SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng duy trì tốt sĩ số học sinh đi học thường xuyên một cách tốt nhất

SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng duy trì tốt sĩ số học sinh đi học thường xuyên một cách tốt nhất

Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai việc giáo dục cho những mầm xanh tuương lai cho thế hệ mai sau thành những con người có đức, có tài để xây dựng cho đất nước ngày thêm giàu đẹp là việc không chỉ của nhà trường, mà đây còn là vấn đề của cả gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu và bền vững cho trẻ em, là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thương yêu và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa thơ ấu trẻ phải được hưởng một nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện các mặt.

 

doc 21 trang thuychi01 7215
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng duy trì tốt sĩ số học sinh đi học thường xuyên một cách tốt nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai việc giáo dục cho những mầm xanh tuương lai cho thế hệ mai sau thành những con người có đức, có tài để xây dựng cho đất nước ngày thêm giàu đẹp là việc không chỉ của nhà trường, mà đây còn là vấn đề của cả gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội. 
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu và bền vững cho trẻ em, là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thương yêu và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa thơ ấu trẻ phải được hưởng một nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện các mặt.
Nhưng để giúp trẻ phát triển quả thật gặp không ít khó khăn đối với vùng nông thôn xã Cẩm Phong, việc duy trì sỹ số học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi gia đình chưa thực sự chú trọng đến giáo dục mầm non hiện nay. Về cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu nên lớp học rất đông học sinh, đồ dùng học tập không đủ đáp ứng yêu cầu của giáo dục. Mặt khác với xã Cẩm Phong điều kiện kinh tế của người dân không đồng đều, kinh tế nhiều thôn còn nghèo đặc biệt là các thôn làng chài, nhận thức của người dân còn hạn chế, họ chưa thực sự coi trong việc học tập của con em mình dẫn đến tình trạng bỏ học rất nhiều, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và lớp mẫu giáo bé.
Là một người giáo viên mầm non đứng lớp 3 – 4 tuổi tôi rất trăn trở trước tình trạng học sinh bỏ học, vắng học, không ham học. Để duy trì sĩ số học sinh đi học đều là việc vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để học sinh lớp mình đến trường đi học thường xuyên đạt kết quả tốt trong năm học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của Trường nói riêng và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho nghành giáo dục nói chung. 
Đây là một vấn đề nan giải mà bản thân Tôi cũng như những giáo viên 
 khác đều có những băn khoăn trăn trở, tìm ra những biện pháp ''Duy trì sĩ số học sinh đi học thường xuyên" của lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi B.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng duy trì tốt sĩ số học sinh đi học thường xuyên một cách tốt nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng hợp một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi B Trường Mầm non Cẩm phong đi học thường xuyên.
4. Phương pháp nghiên cứu:
          - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
          - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Hiện nay giáo dục mầm non đang phát triển theo hướng tích cực và sáng tạo dựa trên quan điểm sư phạm tích cực nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất.
Điều đó đã được Bộ giáo dục, Sở giáo dục đặc biệt quan tâm, bởi vấn đề phát triển toàn diện cho trẻ được coi là quan trọng không chỉ riêng ở gia đình, ở Nhà trường mà ở toàn xã hội.
Với trách nhiệm là một người giáo viên mầm non, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập, nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng, mỗi một em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu giáo viên không khéo léo thì khó mà duy trì sĩ số lớp mình đạt như mong muốn.
Chỉ vì một lý do nào đó mà một số trẻ em lại không được quan tâm, hoặc đi học không đầy đủ, những học sinh phải nghỉ học nhiều làm mất đi quyền lợi trong học tập của bản thân, các em sẽ không có kiển thức cơ bản để bước vào cuộc sống với nền Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa như hiện nay.
Để có thể giúp trẻ có được tâm lý thoải mái, yên tâm khi đến lớp cũng như niềm vui, hạnh phúc khi cha mẹ đón về, đòi hỏi cô giáo và phụ huynh phải có mối quan hệ chặt chẽ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và để duy trì trẻ đi học đều đặn và thường xuyên hơn.
