khăn do phải chia nhỏ theo độ tuổi, việc bố trí sắp xếp đội ngũ nói chung cũng khó đáp ứng theo yêu cầu. Việc phân cấp trong quản lý cũng chưa được thực hiện rõ ràng do cơ chế quản lý. Thiếu giáo viên nên cán bộ quản lý phải xuống phụ bếp, phụ lớp nên chi phối nhiều thời gian trong công tác quản lý nhà trường.	
 Giáo viên, nhân viên: Do một bộ phận giáo viên còn khá trẻ nên kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ còn hạn chế. Ngoài ra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ gặp phải khó khăn, chỉ tập trung vào thời gian nghỉ hè ngắn còn trong năm rất khó thu xếp với công tác chăm sóc và quản lý trẻ suốt cả tuần làm ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng tại chỗ cũng như hoạt động tự bồi dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe đã khó thì triển khai thực hiện còn khó hơn. Bên cạnh đó hầu hết các trường mầm non trên địa bàn huyện đều thiếu giáo viên nên việc phân công nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ bất cập.
Đội ngũ nhân viên nấu ăn chủ yếu hợp đồng trường, qua đào tạo sơ cấp 3 tháng để lấy chứng chỉ làm việc, áp lực công việc nặng nề, làm việc 10-11 giờ trong một ngày cường độ lao động cao, lương thì thấp (ở mức tối thiểu) nên chưa yên tâm công tác.
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi tuy tỷ lệ không cao nhưng vẫn còn, trẻ béo phì có phần gia tăng. Trẻ mắc bệnh sâu răng, bệnh nhiễm giun còn tỷ lệ khá cao.
Bộ phận cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe trẻ, còn phó mặc cho nhà trường. Một bộ phận gia đình trẻ khó khăn nên chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở nhà cho trẻ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa thực sự hiện đại, còn 04 bếp bán trú chưa đảm bảo theo quy trình bếp một chiều. Còn thiếu trang thiết bị như: Máy sấy bát, các thiết bị hiện đại khác. 
2.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở các trường Mầm non huyện Hoằng Hóa.
2.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 
* Nội dung biện pháp
Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để từ đó có ý thức được trách nhiệm cá nhân đối với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường Mầm non.
Đối với cán bộ quản lý: Phòng Giáo dục đã chỉ đạo cán bộ quản lý các trường mầm non xây dựng cụm thi đua, tổ chức các hội nghị, hội thảo tại cụm về chuyên đề quản lý, thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ với các nội dung: Xây dựng thực đơn; tính khẩu phần ăn; cách thực hiện quy trình bếp một chiều; xây dựng bếp ăn hợp lý; tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non; quản lý hồ sơ, sổ sách nuôi dưỡng; cách kiểm tra thực phẩm đảm bảo tươi ngon; sử dụng phần mềm dinh dưỡng trẻ mầm non
Với những nội dung cụ thể các nhà trường có ý kiến với phòng Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ việc mời giảng viên, đồng thời kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các cụm trường. Thường xuyên tổ chức tham quan, học tập các đơn vị huyện và tỉnh khác nhằm thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ. 
 Liên kết các trường trong cụm thành lập đội ngũ cốt cán phụ trách công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cùng nhau tham gia sinh hoạt chuyên môn, tham gia các kỳ thi giáo viên dinh dưỡng giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi qua đó học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Bố trí đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ quản lý. Yêu cầu Hiệu trưởng thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ các phó Hiệu trưởng và báo cáo định kỳ về phòng GD&ĐT. Nhằm tạo động lực cho cán bộ quản lý đồng thời tạo ra sự đồng đều trong đối tượng quản lý nói chung và quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe nói riêng. 
- Đối với giáo viên, nhân viên: Tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ giáo viên, nhân viên theo cụm trường và tại trường. Thời lượng phù hợp với đặc điểm đội ngũ từng trường, cụm trường. Tổ chức các hội thi: Nhân viên nuôi dưỡng giỏi; Thi tuyên truyền giỏi nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻTổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ, quy trình chế biến món ăn, hồ sơ sổ sách nuôi dưỡng hàng ngày. Thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên theo yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non.
 Hội thi: Nhân viên nuôi dưỡng giỏi
*Tổ chức thực hiện
	Các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo mục tiêu chung của ngành, theo yêu cầu công việc, theo chức năng nhiệm vụ nhất là thường xuyên kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn hàng ngày. 
- Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non, cụ thể: Đội ngũ cán bộ quản lý phải đi đầu trong công tác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tiếp tục chú trọng công tác kiểm tra đối với giáo viên, nhân viên và tự kiểm tra đối với cán bộ quản lý. Tự đánh giá năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để tự khắc phục hạn chế của mình để từng bước hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, phòng GD&ĐT cử cán bộ chuyên viên xuống dự để tăng cường công tác trao đổi sinh hoạt rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe để học tập lẫn nhau nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
- Bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên: Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện dự giờ, góp ý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của đồng nghiệp. Mở hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; Hướng dẫn giáo viên, nhân viên lập kế hoạch của nhóm, lớp của tổ, bộ phận; Sinh hoạt theo khối, lớp, trao đổi tọa đàm về tổ chức hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe theo khối lớp Chỉ đạo các bộ phận trong việc phân công giáo viên, nhân viên phù hợp với khả năng và nghiệp vụ để thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Triển khai quán triệt tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các tiêu chí đánh giá công tác quản lý và thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phấn đấu. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kịp thời, thỏa đáng về tinh thần và vật chất cho giáo viên, nhân viên tích cực học tập và thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non 
* Nội dung biện pháp
Việc lập kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lý, bởi vì kế hoạch là công cụ quản lý, là phương pháp quản lý, là con đường để đạt được mục tiêu quản lý. Việc lập kế hoạch hay hoạch định là chức năng quản lý đầu tiên có vai trò quan trọng, xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, của hoạt động đồng thời xác định kết quả cần đạt được trong tương lai. Lập kế hoạch và những chỉ tiêu phấn đấu trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non theo năm học với những định hướng phát triển cụ thể, công việc và thời gian thực hiện, kết quả dự kiến và các giải pháp thực hiện...
Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường lập kế hoạch và duyệt tại phòng. Những nội dung của kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thể hiện rõ ràng, cụ thể: - Phân tích thực trạng hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ ở từng đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện địa phương.
- Triển khai thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe đã xây dựng sao c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_nuoi_duong_va_cham_soc_su.doc