Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp Chồi trường Mầm non Pơ Lang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp Chồi trường Mầm non Pơ Lang

Cơ sở lý luận.

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngôn ngữ đặc trưng cho dân tộc mình, ngôn ngữ đó đặc trưng cho một nền văn hoá truyền thống, tiêu biểu cho một đời sống xã hội và Việt Nam cũng vậy, Tiếng Việt - Một ngôn ngữ thân thương mang đậm nét của người dân tộc ta. Tiếng việt rất quan trọng nhưng vẫn còn ở một số vùng cao vùng khó khăn, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số vẫn chưa thể nghe hoặc có cháu thậm chí không thể nói được tiếng việt, tại lớp học của tôi các cháu hầu như là người đồng bào dân tộc Êđê và dân tộc Tày, trẻ dân tộc thiểu số học ở lớp Mầm Non này thường sống ở vùng miền núi, môi trường giao lưu hạn chế, hiểu biết về tiếng việt của cha mẹ chưa thật tốt, thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong gia đình và cộng đồng nên quá trình học tiếng việt cho trẻ thường có những khó khăn, khi đến lớp các cháu thường ngại hòa đồng và rất ít nói chuyện, dù cô có nhiều cố gắng trong việc giao tiếp với các cháu nhưng hầu như các cháu chỉ thích nói chuyện với cô bằng tiếng việt khi cần thiết, vì vậy kết quả học tập của các cháu rất là thấp.

 Trẻ Dân tộc thiểu số có nhiều nhu cầu khác nhau cần được hỗ trợ khi đến trường mầm non, một trong những nhu cầu quan trọng nhất đối với nhóm trẻ này là phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường tiếng việt. Điều này đã được chứng minh trong báo cáo EDI năm 2012 và 2014 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về kết quả phát triển của trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực khác nhau, kết quả báo cáo trên đã gợi ý cho chúng ta cần phải tập trung vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong quá trình giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

- Căn cứ thông tư số 28/2016/T-BGDĐT ngày 30/12/2016 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hàng kèm theo thông tư số 17/2009/TT BGDĐT ngày 27/7/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.

- Căn cứ thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ban hàng chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.

- Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017- 2018 của trường mầm non Hoa Pơ Lang. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ 4-5 tuổi, Lớp Chồi phân hiệu buôn Dur I Trường Mầm non Hoa Pơ Lang bao gồm:

 + Cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số.

 + Giúp trẻ đồng bao dân tộc thiểu số nói, hiểu rõ tiếng phổ thông.

 

