SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Triệu Lộc

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Triệu Lộc

Chúng ta có thể hiểu môi trường xung quanh chúng ta là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động của con người giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường một cách trực tiếp hay gián tiếp.

 Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta. Ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ là một vấn đề hết sức cấp bách, nó len lỏi bao trùm gây bức xúc trong mỗi gia đình, thôn xóm, xã, phường, thành phố, mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại, tương lai và đặc biệt là sức khỏe trước mắt của toàn nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn gia hàng ngày ở tất cả các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cầu cụ thể như tình trạng ô nhiễm mặt đất, không khí, nguồn nước.

Với một môi trường ô nhiễm nặng nề như vậy đã dẫn đến những hậu quả không lường đó là hạn hán lũ lụt xảy ra liên tục ở việt nam tỉ lệ người ung thư, hô hấp ngày càng cao, gần đây nhất như sóng thần sảy ra ở Nhật Bản, Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.

 

doc 27 trang thuychi01 5883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Triệu Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta có thể hiểu môi trường xung quanh chúng ta là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động của con người giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường một cách trực tiếp hay gián tiếp.
 Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta. Ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ là một vấn đề hết sức cấp bách, nó len lỏi bao trùm gây bức xúc trong mỗi gia đình, thôn xóm, xã, phường, thành phố, mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại, tương lai và đặc biệt là sức khỏe trước mắt của toàn nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn gia hàng ngày ở tất cả các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cầu cụ thể như tình trạng ô nhiễm mặt đất, không khí, nguồn nước.
Với một môi trường ô nhiễm nặng nề như vậy đã dẫn đến những hậu quả không lường đó là hạn hán lũ lụt xảy ra liên tục ở việt nam tỉ lệ người ung thư, hô hấp ngày càng cao, gần đây nhất như sóng thần sảy ra ở Nhật Bản, Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Vấn đề môi trường bị ô nhiễm là hiểm họa đối với tương lai phát triển của tất tả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đây là một vấn đề vô cùng rộng rãi và phức tạp đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên của mọi cá nhân, mọi cộng đồng, mọi quốc gia và toàn thể nhân loại trong tất cả các hoạt động và lĩnh vực của đời sống con người. Vì một thế giới ngày mai nói chung, một tương lai một Việt Nam xanh - sạch - đẹp nói riêng và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ mai sau, mỗi người, mỗi nhà và mỗi cơ quan xí nghiệp tập thể chúng ta hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình bởi con người chúng ta là nhân tố quan trọng quyết định cho sự tồn vinh của nhân loại.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều
kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc
dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. 
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý gần gũi với môi trường. Trên cơ sở đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi. Hình thành cho trẻ thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: Vứt rác bừa bãi nơi cộng đồng, dẫm đạp cây xanh... Bên cạnh giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và từ đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ bước sang bậc học tiếp theo.
 Xuất phát từ những lý do và ý nghĩa vai trò quan trọng trên tôi đã quyết định lựa chọn và giành nhiều thời gian tâm huyết để nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Triệu Lộc”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Triệu Lộc” 
. Đối tượng nghiên cứu
 Đội ngũ giáo viên và học sinh khối mẫu giáo trường mầm non Triệu Lộc 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nhóm phương pháp lý luận: Tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết, chứng minh đạt được kết quả
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn tìm ra kết quả
 - Nhóm phương pháp toán học: Là dùng con số toán học để thực hiện trong quá trình nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra: Là thu thập thông tin, chứng cứ để nghiên cứu đề tài
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Thu lại kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ
 - Phương pháp nêu gương khen thưởng: Tìm ra những điển hình tiên tiến
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận: 
Là một người con Việt Nam ai cũng nhận thức được việc gìn giữ và bảo vệ môi trường cho quê hương chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó không chỉ là để có một vẻ đẹp về thiên nhiên, cây cối, hay là quang cảnh mà còn là để cho chúng ta một sức khỏe thật tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa như người ta thường nói “Có sức khỏe là có tất cả”. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ mầm non tương lai của đất nước.
