SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Thiệu Duy – Thiệu Hóa

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Thiệu Duy – Thiệu Hóa

Trong hệ thống giáo dục quốc dân tất cả các cấp, các bậc học, ngành học đều luôn quan tâm nghiên cứu để tìm ra những đổi mới, phương pháp, hình thức hay để nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn. Tất cả các cấp ngành học đều góp phần quan trọng đối với sự nghiệp trồng người của đất nước, đặc biệt là bậc học mầm non. Ở bậc học mầm non các cháu là những đứa trẻ nhỏ còn non nớt, dễ nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt. Đây cũng là giai đoạn khởi đầu của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách ngôn ngữ có vai trò rất lớn. Ngôn ngữ là phương tiện giúp cho trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, ngôn ngữ còn là phương tiện để phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. “ Ví dụ như những câu hát ru ngọt ngào của người mẹ hay những lời nói âu yếm của người lớn làm cho trẻ có cảm giác được yêu thương, che chở .”[1]. Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu, học hỏi và lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa nhân loại.

 Trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi là thời kỳ phát triển mạnh nhất về ngôn ngữ, trẻ lứa tuổi này số lượng vốn từ của trẻ hàng ngày tăng rất nhanh vì thế chúng ta cần cho trẻ được học nói và nói nhiều bằng các hình thức khác nhau.

 Là giáo viên mầm non với công việc vừa chăm sóc, nuôi dưỡng vừa giáo dục trẻ, thông qua mọi hoạt động và trên từng tiết dạy tôi nhận ra việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, bước đầu cho trẻ làm quen với môn học người giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi mầm non.

 Trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì việc hướng dẫn, giúp đỡ trẻ là trách nhiệm của người lớn, của những người giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Song tôi nhận thấy bản thân tôi còn lúng túng trong việc sáng tạo lập kế hoạch giảng dạy cũng như việc lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, hình thức tổ chức còn cứng nhắc, dập khuôn, tác phong sư phạm thể hiện chưa tốt, cách sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng chưa khoa học.

 

doc 19 trang thuychi01 10091
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Thiệu Duy – Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài 
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân tất cả các cấp, các bậc học, ngành học đều luôn quan tâm nghiên cứu để tìm ra những đổi mới, phương pháp, hình thức hay để nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn. Tất cả các cấp ngành học đều góp phần quan trọng đối với sự nghiệp trồng người của đất nước, đặc biệt là bậc học mầm non. Ở bậc học mầm non các cháu là những đứa trẻ nhỏ còn non nớt, dễ nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt. Đây cũng là giai đoạn khởi đầu của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách ngôn ngữ có vai trò rất lớn. Ngôn ngữ là phương tiện giúp cho trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, ngôn ngữ còn là phương tiện để phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. “ Ví dụ như những câu hát ru ngọt ngào của người mẹ hay những lời nói âu yếm của người lớn làm cho trẻ có cảm giác được yêu thương, che chở ...”[1]. Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu, học hỏi và lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa nhân loại.
 Trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi là thời kỳ phát triển mạnh nhất về ngôn ngữ, trẻ lứa tuổi này số lượng vốn từ của trẻ hàng ngày tăng rất nhanh vì thế chúng ta cần cho trẻ được học nói và nói nhiều bằng các hình thức khác nhau. 
 Là giáo viên mầm non với công việc vừa chăm sóc, nuôi dưỡng vừa giáo dục trẻ, thông qua mọi hoạt động và trên từng tiết dạy tôi nhận ra việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, bước đầu cho trẻ làm quen với môn học người giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi mầm non.
 Trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì việc hướng dẫn, giúp đỡ trẻ là trách nhiệm của người lớn, của những người giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Song tôi nhận thấy bản thân tôi còn lúng túng trong việc sáng tạo lập kế hoạch giảng dạy cũng như việc lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, hình thức tổ chức còn cứng nhắc, dập khuôn, tác phong sư phạm thể hiện chưa tốt, cách sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng chưa khoa học. 