docx 26 trang hoathepmc36 28/02/2022 6481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp Chồi trường Mầm non Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là một ngành nghề luôn luôn được nhà nước, chính phủ, các ban ngành đoàn thể quan tâm hàng đầu. Bởi Giáo dục mầm non chính là sự rèn luyện và học hỏi từ những cái nhỏ nhất, cái tự nhiên, cái gần gũi và thân thương nhất. Từ đó, có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm.mà khi ở nhà cha mẹ trẻ không thể làm được. Và cũng bởi vì ngành Giáo dục mầm non chính là cái nôi đầu tiên, là bước đệm để các cháu sẵn sàng về tâm lý cũng như thể chất khi bước vào môi trường học mới (trường tiểu học) giúp các cháu thích nghi và hòa nhập tốt với môi trường xã hội khác hoàn toàn khi các cháu học mầm non.
 Trong toàn ngành giáo dục nói chung và công việc dạy của giáo viên mầm non nói riêng. Việc giúp các em học sinh trong độ tuổi mầm non phát triển tốt vốn tiếng việt, đặc biệt là các cháu Dân tộc thiểu số, các cháu nhỏ ở những vùng khó khăn vừa có thể hòa nhập với các bạn cùng trang lứa ở ngoài đô thị vừa có thể nói được tiếng việt là điều hết sức quan trọng. Bản thân là một giáo viên mầm non và năm học 2017 – 2018 này tôi đã được nhà trường phân công giảng dạy tại lớp chồi phân hiệu Buôn Dur I, nơi đây là vùng thuộc diện khó khăn tỷ lệ hộ nghèo lên tới 60%, người dân sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Lớp học của tôi cũng đa phần là các cháu người đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình không chỉ đến đây để dạy dỗ các em mà con phải nâng cao vai trò của mình hơn nữa trong việc giúp các cháu dân tộc thiểu số phát triển và hòa nhập tốt nhất với cộng đồng và đặc biệt là phát triển vốn tiếng việt cho các cháu. Chính vì vậy, Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp chồi Trường Mầm Non Hoa Pơ Lang”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Mục tiêu của đề tài:
 + Đưa ra một số biện pháp cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp chồi Trường Mầm Non Hoa Pơ Lang
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Tìm hiểu và nghiên cứ thực trạng trạng, là đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng
 + Áp dụng một số biện pháp cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp chồi Trường Mầm Non Hoa Pơ Lang.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Giúp trẻ 4-5 tuổi nói rõ tiếng phổ thông.
 4. Giới hạn của đề tài.
 - Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số.
 - Lớp chồi phân hiệu Buôn Dur I: Trường Mầm non Hoa Pơ Lang - Xã Duk măn - Huyện Krông Ana.
- Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
 5. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giải thích, đánh giá số liệu thu được thông qua nghiên cứu.
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát,
 Quan sát những hoạt động của trẻ hiểu sâu tâm lý, tính cách của trẻ cách tổ chức của giáo viên sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển vốn từ tiếng việt.
- Phương pháp điều tra
 Điều tra bằng phiếu 
c) Phương pháp thống kê toán học
- Dựa trên các tiêu chí để phân tích đánh giá sản phẩm, tổng hợp đối chiếu tính %.
c) Phương pháp trực quan: Tạo một môi trường xanh, sạch, đẹp và thoáng mát, nhiều tranh ảnh phù hợp với trẻ.
 d) Phương pháp thực tiễn: Đến nhà nơi trẻ sinh sống, biết hoàn cảnh, lý do động viên cho cha mẹ cháu nói tiếng việt nhiều hơn.
 II. Phần nội dung 
1. Cơ sở lý luận.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngôn ngữ đặc trưng cho dân tộc mình, ngôn ngữ đó đặc trưng cho một nền văn hoá truyền thống, tiêu biểu cho một đời sống xã hội và Việt Nam cũng vậy, Tiếng Việt - Một ngôn ngữ thân thương mang đậm nét của người dân tộc ta. Tiếng việt rất quan trọng nhưng vẫn còn ở một số vùng cao vùng khó khăn, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số vẫn chưa thể nghe hoặc có cháu thậm chí không thể nói được tiếng việt, tại lớp học của tôi các cháu hầu như là người đồng bào dân tộc Êđê và dân tộc Tày, trẻ dân tộc thiểu số học ở lớp Mầm Non này thường sống ở vùng miền núi, môi trường giao lưu hạn chế, hiểu biết về tiếng việt của cha mẹ chưa thật tốt, thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong gia đình và cộng đồng nên quá trình học tiếng việt cho trẻ thường có những khó khăn, khi đến lớp các cháu thường ngại hòa đồng và rất ít nói chuyện, dù cô có nhiều cố gắng trong việc giao tiếp với các cháu nhưng hầu như các cháu chỉ thích nói chuyện với cô bằng tiếng việt khi cần thiết, vì vậy kết quả học tập của các cháu rất là thấp.
