Một số kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014 - 2017 ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Một số kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014 - 2017 ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Tục ngữ có câu: Dạy con từ thuở còn thơ .”

 Con người khi sinh ra cơ thể còn non yếu, chưa có hiểu biết cần được sự uốn nắn dạy dỗ của người lớn ngay từ buổi đầu đời, để có thể hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ đó là gia đình, nhà trường và xã hội.

 Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, mỗi đứa trẻ sinh ra đều được chăm sóc yêu thương dạy dỗ của bố mẹ ông bà và những người lớn gần gũi trẻ, mỗi một gia đình là một quan điểm, là một cách sống, nếp sinh hoạt riêng biệt có nhiều gia đình là môi trường rất tốt để trẻ hình thành nhân cách đúng đắn, nhưng có gia đình do những quan niệm lạc hậu, hoặc nhận thức chưa đủ, chưa đúng về đặc điểm tâm sinh của lứa tuổi làm cho nhân cách của trẻ phát triển lệch lạc. Đến trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, ở nơi đó trẻ được hoạt động, được trải nghiệm được chăm sóc, giáo dục. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có mục tiêu, yêu cầu và chương trình giáo dục hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ là em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng và những kỷ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, tạo tiền đề cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Ở trường mầm non có Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng, mức độ phát triển của từng độ tuổi một cách khoa học đạt mục tiêu giáo dục ở cuối tuổi nhà trẻ và ở cuối tuổi mẫu giáo.

 

doc 22 trang thuychi01 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014 - 2017 ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Tục ngữ có câu: Dạy con từ thuở còn thơ ...”
	Con người khi sinh ra cơ thể còn non yếu, chưa có hiểu biết cần được sự uốn nắn dạy dỗ của người lớn ngay từ buổi đầu đời, để có thể hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ đó là gia đình, nhà trường và xã hội.
	Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, mỗi đứa trẻ sinh ra đều được chăm sóc yêu thương dạy dỗ của bố mẹ ông bà và những người lớn gần gũi trẻ, mỗi một gia đình là một quan điểm, là một cách sống, nếp sinh hoạt riêng biệt có nhiều gia đình là môi trường rất tốt để trẻ hình thành nhân cách đúng đắn, nhưng có gia đình do những quan niệm lạc hậu, hoặc nhận thức chưa đủ, chưa đúng về đặc điểm tâm sinh của lứa tuổi làm cho nhân cách của trẻ phát triển lệch lạc. Đến trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, ở nơi đó trẻ được hoạt động, được trải nghiệm được chăm sóc, giáo dục. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có mục tiêu, yêu cầu và chương trình giáo dục hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ là em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng và những kỷ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, tạo tiền đề cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Ở trường mầm non có Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng, mức độ phát triển của từng độ tuổi một cách khoa học đạt mục tiêu giáo dục ở cuối tuổi nhà trẻ và ở cuối tuổi mẫu giáo. 
Đến trường mầm non là môi trường tốt nhất cho trẻ, làm thế nào để huy động được số trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường để mọi trẻ em đều có quyền được hưởng nền giáo dục là trách nhiệm của người lớn của những người làm công tác quản lý trường mầm non
Thực tế tại trường mầm non Tân Lập tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp trong những năm vừa qua không đạt 100% do có cháu trong độ tuổi bị bại liệt không đến trường được, đến 2 năm gần đây trên địa bàn xã không có cháu khuyết tật nhưng vẫn còn nhưng vẫn còn 1, 2 cháu chưa đến trường, tỷ lệ ra lớp chỉ đạt đạt 98,5% (trong đó tỉ lệ trẻ năm tuổi ra lớp là 100%) thậm chí đến trường rồi vẫn có 1 cháu nghỉ học, trong khi nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, làm tốt công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã, tôi tìm hiểu nguyên nhân, lý do tại sao và phải làm gì để huy động trẻ đến trường. Có phải do nhận thức của các bậc phụ huynh không, hay do hoàn cảnh của gia đình trẻ, do chất lượng giáo dục của nhà trường có thể do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, có thể là chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên chưa tạo được niềm tin yêu đối với phụ huynh.
Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của nhà trường về vấn đề này trong nhiều năm qua tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số trẻ đến trường, vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014-2017 ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” để viết lên kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Tìm các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường mầm non
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014-2017 ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê toán học.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận: 
	Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Giáo dục mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 bao gồm chương trình giáo dục nhà trẻ, chương trình giáo dục mẫu giáo: “ Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học. ”[1].
	Theo yêu cầu về nội dung, về phương pháp, về đánh giá sự phát triển của trẻ Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, theo nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. 
Phương pháp giáo dục đối với mẫu giáo trẻ phải được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo.
Ở trường mầm non tổ chức đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương, chỉ có ở trường mầm non mới tổ chức đánh giá đúng khả năng của trẻ theo yêu cầu lứa tuổi một cách khoa học
 Đến trường trẻ được hòa đồng cùng bạn bè khám phá nhiều điều thú vị ở môi trường tập thể, chỉ có bạn bè cùng lứa tuổi của bé và cô giáo, trẻ được tham gia các hoạt động của ngày hội, ngày lễ, các hoạt động lao động tự phục vụ trẻ, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe và giáo dục để bảo vệ tính mạng. Trẻ đến trường mầm non trẻ được theo học các lớp phân theo độ tuổi 3-4 tuổi ra lớp được làm quen với các nề nếp hoạt động ở nhà trường theo lịch sinh hoạt một ngày của bé, làm quen với các kiến thức cơ bản, sơ đẳng, các thao tác, các hành động chơi đơn giản hoạt động với đồ vật phong phú đa dạng, tạo điều kiện cho trẻ rèn thành kỷ năng, kỷ xảo là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học ở các lớp tiếp theo, đến lớp 4-5 tuổi, 5-6 tuổi các kiến thức mà trẻ được lĩnh hội được mở rộng hơn, sâu hơn, các hành động chơi, các thao tác trong mọi hoạt động phức tạp hơn, phong phú hơn, các đồ dùng, đồ chơi đa dạng hơn, thời gian tổ chức hoạt động chính tăng lên tập cho trẻ thích nghi với hoạt động học tập. Đến trường từ tuổi nhà trẻ hoặc đầu tuổi mẫu giáo sẽ dễ hình thành những tính cách, những chuẩn mực về thái độ trong giao tiếp trong cuộc sống hơn, dễ uốn nắn những hành vi lệch lạc hơn để chuẩn bị cho trẻ tâm thế tốt, một tâm lý vững vàng khi vào lớp một.
	Trẻ đến trường cha mẹ trẻ yên tâm và có thời gian để đi làm, tăng gia sản xuất tăng thêm thu nhập cho nhà đình, góp phần phát triển kính tế gia đình và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
	Bên cạnh đó quan điểm chỉ đạo của Đảng “ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách”[2]
	Vì vậy chúng ta cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ được đến trường để có cơ hội được chăm sóc, được hưởng nền giáo dục mà trong nền giáo dục ấy trẻ có thể lớn lên và phát triển tốt nhất. 
2.2. Thực trạng :
* Tình hình chung:
Trường mầm non Tân Lập huyện Bá Thước nằm trên địa bàn xã Tân Lập. 
Xã Tân Lập có 8 thôn bản nằm chủ yếu ven sông mã, có diện tích đất tự nhiên 
1,331 ha, dân số toàn xã có 663 hộ với 2733 nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là 0.9%. Bao gồm 3 dân tộc chủ yếu sinh sống như: 
Dân tộc Thái có 110 khẩu chiếm gần 4% 
Dân tộc Mường có 1339 khẩu chiếm 49%
 Dân tộc Kinh có 1284 khẩu chiếm 47%
Nhìn chung chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng lên, nghề nghiệp có 97% làm nông nghiệp thu nhập của một số thôn còn phụ thuộc vào thiên nhiên, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay là 6,35 %.
