Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng – tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3–4 tuổi ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng – tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3–4 tuổi ở trường Mầm non

1. Các định nghĩa, khái niệm

Tai nạn là gì? Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể.

Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp

2.Các quan điểm

Sinh Thời Bác Hồ từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu trẻ em của Bác Hồ. Đó cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.Bác còn sống Bác đặc biệt quan tâm đến việc ăn học, ngủ nghỉ của trẻ. Thực hiện tư tưởng của người, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, Luật trẻ em có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được đảm bảo; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm.

Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ em một môi trường sinh sống, học tập. vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh. Ngoài việc đảm bảo cho các cháu được ăn, học đầy đủ, cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ.

Vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cơ sở giáo mầm non. Nhưng vẫn có những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thương tích cho trẻ, thậm chí một số trường hợp gây tử vong. Vì vậy rất cần có một môi trường sống an toàn, lành mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho trẻ. Nhưng để hiểu rõ hơn về tai nạn thương tích thì chúng ta cần hiểu về tai nạn thương tích.

 Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ "Tai nạn thương tích".Không ít người khi gặp trẻ bị tai nạn thương tích thì cho rằng đó là rủi ro hay do những lý do khách quan khác mà không nghĩ rằng chính người lớn chúng ta có thể phóng tránh tai nạn thương tích cho con trẻ được nếu như biết cẩn trọng hơn, dạy cho trẻ những kiến thức ban đầu về phòng tránh tai nạn thương tích, dạy cho các con biết nhận ra những nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân và tự biết tránh xa chúng để đảm bảo an toàn cho mình.

Với trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi, đây là độ tuổi hiếu động nhất của bậc học mầm non, là giai đoàn hoàn thiện các chức năng của cơ thể, vì vậy trẻ rất tò mò, muốn được tự mình khám phá thế giới, bên cạnh đó lại chưa có và chưa được trang bị nhưng kỹ năng về phòng và tránh tai nạn thương tích nên nguy cơ xảy ra những tai nạn không mong muốn là rất cao. Chính vì thế tôi hi vọng với đề tài

“ Một số biện pháp phòng - tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non ” tôi mong sẽ góp phần nào đó giúp giáo viên, các bậc phụ huynh và cả cộng đồng nêu cao hơn trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn trẻ biết tự phòng tránh tai nạn thương tích, có những biện pháp hiệu quả hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

Do giới hạn về kinh phí và thời gian nghiên cứu, tôi chỉ xây dựng và nghiên cứu thực trạng về phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp và trường tôi, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao vốn hiểu biết cũng như ý thức của mọi giáo viên, của phụ huynh trong việc bảo vệ tính mạng chính con em mình và của tất cả trẻ em nói chung trong bậc học mầm non.

 

