SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng luyện tập thực hành môn Điều lệnh đội ngũ trong dạy học môn quốc phòng an ninh tại trường THPT Quảng Xương 4
Huấn luyện điều lệnh là một nội dung trong chương trình học tập hàng năm, nhằm rèn luyện cho mọi học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong linh hoạt, khẩn trương, nghiêm túc, tinh thần học tập cao, đặc biệt giúp học sinh làm quen với môi trường quân đội, sẵn sàng chấp hành mọi mệnh lệnh, nhiệm vụ, thể hiện sự thống nhất, trang nghiêm và sức mạnh của Quân đội. Trong những năm gần đây, để học sinh phổ thông tiếp cận đươc với nền giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội chính quy, vững mạnh, Bộ Quốc phòng đã kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo tích cực chỉ đạo sửa đổi bổ sung điều lệnh đội ngũ (ĐLĐN), hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy trong các trường THPT, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới.
Hoc sinh THPT là lực lượng dự bị kế cận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để xây dựng và trang bị cho hoc sinh THPT những kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, phải đặc biệt coi trọng công tác huấn luyện và chấp hành nghiêm điều lệnh nói chung, ĐLĐN nói riêng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH MÔN ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TRONG DẠY HỌC MÔN QUỐC PHÒNG AN NINH TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 Người thực hiện: Nguyễn Đình Mai Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương 4 SKKN môn: Giáo dục quốc phòng - an ninh THANH HÓA -NĂM 2017 Mục lục Trang A.Mở đầu 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích ngiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 B.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 1. Cơ sở lý luận về huấn luyện điều lệnh đội ngũ 3 1.1 Một số khái niệm 3 1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ 4 2. Thực trạng chất lượng huấn luyện , giảng dạy điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 7 2.1 Đặc điểm tình hình có liên quan 7 2.2 Chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 8 3. Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 10 3.1 Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 10 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 10 3.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường 12 C.Kết luận, kiến nghị 13 1. Kết luận 13 2. Kiến nghị 14 Tài liệu tham khảo 15 Danh mục 16 A.Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Huấn luyện điều lệnh là một nội dung trong chương trình học tập hàng năm, nhằm rèn luyện cho mọi học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong linh hoạt, khẩn trương, nghiêm túc, tinh thần học tập cao, đặc biệt giúp học sinh làm quen với môi trường quân đội, sẵn sàng chấp hành mọi mệnh lệnh, nhiệm vụ, thể hiện sự thống nhất, trang nghiêm và sức mạnh của Quân đội. Trong những năm gần đây, để học sinh phổ thông tiếp cận đươc với nền giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội chính quy, vững mạnh, Bộ Quốc phòng đã kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo tích cực chỉ đạo sửa đổi bổ sung điều lệnh đội ngũ (ĐLĐN), hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy trong các trường THPT, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới. Hoc sinh THPT là lực lượng dự bị kế cận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để xây dựng và trang bị cho hoc sinh THPT những kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, phải đặc biệt coi trọng công tác huấn luyện và chấp hành nghiêm điều lệnh nói chung, ĐLĐN nói riêng. Là một trường THPT thuộc vùng bãi ngang ven biển cách xa trung tâm, những năm qua đội ngũ giáo viên và học sinh nhà trường không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức, nhiều em đã vươn lên đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi, đặc biệt là đội tuyển dự thi môn giáo dục quốc phòng - An ninh (GDQP-AN) năm học 2016-2017 vừa qua đã đạt thành tích xuất sắc giải ba toàn đoàn, được Sở giáo dục tặng cờ và giấy khen. Để đạt được kết quả như trên, trong nhiều năm liền các đồng chí trong tổ chuyên môn không ngừng phấn