SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp

Như chúng ta đã biết: Thực trạng người khuyết tật Việt Nam nói chung và thực trạng trẻ khuyết tật ở Huyện Nga Sơn nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất và tinh thần. Bởi vì phần lớn người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó việc chăm sóc sức khỏe, học tập, tham gia các hoạt động xã hội của trẻ khuyết tật đều bị hạn chế nên trẻ khuyết tật có nguy cơ bị bạo hành, lạm dụng rất cao.

 “Tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 10,2% người khuyết tật là người cao tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Tỉ lệ người khuyết tật nữ (16,58%) cao hơn nam (13,69%) và có 28,3% người khuyết tật là trẻ em” [1].

Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ Việt Nam đã quy định chi tiết chính sách trợ giúp xã hội đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người mắc bệnh tâm thần mãn tính, hộ gia đình có từ hai người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ.

Việc khiếm khuyết đi một phần về thể chất không làm mất đi giá trị cũng như năng lực của người khuyết tật nhưng do những rào cản vô hình như sự phân biệt đối xử từ cộng đồng cũng như bản thân sự mặc cảm của nhiều người khuyết tật, việc hoà nhập cộng đồng của nhiều người khuyết tật gặp khó khăn.

Trẻ em là tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng là mục tiêu lớn của Chính phủ và xã hội. Trẻ khuyết tật chịu rất nhiều thiệt thòi so với các trẻ bình thường nên cần được quan tâm đặc biệt. Trẻ khuyết tật luôn có tâm lý sợ sệt, mặc cảm, e dè nên cần nhận được sự trợ giúp, cần có các chính sách dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hòa nhập cộng đồng.

 

doc 23 trang thuychi01 15975
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP
Người thực hiện: Vũ Thị Từ
Chức vụ : P. Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Giáp
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu
 1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3- 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
5
2.3.1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục trẻ khuyết tật tới toàn bộ giáo viên trong nhà trường. 
5- 7
2.3.2: Tạo môi trường giáo dục thuận lợi, thân thiện cho trẻ khuyết tật hòa nhập.
8
2.3.3: Hướng dẫn giáo viên, trẻ làm đồ dùng, đồ chơi trong lớp và sưu tầm đồ dùng đồ chơi riêng dành cho trẻ khuyết tật. 
9 - 12
2.3.4: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ khuyết tật hòa nhập. 
13- 15
2.3.5. Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật:
16
2.3.6. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ. 
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
18
3. Kết luận, kiến nghị 
19
3.1.Kết luận
19
3.2. Kiến nghị 
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Thực trạng người khuyết tật Việt Nam nói chung và thực trạng trẻ khuyết tật ở Huyện Nga Sơn nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất và tinh thần. Bởi vì phần lớn người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó việc chăm sóc sức khỏe, học tập, tham gia các hoạt động xã hội của trẻ khuyết tật đều bị hạn chế nên trẻ khuyết tật có nguy cơ bị bạo hành, lạm dụng rất cao.
Theo trang web: https://www.sbv.gov.vn thống kê: “Tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 10,2% người khuyết tật là người cao tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Tỉ lệ người khuyết tật nữ (16,58%) cao hơn nam (13,69%) và có 28,3% người khuyết tật là trẻ em” [1]. 
Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ Việt Nam đã quy định chi tiết chính sách trợ giúp xã hội đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người mắc bệnh tâm thần mãn tính, hộ gia đình có từ hai người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ.
Việc khiếm khuyết đi một phần về thể chất không làm mất đi giá trị cũng như năng lực của người khuyết tật nhưng do những rào cản vô hình như sự phân biệt đối xử từ cộng đồng cũng như bản thân sự mặc cảm của nhiều người khuyết tật, việc hoà nhập cộng đồng của nhiều người khuyết tật gặp khó khăn.