3 – 4 tuổi là độ tuổi mà bản thân trẻ phải cố gắng rất nhiều vì có những trẻ mới bắt đầu xa gia đình đến trường, vì vậy trẻ rất cần sự quan tâm dạy bảo của người lớn, trong đó cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ một cách tích cực. Là cầu nối giữa trẻ với thế giới xung quanh, để trẻ vừa được chăm sóc, lại được giáo dục tốt nhất ở mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ đi học đều hơn.
Giáo viên và gia đình trẻ luôn phải có thông tin qua lại nhằm có những phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt. Như cần có nhiều những cuốn sách, những chương trình, bài tuyên truyền có nội dung về việc chăm sóc giáo dục trẻ sao là tốt, là phù hợp để các bậc phụ huynh nhận rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề nuôi dạy con như thế nào là tốt và từ đó trẻ đi học đều hơn, góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần hơn.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
	Trường Mầm non Cẩm Phong nằm trên khu trung tâm của thôn Dương Huệ, đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I vào năm 2015. Trường nằm tập trung ở một điểm, gồm 11 lớp học. Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường mầm non Cẩm Phong có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng và có tinh thần trách nhiệm tâm huyết với nghề.
 Nhà trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ hơn, tạo sự phấn khới cho phụ huynh khi đưa trẻ trường. 
	Ban Giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ cô và cháu, điều này có tác dụng rất lớn trong việc vận động trẻ đi học đều hơn.
Đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng phục vụ cho chủ đề và các hoạt động góc, hoạt động chơi.
Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao. Tôi luôn khiêm tốn, học hỏi đồng nghiệp cũng như học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình
2.2. Khó khăn:
Đa số trẻ của Cẩm Phong là nông thôn và dân chài nên đời sống còn nhiều khó khăn nên chưa đủ điều kiện để cho con em đến trường.
Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ chưa đồng đều
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng theo nhu cầu giảng dạy, phòng học còn thiếu, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được theo yêu cầu của giáo dục.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến ngành học mầm non gây nhiều trở ngại cho giáo viên vận động công tác đưa trẻ đến trường ở lớp Tôi phụ trách.
Một số yếu tố khác quan là do trẻ mới đi học, ban đầu rời xa vòng tay của cha mẹ nên trẻ rất hụt hẫng và hay quấy khóc hoặc do phụ huynh ngần ngại về tiền học phí nên không cho con em đi học cho đỡ phần tốn kém, một số cháu ở xa trường không có người đưa đón và một số cháu theo bố mẹ đi làm ăn xa hoặc nghỉ luôn khi bố mẹ đi làm ăn xa.
2.3. Kết quả thực trạng:
Khi được Ban Giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi B năm 2015– 2016 với tổng số trẻ là 34 cháu. Để biết được mức độ trẻ đi học có chuyên cần hay không, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành làm khảo sát như sau:
* Số liệu so sánh tỉ lệ chuyên cần của năm học 2014 - 2015:
Tháng
Tổng số trẻ
Số trẻ đi học chuyên cần
Tỷ lệ %
Tháng 9
33
25
75,7 %
Tháng 10
33
24
72,7 %
Tháng 11
33
24
72,7 %
Tháng 12
33
26
78,7 %
Tháng 1
33
24
72,7 %
Tháng 2
33
24
72,7 %
Tháng 3
33
24
72,7 %
 Nhìn vào bảng khảo sát cho thấy kết quả duy trì sĩ số học sinh còn rất hạn chế, đây là điều kiện bất lợi cho việc duy trì chất lương chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp. Không thể để tình trạng này kéo dài nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra giải pháp nhằm cải tiến các phương pháp tuyên truyền với phụ huynh, gần gũi với phụ huynh nhằm làm cho công tác vận động phụ huynh đưa con em đến trường và duy trì tốt sĩ số học sinh, phục vụ cho công việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
3. Các biện pháp thay đổi thực trạng.
3.1. Bản thân luôn tâm huyết với công việc; đặt tình yêu nghề mến trẻ lên trên.
Khi còn là một nữ sinh, Tôi luôn bị ấn tượng bởi hình ảnh một cô giáo mầm non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh, cô dạy các em múa hát, dạy học chữ... và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Chính vì điều đó mà mà Tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm non. Thế rồi điều ước đó cũng trở thành hiện thực. Mặc dù trong công tác Tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Tôi lại cũng tự trấn an mình nghề nào cũng có sự vất vả khó nhọc, đã lựa chọn con đường này cho mình thì sẽ phải cố gắng đi đến cùng. 