đấu vươn lên, thường xuyên đổi mới chương trình, kế hoạch, phương pháp huấn luyện cho mọi đối tượng, cùng với việc cập nhật đổi mới nội dung huấn luyện theo quyết định sửa đổi bổ sung ĐLĐN của Bộ Quốc phòng. Các đối tượng tham gia huấn luyện, bước đầu có sự chuyển biến về nhận thức, tích cực luyện tập nhất là vận dụng đúng phương pháp luyện tập, động tác đội ngũ của cá nhân được nâng lên. Tuy nhiên, kết quả đó mới dừng lại ở phạm vi và mức độ nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cụ thể. Thái độ, trách nhiệm trong tự học, tự rèn của một số học sinh, một số lớp trong nhà trường chưa tốt; động tác đội ngũ chưa thành thục và thống nhất; đội ngũ giáo viên tham gia huấn luyện còn thiếu và yếu; việc duy trì luyện tập của các lớp chưa thường xuyên; đánh giá kết quả chưa thật khách quan còn nặng về thành tích; các điều kiện vật chất phục vụ cho huấn luyện chưa đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng huấn luyện ĐLĐN. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng luyện tập thực hành môn Điều lệnh đội ngũ trong dạy học môn quốc phòng an ninh tại trường THPT Quảng Xương 4” là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay cũng như lâu dài. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4. - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4. - Phạm vi nghiên cứu: Việc giảng dạy thực hành môn GDQP-AN trong trường phổ thông tuy có nhiều nội dung tương đối thuần túy, các bài học luôn hỗ trợ tích cực cho nhau, có sự gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy mà những năm qua tôi đã mạnh dạn đưa hai bài: "Đội ngũ từng người không có súng" và "Đội ngũ đơi vị" vào làm trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng luyện tập môn điều lệnh đội ngũ cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4. -Qua thực tế giảng dạy ở một số lớp 10 và tiến hành thử nghiệm ở nhiều tiết dạy tôi nhận thấy học sinh đã có sự chuyển biến tích cực, biểu hiện ở các tiết chào cờ hàng tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa... học sinh đã tự giác hơn, các lớp trưởng đã phát huy được năng lực, phẩm chất của người chi huy, quản lí lớp hiệu quả hơn không cần phải có sự tham gia của thày cô chủ nhiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu cụ thể như điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê và phương pháp chuyên gia. B.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1. Cơ sở lý luận về chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 11.. Một số khái niệm - Huấn luyện đội ngũ Huấn luyện đội ngũ, là bộ phận của huấn luyện chiến đấu nhằm rèn luyện cho học sinh nắm được động tác đội ngũ tay không và có súng, có tư thế tác phong quân nhân, có thói quen chấp hành khẩu lệnh nhanh chóng, chính xác. Huấn luyện đội ngũ gồm: tập đội ngũ cá nhân, đội ngũ tiểu đội, duyệt đội ngũ. Động tác đội ngũ tiếp tục được nâng cao trong huấn luyện chiến thuật và thể lực cũng như trong công tác hàng ngày . - Nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ + Theo Từ điển tiếng Việt, nâng cao là làm cho cao hơn, làm cho ở mức tốt hơn . Chất lượng là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại, chất lượng chính là kết quả mong muốn của một hành động hay một hoạt động mà con người chờ đợi và hướng tới. Chất lượng huấn luyện ĐLĐN là tổng hòa những phẩm chất và năng lực thực hành động tác điều lệnh, tác phong chỉ huy được tạo nên trong quá trình huấn luyện, rèn luyện bồi dưỡng cho người học so với tiêu chí đánh giá của quân đội. + Nâng cao chất lượng là làm cho kết quả cao hơn trước hoặc đưa kết quả đạt được lên một mức tốt hơn. Vậy, nâng cao chất lượng huấn luyện ĐLĐN là tổng thể các hoạt động có mục đích, được tổ chức triển khai thực hiện theo chương trình, kế hoạch, sử dụng biện pháp chuyển tải nội dung làm cho chất lượng huấn luyện ĐLĐN cao hơn, tốt hơn. Chất lượng huấn luyện ĐLĐN không chỉ đơn thuần là trình độ được đánh giá bằng những điểm số thi, kiểm tra, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế và hiệu quả chấp hành trong sinh hoạt, học tập công tác hàng ngày. 1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ Huấn luyện ĐLĐN là một nội dung trong chương trình học tập môn GDQP-AN hàng