Trẻ em là tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng là mục tiêu lớn của Chính phủ và xã hội. Trẻ khuyết tật chịu rất nhiều thiệt thòi so với các trẻ bình thường nên cần được quan tâm đặc biệt. Trẻ khuyết tật luôn có tâm lý sợ sệt, mặc cảm, e dè nên cần nhận được sự trợ giúp, cần có các chính sách dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hòa nhập cộng đồng.
Nhiều trẻ em khuyết tật không thể đi học cũng do gia đình, cha mẹ các em và chính bản thân các em sợ bị bạn bè trêu chọc. Nhiều người khuyết tật không dám đến các nơi công cộng vì sợ bị nhiều ánh mắt để ý khiến họ cảm thấy tự ti. Ngay tại các doanh nghiệp, người khuyết tật tưởng như được nhiều ưu đãi nhưng thực chất họ lại gặp nhiều khó khăn không mong đợi như cơ sở vật chất, thời gian làm, công việc làm vv..
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập cho trẻ, nhà trường cũng đã chỉ đạo thực hiện giáo dục đến các nhóm lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập, đến các giáo viên tuy vậy trong quá trình tiếp nhận học sinh, nhiều giáo viên giáo viên còn e ngại không dám nhận hoặc có muốn nhận cũng chỉ là bắt buộc một phần do nhận thức, một phần lo lắng về kiến thức, kỹ năng, phương pháp hoặc lúng túng trong cách dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật...Vậy làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn tự tin đến cho trẻ khuyết tật? Là một quản lý được phân công nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, trước vấn đề cấp bách đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng:” Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
+ Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo thực hiện trong giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp. 
+ Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động cho trẻ khuyết hòa nhập. 
+ Nâng cao chất lượng cho trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Tập trung nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện trong giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại trường mầm non Nga Giáp”. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề trẻ khuyết tật. 
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. 
Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998 quy định:” Việc học tập
của trẻ tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình” [2]. 
“Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiềm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, khiến cho các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày gặp khó khăn” [3]. 
Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ chậm phát triển trí tuệ hay trẻ khó khăn về học, trẻ khuyết tật vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật( trẻ có hai hặc nhiều khuyết tật) và trẻ có các dạng khuyết tật khác. 
“Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập là phương thức giáo dục chung trẻ khuyết tật với trẻ không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Ở đó trẻ khuyết tật được giáo dục trong cùng một môi trường với trẻ em không khuyết tật, hòa nhập trẻ khuyết tật và trẻ bình thường trong cùng một lớp học” [4]. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, bộ giáo dục và đạo tạo đã ban hành thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 
01 năm 2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật. Thông tư chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên và người khuyết tật, qua đó có thể thấy rằng bộ giáo dục cũng rất chú trọng, quan tâm đến đối tượng trẻ khuyết tật hòa nhập trong các nhà trường. 
Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bậc học mầm non cả nước nói chung và trường mầm non Nga Giáp nói riêng, đây là cơ hội tốt để trẻ khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng, không còn bị biệt thị được tham gia học tập, vui chơi, chăm sóc, nuôi dưỡng và được đảm bảo an toàn giống như bao trẻ em bình thường. 
Để thực hiện tốt các nội dung giáo dục hòa nhập thì chúng ta phải nhận thức được rằng: Đối với trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non thì việc giáo dục trẻ bình thường đã là một khó khăn thì đối với trẻ em khuyết tật lại càng khó khăn hơn vì vậy đồi hỏi hỏi mỗi giáo viên phải có sự kiên trì, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó có như vậy mới tạo được cho trẻ khuyết tật cảm giác an toàn, yên tâm khi tham gia vào lớp học hòa nhập ở trường mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Những thuận lợi:
- Là trường chuẩn Quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc- giáo dục.
- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống đồ chơi ngoài trời đảm bảo theo quy định. 
- Được Đảng ủy - UBND, các ban ngành đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. 
- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 
- Tỷ lệ trẻ khuyết tật ra lớp đủ 2/2 trẻ (trẻ 5 tuổi) trong đó 1 trẻ khuyết tật vận động, và 1 trẻ đa tật theo điều tra phổ cập.