 Bên cạnh đó tôi thấy đa số trẻ đến lớp còn rất bỡ ngỡ nhiều trẻ còn nhút nhát hạn chế về ngôn ngữ, thiếu tự tin, sử dụng câu, từ chưa đúng nghĩakhông những thế trẻ còn nói tiếng địa phương. 
 Vì thế mà trẻ cần được dạy nói và nói nhiều thì mới có khả năng nói rõ ràng mạch lạc, nói đủ câu, đủ từ để trẻ tự tin tham gia các hoạt động của các bậc học sau. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Thiệu Duy – Thiệu Hóa ” làm đề tài sáng kiến của mình trong năm học 2016 - 2017.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Nhằm đưa ra các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Duy. 
 - Thông qua các hoạt động giúp trẻ hình thành và phát triển tích lũy và mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng giúp trẻ phát âm đúng, tạo cho trẻ một môi trường ngôn ngữ lành mạnh, từ đó gióp trÎ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, là điều kiện và chuẩn bị cho trẻ một hành trang ngôn ngữ tốt sau này. 
 - Tìm ra những khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đối tượng của đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ.
 - Nhằm giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Thiệu Duy- Thiệu Hóa phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp này để xử lý số liệu thu được.
- Phương pháp nêu gương, nhận xét đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi nói riêng được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. 
 Đối với trẻ mầm non nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc. Ngôn ngữ của trẻ phát triển hàng ngày theo các độ tuổi khác nhau. 
 Thông qua ngôn ngữ sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh trẻ ngày càng rộng lớn hơn, qua các hoạt động hàng ngày giáo viên giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phong phú, phát âm rõ ràng, mạch lạc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ vì vậy việc dạy trẻ học nói, để trẻ được nói thông qua các hoạt động hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách có hiệu quả cao nhất. “ Hoạt động tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ góp phần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mĩ, phát triển trí tưởng tượng như: Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, lòng kính trọng, thương yêu những người thân xung quanh trẻ như: Ông, bà, bố, mẹ, cô giáo, anh chị em...” [2]
 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 * Thuận lợi
 - Trong năm học tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi bản thân đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của ban giám hiệu nhà trường, công đoàn. Sự đoàn kết nhất trí cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp trong nhà trường. 
 Chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các chuyên đề để giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn, đồng thời nhận được sự ủng hộ quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
 - Phòng học có diện tích đủ theo quy định có đủ đồ dùng, đồ chơi, máy tính, máy chiếu ... phục vụ các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giáo viên nhiệt tình trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 - Các cháu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, được học theo đúng lứa tuổi và đều rất thích hoạt động vui chơi. Trẻ rất thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ, đọc các bài đồng dao, các câu ca dao, tục ngữ 
 - Bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em mình, bên cạnh đó bản thân còn thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm.
 - Học sinh học chia theo độ tuổi nên việc thu nhận kiến thức khá đồng đều.
 * Khó khăn
 - Thiệu Duy là một xã có địa bàn rộng và đa phần phụ huynh làm nông nghiệp nên kinh tế các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn vì vậy hoàn cảnh sống của trẻ, của các gia đình cũng không đồng đều, nên việc quan tâm đến trẻ đang còn hạn chế.
 - Cơ sở vật chất của trường đang còn gặp nhiều khó khăn như phòng học đang còn thiếu một số nhóm lớp còn học nhờ, học tạm, lớp quá tải.
 - Đội ngũ giáo viên chưa đủ định biên trên lớp. 
 - Các cháu nhỏ mới bắt đầu đến lớp nên còn hay khóc nhiều và chưa thích nghi với các điều kiện sinh hoạt của trẻ.
 - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn không đồng đều, trẻ hứng thú nhanh nhưng cũng nhanh chán, nhanh quên ngay.
