Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhớ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhớ 4-5 tuổi

Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 4-5 tuổi. Khi tham gia hoạt động này, trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Ngoài ra, khi thực hiện các hoạt động tạo hình trẻ cũng vô tình được khám phá ra vô vàn các quy luật của tự nhiên, của xã hội. Đặc biệt, hoạt động tạo hình ngoài chức năng nổi trội nhất là phát triển thẩm mĩ thì cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hình thức tích hợp các môn học như toán học bằng việc trẻ so sánh, tính toán kích thước, tỉ lệ các đối tượng miêu tả hay tích hợp với kĩ thuật bằng việc các trẻ đo đạc, lắp ghép các chi tiết.

Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ trí tuệ và sự nhạy cảm thời đại để thích ứng và phát triển, đang có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp thế giới đó chính là giáo dục STEAM. STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ 4-5 tuổi khi được tiếp cận với phương pháp giáo dục này sẽ có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kĩ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập, làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm toàn diện hơn. STEAM sẽ hướng dẫn và dạy trẻ cách suy nghĩ khoa học, thúc đẩy một cách tự nhiên để trẻ khám phá toán học, khoa học và các khái niệm trẻ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục steam tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.

 

docx 22 trang Huỳnh Nga 07/02/2023 953612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhớ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
-----------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4 - 5 TUỔI
Lĩnh vực /Môn	: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học	: Mầm non
Tên tác giả : Hoàng Thị Huyền
Đơn vị công tác	: Mầm non Cổ Bi
Chức vụ 	: Giáo viên
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Mục lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 4-5 tuổi. Khi tham gia hoạt động này, trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Ngoài ra, khi thực hiện các hoạt động tạo hình trẻ cũng vô tình được khám phá ra vô vàn các quy luật của tự nhiên, của xã hội. Đặc biệt, hoạt động tạo hình ngoài chức năng nổi trội nhất là phát triển thẩm mĩ thì cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hình thức tích hợp các môn học như toán học bằng việc trẻ so sánh, tính toán kích thước, tỉ lệ các đối tượng miêu tả hay tích hợp với kĩ thuật bằng việc các trẻ đo đạc, lắp ghép các chi tiết...
Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ trí tuệ và sự nhạy cảm thời đại để thích ứng và phát triển, đang có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp thế giới đó chính là giáo dục STEAM. STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ 4-5 tuổi khi được tiếp cận với phương pháp giáo dục này sẽ có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kĩ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập, làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm toàn diện hơn. STEAM sẽ hướng dẫn và dạy trẻ cách suy nghĩ khoa học, thúc đẩy một cách tự nhiên để trẻ khám phá toán học, khoa học và các khái niệm trẻ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục steam tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình lớp mẫu giáo nhỡ đã được các giáo viên chú trọng song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, những tồn tại cần được khắc phục. Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ đa phần chỉ được thực hiện các hoạt động vẽ, xé dán, nặn. Việc tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên còn đơn giản, mang nặng tính áp đặt, chưa thực sự giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua quá trình dạy trẻ bản thân tôi luôn mong muốn đựơc áp dụng phưong pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” .
2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: mối liên hệ giữa phương pháp STEAM với hoạt động tạo hình. 
 + Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tạo hình của trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Cổ Bi. 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê,phân tích.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận:
Với kinh nghiệm và sự nhiệt tình tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách vở, đồng nghiệp, qua các lớp bồi dưỡng đào tạo, tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động tạo hình. Chính vì vậy tôi luôn ấp ủ trong lòng mong muốn tổ chức những giờ hoạt động tạo hình sáng tạo, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ được phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt giờ học tạo hình. Nhưng trên thực tế khi tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. 