- Nhà trường có 1 giáo viên được phòng giáo dục và dào tạo Huyện Nga Sơn cử tham gia lớp tập huấn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật năm học 2015- 2016 do Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa mở nên ít nhiều các giáo viên trong nhà trường cũng nắm sơ qua về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập.
* Những khó khăn:
- Số giáo viên giảng dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo chuyên sâu để giảng dạy trẻ khuyết tật và phần lớn giáo viên đều cho rằng giáo dục trẻ khuyết tật không phải là trách nhiệm của họ mà là trách nhiệm của gia đình và các trung tâm giáo dục chuyên biệt bởi họ không được đào tạo để dạy trẻ khuyết tật.
- Nhận thức của người lớn thay đổi kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của trẻ nên trẻ hay trêu chọc, xa lánh hoặc không chơi với các trẻ khuyết tật ở nhà cũng như ở trường.
- Đồ dùng đồ chơi, đồ dùng học tập dành cho trẻ khuyết tật chưa có nên rất hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng đến cho trẻ. 
- Tại các lớp học chưa tạo ra được môi trường thuận lợi, kích thích sự ham thích tham gia các hoạt động của trẻ khuyết tật. 
- Do điều kiện gia đình nên cha mẹ trẻ khuyết tật mãi đến 5 tuổi mới cho trẻ ra lớp. 
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát: Khả năng nhận thức, phương pháp, hình thức, cách tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập của giáo viên, và khảo sát chất lượng các nội dung giáo dục trên trẻ khuyết tật. 
- Khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Tổng số 20 đồng chí. Trong đó: Giáo viên: 12; Cán bộ quản lý: 3; Nhân viên: 5
Tổng số Giáo
Viên
Có những hiểu biết, kiến thức về trẻ khuyết tật, các dạng nhận biết.
Nắm vững cách xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, kế hoạch dạy cho trẻ khuyết tật.
Xây dựng môi trường, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khuyết tật hòa nhập hoạt động
Công tác tuyên truyền, Phối hợp với phụ huynh GD trẻ khuyết tật hòa nhập. 
Kết quả
chung
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
12
4
5
2
1
2
5
4
1
3
5
3
1
3
6
2
1
3
5
3
1
Tỉ lệ %
33.3
41.7
16.7
8.3
16.7
41.7
33.3
8.3
25
41.7
25
8.3
25
50
16.7
8.3
25
41.7
25
8.3
- Bảng khảo sát trẻ: Tổng số trẻ khuyết tật đến trường : 2/2 cháu = 100%.
Tôi tiến hành khảo sát các tiêu chí dành cho 2 trẻ khuyết theo từng tuần của tháng 9 đầu năm học như sau:
Sự tiến bộ của trẻ theo tiêu chí
Tuần 1
tuần 2
tuần 3
tuần 4
Trẻ biết tự đi vệ sinh
+_
+_
+_
+_
Trẻ biết tự rửa tay.
_
_
+_
+_
Trẻ biết tự ăn uống.
_
_
+_
+_
Biết súc miệng chải răng.
_
_
_
_
Biết tự mặc quần áo.
_
_
_
_
Hiểu khi nghe cô và các bạn nói.
+
+
+
+
Biết chơi cùng nhau.
+_
+_
+_
+_
Biết phát âm, nói rõ câu, từ
+_
+_
+_
+_
Biết đi lại 1 mình, biết cầm nắm các đồ dùng.
_
_
+_
+_
Biết tô màu, cầm bút
_
_
_
_
Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.
+_
+_
+_
+_
Thực hiện các vận động thô.
+_
+_
+_
+_
Thực hiện vận động tinh trong giờ tạo hình.
_
_
_
+_
Tuân theo các qui định của lớp.
+_
+_
+_
+
Ghi chú:
	Rõ rệt:+
	Chưa rõ rêt:+_
	Chưa được:_
	Từ kết quả trên tôi thực sự băn khoăn làm sao để trẻ có được kỹ năng nhất, định để trẻ sớm hòa nhập với cô giáo và bạn bè, làm sao trẻ có thể tự tin trong giao tiếp sống biết quan tâm chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh. 
Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập, tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập đến từng giáo viên, từng cá nhân trẻ khuyết tật trong nhà trường. 
2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề: 
Từ việc nhận thức và đánh giá về việc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập, về vai trò của người quản lý, giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó khăn tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện như sau: 
2.3.1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục trẻ khuyết tật tới toàn bộ giáo viên trong nhà trường. 
a, Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập một cách chặt chẽ, khoa học.
Vào đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập xuyên suốt cả năm học cho nhà trường. Để giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với trẻ khuyết tật của các nhóm lớp, tôi đã yêu cầu giáo viên các nhóm lớp có cháu khuyết tật khảo sát tình hình cháu khuyết tật của lớp mình về đồ dùng, khả năng vận động của trẻ để nắm được những nhu cầu của trẻ khuyết tật... Khi xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập, tôi cần xác định nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. Trong trường hòa nhập với sự có mặt của học sinh khuyết tật và học sinh bình thường, đòi hỏi tôi cần phải xác định được nhu cầu cần đáp ứng để tạo điều kiện cho mọi trẻ có thể tham gia hoạt động một cách tốt nhất.
	Ví dụ: Đối với nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập. ( Xem phụ lục I) 
b, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụtrong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tới đội ngũ giáo viên. 
Có thể nói rằng, để giáo viên nắm được yêu cầu và phương pháp tổ chức xây dựng được các tiết học cá nhân cho trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc bồi dưỡng cho giáo viên là rất cần thiết và phải thường xuyên liên tục. Tôi đã bồi dưỡng cho toàn bộ giáo viên trong nhà trường bằng nhiều các hình thức khác nhau như: 
+ Bồi dưỡng lý thuyết: Trước khi vào đầu năm học, cùng với ban giám hiệu nhà trường tôi đã tổ chức cho giáo viên dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức theo nội dung giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập. Bồi dưỡng cho giáo viên nắm được đặc điểm phát triển và khả năng nhận thức của trẻ khuyết tật, xây dựng kế hoạch cá nhân, các tiêu chí đánh giá, cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Đối với độ tuổi trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non, tôi bồi dưỡng cho giáo viên hiểu biết được các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ em mầm non, các dấu hiệu nhận biết các dạng khuyết tật đó và các biểu hiện theo mốc thời gian để xác định đúng loại khuyết tật của trẻ để đưa ra các đánh giá, mục tiêu, phương pháp dạy cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với trẻ khuyết tật vận động thì dấu hiệu nhận biết đó là: 
Trẻ 10 tháng tuổi không tự ngồi một mình, trẻ 2 tuổi không có khả năng tự đi một mình, trẻ 4 tuổi không có khả năng tự cân bằng trên 1 chân trong một thời gian ngắn, trẻ vận động khó khăn hơn so với trẻ ucngf lứa tuổi.
Các biểu hiện theo mốc thời gian để có thể xác định trẻ khuyết tật vận động
( Xem phụ lục 2)
Ví dụ: Đối với trẻ khuyết tật ngôn ngữ thì dấu hiệu nhận biết gồm:
+ Trẻ không quay đầu theo âm thanh
+ Trẻ không mỉm cười với người khác lúc 3 tháng tuổi
+ Không bập bẹ lúc 9 tháng tuổi
+ Không chỉ ngón tay vào đồ vật mà trẻ quan tâm lúc 12 tháng tuổi.
+ Không nói được từ đơn lúc 16 tháng
+ Trẻ 18 tháng không nói được tiếng mẹ.
+ Trẻ 2 tuổi không gọi được tên người thân cha,mẹ, anh em.
+ Trẻ 3 tuổi không nhắc lại được câu đơn giản
+ Trẻ 4 tuổi không nói được câu đủ nghĩa
+ Trẻ 5 tuổi không tiếp xúc và nói chuyện được với người ngoài gia đình. 