docx 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 13435
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng – tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3–4 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tên đề tài:Một số biện pháp phòng – Tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
	Lĩnh vực: Tích hợp lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực
 Họ và tên tác giả: H’ Ruôi Niê Kdăm
 Đơn Vị: Trường Mầm non Sơn Ca
	Krông Ana, tháng 4 năm 2019
	MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
2
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I
Đặt Vấn đề
3 - 4
II
Mục đích nghiên cứu
4
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I
Cơ sở lí luận của vấn đề
5 – 6
II
Thực trạng vấn đề 
6 – 7
III
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
7 – 18
IV
Tính mới của giải pháp
18 – 19
V
Hiệu quả của sáng kiến
19 – 20
PHẦN THỨ BA: PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
I
Kết luận
21 
II
Kiến nghị
21 – 22
TÀI LIỆU THAM THẢO
24
	Đề tài: “ Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ
3 - 4 tuổi ở trường mầm non ”
	Phần thứ nhất :MỞ ĐẦU
	I. Đặt vấn đề
“ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đó là câu nói thể hiện đúng bản chất của trẻ em, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ em nói chung. Đối với trẻ mầm non nói riêng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng, và một trong số những điều quan trọng đó chính là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến trường, đến lớp. Bởi trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của gia đình, là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà của toàn xã hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non nói riêng.
Nói đến trường mầm non người ta sẽ nghĩ ngay đến việc chăm sóc và an toàn là trên hết, sau đó mới quan tâm đến chất lượng học tập. Sở dĩ như vậy vì trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về thể lực, trí lực cũng như nhân cách, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham học hỏi, muốn hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh mình. Đây là giai đoạn trẻ muốn được khám phá, trải nghiệm, từ đó hình thành kỹ năng, vốn sống cần thiết cho cả cuộc đời về sau của trẻ. Cũng chính bởi sự hiếu động, tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh, nhưng vốn sống và vốn kinh nghiệm của trẻ còn quá ít, trẻ còn non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó là sự thờ ơ, bất cẩn, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm cần thiết của một bộ phận người lớn, đồng thời là sự thiếu về điều kiện chăm sóc-cơ sở vật chất không đảm bảo vệ sinh...cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích cho trẻ.
Hiện nay hàng ngày chúng ta nghe không ít thông tin truyền thông nói về những vụ tai nạn thương tích ở trẻ em, thậm chí những tai nạn dẫn đến tử vong ở trẻ...mà nguyên nhân gây ra tai nạn một số là do sự bất cẩn của người lớn, một số do điều kiện cơ sở vật chất, một số khác do môi trường sống xung quanh tác động, không ít trẻ phải đánh đổi tính mạng, một số trẻcòn phải chịu tàn tật suốt đời, đây là một vấn đề nhức nhối, đáng lưu tâm của các cấp các ngành và đặc biệt nỗi đau của chính gia đình những trẻ bị tai nạn thương tích. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa, thậm chí ngăn chặn tuyệt đối tai nạn thương tích cho trẻ em nói chung và trẻ trong trường mầm non nói riêng,làm thế nào để cho các con tự mình biết được và phòng tránh được những nguy cơ mất an toàn đối với bản thân? Đó là câu hỏi mà tôi đang băn khoăn và đi tìm lời giải đáp. Bản thân là giáo viên mầm non, tôi nhận thấy được sự quan trọng hơn hết về vấn đề đảm bảo an toàn cho các con trong những giờ ở trên trường trên lớp, chính vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non”
Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu và khẳng định rằng với trẻ mầm non nếu chúng không được vận động, không trải nghiệm thì chúng sẽ trở thành những “chú gà công nghiệp”, và tương lai chúng sẽ trẻ thành một cỗ máy lỗi thời và cũ nát. Đúng như vậy, với một đứa trẻ nếu chúng thông minh, lanh lợi đương nhiên chúng là những đứa trẻ hiếu động. Vậy làm thế nào vừa giúp các con thỏa mãn được nhu cầu đúng với lứa tuổi của mình mà đồng thời lại đảm bảo được sự an toàn về tính mạng cũng như thể chất cho chúng? vấn đề này được rất nhiều các nhà lãnh đạo- quản lý trường học và các bậc phụ huynh quan tâm.