năm, vì vậy để nâng cao chất lượng huấn luyện ĐLĐN phải căn cứ vào những tiêu chí đánh giá sau đây. * Nội dung huấn luyện điều lệnh đội ngũ Huấn luyện ĐLĐN không chỉ đơn thuần là huấn luyện về động tác đội ngũ cá nhân, đơn vị mà trước hết phải giáo dục tinh thần cách mạng, phát huy bản chất truyền thống của quân đội, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tác phong chính quy, triệt để tôn trọng sự lãnh đạo và chỉ huy, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Huấn luyện ĐLĐN phải kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý nề nếp học sinh trong các giờ học, tập trung huấn luyện cho học sinh trong toàn trường hiểu biết đầy đủ các nội dung của điều lệnh, thành thạo động tác đội ngũ, nắm vững các chế độ chính quy trong quân đội. Nâng cao vai trò trách nhiệm của lớp trưởng, giáo viên huấn luyện, chỉ huy trong công tác giáo dục, huấn luyện ĐLĐN, tổ chức thực hiện, xây dựng tập thể lớp di vào nền nếp, vững mạnh toàn diện. Huấn luyện ĐLĐN phải cơ bản kết hợp với rèn luyện thường xuyên tạo thành bản lĩnh, kỹ năng, kỹ xảo, thực hiện sai đâu sửa đấy. Đồng thời phải gắn vào mọi hoạt động của nhà trường. Huấn luyện điều lệnh đội ngũ bao gồm, quy định chung của điều lệnh đội ngũ; động tác đội ngũ từng người tay không, động tác đội ngũ từng người có súng; động tác đội ngũ đơn vị...Kết quả giáo dục, huấn luyện ĐLĐN được thể hiện bằng hành động thực tế trong việc chấp hành đúng điều lệnh, trong sinh hoạt, học tâp, công tác hàng ngày của mỗi học sinh, tập thể từ đi, đứng, quay, chạy, chào... có nền nếp chính quy, kỷ luật nghiêm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. *. Tổ chức và phương pháp huấn luyện điều lệnh đội ngũ - Tổ chức huấn luyện ĐLĐN, là xác định để huấn luyện và luyện tập một cách khoa học, phù hợp với từng nội dung và đối tượng huấn luyện, bảo đảm cho học sinh nắm vững nội dung, rèn luyện thành thạo động tác đội ngũ, nâng cao chất lượng huấn luyện . Muốn có phương pháp huấn luyện tốt, người dạy phải nắm chắc đối tượng huấn luyện, nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành động tác, biết vận dụng sáng tạo phương pháp huấn luyện cho từng đối tượng, thông qua kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo dục, huấn luyện, quản lý, xây dựng đơn vị để truyền thụ đầy đủ những kiến thức, tạo điều kiện cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ luyện tập và chấp hành. + Phương pháp huấn luyện của người dạy Giảng một bài lý thuyết, người dạy giảng từng nội dung, kết hợp dẫn chứng liên hệ thực tế vào đơn vị, để từ đó đề ra biện pháp tổ chức thực hiện. Huấn luyện một động tác đội ngũ, người dạy kết hợp giữa giảng giải và làm động tác, thực hiện qua 3 bước: làm nhanh, làm chậm phân tích từng cử động, làm tổng hợp phân chia theo cử động của động tác. Huấn luyện đội ngũ đơn vị, đối với đội hình tiểu đội, trung đội giáo viên huấn luyện giới thiệu lý thuyết và đội mẫu thể hiện bằng hình thức xếp quân cờ, nói đến đâu đội mẫu thể hiện đến đó. Đối với đội hình đại đội trở lên, giới thiệu trên sơ đồ sau đó xếp vị trí thực tế, không có đội mẫu. Riêng lớp tập huấn cán bộ có thể sử dụng đội mẫu thể hiện. + Phương pháp luyện tập của người học Thảo luận một bài học lý thuyết, người học phải nghiên cứu kỹ nội dung câu hỏi, chuẩn bị những ý chính cần phát biểu. Khi thảo luận đi sâu phân tích nội dung, lấy dẫn chứng thực tế ở đơn vị, lớp để minh hoạ, đồng thời đề ra phương hướng cho bản thân thực hiện. Quá trình thảo luận có thể nêu những vấn đề mà bản thân nhận thức chưa sâu để tổ chức thảo luận làm rõ thêm. Luyện tập động tác đội ngũ từng người, người học luyện tập theo 4 bước từ nghiên cứu tập từng cử động đến tập hoàn chỉnh động tác và hiệp đồng trong phân đội. Lấy luyện tập cơ bản từng người làm trọng tâm, luyện tập kết hợp với bình tập, thực hiện sai đâu sửa đấy. Luyện tập đội ngũ đơn vị, thực hiện theo 3 bước, từ nghiên cứu động tác, tập chậm phân đoạn, tập hoàn chỉnh nội dung. *. Điều kiện đảm bảo cho huấn luyện điều lệnh đội ngũ - Đảm bảo về thời gian Điều lệnh đội ngũ là môn học thực hành, quá trình huấn luyện chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khí hậu thời tiết, thao trường bãi tập, sức khỏe người học...khi bố