Trong khi công tác để có kết quả cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, người giáo viên phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định trong việc nắm bắt tâm lý và khả năng của trẻ để có cách xác định kế hoạch hợp lý phù hợp với khả năng của trẻ.
	Giáo viên phải sử dụng hợp lý những thủ thuật để trẻ hứng thú thi đua trong các hoạt động học, ăn, ngủ, chơi từ đó trẻ đi học chuyên cần hơn. 
	Lớp của tôi có 34 cháu, trong đó có 11 bé đi học lần đầu tiên còn lại là chuyển từ nhóm dưới lên. Chính vì việc giúp các cháu sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng. Mặc dù đã được bồi dưỡng lý thuyết về các biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường mầm non và bản thân tôi cũng đã trải qua nhiều năm đón cháu mới nhưng đây vẫn là điều trăn trở của tôi khi nhận cháu mới. Mỗi năm đối tượng các cháu khác nhau và cách làm quen cũng phải khác nhau. Phụ huynh thì thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu cũ, cháu mới và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không? giảm tiếng khóc khi phải rời xa bố mẹ đến môi trường mới? Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao đứa con bé bỏng cho các cô ? 
 	Tận dụng môi trường thiên nhiên, đồ chơi ngoài sân trường: Trường Cẩm Phong tuy không lớn lắm nhưng cũng có một sân trường tương đối rộng để các cháu chơi đùa, đi dạoNăm nào BGH cũng cho cải tạo và sắp xếp lại, trang bị thêm nhiều cây xanh đồ chơi ngoài trời. tạo được một sân chơi thoáng mát, sạch, đẹp thu hút sự hứng thú của trẻ và phụ huynh. Đầu năm một số giáo viên sợ cháu khóc thường cho các cháu ở trong lớp, đóng cửa lại không cho các cháu ra chơi ngoài sân vì sợ các cháu gặp người quen sẽ khóc. Nhưng tôi thiết nghĩ: trong lớp mới ngột ngạt, các cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hãi càng tăng. Tại sao mình không cho các bé ra sân trường đi dạo dưới những tán cây để hít thở không khí trong lành? Chính không khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý vui vẻ. Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi theo tôi ngắm nhìn xung quanh hoặc chạy nhảy vui đùa. Đối với những cháu còn lạ, ngơ ngác và khóc thì tôi thường dẫn cháu đi bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve để các cháu cảm thấy bớt nhớ bố mẹ. Dần dần các cháu bị tiếng nói, tiếng hát, đọc thơ và kể chuyện của tôi thu hút. Các cháu không khóc nữa mà hòa cùng vào các bạn tham gia các trò chơi “Thổi bóng” “Bắt bướm” thậm chí “quên” cả mẹ đang đi ở phía sau.
Mặt khác, ngay từ đầu năm học Tôi đã tìm hiểu, nắm bắt được tâm sinh lý và hoàn cảnh gia đình của từng cháu từ đó phân loại học sinh để từ đó có những biện pháp giúp đỡ các cháu về mọi mặt như:
Những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Bố mẹ đi làm ăn xa thiếu thốn về mặt tình cảm, cháu có bố hoặc mẹ bị bệnh hiểm nghèo qua đời Tôi thường đặt ra các chương trình như "Vòng tay yêu thương" hay "Áo ấm tặng bạn". Sưu tầm những bộ quần áo của bạn hoặc của các anh chị lớn hơn mặc đã ngắn, hoặc xin từ các nhà hảo tâm những món quà tuy có giá trị nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần để tặng cho các cháu . 
Những trẻ suy dinh dưỡng, kém ăn: cô phải chú ý tới trẻ giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cơ thể khoẻ mạnh. Trong giờ ăn phải cho trẻ biếng ăn ngồi cạnh những trẻ ăn nhanh, ăn khỏe để động viên, kích thích trẻ bắt trước và ăn hết suất của mình.