Trường Mầm non Sơn Ca là trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của PGD, Đảng uỷ, UBND xã, và sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng với sự tin tưởng của các bậc cha mẹ học sinhluôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của lãnh đạo nhà trường, của ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chính vì vậy cơ sở vật chất tương đối khang trang, sạch, đẹp, đảm bảo sự an toàn khi trẻ đến trường đến lớp vui chơi. Tuy nhiên trường vẫn còn tồn tại nhiều những bất cập trong việc sắp xếp các khu vui chơi hợp lý, một số đồ dùng đồ chơi cũ chưa được sửa sang thay thế kịp thời, một số lớp giáo viên chưa thận trọng trong việc bố trí các đồ dùng dạy học cũng như các ổ điện chưa hợp lý nên dẫn đến việc mất an toàn cho trẻ khi tham gia vui chơi và học tập, một số bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm sát sao khi đón con ra vui chơi sau giờ học và đặc biệt trẻ chưa có hiểu biết và tự mình phòng tránh tai nạn thương tích.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng thông qua đề tài: “ Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non ” và mong muốn đây sẽ là tài liệu giúp cho các cô giáo và các bậc phụ huynh nghiên cứu, tìm ra những giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tai nạn thương tích không đáng tiếc xảy ra cho trẻ ở trường cũng như ở trong gia đình.
II. Mục đích nghiên cứu
Trẻ có kiến thức đơn giản về tai nạn thương tích từ đó biết tự mình tránh xa những mối nguy hiểm có nguy cơ gây mất an toàn cho chính mình và cho người khác.
Giáo viên Mầm non có những kiến thức sâu hơn, biết những xử trí ban đầu khi trẻ gặp tai nạn thương tích, đồng thời có cách sắp xếp phù hợp tránh được những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ đến trường đến lớp.
Phụ huynh có những kiến thức tốt hơn về phòng tránh tai nạn thương tích từ đó kết hợp với giáo viên để giúp cho trẻ có những kỹ năng tốt nhất không những ở độ tuổi mầm non mà là hành trang để trẻ tự tin hơn trong những bậc học kế tiếp
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I .Cơ sở lý luận của vấn đề
	1. Các định nghĩa, khái niệm
Tai nạn là gì? Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể.
Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp
2.Các quan điểm 
Sinh Thời Bác Hồ từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu trẻ em của Bác Hồ. Đó cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.Bác còn sống Bác đặc biệt quan tâm đến việc ăn học, ngủ nghỉ của trẻ. Thực hiện tư tưởng của người, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, Luật trẻ em có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được đảm bảo; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm. 
Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ em một môi trường sinh sống, học tập. vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh. Ngoài việc đảm bảo cho các cháu được ăn, học đầy đủ, cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ.
Vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cơ sở giáo mầm non. Nhưng vẫn có những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thương tích cho trẻ, thậm chí một số trường hợp gây tử vong. Vì vậy rất cần có một môi trường sống an toàn, lành mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho trẻ. Nhưng để hiểu rõ hơn về tai nạn thương tích thì chúng ta cần hiểu về tai nạn thương tích.
	Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ "Tai nạn thương tích".Không ít người khi gặp trẻ bị tai nạn thương tích thì cho rằng đó là rủi ro hay do những lý do khách quan khác mà không nghĩ rằng chính người lớn chúng ta có thể phóng tránh tai nạn thương tích cho con trẻ được nếu như biết cẩn trọng hơn, dạy cho trẻ những kiến thức ban đầu về phòng tránh tai nạn thương tích, dạy cho các con biết nhận ra những nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân và tự biết tránh xa chúng để đảm bảo an toàn cho mình.
Với trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi, đây là độ tuổi hiếu động nhất của bậc học mầm non, là giai đoàn hoàn thiện các chức năng của cơ thể, vì vậy trẻ rất tò mò, muốn được tự mình khám phá thế giới, bên cạnh đó lại chưa có và chưa được trang bị nhưng kỹ năng về phòng và tránh tai nạn thương tích nên nguy cơ xảy ra những tai nạn không mong muốn là rất cao. Chính vì thế tôi hi vọng với đề tài 
“ Một số biện pháp phòng - tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non ” tôi mong sẽ góp phần nào đó giúp giáo viên, các bậc phụ huynh và cả cộng đồng nêu cao hơn trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn trẻ biết tự phòng tránh tai nạn thương tích, có những biện pháp hiệu quả hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Do giới hạn về kinh phí và thời gian nghiên cứu, tôi chỉ xây dựng và nghiên cứu thực trạng về phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp và trường tôi, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao vốn hiểu biết cũng như ý thức của mọi giáo viên, của phụ huynh trong việc bảo vệ tính mạng chính con em mình và của tất cả trẻ em nói chung trong bậc học mầm non.