trí thời gian huấn luyện cần phân chia cụ thể thời gian của một buổi học và thời gian của một bài học. Thời gian một buổi học, trong một bài huấn luyện điều lệnh thường kết cấu nhiều vấn đề huấn luyện nên thời gian của từng bài có khác nhau, do vậy một bài học phân chia thành nhiều buổi học. Bố trí thời gian huấn luyện một buổi học về lý thuyết không quá 3 tiết học; buổi học về thực hành động tác không quá 6 tiết. - đảm bảo về tài liệu, vật chất, thao trường bãi tập Về tài liệu, người dạy phải có đủ các loại tài liệu chính và những tài liệu liên quan đến môn học, giáo án được biên soạn theo đúng quy cách của trường và sở GD & ĐT quy định. Về vật chất, có đủ dây, cọc để huấn luyện động tác đội ngũ từng người không có súng; có đủ các loại súng để huấn luyện các nội dung về động tác đội ngũ từng người có súng, có sơ đồ tranh vẽ minh họa khi huấn luyện các nội dung về đội ngũ tiểu đội, trung đội trở lên. Về thao trường bãi tập, có sân chất lượng tốt đủ để triển khai huấn luyện và luyện tập theo đội hình tổ, tiểu đội, lớp và đội hình khối khi huấn luyện. *. Chất lượng giảng viên huấn luyện điều lệnh đội ngũ Huấn luyện điều lệnh đội ngũ gắn với trách nhiệm của cán bộ giáo viên chuyên trách bộ môn GDQP-AN. Tuy nhiên để huấn luyện đạt chất lượng tốt giáo viên huấn luyện ĐLĐN ngũ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Có phẩm chất chính trị tốt, kiên định với mục tiêu, lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, có đạo đức trong sáng mẫu mực, ý thức trách nhiệm cao say mê gắn bó công việc. Phẩm chất chính trị của người giảng viên được thể hiện ở lòng nhiệt tình cách mạng, trung thành với Đảng, Tổ quốc, với nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sống có lý tưởng, có kỷ luật, trung thực, có lòng nhân ái với mọi người, có tinh thần hiếu học, cầu tiến bộ, mẫu mực trong lao động sư phạm, có trách nhiệm cao và say mê với nghề nghiệp; có tinh thần tự lực tự cường, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp, không cục bộ, bản vị, không tham vọng cá nhân. Luôn là người tiên phong trong việc thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Có năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm tốt, biết gắn kết lý luận với thực tiến, lý thuyết với thực hành, như vậy mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên điều lệnh nói riêng. Năng lực lực là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sự phát triển toàn diện của con người, bao gồm năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn được biểu hiện ở trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Về phương pháp, tác phong công tác, giáo viên điều lệnh phải hội tụ cả hai yếu tố, phương pháp, tác phong của nhà sư phạm và phương pháp tác phong công tác của người chỉ huy đây là vấn đề mang tính đặc thù của giáo viên huấn luyện các môn quân sự. Nhà sư phạm thể hiện ở sự gắn bó, yêu thương học sinh, chân tình, cởi mở sẵn sàng trao đổi giúp đỡ học sinh trên mọi lĩnh vực; có phương pháp dạy học tiên tiến, hiệu quả, nghiêm túc trong học tập rèn luyện. Phương pháp tác phong công tác của người chỉ huy là thể hiện động tác điều lệnh chuẩn mực, giáo viên không chỉ dạy cho người học về kiến thức chuyên môn mà còn phải dạy về tác phong chỉ huy theo những quy định của điều lệnh. 2. Thực trạng chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 a.Thuận lợi: Trường THPT Quảng Xương 4 đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất ngày càng khang trang. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động yêu nghề, bản thân tôi đã được nhà trường và sở giáo dục tạo điều kiện được tham gia tất cả các lớp tập huấn và tham gia học tập lớp đại học GDQP-AN tại đại học Vinh, đồng thời được Ban giám hiệu và các thành viên trong tổ TD-QP khuyến khích đổi mới phương pháp va áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy của bộ môn QP-AN. b. Khó khăn: Quá trình đào tạo về chuyên môn còn ít, địa bàn của nhà trường xa trung tâm, giáo viên nhiều kinh nghiệm về giảng dạy ĐLĐN trong trường không có nên không có điều điện để học hỏi vì vậy bản thân phải tự mò mẫm, tự tìm hiểu trên mạng, thông tin từ các trường quân đội để tự hoàn thiện cho quá trình giảng dạy. 2.1. Đặc điểm