* Thuận lợi:
Xã Tân Lập là nơi có truyền thống hiếu học, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương cũng như người dân luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục có 2/3 trường trong xã đạt trường chuẩn quốc gia, hệ thống đài truyền thanh của xã
hoạt động rất tốt, xã có đường giao thông liên thôn đi lại thuận tiện là 7/8 thôn bản.
Xã đang xây dựng và chuẩn bị về đích nông thôn mới vào cuối năm 2017. 
Trường mầm non Tân Lập nằm ngay trung tâm của xã và chỉ có một điểm trường rất thuận lợi cho việc đưa đón trẻ và quản lý. 
 Nhà trường đã đạt Trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia và đã được công nhận Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% và trong đó trên chuẩn 78,6%. Nhà trường được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của chính quyền địa phương, Ban đại diện Cha mẹ học sinh của nhà trường hoạt động rất tích cực có nhiều hoạt động ủng hộ và đóng góp nhiệt tình, để phục vụ bán trú tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ khi đến trường.
*Khó khăn :
	Trong công tác quản lý còn thiếu kinh nghiệm về công tác điều tra, khảo sát trẻ trong độ tuổi, chưa nắm bắt được số trẻ sẽ đến trường, chưa chủ động trong việc lập danh sách các lớp ngay từ đầu năm học. Không nắm bắt được tình hình, hoàn cảnh của trẻ.
	Về cơ sở vật chất : Nhà trường còn thiếu phòng học, cơ sở hạ tầng một số hạng mục đã xuống cấp, các đồ dùng dạy học, đồ chơi đồ dùng bán trú chưa được chuẩn hóa theo hướng tiên tiến, hiện đại ( như tủ hấp cơm, máy lọc nước cả nóng và lạnh, máy chiếu, bình nước nóng lạnh, máy điều hòa, máy hấp khăn, hấp bát). Nhà trường chưa đủ điều kiện để đón trẻ dưới 24 tháng tuổi
	Nhà trường còn thiếu 2 giáo viên so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chất lượng đội ngũ còn nhiều hạn chế. 
Một số trẻ đến lớp còn nhút nhát chưa tích cực tham gia các hoạt động, sợ cô giáo, sợ bạn bè và sợ chỗ đông người. 
Khi đến lớp có nhiều cháu chưa thạo tiếng việt, nói tiếng việt nhưng dùng từ của tiếng mẹ đẻ, nên hay bị các bạn trêu trọc làm cho trẻ ít giao tiếp, ít phát biểu ý kiến, ít tham gia các trò chơi tập thể đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi. 
Còn có một số gia đình nhận thức còn mơ hồ về việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, chưa thật sự tin tưởng vào sự chăm sóc của giáo viên và nhà trường, cũng như nhận thức của một bộ phận nhỏ phụ huynh còn nghĩ trẻ con đến trường để chơi thôi nên không cho con đến trường mầm non.