 - Đa số trẻ là con em nông thôn nên còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, một số trẻ còn chậm nói, hay nói ngọng, nói lắp...
 - Nhiều trẻ chưa biết sử dụng và xắp xếp các từ thành câu khi nói nên khi nói còn bỏ bớt âm, bớt từ.
 - Bên cạnh những phụ huynh quan tâm phối kết hợp tốt với giáo viên nhưng cũng còn rất nhiều phụ huynh vẫn chưa chú ý đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và phối kết hợp tốt với giáo viên.
 * KÕt qu¶ cña thùc tr¹ng trªn
Để đề ra được các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ngay từ đầu năm học mới tôi đã đánh giá phân loại khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lớp tôi phụ trách để từ đó có những giải pháp tốt hơn trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
* Kết quả điều tra của đầu năm như sau
TT
Kỹ năng
Tổng số
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ
25
17
68
8
32
2
Khả năng phát âm chuẩn 
25
15
60
10
40
3
Khả năng nói mạch lạc
25
16
64
9
36
4
Khả năng nói đúng ngữ pháp
25
13
52
12
48
Qua quá trình khảo sát sự phát triển ngôn ngữ ở trên đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, tôi nhận thấy phần đa số trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ, nên bản thân tôi đã học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp hay, hấp dẫn để giúp trẻ phát huy hết khả năng ngôn ngữ của mình.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 * Giải pháp 1: Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ 24- 36 tháng tuổi
 - Khi trẻ bắt đầu đến trường trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin nên trẻ không thích chơi với bạn, trẻ nói còn ít. Nên giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm này để có biện pháp thu hút trẻ vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ bằng cách gần gũi và chủ động giao tiếp với trẻ.
 Ví dụ : Trong giờ dạy trẻ xâu vòng tôi phát hiện ra một vài trẻ không chịu xâu vòng mà chỉ ngồi nghịch hạt vòng, tôi lại một trong số trẻ đấy và hỏi trẻ Lợi ơi! Tại sao con không xâu vòng. Ban đầu trẻ không nói gì chỉ nhìn tôi rồi lại nghịch hạt vòng, khi thấy như vậy tôi lại sẽ đàm thoại cùng Lợi, tôi nói: “ Cô đố bạn Lợi giỏi trả lời cho cô câu hỏi hôm nay cô đang cho các con học bài gì nào? ”, “ Xâu vòng!”. “Bạn Lợi rất giỏi trả lời đúng rồi nhưng con phải trả lời đủ câu: Thưa cô xâu vòng ạ”, tôi sửa luôn cho trẻ. Sau đó tôi lại hỏi: “ Thế bạn Lợi có yêu mẹ của mình không?”, Lợi trả lời là có và tôi đã động viên và khuyến khích Lợi, đúng rồi đấy vậy bây giờ con sẽ xâu vòng tặng mẹ cho cô và các bạn xem con xâu vòng có đẹp không nhé. Vậy là được sự khuyến khích của tôi cháu đã tham gia xâu vòng rất hăng say còn luôn miệng nói xâu vòng để tặng cho mẹ. 
 - Trẻ 24 – 36 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu làm quen với các hoạt động nên trẻ chưa quen khả năng chú ý, trẻ chưa thật tự tin, chưa tích cực trong các hoạt động, khả năng phát âm chưa rõ ràng, chưa diễn đạt thành thạo, câu từ của trẻ chưa chính xác vì vậy giáo viên phải hiểu rõ được đặc điểm này.
 Ví dụ: Đầu năm rất nhiều trẻ vào giờ chơi thao tác vai chưa biết chơi như thế nào? tôi rất quan tâm chú ý đến những trẻ này và tôi đã đến góc chơi để hướng dẫn trẻ để trẻ phản ánh đúng vai chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi với nhau, tôi đã đến góc thao tác vai và hỏi trẻ cháu đang làm gì đấy? Trẻ trả lời là bế em khi nghe vậy tôi đã sửa cho trẻ con phải nói là “ Bác ơi! Tôi đang bế em” và để cho trẻ nói lại. 