 Trẻ Dân tộc thiểu số có nhiều nhu cầu khác nhau cần được hỗ trợ khi đến trường mầm non, một trong những nhu cầu quan trọng nhất đối với nhóm trẻ này là phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường tiếng việt. Điều này đã được chứng minh trong báo cáo EDI năm 2012 và 2014 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về kết quả phát triển của trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực khác nhau, kết quả báo cáo trên đã gợi ý cho chúng ta cần phải tập trung vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong quá trình giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
- Căn cứ thông tư số 28/2016/T-BGDĐT ngày 30/12/2016 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hàng kèm theo thông tư số 17/2009/TT BGDĐT ngày 27/7/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
- Căn cứ thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ban hàng chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
- Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017- 2018 của trường mầm non Hoa Pơ Lang. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ 4-5 tuổi, Lớp Chồi phân hiệu buôn Dur I Trường Mầm non Hoa Pơ Lang bao gồm:
 + Cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số.
 + Giúp trẻ đồng bao dân tộc thiểu số nói, hiểu rõ tiếng phổ thông.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 * Khảo sát đầu năm
 Tình hình của lớp
+ Tổng số 39, Nữ 24, Dân tộc 33
+ Giáo viên: (2 giáo viên đạt chuẩn)
Kết quả khảo sát thực trạng về mức hiểu, nói tiếng việt của trẻ đầu năm trường mầm non Hoa Pơ Lang
 + Kết quả khảo sát 
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
1
Phát triển nhận thức
10
26
29
74
2
Phát triển ngôn ngữ
13
33
23
67
3
Phát triển thẩm mỹ
14
36
23
64
4
Phát triển tình cảm- XH 
15
38
24
62
5
Phát triển thể chất
13
33
26
67
 Qua kết quả biểu đồ cho thấy số trẻ chưa thành thành thạo tiếng việt khá nhiều và dẫn đến quá trình học tập của cháu thấp, đã đặt ra một câu hỏi lớn cho bản thân tôi là phải làm sao để thay đổi tình trạng cấp bách này và việc cho trẻ Dân tộc thiểu số làm quen với Tiếng việt là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với Tiếng việt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp, cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt.
* Ưu điểm: Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, tìm tòi, sáng tạo trong các tiết học, thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động theo từng chủ đề nhằm cng cấp vốn tiếng việt của trẻ.
* Hạn chế:Vì lớp học do tôi phụ trách 85% số học sinh là trẻ đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc nghe và hiểu tiếng phổ thông của trẻ còn hạn chế: Vì vậy đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng trên trẻ so với mặt bằng chung của trẻ 4-5 tuổi.
 - Nguyên nhân chủ quan:
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập nhằm tăng cường tiếng việt của trẻ chưa phong phú về chủng loại và chất liệu, thẩm mỹ.
	- Giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Kĩ năng nhận biết và phát âm chữ cái của trẻ chưa tốt, nhiều trẻ còn bị ngọng, số ít trẻ đồng bào chưa hiểu và nói thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt.
- Nguyên nhân khách quan: Vì là trường nằm trong vùng khó khăn nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho môn học còn thiếu, đồ dùng đồ chơi trong ngoài lớp còn hạn hẹp, diện tích lớp học chật hẹp, chưa đúng điều lệ quy định trường mầm non.
 - Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động trong giờ học.
- Phụ huynh 100% là nông dân, công việc thường bận rộn nên chưa thật sự quan tâm và đầu tư vào việc học của trẻ, một số phụ huynh lại chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn.
 Xuất phát từ thực trạng như vậy, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp để đưa một số biện pháp cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ tại trường được nâng cao. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Giúp trẻ hiểu nhanh , học nhanh và có thể nói được Tiếng việt một cách lưu loát.
 - Ghi nhớ lâu hơn những gì cô dạy bảo qua các hoạt động học hàng ngày của trẻ.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 - Nội dung cho trẻ dân tộc thiểu số nói và hiểu được Tiếng việt phải dựa trên nhiều yếu tố và được thực hiện thông qua kế hoạch sinh hoạt hàng ngày và được tích hợp vào các môn học ở mọi lúc mọi nơi như : 
Giải pháp 1: Tạo môi trường tiếng việt phong phú, hấp dẫn, gần gủi với trẻ.
Để gây hứng thú cho trẻ làm quen với tiếng việt, giáo viên cần phải có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường ngôn ngữ nói thật phong phú, độc đáo, hấp dẫn và sáng tạo. Trang trí lớp theo nội dung chủ đề, theo nội dung kiến thức cần cho trẻ nhận thức. Môi trường lớp trẻ hoạt động thay đổi chủ yếu được trang trí bằng sản phẩm của trẻ và sản phẩm do cô và trẻ tự tạo để kích thích khả năng quan sát, sự tò mò, ham hiểu biết và để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm, được tắm mình trong môi trường tiếng việt.
* Môi trường ngoài lớp học
Với quan điểm giúp trẻ làm quen với tiếng việt ở mọi lúc, mọi nơi và để tạo ấn tượng cho trẻ ngay từ khi bước chân vào lớp, ở mảng tường ngoài cửa lớp trẻ có thể nhận ra ngay những hình ảnh quen thuộc của mình và của các bạn trong lớp kèm theo những từ tương ứng với hình ảnh, một sự gần gũi, thân quen sẽ đến với trẻ. Và trẻ cũng bắt gặp những hình ảnh của chủ đề, những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, xé, cắt dán từ tạp chí, họa báoĐây cũng là mảng tường để bố mẹ trẻ thấy được hiện bé đang hoạt động ở chủ đề nào để mỗi ngày khi đưa trẻ đến lớp hay đón trẻ ra về, phụ huynh có thể phối kết hợp với giáo viên trò chuyện với trẻ về hình ảnh, về từ giúp trẻ làm quen thêm hay củng cố, rèn phát âm, chính xác hóa lại các từ có trong từ đó mà cô đã cung cấp cho trẻ. Những hình ảnh, câu, từ này được cô thường xuyên thay đổi để kích thích sự hứng thú của trẻ
 Việc cải tạo môi trường Xanh, sạch, đẹp 
 Ví dụ: Lợi thế sân trường bằng phẳng, rộng. Tôi đã kết hợp với Đoàn thanh niên của trường trồng cây xung quanh trường để tạo bóng mát cho trẻ như: Cây xà cừ, cây sao, cây bàng, cây phượng, giao cho bảo vệ chăm sóc và trồng thêm hoa, cây bằng Lăng. Cô giáo sẽ có dịp tăng cường tiếng Việt cho trẻ về từ “Cây phượng” trẻ vừa hiểu được từ, vừa được thấy được cây, được quan sát thực tế màu của hoa phượng của chủ đề: Thế giới thực vật.
Hình ảnh cổng trường
Hình ảnh cây xanh để che bóng mát
 Trẻ biết dùng nước tưới cây cảnh, đồng thời trẻ được quan sát sự phát triển của cây qua chăm sóc cây, trẻ biết tên các loại cây qua môi trường thực tế, cho trẻ tiếp cận phát âm, ôn phát âm những từ đã học, làm quen, cung cấp những từ mới, qua chơi với nước trẻ còn thử nghiệm vật chìm, nổi, chơi thả thuyền dưới nước, bằng các vật liệu trong thiên nhiên, trẻ hứng thú khám phá ra những điều mới lạ khi vui chơi cùng các bạn.
 - Khi cho trẻ khám phá môi trường thiên nhiên giáo viên không nhất thiết phải thực hiện tiết dạy trong lớp học mà có thể cho cháu học ngoài trời giáo viên dễ dàng dạy thực tế như đề tài khám phá khoa học “ Tìm hiểu môi trường xung quanh” Như về sự phát triển của cây hoặc một số loại cây, cây làm cảnh, cây cho bóng mát, cây cho quả để ăn, cây lấy gỗNgoài ra môi trường thiên nhiên còn giúp cho trẻ được ngắm nhìn, được tìm hiểu khám phá các loại động vật, các loại phương tiện qua lại gần gũi cùng trẻ, không chỉ khám phá mà qua quan sát còn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ nói thông qua trò chuyện cùng cô từ đó giúp cho trẻ hứng thú học tập và giáo viên cũng dễ dẫn dắt trẻ vào bài học hơn.