* Khảo sát thực trạng số liệu trẻ:
Độ tuổi
Số trẻ điều tra
Số trẻ ra lớp
Tổng số trẻ
Trẻ DTTS
Tổng số
Tỷ lệ
Trẻ dân tộc thiểu số
Tổng số
Số nữ
Số trẻ 
Tỷ lệ
Số trẻ nữ
Tỷ lệ
NĂM HỌC 2014-2015
3 tuổi
41
31
22
39
95,1%
29
93,5%
20
91%
4 tuổi
37
23
24
36
97,3%
22
95,6%
24
100%
5 tuổi
44
26
19
44
100%
26
100%
19
100%
3-5 tuổi
122
80
65
119
97,5%
77
96,3%
63
97%
NĂM HỌC 2015-2016
3 tuổi
59
33
18
57
96,6%
32
96,9%
17
94,4%
4 tuổi
41
31
22
41
100%
31
100%
22
100%
5 tuổi
37
23
24
37
100
23
100%
24
100%
3-5 tuổi
137
87
64
135
98,5%
100
99%
57
98,5%
ĐẦU NĂM HỌC 2016-2017 (Tháng 8/2016 )
3 tuổi
51
37
18
51
100%
37
100%
18
100%
4 tuổi
59
33
18
57
96,6%
32
96,9%
17
94,4%
5 tuổi
41
31
22
41
100%
31
100%
22
100%
3-5 tuổi
151
101
58
149
98,6%
100
99%
57
98,2%
2.3. Các giải pháp:
2.3.1.Biện pháp 1 : Điều tra số liệu trẻ từ 0- 5 tuổi ngay đầu năm học 
Điều tra số liệu là việc làm của mỗi nhà trường vào đầu năm học mới, để nắm bắt số liệu trẻ từ 0-5 tuổi trên địa bàn xã từ đó dự kiến số trẻ của các nhóm lớp và chuẩn bị cho công tác tuyển sinh trẻ mới và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển cho năm học sau. Làm tốt công tác điều tra, công tác tuyển sinh nhà trường sẽ chủ động được trong việc lập danh sách trẻ của các nhóm, lớp giao cho giáo viên để ổn định sĩ số học sinh và đưa trẻ vào nề nếp ngay từ đầu năm học. Với công tác này tôi đã làm các bước sau
+ Phân công giáo viên điều tra độ tuổi từ 0 – 5 tuổi trên toàn xã, phân công 
giáo viên điều tra 1 thôn xuyên suốt trong nhiều năm.
	+ Nhà trường thiết kế mẫu phiếu riêng để nắm bắt thêm thông tin của trẻ, gia đình trẻ, trong đó có thông tin trẻ sẽ đi học ở trường nào
	+ Tổng hợp và lập dự kiến trẻ đến trường theo từng độ tuổi
	+ Lập kế hoạch báo cáo với UBND xã về việc tuyển sinh trẻ mới đi học. Phối hợp với Ban lãnh đạo Thôn thông báo, tuyên truyền trên loa đài của các thôn thời gian tuyển sinh và các loại giấy tờ cần thiết, địa điểm nhận hồ sơ. Đấu mối với cán bộ tư pháp xã để tạo điều kiện chứng thực các loại giấy tờ. Ở trường đăng trên bản tin quy trình đăng ký, làm và nộp hồ sơ, các phòng làm việc, người phụ trách cho phụ huynh dễ liên hệ. Khi phụ huynh đến đăng ký cho con học, kiểm tra trên danh sách dự kiến trẻ đến trường.
+ Tổng hợp kết quả tuyển sinh, lập danh sách trẻ của các nhóm lớp cho giáo 
viên phụ trách các lớp, danh sách cháu chưa đăng ký đi học để có kế hoạch huy động trẻ ra lớp trước ngày tựu trường, cách làm này được Cán bộ tư pháp xã và các bậc phụ huynh rất đồng tình, nhanh gọn thuận lợi và tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh khi đăng ký cho con đi học. 
Sau kết thúc công tác điều tra và tuyển sinh trẻ mới tôi đã có số liệu trẻ ra lớp khá chuẩn chủ động thuận tiện cho việc phân lớp, phân công giáo viên 
	* Kết quả điều tra đầu năm học 2016-2017 (Tháng 8/2016) : 
- Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo : 149/151 cháu đạt 98,6% ; 
- Tỉ lệ trẻ Dân tộc thiểu số đến trường : 100/101 cháu chiếm tỷ lệ 99% ; 
- Tỉ lệ trẻ DTTS là nữ đến trường : 57/58 cháu đạt 98,2%
	+ 5 tuổi : 41/41 cháu đạt 100% ; Trẻ dân tộc thiểu số : 31/31 cháu đạt 100%
	+ 4 tuổi : 59/59 cháu đạt 100% ; Trẻ dân tộc thiểu số : 33/33 cháu đạt 100% 
	+ 3 tuổi : 49/51 cháu đạt 96% ; Trẻ dân tộc thiểu số : 36/37 cháu đạt 94,4%,
	Như vậy tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo chưa đến trường là 1,4%. 