II. Thực trạng vấn đề 
Đối với giáo viên mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và điều tra thực trạng ở trường mầm non tôi thấy một số thuận lợi, khó khăn sau.
Thuận lợi 
Cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã đạt được yêu cầu an toàn cho trẻ.
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học đường được hoạt động tốt.
Có phòng y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cứu ban đầu; bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện trung tâm y tế xã, y tế huyện.
Giáo viên có ý thức trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống sảy ra hằng ngày.
Khó khăn 
Trường tôi là một ngôi trường nằm ở khu vực ở vùng khó khăntrường có 5 phân hiệu, chính vì vậy luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành và ban giám hiệu trường về cơ sở vật chất, nhờ vậy ngôi trường ngày một khang trang và sạch đẹp hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tiềm ẩn về tai nạn thương tích cho trẻ mà tôi còn băn khoăn như: Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên còn chưa thuần thục, kiến thức về xử trí khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng túng, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đôi khi còn chưa phù hợp, còn ngượng ép, các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích còn hạn chế, hay sự phối hợp với phụ huynh chưa thường xuyên, trực tiếp do cha mẹ trẻ đi làm, trẻ do ông bà, anh chị , đưa đónvà đặc biệt là vấn đề một số trẻ được phụ huynh quan tâm, chăm sóc, bao bọc nhiều nên đa số trẻ chưa có kỹ năng nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích, trẻ trong lứa tuổi này rất hiếu động, tò mò, khám phá xung quanh, thích trải nghiệm nên đôi khi xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Đây cũng chính là thực trạng chung của các trường mầm non, từ những thực trạng nêu trên tôi đã thực hiện khảo sát tình hình thực tế của trẻ của trường, lớp tôi trước khi thực hiện đề tài như sau:
Bảng khảo sát thực trạng về việc phòng tránh tai nạn thương tíchcủa trẻ đầunăm học( số lượng : 35 trẻ )
STT
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích
17/35
49%
2
Biết nhận ra những mối nguy hiểm cho bản thân
20/35
57%
3
Biết giúp bạn tránh xa những nơi nguy hiểm
16/35
46%
Từ kết quả khảo sát thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao ý thức và kỹ năng phòng và tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 – 4tuổi, làm thế nào để nâng cao được kiến thức cho giáo viên về xử lý ban đầu khi không may trẻ gặp tai nạn thương tích, phải phối hợp và tuyên truyền phụ huynh như thế nào để từ đó họ giáo dục con em mình thêm những kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích? Và tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
III. Các giải phápđã tiến hành để giải quyết vấn đề:
- Giải pháp 1: Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích ngoài lớp học.
Đối với trẻ, môi trường hoạt động ngoài lớp học góp phần hết sức quan trọng trong quá trình học tập và vui chơi trên trường của trẻ, là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài lớp học trẻ được tiếp xúc, trải nghiệm với thiên nhiên với những sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó giúp phát triển và dần hoàn thiện các giác quan, tư duy cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ được hoạt động ngoài lớp học giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái, hứng thú hơn khi được đến trường đến lớp.
Nói như vậy để khẳng định sự cần thiết khi tạo dựng một môi trường ngoài lớp học đối với trẻ. Hiện nay không phải trường mầm non nào cũng có điều kiện để xây dựng môi trường ngoài lớp học tốt, đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, vì vậy câu hỏi đặt ra đó là làm sao chúng ta có thể xây dựng môi trường ngoài lớp học vừa sạch- đẹp - an toàn?
Đối với trường tôi, là một ngôi trường nằm ở vùng khó khănđã thành lập được 10 năm nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ hoạt động ngoài lớp học như: một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời đã quá niên hạn sử dụng,vì vậy những mấu sắt của xích đu, những cầu trượt bị vỡ hư hỏng..., rất mất an toàn cho trẻ. Khi trẻ không may bị những vật sắc nhọn của xích đu đâm vào sẽ dẫn đến việc trầy xước da, chảy máu thậm chí có những trường hợp những mẫu nhọn của xích đu lâu ngày không được sửa chữa kịp thời có thể gây nên tai nạn thương tích nghiêm trọng, trẻ có thể bị thủng đầu, rách chân tay, nhiễm trùng uốn ván...,