Các biểu hiện theo mốc thời gian để có thể xác định trẻ khuyết tật ngôn ngữ
( Xem phụ lục 3)
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho giáo viên, tôi đưa ra các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật như môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động, cách xây dựng kế hoạch, cách tổ chức tiết học chung, tiết học cá nhân, cách đánh giá để giáo viên tự nghiên cứu, thảo luận để từ đó giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật có tại nhóm lớp mình phụ trách.
Hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn tại văn phòng nhà trường.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã tổ chức cho giáo viên ôn lại các phương pháp tổ chức, hướng dẫn, cách thức tổ chức thực hiện, cách điều chỉnh các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà giáo viên khi học ở các trường sư phạm. 
Ví dụ: Tôi cho giáo viên tự ôn một số hoạt động điều chỉnh hoặc thay thế cho trẻ khuyết tật:.
Với hoạt động:” Chạy thay đổi theo tốc độ hiệu lệnh” cho trẻ khuyết tật khiếm thính. Tôi cho giáo viên nhắc lại cách hướng dẫn như: Cho từng trẻ hoặc từng nhóm nhỏ ( 3- 4 trẻ) đứng ở vạch xuất phát. Khi xuất phát cho trẻ chạy chậm, được khoảng 5 m thì cô hô cho trẻ chạy nhanh lên; trẻ chạy được 4- 5 m cô hô cho trẻ chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Yêu cầu trẻ khi chạy phải chú ý nghe khẩu lệnh nhanh- chậm của cô để thay đổi tốc độ chạy cho phù hợp. Sau khi giáo viên nhắc lại cách hướng dẫn tôi cho giáo viên nhắc lại cách điều chỉnh. 
Điều chỉnh theo 2 cách: 
+ Cách 1: Tại đích chạy cần cáo tín hiệu âm thanh nưu tiếng trống, còi,xắc xô. Cô phát âm thanh từ đích; trẻ khiếm thị nghe âm thanh và hiệu lệnh của giáo viên chạy tới hướng phát ra âm thanh
+ Cách 2: Trẻ khiếm thị cùng chạy với các bạn,xong cần có 1 bạn cầm dây chạy trước. khoảng cách giữa trẻ cầm dây và trẻ khiếm thị khoảng 1 m. Chú ý trong khi chạy, không để cho trẻ dẫn đường kéo bạn khiếm thị hoặc dây trùng quá khiếm bạn khiếm thị bị mất định hướng chạy. 
+ Bồi dưỡng qua thực hành: Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên, để giáo viên hiểu rõ hơn về thực hành các tiết dạy cá nhân, tôi tổ chức xây dựng các hoạt động mẫu cho từng loại khuyết tật. 
Ví dụ: Mẫu giáo 5 tuổi xây dựng tiết cá nhân cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
 ( Xem phụ lục 4)
Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo viên những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ khuyết tật tại lớp đó. Những hoạt động giáo viên còn lúng túng như cách tổ chức chơi ở cacsgocs cho trẻ khuyết tật tôi góp ý kỹ hơn để cho giáo viên nắm vững. 
Kết quả: Với việc thực hiện giải pháp trên tôi thấy 100% giáo viên đã nắm vững được cách xây dựng kế hoạch, kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được nâng lên cao rõ rệt, giáo viên không còn lúng túng trong việc xây dựng các kế hoạch, các tiết học cá nhân... 
2.3.2: Tạo môi trường giáo dục thuận lợi, thân thiện cho trẻ khuyết tật hòa nhập:
	Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật.
	 Môi trường giáo dục thuận lợi sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng của các tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nữa đối với trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nảy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. 
Trẻ mầm non là lứa tuổi đầu tiên tiếp xúc với môi trường giáo dục. Cô giáo như mẹ hiền, thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ cháu ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Tôi hướng dẫn giáo viên phải thường xuyên tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tre_khuy.doc