	Và kết quả điều tra nhà trường có danh sách 2 cháu 4 tuổi chưa đăng ký đi học là: Cháu Bùi Phương Hoài ở thôn Mòn và cháu Lê Hải Anh ở thôn Anh Vân. 
2.3.2. Biện pháp 2 : Nắm bắt tình hình và tìm hiểu nguyên nhân trẻ chưa đến trường
	Trong những năm vừa qua thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi đến trường của nhà trường đạt rất cao từ 95-98,5% đây là kết quả đáng khích lệ, biểu hiện về sự nhận thức của các bậc phụ huynh đã thấy được vai trò của giáo dục mầm non và vị trí của trường mầm non đối với sự phát triển của trẻ, song tại sao vẫn còn hai cháu chưa đến lớp, ngay đầu năm học kết hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh của năm học trước và Chi hội trưởng chi hội khuyến học của thôn và giáo viên điều tra phổ cập ở thôn đó, BGH đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân lý do trẻ chưa đến lớp
	Để làm tốt việc này, BGH cần phải khéo léo và kết hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan nắm bắt trước tình hình, hoàn cảnh của trẻ, lường trước các tình huống, chuẩn bị tốt các phương án để trao đổi, tuyên truyền vận động sao cho thấu tình, đạt lý và đạt kết quả để phụ huynh thấy yên tâm tin tưởng và trẻ thích đi học
	Trường hợp thứ nhất: Cháu Bùi Phương Hoài (là trẻ người dân tộc thiểu số): Không được đi học do ông bà nhận thức chưa đúng về giáo dục mầm non. Chúng tôi đã đưa hình ảnh trẻ học, trẻ chơi, trẻ tập thể dục, trẻ ngồi ăn, trẻ ngủ đến gia đình cho bố mẹ ông bà cháu xem, cũng giải thích cách chăm sóc, giáo dục cháu ở lớp, trẻ được đối sử công bằng như nhau, được tham gia các hoạt động như nhau. Về đóng góp chúng tôi phân tích về sự thuận lợi và không thuận lợi khi cho trẻ đến trường và đồng thời trao đổi với gia đình nếu không cho cháu đi học lớp mấu giáo nhỡ đến năm học sau cho cháu học lớp mẫu giáo lớn sẽ rất khó khăn cho cháu vì ở mỗi độ tuổi có chương trình chăm sóc giáo dục khác nhau. Sau đó gia đình đã nhất trí cho cháu đi học.
	Trường hợp thứ hai: Cháu Lê Hải Anh (là người dân tộc kinh): Cháu Hải Anh bị tổn thương da chân khi mới sinh, lớn lên da chân của cháu rất mỏng, gia đình cho đi học sợ va chạm cháu sẽ bị trầy xước và chảy máu. Chúng tôi mời bố mẹ đến lớp xem các bạn học, chơi xem có đảm bảo an toàn cho cháu không, nhà trường sẽ sắp xếp cô giáo quen cháu về phụ với giáo viên chủ nhiệm, có cô giáo quen biết để gần gũi trẻ hơn, trẻ có cảm giác yên tâm hơn, gia đình đã quyết định cho cháu đi học. hiện nay cháu hòa nhập với bạn bè rất tốt, cháu rất vui vẻ thoải mái khi đến lớp với các bạn và cô giáo, không còn e dè đã có thói quen nề nếp khi tham gia các hoạt động ở lớp.