Trẻ có biểu hiện bất thường về mặt tâm lý: Cô phải quan tâm, giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản có sự giúp đỡ của cô. Quan tâm động viên kịp thời giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua các chủ đề.
Là giáo viên chủ nhiệm vừa như người mẹ dịu dàng, vừa là người thầy nghiêm khắc, luôn quan tâm đến học sinh, nhất là nắm rõ hoàn cảnh những cháu có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để các cháu yên tâm học tập. Khi đấy giáo viên sẽ nâng cao chất lượng trên trẻ cả về thể chất cũng như kiến thức, là nền tảng để phụ huynh yên tâm và tin tưởng vào cô giáo.
3.2. Chăm sóc, yêu thương trẻ như con tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm khi mang con đến lớp.
Đối với cô giáo mầm non ngoài việc chăm sóc dạy dỗ, cô còn có chức năng vô cùng quan trọng, cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Trẻ hàng ngày đến lớp, gần gũi với cô giáo được cô dạy bảo chăm sóc, từng li, từng tí. Mọi vấn đề trẻ đều dựa vào cô giáo. Chính vì thế ta thường thấy ở trẻ, cô giáo nói gì trẻ đều nghe theo sự hướng dẫn của cô, ở nhà trẻ có truyện gì đều đến lớp kể cho cô giáo. Đôi khi trẻ còn bướng bỉnh không nghe lời mẹ, cái gì trẻ cùng cho cô giáo là trên hết. Trẻ tin tưởng và quí trọng cô giáo. 
Là giáo viên mầm non hơn ai hết đều hiểu rằng trẻ đang được sống trong vòng tay yêu thương, đùm bọc, che chở của mọi người thân trong gia đình. Việc bắt đầu vào trường học là sự thay đổi rất lớn trong tâm lý trẻ nhỏ bởi đây là môi trường hoàn toàn mới mẻ, xa lạ với trẻ, bởi vậy cô phải là người mẹ thứ hai của trẻ. Cô cần có những cử chỉ, lời nói thật gần gũi, thân thiện tạo cho trẻ cảm giác sự gần gũi và yên tâm vào lớp.
VD: khi đón trẻ cô niềm nở, nhẹ nhàng ân cần đón trẻ từ tay phụ huynh có thể dỗ giành trẻ bằng cách tạo các tình huống bất ngờ giúp trẻ quên việc xa bố, mẹ tạo cho phụ huynh niềm tin tưởng khi gửi con vào lớp.
(Hình ảnh cô giáo đón trẻ)
	Hàng ngày trẻ ở trường từ 7h sáng đến 4h30 chiều. Trong suốt thời gian này, trẻ được các cô giáo chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, thân thiện, tạo cảm giác "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Chính vì vậy bản thân tôi luôn coi trọng việc nâng cao chăm sóc tốt cho trẻ tâm huyết với nghề, yêu trẻ như con em của mình và điều đó được thể hiện ở công việc chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, cụ thể như sau:
	Giờ đón, trả trẻ giáo viên phải có trách nhiệm và quan tâm đến sức khoẻ của các cháu, cập nhật những thông tin về sức khoẻ của các cháu với phụ huynh thường xuyên bằng quyển sổ nhật ký đón trả trẻ hàng ngày, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh bùng phát. Với những trường hợp sốt, ốm, phải cập nhật vào sổ nhật ký đón, trả trẻ để tiện cho việc theo dõi và chăm sóc trẻ ngày một tốt hơn.
	Chăm sóc trẻ trong giờ ăn: Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo viên phải luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái. Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gày còm ốm yếu.
	Chăm sóc trẻ qua giờ ngủ: Trong giờ ngủ giáo viên giữ vai trò rất quan trọng, nhất là đối với những trẻ nhỏ, trẻ mới đi học. Cô giáo luôn tạo ra những không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy gần gũi và nhanh hoà đồng với môi trường lớp học. Điều đó được thể hiện qua các giờ ngủ của các cháu, cô giáo luôn tìm hiểu những bài hát ru thật êm đềm, tình cảm, mượt mà để hát ru cho các cháu, đưa các cháu vào những giấc ngủ thật say bằng những tình cảm chân thành của mình đối với các cháu
Ngoài trách nhiệm của người giáo viên, tôi tôi luôn đề cao tình yêu nghề mến trẻ , tận tụy với công việc nuôi dưỡng và dạy bảo trẻ. Bởi vì làm bất cứ công việc gì cũng vậy chỉ trách nhiêm thôi là chưa đủ đặc biệt là với sự nghiệp” Trồng người” chỉ những người yêu nghề và tâm huyết với công việc mình làm mới có được những tìm tòi sáng tạo, nhằm đưa hiệu quả công việc lên cao. Mà ở đây cụ thể là nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ .
Ví dụ: để giữ an toàn cho trẻ yêu cầu cô phải là người luôn quán xuyến bao quát trẻ, hướng dẫn dạy bảo để tránh sự va cham cũng như tai nạn có thể sảy ra.
Hay việc giũ vệ sinh cho trẻ: Giáo viên phải là người luôn quan tâm tới trẻ, yêu thương trẻ như con, tỉ mĩ thận trọng trong việc nuôi dạy trẻ, cho đến việc ăn ngủ, học của trẻ, cô phải dùng mọi cách để trẻ ăn hết suất, ngủ tốt, học tốt mà không gây áp lực cho trẻ, trả đến lớp khỏe mạnh sạch sẽ, chăm ngoan, biết thêm nhiều điều hay, không chỉ là niềm vui của cô mà của cả gia đình, từ đó mới có nhiều phụ huynh yên tâm khi gửi con em mình đến trường, lớp.
3.3. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh nhằm làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.
 Có thể nói từ xưa chúng ta đã có rất nhiều phụ huynh có cách nghĩ chưa đúng về nghành học mầm non, đến trường chỉ để gửi con trẻ hát, múa chứ không được học hành gì cả với cách nghĩ đơn giản đó thì việc không cho trẻ đến trường là điều dễ xảy ra.
	Chính vì thế hơn ai hết thế là giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non phải tuyên truyền rộng rãi đến phụ hunh và cộng đồng về vai trò quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non thông qua các hoạt động như: thông qua các buổi tổng kết học, buổi lễ khai giảng, thông qua các buổi họp phụ huynh để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về hoạt động hang ngày của trẻ. Đến trường trẻ không những được vui chơi, mà còn được học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái đúng như chương trình của Bộ GD&ĐT.
	VD trong buổi lễ khai giảng cho trẻ trẻ biết hát, múa, biết đọc thơ, biết nói những lời hay, ý đẹp để làm vui lòng mọi người qua đó cho phụ huynh thấy rằng đó là kết quả của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Từ đó biết được ý nghĩa của việc đưa con đến trường.
VD: Trong các buổi họp phụ huynh giáo viên có thể trao đổi, trò chuyện với phụ hunh về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ thông qua sách vở của trẻ, thông qua biểu đồ tăng trưởng, giúp phụ huynh phần nào hiểu được việc đi học ở trường mầm non.
	VD: Thông qua góc tuyên truyền với phụ huynh mà giáo viên có thể trao đổi với các bậc phụ huynh về các môn học ở trường của trẻ, hôm nay trẻ học bài gì để nâng cao tầm quan trong của việc đi học ở trường mầm non, giúp phụ huynh yên tâm khi gửi con em mình vảo trường học.
Hình ảnh cô giáo tuyên truyền tới phụ huynh
	Để tạo sự hứng thú, thu hút thích thú đến trường của trẻ thì tôi tăng cường trang trí lớp với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, bắt mắt nhằm thu hút, trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ở các kệ góc được để rất nhiều đồ chơi phong phú như đồ chơi rau, củ quả, các viên gạch nhỏ, các chậu hoa nhiều màu sắc ... và tranh ảnh mô hình phù hợp chủ đề sẽ mang lại hiệu quả cao vì trẻ thích hình ảnh sinh động. 
Hình ảnh trang trí lớp
Mặt khác, vào đầu năm học việc chuẩn bị cho họp phụ huynh là vấn đề khó khăn đôi với tôi vì đa số phụ huynh đều phải đi làm nên tôi chuẩn bị kỹ nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ nhằm giúp cho phụ huynh nắm, hiểu được chương trình của ngành học mầm non và đưa ra ý kiến của mình tôi đã nhận được những 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_duy_tri_tot_si_so_ho.doc