 Đồ chơi cũ Đồ chơi mới
Vì trẻ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy, cho nên chúng ta cần bỏ đi hoặc sửa lại những đồ chơi khi phát hiện chúng bị hư hỏng, không dùng tôi kiến nghị với nhà trường bỏ gọn vào một chỗ. Huy động cha mẹ trẻ lao động thụ dọn..
Ngoài ra khi hoạt động ngoài lớp học trẻ rất cần đến một sân chơi thoáng mát, sạch sẽ không bị trơn trượt. Vì vậy khi xây dựng sân chơi cho trẻ cần chú ý đến việc chọn vật liệu là gạch lát sao cho phù hợp, không bị trơn trượt để tránh việc trẻ bị té, ngã, trầy xước khi hoạt động ngoài trời.
Đây là một số mẫu gạch đảm bảo an toàn cho trẻ, không bị trơn khi trẻ chạy nhảy ở ngoài sân trường.
Đối với trường học nói chung và đặc biệt là trường mầm non thì việc xây dựng cổng và tường rào bao quanh rất quan trọng. V́ ở lứa tuổi mầm non ư thức và sự nhận biết các mối nguy hiểm rất ít. Do vậy để đảm bảo an toàn cho tính mạng của trẻ thì việc cây dựng tường rào bao quanh trường là rất cần thiết. Tường rào phải cao, kín để những kẻ xấu không thể lợi dụng trèo vào trèo ra hay thậm chí bắt cóc trẻ.
Tất cả các lan can trong trường phải được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ, 
Đồng thời khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí (như hơi than tổ ong, khí ga ...) gây nên ngộ độc không khí cho trẻ. Bể nước ở xa khu sân chơi và lớp học, luôn được đậy nắp, khóa cẩn thận giáo viên thường xuyên kiểm tra sự an toàn của các vật dụng trên nếu có hư hỏng, không an toàn báo ngay lại cho nhà trường sửa chữa khắc phục.
	- Giải pháp 2: Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trong lớp học.
Đối với trẻ mầm non, trường lớp gắn bó với các con như gia đình, đây có thể gọi là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì thế tất cả mọi thứ trong ngôi nhà thứ hai ấy luôn luôn phải được quan tâm, làm sao cho lớp học sạch- đẹp- đảm bảo an toàn cho trẻ, từ những vật dụng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ để sách vở hay sàn nhà, tường, không gian lớp học..., Để làm tốt việc đảm bảo an toàn và xây dựng môi trường trong lớp phòng tránh được tai nạn thương tích thì mỗi giáo viên chúng ta phải phát huy hết khả năng của mình, phải làm việc bằng cái tâm, lòng yêu thương con trẻ thật sự.
Giáo viên là người mẹ thứ hai của trẻ, là người trực tiếp quản lý trẻ và gần gũi với trẻ thường xuyên nên việc tạo cho không gian lớp học gọn gàng- sạch sẽ, sắp xếp lau dọn lớp một cách khoa học là việc làm thường xuyên, nhưng chúng ta cũng cần để ý một số vấn đề như;
Khi sắp xếp các kệ để đồ dùng học tập của trẻ, ngoài sách vở các cô cần chú ý đến những đồ dùng như: kéo, bút chì, hay đồ chơi ở các góc nếu như có vật sắc nhọn thì chúng ta để trên cao, xa với tầm với của trẻ. Bởi vì với trẻ 3 - 4 tuổi rất hiếu động, trong quá trình chơi trẻ có thể tò mò lấy những đồ dùng đồ chơi và xảy ra những tai nạn như: kéo cắt phải tay, bút chì đâm vào mặt, mắt bạn, gây nên những chấn thương không mong muốn.
Sắp xếp kệ an toàn
Từ việc luôn bên cạnh trẻ và quan sát trẻ thì người giáo viên mầm non cần phải nhanh mắt nhanh tay loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng tạo thành những vật nguy hiểm, ví dụ như: đồ chơi lắp ghép cũ, bị bể hoặc sứt mẻ, tạo thành những vật nhọn trong quá trình trẻ chơi có thể đâm vào tay, chân trẻ..., Ngoài ra như chúng ta đã biết với trẻ ở độ tuổi này rất tò mò, muốn được tự bản thân mình khám phá trải nghiệm. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan sát kỹ để loại bỏ những đồ chơi có kích thước nhỏ như: hạt vòng, hay nhẫn của trẻ có thẻ bị rơi ra và trẻ lấy đó làm đồ chơi để chơi mà các con không lường trước được nguy hiểm, có thể nuốt hay nhét vào mũi, tai..., rất nguy hiểm cho tính mạng.
Loại bỏ đồ chơi nguy hiểm mất an toàn
Một vấn đề quan trọng không kém khi chúng ta xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp học đó là việc bố trí các phích cắm, ổ cắm điện nhiều chỗ còn bất cập, một số trường lớp các ổ cắm điện còn thấp, trẻ có thể với tới, mà với trẻ 3 - 4 tuổi trong gia đoạn này là giai đoạn muốn được thể hiện bản thân, muốn được thử làm những công việc của người lớn, do vậy khi thấy các ổ cắm và phích cắm điện trẻ có thể bắt chước ba mẹ làm, sửa điện, và tự mình lấy tay hay lấy những vật khác chọc vào ổ điện dẫn đến những tai nạn về điện giật rất đáng tiếc. Thậm chí có những trường hợp tai nạn thương tích do điện dẫn đến việc trẻ tử vong vì trẻ vô ý hay cố

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_t.docx