Huy động trẻ ra lớp đạt 100% đã khó, duy trì số trẻ cũng là vấn đề khó khăn. Khi huy động trẻ ra lớp đạt được đúng kế hoạch, có một phụ huynh trao đổi với tôi có một cháu nghi bị nhiễm HIV vì mẹ của cháu bị nhiễm rồi nếu không cho cháu đó nghỉ học thì cả lớp này sẽ nghỉ vì sợ bị lây, cháu trai này là cháu của một vị trưởng thôn là người có uy tín với xã và với thôn bản, lý do để bảo cháu nghỉ thì không có vì cháu đến lớp rất ngoan và lễ phép, nếu để cháu tiếp tục học thì bạn khác sẽ nghỉ hết, bản thân tôi rất thương cháu và không cho phép mình làm điều gì sai đối với cháu. Thực hư vấn đề này là thế nào, nếu không thận trọng hậu quả sẽ rất khó lường thật sự là nan giải, tôi đã chủ động trao đổi với ông của cháu nêu rõ sự nghi vấn và mong ông thông cảm chia sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của cháu để cùng có biện pháp chăm sóc cháu cho phù hợp, cháu chưa đi xét nghiệm nên không biết tình trạng sức khỏe, tôi đã động viên gia đình đưa cháu đi xét nghiệm kết quả là cháu âm tính, gia đình phấn khởi và cảm ơn nhà trường đã phân tích cho
gia đình hiểu và quyết tâm đưa trẻ đi xét nghiệm dù kết quả thế nào.
Với trường hợp những cháu bị khuyết tật có khả năng đến lớp động viên gia đình đưa cháu đến trường có biện pháp giáo dục riêng cho cháu và đồng thời tư vấn cho gia đình làm chế độ khuyết tật cho trẻ theo chính sách của nhà nước
Với trường hợp những cháu không đủ tiêu chuẩn để đến trường như bại liệt nằm một chỗ, mắc bệnh lây nhiễm không thể đến trường, BGH nhà trường xây dựng kế hoạch kết hợp với Trạm y tế xã, tư vấn và hỗ trợ cho cha mẹ trẻ chăm sóc và dạy trẻ tại nhà, phân công bố trí cán bộ, giáo viên sắp xếp thời gian đến kiểm tra sự tiến bộ của trẻ.
Về vấn đề này người quản lý phải thật am hiểu phong tục tập quán của địa phương và hoàn cảnh của trẻ để có cách giải quyết phù hợp, phải tâm huyết với nghề và yêu trẻ, biết phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể đúng lúc, đúng việc và biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh, có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thì chúng ta mới nhận được sự tin tưởng của phụ huynh.
2.3.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lý trong tổ chức bán trú
Đổi mới trong công tác quản lý bán trú là vấn đề mà mỗi người Hiệu trưởng luôn mong muốn và có ý thức tìm kiếm đổi mới để phát triển nhà trường, để tạo uy tín, tạo niềm tin cho các cấp lãnh đạo, cho các bậc phụ huynh, có những vấn đề chúng ta thay đổi, đổi mới có thể phát triển, nhưng có những vấn đề đổi mới lại không phát triển được vì thiếu đi sự phù hợp, có những vấn đề đổi mới phù hợp với nơi này, với trường này nhưng lại không phù hợp với nơi khác hoặc trường khác vì vậy phải lựa chọn sự đổi mới sao cho phù hợp, hiệu quả với trường mầm non Tân Lập tôi đã lựa chọn như sau
Thay việc thu tiền ăn bằng bán phiếu ăn. Để phù hợp với điều kiện ở địa phương là thuần nông, các phụ huynh rất chắt chiu dành dụm cho con ăn bán trú tại trường, nhà trường thu tiền ăn theo tuần và thiết kế phiếu ăn theo mẫu riêng của nhà trường, trong đó có thông tin tên, lớp học của trẻ, tiền nộp, tiền thừa, số buổi đi học của trẻ, cuối tuần phụ huynh cầm phiếu biết con mình đã ăn hết bao nhiêu còn bao nhiêu để mua tiếp cho tuần sau. Trường mầm non Tân Lập là trường bán phiếu ăn đầu tiên ở huyện Bá Thước, được các phụ huynh đồng tình, tạo điều kiện rất thuận tiện cho phụ huynh khi đăng ký cho con ăn và theo dõi tiền ăn của con. Nhà trường thì chủ động trong việc mua lương thực, thực phẩm và thanh toán.
Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh của nhà trường, kiểm tra định kỳ các điều kiện phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc để bổ sung, tu sửa thường xuyên các đồ dùng phục vụ, kiểm tra chất lượng lương thực, thực phẩm giải quy

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_huy_dong_tre_do_tuoi_mau_giao_den_truong.doc