 Hiện nay cùng tầm quan trọng của môi trường xã hội thì môi trường ở các trường học nói chung và trường học mầm non ăn bán trú nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm chú trọng và đặt lên hàng đầu. Vì để đảm bảo cho trẻ có một môi trường phát triển lành mạnh thì việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ mà còn trách nhiệm của mỗi nhà trường mầm non, là một người quản lý giáo dục nhà trường mầm non, giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều quan trọng trong công việc của mình là cần phải tìm ra những biện pháp tốt nhất để giúp cho chị em giáo viên tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ bậc học mầm non một cách hiệu quả.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Môi trường trong trường mầm non bao gồm các khối phòng nhóm lớp theo các độ tuổi, phòng chức năng, sân chơi, cây xanh, con vật, nguồn nước và hệ thống thoát nước...Giáo viên có thể tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục trẻ những kĩ năng tự phục vụ bản thân như tự rửa tay, tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định, vứt rác vào thùng rác một cách nhẹ nhàng mà lại phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về cơ thể và trí tuệ. 
Tuy nhiên nội dung này khi đưa vào thực tế lồng ghép giáo dục cho trẻ chưa thật sự đạt hiệu quả vì đôi khi giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, chưa xây dựng được biện pháp kế hoạch cụ thể để lồng ghép giáo dục trẻ thậm chí ngay bản thân giáo viên cũng không biết mình cần phải giáo dục cho trẻ cái gì? Giáo dục như thế nào?... dẫn đến kết quả không như mong muốn. Đây có lẽ là thực trạng ở các trường mầm non trên địa bàn nói chung và trường mầm non Triệu Lộc chúng tôi nói riêng.
2.2. Thực trạng sáng kiến kinh nghiệm
 * Thuận lợi
 - Trường mầm non Triệu Lộc luôn được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương
và chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện Hậu Lộc.
 - Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khuôn viên trường lớp khang trang. Năm học 2017 - 2018 nhà trường được đầu tư đầy đủ các phương tiện như: máy tính, máy in, lắp mạng intenet phục vụ cho giáo viên soạn bài và tham khảo chuyên môn. 
 - Trường đã hoàn thiện các hạng mục và đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 11 năm 2017, có đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiều cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm liền. 
 - Khuôn viên trường, lớp rộng rãi thoáng mát thân thiện gần gũi với hoạt động của trẻ hàng ngày.
 - Một số giáo viên trẻ mới ra trường đều tốt nghiệp loại khá, có khả năng nắm bắt và tiếp cận nhanh với cái mới, nhiệt tình, linh hoạt trong mọi hoạt động
 - Trẻ được sắp xếp lớp theo đúng độ tuổi, có khả năng nhận thức phù hợp. Có đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn thực hiện chương trình.
 - Đầu năm học nhà trường mở lớp học chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên về bảo vệ môi trường cho mọi cán bộ giáo viên nhân viên học tập, tiếp thu kiến thức, vận dụng để giáo dục trẻ, thông qua các hoạt động trong ngày về BVMT theo hướng tích hợp có chất lượng. 
Ảnh 1: Trường mầm non Triệu Lộc
 * Khó khăn 
	Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trường mầm non Triệu Lộc nơi tôi công tác cũng còn gặp không ít những khó khăn.
 - Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch chuyên môn và chỉ đạo thực hiện chuyên môn còn thiếu sự linh hoạt sáng tạo.
 - Sự tham mưu và phối kết hợp với cấp trên đôi khi còn chưa chặt chẽ. Chưa có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, đánh giá
 - Trong quá trình soạn giảng chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục. 
 - Đa số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào hoạt động trong ngày. 
 - Đa số trẻ của trường tôi là con nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường sân trường, lớp học nhiều trẻ còn vứt rác bừa bãi, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại.
 - Phụ huynh đa số làm nghề nông nên ít quan tâm đến con em mình đặc biệt là vấn đề giáo dục con ý thức bảo vệ môi trường hầu hết các bậc phụ huynh không hề quan tâm đến. Đây là một khó khăn trong vấn đề tuyên truyền và phối kết hợp với các bậc phụ huynh 
 - Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ như: máy chiếu, dụng cụ đồ dùng sử dụng để giáo dục môi trường chưa được đầu tư nhiều như: Thùng rác chưa có đủ và đúng quy cách, tủ giá kệ đựng đồ chơi đã hỏng.