 - Trẻ 24 -36 tháng tuổi khả năng diễn đạt còn hạn chế trẻ hay nói ngược, chưa biết sắp xếp câu để diễn đạt cho hay, cho đúng diễn đạt còn ngắt quãng câu có hai từ ngắt nghỉ không đúng lúc đúng chỗ.
 Ví dụ: Khi tôi đưa cho trẻ một thứ gì bảo trẻ xin sẽ có trẻ nói: Cô xin con! , nhưng có trẻ lại chỉ nói: “ Xin cô”. Khi tôi hỏi trẻ hôm nay ai đưa con đi học? Trẻ thường trả lời trống không “Bố” và trong những lúc đấy tôi sẽ hướng dẫn trẻ trả lời đủ câu và sắp xếp câu cho phù hợp.
 * Giải pháp 2: Nắm vững phương pháp dạy học
	Chuyên môn là yêu tố quan trọng nhất của bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là giáo viên người đóng vai trò cốt lõi trong việc ươm mầm một thế hệ mới.
	 Là một giáo viên mầm non khi dạy một bộ môn nào đó thì phải hiểu được phương pháp của bộ môn đó và yêu cầu của từng hoạt động với trình độ nhận thức cũng như khả năng của trẻ tại nhóm lớp của mình. Bên cạnh đó ta thấy hoạt động học là hoạt động có trình tự, có phương pháp và các hướng dẫn riêng biệt. Chính vì vậy người giáo viên khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào để đạt được kết quả mong muốn cần phải nắm vững phương pháp của hoạt động và linh hoạt trong các hình thức tổ chức.
 Do đặc điểm của lứa tuổi 24 - 36 tháng nên khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi luôn tìm tòi, khám phá phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học theo phương châm “Linh hoạt, sáng tạo”. Dựa trên đặc điểm hoạt động của trẻ là “Học mà chơi, chơi mà học” [3] nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
 Trong các hoạt động tôi luôn chú ý đặt câu hỏi mang tính chất gợi mở dễ hiểu để trẻ trả lời, không đưa ra câu hỏi mang tính chất áp đặt chung chung. Tôi thường đặt ra những câu hỏi dễ mang tính kích thích từ đó giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và cũng thông qua các câu trả lời và thảo luận đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mặt khác qua câu trả lời của trẻ cô chú ý nhắc trẻ trả lời đủ câu, phất âm to, rõ ràng, mạch lạc và sửa sai luôn cho trẻ và giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ, tôi luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn giao lưu, thảo luận với cô hoặc với các bạn về các nhân vật trong tác phẩm để kích thích tính tìm tòi và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Thông qua các giờ đọc thơ hay kể chuyện tôi tích hợp lồng ghép các trò chơi nhằm khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của các nhân vật trong thơ, trong chuyện từ đó góp phần phát triển vốn từ của trẻ phong phú hơn.
 Ví dụ: Trong chủ đề: “Những con vật đáng yêu” thì tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện: “Thỏ con không vâng lời”.[4]
Khi tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện đến phần đàm thoại về nhận vật Thỏ con tôi sẽ đưa ra 2 hình ảnh sau:
 Vâng ạ ! Con ở nhà con không đi chơi xa.
Thỏ con liền chạy theo bươm bướm đi chơi mãi xa, thật xa.
và đặt ra cho trẻ câu hỏi: Bạn thỏ con có vâng lời mẹ không? thì sẽ có rất nhiều ý kiến thảo luận khác nhau chắc chắn sẽ có trẻ trả lời là Thỏ con không vâng lời mẹ. Nhưng cũng có trẻ sẽ trả lời là bạn thỏ con vâng lời mẹ, biết xin lỗi mẹ, chỉ qua một câu hỏi trẻ sẽ đưa ra ý kiến khác nhau và sẽ kích thích rất nhiều trẻ tham gia các câu thảo luận và trả lời qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ trả lời xong cô sẽ giải thích và giải đáp những thắc và những tranh luận của trẻ trong từng tình huống. 