tình hình có liên quan - Đặc điểm huấn luyện điều lệnh đội ngũ Huấn luyện điều lệnh bao gồm giảng các nội dung về lý thuyết; hướng dẫn thực hiện các quy định chế độ chính quy trong quân đội; huấn luyện các nội dung về thực hành động tác đội ngũ và tổ chức, phương pháp huấn luyện điều lệnh. Huấn luyện kết hợp với giáo dục, trên cơ sở hiểu biết các quy định để xây dựng trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành của mọi học sinh. Học đến đâu thực hiện ngay đến đó, kết hợp rèn luyện trong mọi hoạt động của từng học sinh và từng lớp . Huấn luyện điều lệnh thường trong một không gian hẹp, quân số đông chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, thời tiết, khí hậu... ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và luyện tập của học sinh. Huấn luyện thực hành động tác thường rất cụ thể, tỷ mỷ đòi hỏi sự kết hợp tư duy trí tuệ và thể lực. Trong luyện tập từng cử động, từng động tác phải luyện tập cơ bản, tập đi tập lại nhiều lần để đạt tới trình độ thuần thục, chuẩn xác, thống nhất, bởi vậy dễ nảy sinh tư tưởng gò bó, ngại rèn luyện. Công tác giáo dục huấn luyện điều lệnh gắn với trách nhiệm của giáo viên môn GDQP-AN trong trường học. - Đối tượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ học sinh lớp 10. 2.2. Chất lượng huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 *. Nội dung, chương trình, thời gian huấn luyện điều lệnh đội ngũ Xuất phát từ đặc điểm về đối tượng huấn luyện ĐLĐN ở Trường THPT Quảng Xương 4 là học sinh lớp 10 nên nội dung cụ thể là: - Nội dung, chương trình, thời gian huấn luyện ĐLĐN cho học sinh lớp 10 + Những vấn đề chung về tổ chức và phương pháp huấn luyện điều lệnh. Trong bài : "Đội ngũ từng người không có súng" là một nội dung của Điều lệnh đội ngũ, có tác dụng rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khẩn trương, hoạt bát, tinh thần luân chấp hành mệnh lệnh. Đồng thời thể hiện sự thống nhất, trang nghiêm, hùng mạnh của nhà trường trong các hoạt động và sinh hoạt tập thể. Để huấn luyện nội dung này giáo viên cần sử dụng phương pháp làm mẫu kết hơp phân tích + Chuẩn bị huấn luyện điều lệnh đội ngũ, mục tiêu của nội dung này là huấn luyện cho học sinh hiểu và nắm chắc từng động tác tỉ mỉ, giáo viên nên sửa sai từng tư thế cụ thể để học sinh tự tin hơn trong tập luyện. Ngoài ra khâu chuẩn bị dụng cụ sân bãi cũng vô cùng cần thiết giúp cho người học hưng phấn hơn, nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập mới. + Thực hành huấn luyện: Ảnh: Luyện tập điều lệnh đội ngũ + Tổ chức chào cờ vào thứ 2 hàng tuần ở trường THPT Quảng Xương 4, xuất phát từ thực tiễn việc thực hiện chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ ở các trường hiện nay không thống nhất. Vì vậy, nội dung này huấn luyện nhằm thống nhất cho người học khi tiến hành tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ đối với các trường về việc vận dụng sắp xếp đội hình đảm bảo tính hợp lý, khoa học mà không trái với quy định của trên. * Tổ chức và phương pháp huấn luyện điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Quảng Xương 4 Những năm qua do có sự nỗ lực của nhà trường va sự quan tâm đầu tư của cấp trên, hệ thống phòng học, sân bãi tập luyện, đầu tư các trang thiết bị dạy học như hệ thống bàn, ghế, bảng, máy chiếu...vì vậy việc tổ chức huấn luyện ĐLĐN có nhiều thuận lợi đặc biệt là đối với các bài giảng lý thuyết, quá trình tổ chức lên lớp, nghiên cứu, thảo luận luôn chặt chẽ, khoa học đáp ưng được yêu giảng dạy trong nhà trường. Phương pháp huấn luyện của người dạy: Nhận thức được vị trí quan trọng của phương pháp huấn luyện ĐLĐN, những năm qua cùng với việc cập nhật đổi mới về nội dung chương trình huấn luyện, phương pháp huấn luyện cũng thường xuyên được quan tâm đầu tư nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả từ chuẩn bị huấn luyện đến thực hành huấn luyện. Về chuẩn bị huấn luyện, tuân thủ đúng quy trình các bước như lựa chọn nghiên cứu tài liệu; soạn giáo án huấn luyện và thông qua giáo án huấn luyện; chuẩn bị các điều kiện vật chất bảo đảm phục vụ cho huấn luyện. Về tổ chức thực hành huấn luyện, đối với bài giả
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_luyen_tap_thuc_hanh_mon.doc