* Phương pháp STEAM là :
Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo. Việc tiếp xúc với chương trình STEAM cũng làm tăng kiến thức cụ thể của trẻ về tài liệu khoa học, từ đó giúp trẻ có nhiều khả năng khám phá các trung tâm khoa học và chơi đùa hơn nguyên vật liệu. Trẻ thích khám phá các khu vực mà chúng quen thuộc với các tài liệu và nguồn tài nguyên ở đâu có sẵn. Hiểu điều này, giáo viên sẽ khuyến khích các bé tự do thử sức với nhiều ý tưởng khác nhau, và không để cho cảm giác “sợ sai” kiềm chế khả năng của trẻ. Giáo viên sẽ là người luôn lắng nghe đa chiều và mang lại cho trẻ một nền tảng kiến thức thực tế ngay từ khi còn nhỏ. Với những ưu điểm nổi trội trên “Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt tạo hình”  là mang khoa học, công nghệ ,kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.
* Phương pháp STEAM cung cấp cho trẻ một số kỹ năng.
Việc chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng đã dẫn đến sự khác biệt trong giáo dục giữa phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp STEAM. Cụ thể như sau:
 - Lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ sẽ tự khám phá,tự chơi, tự học dưới sự quan sát, tôn trọng sự tự do của giáo viên. Giáo viên chỉ tham gia vào quá trình tìm hiểu của trẻ khi trẻ có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Ngoài ra, mỗi cá nhân trẻ sẽ luôn độc lập về nhận thức và tính cách.
- Trẻ học theo hứng thú và sở thích của mình. Tức là,trẻ được tự do lựa chọn cách thức thực hiện,cách khám phá,tìm hiểu sự vật hiện tượng,nguyên vật liệu học tập hay bất kì thứ gì trẻ sáng tạo ra. Mà giáo viên chỉ là người quan sát nhằm phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để vun đắp, bồi dưỡng thêm. Đồng thời, giáo viên cũng hỗ trợ trẻ trong việc tìm ra những mối liên hệ giữa các lĩnh vực (toán học,kĩ thuật, khoa học,công nghệ và nghệ thuật) có trong sản phẩm trẻ muốn tạo ra nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức một cách toàn diện nhất.
- Sử dụng đồ dùng học tập đặc biệt có yếu tố “sáng tạo” để trẻ được thỏa sức phát huy sự sáng tạo của mình, tận dụng hết những nguyên vật liệu xung quanh nhằm tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý muốn của trẻ.Trẻ phải tự tìm hiểu và tự sửa lỗi cho đến khi đạt được mục đích.
 - Việc tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, tích hợp nhiều lĩnh vực từ đó tạo điều kiện cho trẻ thỏa sức khám phá. Trẻ thích thú, say mê hoàn tất công việc của mình hoặc chuyển sang hoạt động khác nếu cần thiết.
 - Đề cao việc trẻ được “tự học”,hướng đến các hoạt động ý nghĩa và rèn luyện kĩ năng mềm. Trẻ được trải nghiệm thực tế và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Giáo dục STEAM không phải là để trẻ sau này trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư, những kỹ thuật viên hay họa sĩ mà xây dựng cho trẻ có những kĩ năng có thể sử dụng được để hoạt động và phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Đó chính là kĩ năng STEAM. Kĩ năng STEAM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ năm nhóm kĩ năng là: Kĩ năng khoa học, kĩ năng kỹ thuật, kĩ năng toán học và Kĩ năng nghệ thuật.
Kĩ năng khoa học: Phương pháp này xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc giáo dục khoa học - công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Kĩ năng công nghệ: Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là công nghệ.
Kĩ năng kĩ thuật: Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
Kĩ năng toán học: Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày.
Kĩ năng nghệ thuật: Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề.
Giáo dục STEAM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật để mang đến cho trẻ những trải nghiệm thực tế thực sự có ý nghĩa. Việc dạy và học STEAM tăng tính hấp dẫn với trẻ, giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề và hơn nữa cũng giúp trẻ liên hệ được với những gì đã được học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trường mầm non tôi đang làm là một trường nằm giữa trung trung tâm xã Cổ Bi rất khang trang. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độ nghiệp vụ sư phạm, tâm huyết với nghề. Trường gồm có 17 nhóm lớp với tổng số 520 học sinh ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt với 4 lớp mẫu giáo lớn với tổng số học sinh là 168 trẻ, mỗi lớp có 2 cô phụ trách.