 Qua khảo sát thực trạng về kỹ năng lồng ghép giáo dục BVMT của giáo viên và ý thức, hành vi bảo vệ môi trường ở trường lớp đối với trẻ khối mẫu giáo
 trong nhà trường đầu năm học kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát thực trạng
Bảng 1A: Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên trường mầm non Triệu Lộc
Tổng số giáo viên
Trình độ
Phẩm chất chính trị
Đạo đức nghề nghiệp
Chuyên môn nghiệp vụ
Năng lực sư phạm
ĐH
CĐ
TC
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
16
16
16
0
0
0
16
0
0
0
8
6
2
0
7
7
2
0
Tỷ lệ
100
100
100
50
37.5
12,5
43,7
43,7
12,5
Bảng 1B: + Kết quả đối với giáo viên về bảo vệ môi trường
Tổng số giáo viên
Nội dung khảo sát trên giáo viên
Hiểu biết tầm quan trọng của vấn đề BVMT và luôn gương mẫu
Nắm vững được nội dung, kiến thức chuyên đề giáo dục BVMT cho trẻ
Kỹ năng lồng ghép giáo dục BVMT cho trẻ phù hợp và sáng tạo
Tuyên truyền, phối KH cùng phụ huynh về GDBVMT cho trẻ
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
16
4
4
5
3
4
4
5
3
4
4
5
3
4
5
4
3
Tỷ lệ%
25
25
31,3
18,7
25
25
31,3
18,7
25
25
31,3
18,7
25
31,3
25
18,7
+ Kết quả khảo sát trên trẻ 
Độ tuổi
TS trẻ
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
Biết chăm sóc và bảo vệ cây (tưới nước, nhổ cỏ không bẻ cành)
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp, biết tiết kiệm nước
Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai với môi trường
Nhắc nhở người lớn không được xả rác bừa bãi.
Đạt
KĐ
Đạt
KĐ
Đạt
KĐ
Đạt
KĐ
Đạt
KĐ
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
3 tuổi
77
24
22
22
9
22
24
22
9
22
22
24
9
22
22
24
9
22
22
24
9
4 tuổi
100
29
30
30
11
30
30
29
11
30
29
30
11
30
29
30
11
30
29
30
11
5 tuổi
108
33
33
34
8
34
33
33
8
34
33
33
8
33
34
33
8
33
34
33
8
Cộng
285
86
85
86
28
86
87
84
28
86
84
87
28
85
85
87
28
85
85
87
28
%
30,1
29,8
30,1
10
30,1
30,5
29,4
10
30,1
29,4
30,5
10
29,8
29,8
30,5
10
29,8
29,8
30,5
10
Qua kết quả khảo sát nêu trên, bản thân tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra được một số nguyên nhân cụ thể đó là:
 * Trình độ: 
 - 100% các đồng chí giáo viên có trình độ đại học vì các đồng chí luôn tâm huyết với nghề nghiệp, cố gắng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức cao để tiếp cận tốt với khoa học, kỹ thuật, những bước tiến mới, những phát minh mới trong giáo dục, nhằm đưa những kiến thức tối ưu đến với trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 * Tư tưởng chính trị:
 - Có lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
 - Chấp hành tốt những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành.
 * Đạo đức lối sống:
 - Yêu thương, tôn trọng và gần gũi với trẻ, yêu nghề, tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
 - Trung thực, giản dị, có lối sống lành mạnh, trong sáng.
 - Quan hệ tốt với đồng nghiệp, cộng đồng và cha mẹ học sinh
 - Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tham gia cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
 * Chuyên môn nghiệp vụ:
 - Hiểu biết sâu về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và các nội dung chương trình mầm non hiện nay.
 - Nắm chắc phương pháp dạy học ở trường mầm non và những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ sư phạm trong quá trình giảng dạy.
 - Có những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi mầm non
 - Có những hiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng và những chính sách pháp luật đối với bậc học mầm non.
 - Có những hiểu biết về phong tục tập quán, ngôn ngữ và điều kiện sống của cộng đồng dân cư nơi địa bàn trường đóng.
 * Về kỹ năng sư phạm :
 - Có kỹ năng phân tích chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học
 - Có kỹ năng thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương và tình hình thực tế nhà trường.
 - Có kỹ năng vận dụng các trang thiết bị dạy học, các phương tiện dạy học
 - Có kỹ năng tích hợp nội dung GDBVMT thông qua các chủ đề phù hợp.