 Ví dụ: Như phát triển Nhận thức “Cây trong trường bé” trước khi vào bài cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” thông qua nội dung của bài hát cô dẫn dắt cháu vào bài để tìm hiểu về các loại cây được dễ dàng và lô gic hơn.Vừa đàm thoại khi cô đặt ra câu hỏi cô và trẻ giúp trẻ vừa có thể thích thú khi nói chuyện với cô vừa tạo điều kiện trẻ học tiếng việt tốt hơn.
Bên ngoài lớp học là “Bé yêu thiên nhiên” với những cây, hoa, rau, mỗi loại cây cô đều gắn biển tên tương ứng, hàng ngày trẻ được tiếp xúc và làm quen tên gọi của từng loại cây, điều này không những giúp trẻ khám phá thế giới tự nhiên mà con giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ
 Hình ảnh hoạt động chăm sóc tưới cây
 * Tạo môi trường trong lớp học.
Đối với việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm hết sức quan trọng vì theo tôi nghĩ môi trường có gần gũi, có thân thiện thì học sinh mới hứng thú tham gia vào các hoạt động, chính vì vậy nên tôi rất chú ý đến phần trang trí môi trường trong lớp học, Việc trang trí lớp học cho trẻ 4-5 tuổi khác hẳn so với việc trang trí ở lớp mầm và nhà trẻ, đó là trên mỗi góc đều có hình ảnh gợi mở và có chữ viết để tạo môi trường cho trẻ làm quen dần với tiếng việt.
+ Góc phân vai, tôi tạo môi trường tiếng việt lên các mặt hàng, viết tên một số thực phẩm cây ăn quả, rau ăn lá, các loại nước giải khát, bánh kẹotương tự các góc khác tôi đặc biệt chú trọng trang trí tạo môi trường tiếng việt đa dạng phong phú giúp trẻ “học mà chơi, chơi mà học”
Hình ảnh góc phân vai
+ Góc sách- thư viện: Ngoài việc giáo viên thường thay đổi tranh ảnh, sách truyện, thơ theo chủ đề thực hiện thì tôi còn sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao theo từng chủ đề và in thành tranh to, sau khi trẻ học xong tôi treo vào góc đến giờ chơi trẻ có thể chỉ và đọc theo.
Hình ảnh trẻ xem tranh ảnh
+ Góc học tập: Trên mảng tường trống tôi thiết kế một bảng các ô vuông đủ màu sắc có tiêu đề “Hôm nay bé học gì?” để khi trẻ học song cho trẻ tìm đúng màu sắc đúng hình ảnh cô cho trẻ cắt dán hình ảnh vào từng ô. Qua các chủ đề, các tiết học.
+ Góc trang trí chủ đề thường xuyên thay đổi phù hợp theo chương trình 
Khi trang trí chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” tôi thực hiện như sau:
	- Chuẩn bị: Bút màu, giấy vẽ, hồ dán, kéo, các hình ảnh trên hoạ báo, tạp chí, xốp màu, giấy màu...
- Cách trang trí: Tôi cho trẻ vẽ, tô màu hay cắt hình ảnh về hiện tượng thiên nhiên trong báo, tạp chí... Có nội dung tranh, theo mục đích của cô.
Ngoài ra trên mỗi đồ dùng cá nhân của trẻ như: Cốc uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt, ngăn tủ đựng cặp của trẻ đều kí hiệu bằng hình ảnh với màu sắc và khác nhau. Trên cửa sổ của lớp, tôi làm rèm cửa bằng dây hoa, dây lá, bằng những chùm nho, quả cà chua được làm từ giấy, xốp bitis, hộp sữa chua probi.., xen kẽ trên mỗi chùm nho, quả cà chua...tôi dùng decal màu sắc để cắt cái dán lên, điều này không chỉ làm lớp học thêm sinh động mà còn giúp trẻ hàng ngày được tri giác tiếng việt thường xuyên.
 Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú tích cực hoạt động tiếng việt thông qua việc làm quen các tác phẩm văn học, thông qua các môn học khác, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi.
 * Hoạt động tiếng việt thông qua việc làm quen các tác phẩm văn học
Sách và truyện có tranh rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ, khả năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng nói lưu loát, nhận biết được các mẫu câu, các từ khó, sự tập trung chú ý, phát triển tốt kỹ năng lật sách.Khi cô kể chuyện thì trong câu chuyện phải gần gủi và thân thuộc. Nếu có thể, ta kể những câu chuyện gần với trẻ về dân tộc về văn hóa địa phương của trẻ.Truyện cần lặp đi lặp lại nhiều từ, nhiều phân đoạn vì như vậy sẽ giúp trẻ nhớ lâu và trẻ có thể tham gia hóa thân vào vào nhân vật như đóng kịch nhờ đó trẻ sẽ ghi nhớ Tiếng việt hơn. Kể chuyện giúp trẻ học tiếng việt cũng phải thông qua từng bước cụ thể và rõ ràng như sau:
