Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trường Mầm non

Cơ sở lý luận

Dựa và những cơ sở sau đây để xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu.

Quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước qua văn kiện Đại hội VII lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị định, quyết định của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhận thức về kế hoạch hoạt động của Hội phụ huynh học sinh trong việc xã hội hóa giáo dục.

Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. Đặc biệt chú trọng về chủ trường xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.

Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hòa - Xã hội - Chủ nghĩa Việt Nam (01/2/1998) tôi nghiên cứu những điều kiện có liên quan về trách nhiệm của phụ huynh với nhà trường.

Nghị quyết của Chính phủ số 90 ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Tôi nghiên cứu kỹ về chủ trương xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.

 

doc 17 trang hoathepmc36 7522
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục 
Trường Mầm non
I. Phần mở đầu: 
I.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là một vấn đề vừa là tư tưởng lớn vừa là vận động, vừa là giải pháp đồng thời lại chính là con đường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết số 90 ngày 21/8 / 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa chỉ rõ: bản chất của xã hội hóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các từng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, với đặc điểm, tính chất của bậc học giáo dục mầm non, thì đòi hỏi tính xã hội hội hóa càng cao, việc giáo dục cho các cháu mầm non rất quan trọng, là nền tảng giúp các cháu phát huy đầy đủ tư chất của mình ở những bậc tiếp theo, sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện.
Để thực hiện tốt việc giáo dục và chăm sóc các cháu trong trường mầm non, không chỉ có trách nhiệm của nhà trường và giáo viên mà còn có vai trò không thể thiếu được của các bậc phụ huynh và toàn xã hội có được cộng đồng trách nhiệm tốt của nhà trường gia đình và xã hội thì công tác chăm sóc giáo dục cháu mầm non mới đạt hiệu quả tốt,chất lượng giáo dục trường mầm non ngày càng nâng cao.
Từ lý do trên là người cán bộ quản lý trường mầm non, tôi nhận thức được vai trò công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là hết sức cấp thiết để góp phần nâng cao chất lượng trong nhà trường nên tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non ” để nghiên cứu nhằm rút ra những biểu biết trong quá trình làm công tác quản lý.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục tôi xin đưa ra một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương và ở đơn vị mình. Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện cả về nhân lực, tài lực, vật lực. Huy động cả cộng đồng tham gia làm công tác giáo dục để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang, Xã Dur Kmăn, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk lăk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Áp dụng ở trường Mầm non ở vùng có học sinh Dân tộc thiểu số khó khăn, 
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
a.Phương pháp trò chuyện:
Thông qua các buổi sinh hoạt, hổi họp, các đại hội trong nhà trường,vào giờ đón trả trẻ hàng ngày để tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi với các đối tượng như: phụ huynh học sinh, các giáo viên để giúp tôi hiểu rõ nhận thức và ý kiến của các đối tượng trên về công tác xã hội hóa giáo dục.
b. Phương pháp quan sát.
Tôi đã dành thời gian để quan sát các hoạt động trong nhà trường như:
Hội giảng giáo viên giỏi
Hội thi bé khoẻ, bé ngoan.
Hội nghị bé khéo tay
Đại hội phụ huynh học sinh.
Các buồi sinh hoạt, ngày hội sơ kết khi quan sát tôi chú ý đến tinh thần thái độ của các bậc phụ huynh học sinh trong việc kết hợp chăm sóc giáo dục nhận thức trách nhiệm của phụ huynh học sinh qua các hội thi cho giáo viên, các cháu và kết quả đạt được.
c. Phương pháp thống kê:
Tôi đã tập hợp và thống kê đối chiếu số liệu các hoạt động trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang và sự tích cực hỗ trợ của hội phụ huynh học sinh từ năm học 2013-2014 đến năm học 2014 – 2015 như sau:
Kết quả thi đua, danh hiệu nhà trường.
Kết quả phong trào chuyên môn
Kết quả các hội thi cháu
Sức khỏe cháu và duy trì sĩ số cháu.
Sự đóng góp của phụ huynh học sinh cho các hoạt động nhà trường.
 d. Phương pháp dự giờ
Tôi cùng với tổ chuyên môn dự giờ được 86 tiết, qua hội giảng, thanh tra toàn diện, xây dựng chuyên đề, xây dựng tiết mẫu, Qua đó tôi nắm bắt được cơ bản chất lượng chuyên môn giáo viên và các lớp, hiểu được sự kết hợp ủng hợp từ phía phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
II. Phần nội dung 
II.1. Cơ sở lý luận