 - Có kỹ năng xử lý các tình huống giáo dục .
 - Có kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học 
 - Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người
 - Có kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ.
 - Có kỹ năng tích hợp nội dung GDBVMT vào các hoạt động CS – ND – GD
 trẻ.
 - Có kỹ năng tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức GDBVMT.
Về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm của một số đồng chí đã làm tốt song bên cạnh đó cũng còn có những đồng chí mới đạt được ở mức khá, trung bình là do tuổi nghề của các đồng chí ít, kinh nghiệm chưa nhiều, những hiểu biết về phong tục, tập quán, ngôn ngữ và điều kiện sống của nhân dân trên địa bàn còn chưa sâu rộng, những hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ chưa nhiều, phương pháp dạy học sử dụng đồ dùng còn lúng túng chưa khoa học, năng lực tổ chức, quản lý lớp học còn lỏng lẻo.
Những kiến thức về bảo vệ môi trường, kỹ năng lồng ghép và sự hiểu biết về tầm quan trọng cũng như khả năng tuyên truyền của giáo viên với phụ huynh về BVMT kết quả còn thấp đó là do một số giáo viên chưa nắm vững được kiến thức cũng như chưa có khả năng lồng ghép, tích hợp BVMT vào các hoạt động còn ít, kỹ năng tuyên truyền phổ biến kiến thức với phụ huynh còn hạn chế, chưa thường xuyên liên tục.
Nội dung giáo dục BVMT cho trẻ mẫu giáo kết quả chưa cao đó là do nguyên nhân lượng kiến thức về BVMT đối với trẻ còn nghèo nàn, trẻ chưa được phụ huynh thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích về những nội dung giáo dục BVMT ở gia đình chưa nhiều.
 Từ những kết quả khảo sát thực trạng và những nguyên nhân trên, là một quản lý chuyên môn tôi thiết muốn nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường thì việc đầu tiên là phải giáo dục cho trẻ những ý thức về bảo vệ môi trường. Từ đó tạo cho trẻ một môi trường hoạt động lành mạnh và làm nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện về nhân cách con người. Đây là điều khiến tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để cùng với các đồng chí giáo viên nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện sau đây để chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ khối mẫu giáo đạt hiệu quả hơn 
 2.3. Các biện pháp thực hiện 
 * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường
Thực hiện công văn hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo về việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề hè cho CBQL và giáo viên.
Năm học 2017 - 2018 tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng toàn diện” thực hiện tốt chuyên đề bảo vệ môi trường và một số chuyên đề trọng tâm khác. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên đề bảo vệ môi trường trình với Hiệu trưởng và tham mưu với hiệu trưởng trong việc tổ chức và triển khai nội dung chuyên đề bảo vệ môi trường đến toàn thể CBGV. Đặc biệt chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện lồng ghép phù hợp từng chuyên đề trọng tâm trong năm học vào các nội dung CS - ND - GD trẻ theo từng chủ đề phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt năm học này nhà trường triển khai và thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trong đó chuyên đề bảo vệ môi trường cũng là một nội dung mà nhà trường quan tâm và chú trọng. 
 - Tham mưu Hiệu trưởng hỗ trợ kinh phí, tài liệu, điều kiện về cơ sở vật chất, các học liệu và thời gian để tổ chức thực hiện chuyên đề.
 - Triển khai chuyên đề tại trường đến từng giáo viên.
	Sau khi học chuyên đề lý thuyết BGH đã chỉ đạo xây dựng lớp điểm 2 lớp
khối 5- 6 tuổi, 2 lớp khối 4 - 5 tuổi, 1 lớp khối 3- 4 tuổi và nhận thấy giáo viên đã áp dụng chuyên đề vào thực tiễn, hướng dẫn, giáo dục và tổ chức cho các cháu thực hành bảo vệ môi trường. Kết quả đa số các cháu đã biết giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm lớp, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây (tưới nước, bắt sâu, không ngắt hoa, lá, cành). Biết bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
Ảnh 2: Giáo viên đang học chuyên đề
 * Biện pháp 2: Phân công giáo viên thực hiện.
 - Giao việc là phân công công việc cho từng cá nhân trong một tập thể, để lôi cuốn các đồng chí giáo viên vào các hoạt động một cách tự giác, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_bao.doc