Lớp tôi có 33 cháu : 17 cháu nam, 16 cháu nữ .
2.1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường mầm non nơi tôi công tác.
- Giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ chuyên môn tốt,ham muốn học hỏi để nâng cao chuyên môn và chất lượng dậy trẻ.
- Trình độ nhận thức của phụ hunh học sinh nhà trường về tầm quan trọng của công tác chăm sóc giáo dục trẻ cao và rất quan tâm đến các hoạt động của nhà trường.
- Trẻ đa phần đến lớp đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn và đúng độ tuổi.
2.2. Khó khăn.
- Lớp tôi một số trẻ còn nhút nhát. Khả năng tiếp thu của các con không đồng đều. Có nhiều trẻ nhận thức kém hơn các bạn, trẻ chưa được làm quen với các thuật ngữ tạo hình nên còn nhiều lúng túng. kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, làm việc theo nhóm
- Trẻ chưa thực sự sáng tạo trong suy nghĩ.
- Trẻ chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động, chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.
- Một sô phụ huynh học sinh chưa chia sẻ với nhà trường và giáo viên những khó khăn, l uôn có những đòi hỏi không phù hợp với trường công lập nên sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên chưa tốt.
2.3. Khảo sát đánh giá trẻ.
Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với nhóm lớp với từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về khả năng học toán của nhóm lớp mình được giao. Qua những giờ học tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế ở nhiều mặt sau:
Bảng kết quả đánh giá đầu năm
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
%
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
%
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
1.Kỹ năng khoa học
33
5
15%
7
21%
22
66%
2.kỹ năng kỹ thuật
33
4
12%
6
18%
23
69%
3.Kỹ năng công nghệ
33
3
10%
6
18%
24
72%
4.Kỹ năng làm việc theo nhóm
33
5
15%
8
24%
20
61%
5.Khả năng tưởng tượng,sáng tạo
33
4
12%
9
27%
20
61%
6.Kỹ năng chia sẻ
33
6
18%
8
24%
19
57%
7. Kỹ năng toán học
33
4
12%
7
21%
22
66%
3. Một số biện pháp.
Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp trẻ không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.Do đó, để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi theo phương pháp STEAM chính là cách giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình có tính tích hợp, lồng ghép nhiều kiến thức, lĩnh vực cùng một lúc với nhau chứ không đơn thuần là một hoạt động tạo hình thiên về lĩnh vực nghệ thuật.
3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch.
Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt động tạo hình có ứng dụng phương pháp giáo dục steam cho trẻ. Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về steam, về  các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được  phương pháp steam Từ đó, trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tài liệu, tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu cầu có ứng dụng phương pháp steam trong  hoạt động tạo hình.
 Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại địa phương nơi tôi công tác, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động tạo hình tôi đã đưa vào kế hoạch năm học, được triển khai thông qua việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM.
Tháng thực hiện
Nội dung tổ chức hoạt đông tạo hình ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM
Tháng 9
Làm 1 chiếc ghế. Làm 1 bảng tên.
In hình lá hoa bằng dấu vân tay. 
Làm đèn ông sao.
Tháng 10
Cắt dán các hình làm ngôi nhà. 
Giấy gói quà tặng mẹ.
 Vẽ trang trí váy tặng mẹ.
Tháng 11
Bộ bàn ghế mới. Tạo hình từ lá cây.
 Tranh Lọ hoa . Vẽ trang trí bưu thiếp
Tháng 12
Tạo góc nhỏ đón noel. 
Vẽ tranh sang tạo theo cảm nhận. 
Món quà tặng chú bộ đội. 
Tháng 1
Những chiếc rù thoát hiểm
Xe đua bóng bay.
Xây ga ra ô tô. 
Tháng 2
- Trang trí góc nhỏ đón Tết Bức tranh sắc màu. 
In hình lá hoa bằng dấu vân tay.
Tạo hình rau củ quả
Tháng 3
 Nhà của các con vật nhỏ.