 + Giới thiệu câu chuyện và các nhân vật trước khi đọc truyện
 + Kể lại câu chuyện, sử dụng các đạo cụ minh họa 
 + Giới thiệu các từ chính của câu chuyện thông qua hành động và tiếng địa phương 
 + Đọc lại câu chuyện nhưng đặt câu hỏi cho trẻ trước, trong và sau khi kể chuyện 
 + Kể lại câu chuyện thông qua hoạt động đóng kịch 
 + Với trẻ có khả năng tiếng việt tốt, cần khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện, cho các bé này kể trước và có thể kể theo từng đoạn một.
 Ví dụ: Truyện “Chú Dê đen và Dê trắng”Cô có thể sử dụng những con rối để giới thiệu vào nhân vật từ dáng đi, tiếng kêu, tính cách, đặc điểm của từng con vật. Vì khi thực hiện như vậy vừa khơi dậy sự tò mò, thích thú vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát và ghi nhớ lâu .Sau đó, Cô cho trẻ xem con dê thật qua một đoạn video và hỏi trẻ đã từng thấy con vật này chưa? Nó ăn gì? Sống ở đâu?
Hình ảnh các con vật trong truyện được cắt ra từ video
Cô cần phát âm ra những từ lặp đi lặp lại trong câu chuyện “Dê kia mày đi đâu” “tôi đi tìm lá non và nước suối mát để uống” và bảo trẻ học thuộc để đem vào đóng kịch.Và cuối cùng là cô có thể cùng với trẻ tham gia đóng kịch để vừa tạo sự thân thiện vừa gợi ý, hướng dẫn trẻ nói lưu loát hơn.
* Tích hợp môn làm quen tiếng việt trong các môn học khác
Việc tích hợp để ôn luyện, củng cố từ tiếng việt đã học vào các môn học được giáo viên mầm non đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý tích hợp vào môn học nào cho phù hợp, đưa nội dung cần tích hợp vào hoạt động khác một cách nhẹ nhàng và thu hút trẻ, tránh tình trạng gò ép, máy móc rập khuôn. 
	* Tích hợp tiếng việt thông qua môn âm nhạc. 
	Cũng tương tự như môn làm quen văn học, khi ta tổ chức trò chơi âm nhạc “Nhìn hình đoán tên bài hát” những hình ảnh này sẽ được giấu sau mỗi ô cửa, trên mỗi ô cửa sẽ được kí hiệu bằng các hình ảnh đã học, nhiệm vụ của mỗi đội chơi sẽ chọn ô có gắn tranh nào và xem nội dung tranh để đoán tên bài hát phù hợp.
	* Tích hợp tiếng việt vào môn khám phá khoa học.
	Ví dụ: Khi dạy tiết khám phá về một số loại quả
	Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Qua cầu hái quả” lồng ghép củng cố tăng cường tiếng việt đã học bằng cách dán màu sắc lên quả và yêu cầu trẻ đi qua cầu hái quả có màu sắc mà cô mong muốn.
	* Tích hợp tiếng việt thông qua môn tạo hình 
	VD: Trong lúc quan sát môi trường thiên nhiên hay tranh ảnh nghệ thuật đẹp tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm tôi khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ thể hiện cái ý muốn cảm xúc của trẻ đối với hiện tượng xung quanh.
 VD: Con nhìn thấy bạn Y Phong hôm nay chơi đồ chơi gì trong lớp? Hôm qua được nghỉ học Bố mẹ đã cho các con đi chơi ở đâu? Ở đó con thấy có gì đẹp không? Hãy kể cho cô và các bạn nghe nào ?
 Cô tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi mở, giúp trẻ củng cố vận dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội được ở các hoạt động khác nhau và môi trường xung quanh trẻ và môi trường cô đã cung cấp, tôi luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết.
 VD: Con cho cô biết con sẽ nặn thêm gì cho con cá? Có cách nào khác để nặn con cá không?
 Muốn nặn con cá đẹp con phải nặn thêm những chi tiết gì vào nữa?đồng thời thăm dò khả năng của trẻ để trẻ mưu tả những gì trẻ sẽ làm.
	* Tích hợp tăng cường tiếng việt vào hoạt động góc
	+ Đối với góc học tập:
	- Cho trẻ, xếp tranh rời theo mẫu, xếp thứ tự bức tranh
để tạo thành bài thơ tìm tranh trong đoạn thơ.
- Cho trẻ tô, đồ tranh theo nét chấm mờ, tô màu tranh còn thiếu trong bài thơ...
+ Đối với góc nghệ thuật: Tôi cho trẻ nặn vẽ, cắt, xé, dán theo ý thích từ bột mì cô đã nhào và trộn với nhiều màu sắc khác nhau, làm tranh nối số rỗng bă

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cung_cap_von_tieng_vi.docx