Dựa và những cơ sở sau đây để xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước qua văn kiện Đại hội VII lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị định, quyết định của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhận thức về kế hoạch hoạt động của Hội phụ huynh học sinh trong việc xã hội hóa giáo dục.
Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. Đặc biệt chú trọng về chủ trường xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.
Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hòa - Xã hội - Chủ nghĩa Việt Nam (01/2/1998) tôi nghiên cứu những điều kiện có liên quan về trách nhiệm của phụ huynh với nhà trường.
Nghị quyết của Chính phủ số 90 ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Tôi nghiên cứu kỹ về chủ trương xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.
II.2.Thực trạng
- Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã Dur Kmăn; thuộc vùng đặc biệt khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng vũ trang năm 2002; Đa số nhân dân là đồng bào DTTS; đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Chủ yếu là trồng cây lúa nước. Nhà trường gồm có 8 điểm học nằm rãi rác ở các thôn buôn
* Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV:
- Tổng số có 40 cán bộ GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 33 đ/c, NV phục vụ có 4 đ/c. Số CBVC biên chế: 25; 
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: GV đứng lớp 100% đạt chuẩn, Trên chuẩn có 19 đ/c đạt 47,5%. Đội ngũ giáo viên luôn thay đổi
- Đặc điểm về CSVC: Có 18 lớp, Trong đó có 1 lớp Tư thục; bếp đảm bảo VSATTP, 
 + Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn thiếu thốn nhiều - đồ dùng đồ chơi trong trường đảm bảo an toàn- vệ sinh- đẹp, được sắp xếp hợp lý.
- Đặc điểm về học sinh:
+ Tổng số có 424 cháu/ 18 lớp. Trong đó: Nhà trẻ 4 nhóm: 62 trẻ, MG bé + nhỡ 4 lớp: 234 trẻ, MG lớn 8 lớp – 150 trẻ 
+ Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường.
 a.Thuận lợi, Khó khăn:
Thuận lợi
	 - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước, các đoàn thể ban ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường.
	- Đội ngũ Cán bộ, giáo viên nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
	- Hội Cha mẹ học sinh của trường rất quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia hỗ trợ vào các hoạt động của nhà trường. 
	- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt kế hoạch được giao. 
	 Khó khăn: 
	- Trường có 8 điểm học cách xa nhau. Đường sá đi lại khó khăn, phức tạp; mùa mưa lầy lội; có điểm học đã xa mà lại phải vượt qua đèo khúc khuỷu
	- Cơ sở vật chất do sử dụng đã trên 20 năm và xây dựng không cùng giai đoạn nên chất lượng đã xuống cấp trầm trọng và quy mô cũng chưa phù hợp mầm non.
	- Số lượng giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt trên chuẩn còn nhiều. Giáo viên vừa đi học, vừa đi làm nên ảnh đến chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
 	Qua khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. 
b.Thành công- hạn chế
Trong khi vận dụng đề tài này vào thực tế nhà trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang, một gặp một số hạn chế như:
	- Mới đi vào khuôn khổ, nề nếp, quy củ thì hầu hết giáo viên rất khó chịu, không đồng tình, nhiều đồng chí tỏ ý phản đối...
	- Xây dựng đội ngủ cán bộ cốt cán để ủng hộ đề tài này rất tốn nhiều thời gian và năng lực; bởi vì họ còn hạn chế về năng lực lãnh đạo...
	Tuy nhiên, Vẫn có những thành công nhất định để áp dụng đề tài này cho nhà trường: đó là được sự ủng hộ của tận tình của chính quyền địa phương, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là chi bộ nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh 
c.Mặt mạnh- mặt yếu
Trong quá trình thực hiện đề tài này; chúng tôi có những mặt mạnh sau: 
	- Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số Cán bộ viên chức; số giáo viên này được đào tạo trình độ chính quy, rất bài bản.
	- Kịp thời xây dựng các đoàn thể trong nhà trường đi vào hoạt động ổn định, nề nếp; nhất là Chi bộ( có 11 đảng viên)
	Tuy nhiên chúng tôi gặp một số mặt yếu như: giáo viên mới tuyển dụng hầu hết từ khi ra trường chưa được đứng lớp giảng dạy, do đó trình độ chuyên môn và nhất là thực hiện chương mình Giáo dục MN mới còn rất hạn chế.
	Do đặc thù của nhà trường nên đội ngũ giáo viên luôn luân chuyển, thay đổi liên tục ở các năm trước đây; nhà trường biến thành nơi rèn luyện chuyên môn vững vàng cho giáo viên rồi lại chuyển đi. 
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân thành công của công tác xây dựng xã hội hóa giáo dục trường mầm non, theo tôi bước đầu đã thành công nhờ các yếu tố chính
	* Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của người quản lý
	* Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc. 	
	* Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý của người Hiệu trưởng.
	* Bồi dưỡng đội ngũ toàn diện về nhận thức và hành vi.
	* Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vì danh dự.
	* Không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có được những phẩm chất đạo đức và phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý để hoàn thành được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
f.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để quán triệt các văn bản, nghị quyết của Ngành, chỉ đạo quản lý nhà trường thông qua các quy chế... để nâng cao trình độ nhận thức tư tưởng cho đội ngủ giáo viên, nhân viên trong nhà trường
 - Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ trường Mầm non được học tập tới 100% cán bộ GV đầu năm học.
- Quy chế chuyên môn, chương trình, kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, thực hiện đổi mới tại 100% nhóm – lớp, các chuyên đề được triển khai thực hiện tốt.
- Quy chế tuyển sinh được thông báo công khai sau khi được giao chỉ tiêu từ đầu tháng 7 hàng năm. 
 - Quy định về lương – công tác tài chính : Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách của các cấp, các ngành . Xét duyệt lương đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. Thu chi theo quy định của cấp trên – Có quy chế chi tiêu nội bộ được thông qua Hội nghị Viên chức hàng năm.
- Thực hiện dân chủ hoá: Chính quyền cùng Công đoàn – Đoàn Thanh niên dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường, quy chế làm việc trong BGH, quy chế phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn.
- Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng GV, Hiệu trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định đó.
- Xây dựng cao ý thức tự giác của cán bộ GV – NV 
- BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm.
- GV đạt khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá - tốt có chiều hướng tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế một số GV cắt xén thao tác, quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra.
- Nhân viên : Có nhiều cố gắng trong công tác, có tiến bộ trong thực hiện giờ giấc làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh, Không còn nhân viên nào có sức ỳ, chưa tự giác, nhận lỗi rồi lại tái phạm, trong các hoạt động của nhà trường
 II.3. Giải pháp, biện pháp: 
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non nhằm mục đích:
+ Tổng hợp lại toàn bộ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây dựng quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang.
+ Nhắc lại những biện pháp đó để một lần nữa cùng đội ngũ cán bộ GVNV trong nhà trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ” trong giai đoạn tiếp theo.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 	Trong khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các giải pháp cụ thể như sau:
- Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ địa phương, cán bộ, giáo viên nhà trường và cộng đồng phụ huynh trên địa bàn để mọi người thấy được ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
          Là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: cần trình bày giải thích để chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha mẹ các cháu hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực; cụ thể nếu trang thiết bị được sửa chữa bổ sung kịp thời tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
 Trước tiên chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đến tận cán bộ giáo viên nhà trường và các cán bộ ban ngành đoàn thể học tập các chỉ thị Nghị Quyết của Đảng, của nhà nước về công tác đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mà cụ thể xã hội hóa giáo dục mầm non.
          Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các đoàn thể, các buổi tổ chức lễ hội.
          Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường, truyền thanh xã về các hoạt động hội thi, lễ hội, các phong trào của nhà trường, tuyên truyền nêu gương tốt các các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào xã hội hóa giáo dục mầm non .
          Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phối hợp với tổ y tế, hội phụ nữ, ban nhân dân thôn, Trạm Y tế Xã, ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ tuyên truyền những nội dung nuôi dạy trẻ sát với thực tế  nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường .
          Tại nhà trường tôi chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức tuyên truyền  với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi "Bé khỏe bé ngoan, thi an toàn giao thông, biểu diễn thời trang, tiếng hát cô giáo và trẻ mầm non hát dân ca, bé tập làm nội trợ " Tổ chức các buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai giảng năm học mới, tết trung thu, sơ kết, tổng kết... góp phần tạo sự chuyển biến trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.