Vật cản tiêng ồn
Tháng 4
Chế tạo bè, phao.
Tháng 5
Mô hình lăng Bác. Mô hình tháp rùa 
3.2. Biện pháp 2: Ứng dụng trong tổ chức hoạt động tạo hình.
a. Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM
Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình
Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ 4-5 tuổi theo phương pháp
cho trẻ 4-5 tuổi ứng dụng phương pháp
truyền thống
STEAM
- Bước 1: Tạo hứng thú, giới thiệu
- Bước 1: Tạo hứng thú, giới thiệu
- Bước 2: Hướng dẫn quan sát
- Bước 2: Hướng dẫn quan sát
- Bước 3: Hướng dẫn thực hành
 +Cho trẻ trải nghiệm và chia sẻ
- Bước 3: Hướng dẫn thực hành
- Bước 4: Tổ chức cho trẻ thực hành
 + Phân tích 
- Bước 4: Tổ chức cho trẻ thực hành
 + Áp dụng
- Bước 5: Tổ chức đánh giá
- Bước 5: Tổ chức đánh giá
b. Ứng dụng trong tổ chức hoạt động tạo hình
 Hoạt động tạo hình là quá trình trẻ chơi sáng tạo với màu nước và vô vàn nguyên liệu, điều này tạo cơ hội cho trẻ biết sử dụng phối hợp các nguyên liệu khi tạo ra các sản phẩm, đây là tiền đề để trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kì mà trẻ thu lượm được khi tham gia hoạt động tạo hình.
 * Phương pháp trải nghiệm 
[ Ảnh 1: Giờ hoạt động tạo hình ứng dụng phương pháp steam]
Phân tích
Chia sẻ
Trải nghiệm
Giáo viên khuyến khích trẻ tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Áp dụng
Tổng quát
Vòng tuần hoàn ‘’học tập trải nghiệm’’
- Trải nghiệm: Trẻ làm thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian,trẻ làm trước khi được hướng dẫn cụ thể về cách làm.
- Chia sẻ: Trẻ chia sẻ lại các kết quả, các chú ư và các điều quan sát cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. Trẻ hoc cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối lien quan của chúng.
- Phân tích: Trẻ cùng thảo luận nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại.
- Tổng Quát: Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy trẻ suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế nào.
- Áp dụng: Trẻ sử dụng những kĩ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình. Trẻ trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác - thực hành. 
* Phương pháp nhóm:
Dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học, trong đó trẻ thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được trẻ thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. 
Xác định chủ đề và mục đích : giáo viên và trẻ cùng nhau đề xuất ý tưởng. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của trẻ cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để trẻ lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía trẻ. Giai đoạn này còn được mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến.
 - Thực hiện: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này trẻ thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lí thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của nhóm và thông tin mới được tạo ra.
 	Trình bày sản phẩm : kết quả thực hiện có thể được trình dưới dạng một bức tranh, sản phẩm cụ thể... Sản phẩm của cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. 
[ Ảnh 2: Trẻ giớ thiệu sản phẩm]
	Đánh giá : giáo viên và trẻ đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. 
Đối với trẻ: 
 +Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập.
 + Kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình dạy học khác do khi được tham gia vào nhóm trẻ sẽ trách nhiệm hơn trong học tập so với các hoạt động truyền thống khác trong lớp học.
+ Có cơ hội phát triển những kĩ năng phức hợp, như tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp.
+ Có được cơ hội rộng mở hơn trong lớp học
* Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm:
 Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là đặt đứa trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, xem cá nhân mỗi trẻ với những nhu cầu, hứng thú và năng lực riêng - vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó.
 Vị trí của trẻ:
Trẻ được tham gia vào các hoạt động với cả lớp, trong nhóm nhỏ và cá nhân.
Trẻ được tự đề sướng hoạt động.
Trẻ được tự lựa chọn các hoạt động.
Trẻ được khuyến khích nói lên và chia sẻ ý tưởng của mình.
Vai trò củ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_steam_trong_to_ch.docx