          - Giải pháp 2:  Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên.
          Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình. Vì vậy cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài có tâm, mặt khác nhà trường thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức quản lý giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của phụ huynh học sinh ... Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua '' Dạy tốt, học tốt '' thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận động '' Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm '' với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng '' Trường học thân thiện, học sinh tích cực '', '' Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo''...
          - Giải pháp 3 : Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ
          Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh  và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội ... Tích cực thực hiện các biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh giá sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ bồi dưỡng riêng cho trẻ như cho trẻ uống sữa, trái cây, pho mát... cho trẻ suy dinh dưỡng, yêu cầu phụ huynh quan sát kiểm tra bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dục theo từng chủ đề. Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ đề học của trẻ mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynh ủng hộ khen thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, tổng kết...
Trường xác định điều đó và coi việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường là biện pháp thiết thực, có tính thuyết phục cao với phụ huynh học sinh nhằm thực hiện xã hội hóa chất lượng được nhà trường chú ý nhiều vấn đề như:
*	Đối với cháu:
Trong năm tổ chức nhiều hội thi: bé khoẻ bé ngoan, bé khéo tay, bé tìm hiểu về luật an toàn giao thông. Gia đình người công dân tí hon với kết quả cao 80% trở lên.
 Thông qua các chuyên đề trong năm như: lễ giáo, phát triển vận động tạo hình âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh, làm quen với toán. Tìm hiểu về môi trường, biển hải đảo, Các cháu mở rộng hiểu biết tư duy độc lập sáng tạo, biết hợp tác trong hoạt động nhanh nhẹn và thông minh tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh.
Công tác chăm sóc sức khoẻ tổ chức thực hiện theo các nội dung như: khám sức khoẻ định kỳ, chăm sóc răng miệng, cân đo định kỳ, vệ sinh phòng bệnh, an toàn trong ăn uống, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đặc biệt cháu có sự phát triển tốt 
 Hạn chế trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân điều này làm cho phụ huynh học sinh rất phấn khởi, an tâm khi bé đến trường.
*	Đối với giáo viên:
Tập thể sư phạm không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, văn hóa, bồi dưỡng chất lượng chuyên môn thông qua các hoạt động như: Hội giảng giáo viên giỏi, Hội thi các chuyên đề , thanh tra chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, phấn đấu đạt chuẩn hóa giáo viên mầm non và đầu tư sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn. Phấn đấu từ 7/30 có trình độ trung học sư phạm thì nay có 100% giáo viên đạt chuẩn trung học sư phạm. Hiện nay có 14/32 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn,27/32 giáo viên hoàn thành chương trình tin học A để phục vụ soạn giảng trên vi tính. 
Cơ sở vật chất là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn tốt, vì vậy nhà trường có nhiều cố gắng xây dựng môi trường sư phạm ngày càng khang trang, sạch đẹp để các cháu được vui chơi học tập.
Công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng nhà trường có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Xã hội hóa giáo dục tốt sẽ tạo điều kiện cho nhà trường phát triển tốt và ngược lại nhà trường nâng cao chất lượng, uy tín cao thì công tác xã hội hóa trong nhà trường càng mạnh mẽ.
          - Giải pháp 4: Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm
               Chủ trương của nhà trường là tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cho toàn bộ khuôn viên trong và ngoài lớp học mà không tốn khoản kinh phí nào. Chúng tôi đã phát động phong trào '' tạo màu xanh cho trường, lớp'' các bậc phụ huynh của mỗi lớp thi đua tặng các cây xanh nhỏ để tên trẻ vào bình cây xanh, ngoài các bình cây xanh nhỏ vận động phụ huynh ủng hộ cây kiểng trồng ngoài sân, nhờ vậy khuôn viên trường tạo được màu xanh tươi mát.
Nhà trường phối hợp với các đoàn thể vận động 100% CBGVNV đóng góp trên 30 ghế đá lưu niệm cho trường; có ghi tên và ngày ra trường;
Nhà trường đã huy động các

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_thuc_hien_cong_tac_xa_hoi_hoa.doc