 - Qua kinh nghiệm dạy trẻ, tôi nhận thấy: Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất thông qua các bài thơ, câu chuyện cần thu hút sự chú ý hứng thú cho trẻ mặt khác giúp trẻ cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu, giọng điệu của các lời thoại trong tác phẩm. Muốn vậy giáo viên phải là người cảm thụ tốt tác phẩm đầu tiên và phải đầu tư, nghiên cứu kỹ tác phẩm, tập thể hiện giọng điệu, ngữ điệu của các nhận vật hay vần điệu, nhịp điệu của bài thơ khi đọc, kể tác phẩm.
 - Khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ nhàng chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ mang tính nhịp điệu hoặc khi kể chuyện cho trẻ nghe, cô phải kể diễn cảm, thể hiện giọng nói, điệu bộ cử chỉ từng nhân vật trong chuyện, cử chỉ nét mặt của cô phải thể hiện làm sao để thu hút được sự chú ý của trẻ và khi trẻ chú ý vào cử chỉ điệu bộ nét mặt của cô thì trẻ mới hiểu được tích cách của các nhân vật và khi muốn trẻ tái hiện lại nhân vật đó thì trẻ dễ dàng nắm bắt và thể hiện tốt hơn và như vậy cũng sẽ khắc sâu cho trẻ hơn về câu chuyện, bài thơ. 
 Ví dụ: Trong chủ đề gia đình khi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Yêu mẹ”[5] cô cần chú ý ngắt giọng đúng nhịp: Mẹ đi làm / Từ sáng sớm / Dậy thổi cơm / Mua thịt cá  Để trẻ chú ý và khi trẻ đọc sẽ biết ngắt giọng đúng chỗ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 * Giải pháp 3: Luyện phát âm đúng cho trẻ
 - Rèn luyện khả năng nghe
Khả năng phản ứng và nghe các âm thanh tự nhiên xuất hiện khá sớm từ lúc trẻ mới lọt lòng mẹ nhưng mức độ phản ứng ở mỗi trẻ khác nhau. Để trẻ nghe, hiểu chính xác lời nói của người lớn, trước hết chúng ta cần phải rèn luyện khả năng nghe để từ đó trẻ có khả năng nói tốt hơn.
 Ví dụ: Trong giờ học nhận biết tập nói: Nhận biết tên gọi ô tô, xe đạp, tàu hỏa để tạo sự chú ý cho trẻ vào giờ học tôi chuẩn bị một khu bến xe có rất nhiều mô hình các loại xe khác nhau và tổ chức cho trẻ làm người lái xe để đi tham quan bến xe. Đến bến tôi cho trẻ quan sát tất cả các loại xe có ở bến và cho trẻ trò truyện về các loại xe, cho trẻ nói tên xe. Nếu trẻ chưa biết thì tôi nói tên cho trẻ nhắc lại. Cứ như vậy dần dần tôi đã luyện được khả năng nghe cho trẻ và giúp trẻ hiểu được lời nói của người khác.
 - Rèn luyện khả năng phát âm
 Để rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ giúp trẻ được nói và nói chính xác hơn thì giáo viên trước hết phải có kỹ năng nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt, người giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được nói.
 Ví dụ: Trong giờ học cho trẻ nhận biết “Con gà” khi đưa ra bức tranh con gà tôi sẽ đưa ra các câu hỏi theo nội dung bức tranh để trẻ quan sát và trả lời câu hỏi như: Trên đầu gà có gì? Mào gà có màu gì? Gà trống gáy thế nào? Và cho trẻ cùng bắt chước tiếng gà trống gáy “òóo”. Nhiều trẻ còn hay nói ngọng, nói lắp, nói chưa đủ câu vì vậy khi luyện phát âm cho trẻ cô giáo cần chú ý nhiều đến những trẻ này để giúp trẻ nói đúng ngữ pháp và nói đủ câu.
 Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát bức tranh “Xe đạp” trẻ thường hay nói “Xe chạp” khi trẻ mắc phải lỗi như thế tôi không nhắc lại câu nói của trẻ mà tôi sẽ nói lại từ “ Ô tô” cho trẻ nói theo nhiều lần cho đến khi trẻ nói chính xác hơn.
 * Giải pháp 4: Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan
 Việc nghiên cứu và sử dụng đồ dùng trực quan được diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồ dùng trực quan sử dụng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cách thức giáo viên cho trẻ tri giác bằng các giác quan của mình đối với đối tượng nhằm mục đích giúp trẻ mở rộng vốn từ. Đồ dùng trực quan góp phần rất quan trọng vào sự tích cực hoạt động của trẻ và đem lại hiệu quả cao cho giờ học, vì vậy trước khi vào giờ học tôi đã nghiên cứu kỹ và đã chuẩn bị đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phải có tính thẩm mỹ, hấp dẫn gắn với chủ đề và phù hợp với thực tế, quan trọng nhất là thu hút được tính tích cực của trẻ vì khi sử dụng đồ dùng trực quan trẻ được tiếp xúc trực tiếp như: Quan sát, cầm nắm đưa ra nhận xét của mình từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển vốn từ.
 Tuy nhiên tùy vào từng hoạt động mà giáo viên chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực quan khác nhau, không nhất thiết phải chọn tranh ảnh, mô hình hay vật thật.
 Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết “quả cam, quả xoài” tôi chọn đồ dùng trực quan bằng vật thật đó là quả cam và quả xoài để cho trẻ quan sát và tìm hiểu, tôi đặt ra các câu hỏi như: Quả cam có màu gì? Bên trong quả cam có gì? Ăn quả cam có vị gì? (cho trẻ được sờ tay vào quả cam. Sau đó tôi sẽ bóc vỏ quả cam và gợi ý để trẻ nêu nhận xét “ bên trong vỏ có múi cam”). Khi sử dụng vật thật theo hình thức này tôi nhận ra trẻ rất hứng thú trong giờ học, khi trẻ suy nghĩ tìm ra đáp án và trả lời các câu hỏi của cô là trẻ đã phát triển thêm khả năng suy nghĩ và phát triển được ngôn ngữ ở trẻ.
 * Giải pháp 5: Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi và lồng ghép các hoạt động 
 Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn, với mọi người xung quanh ngày càng cao, trẻ thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ của thế giới xung quanh trẻ. Tuy nhiên vốn từ của trẻ còn rất hạn chế. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã tận dụng mọi thời điểm thích hợp mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trong ngày của trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ, trò chuyện buổi sáng 
Khi đón trẻ vào lớp và trò chuyện với trẻ buổi sáng tôi có thể hỏi trẻ: 
 Hôm nay bố mẹ đưa con đến trường bằng xe gì? Trẻ sẽ trả lời: Mẹ đưa con bằng xe đạp! qua đó trẻ sẽ nhớ ngay đến bài thơ “ Xe đạp” và nếu trẻ hứng thú trẻ có thể thể hiện luôn bài thơ sau đó cô trò chuyện về chủ đề và cho trẻ thể hiện bài thơ trong chủ đề. Hàng ngày khi trò chuyện với trẻ tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn để trẻ đưa ra những nhận xét, những câu trả lời của mình với hình thức này đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tuy nhiên vẫn phải luôn nhớ nhắc trẻ nói đủ câu, nói rõ ràng. Tôi nhận thấy khi trò chuyện thoải mái, tự nhiên với có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn vẹn, diễn đạt mạch lạc.
 + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định
 	Hoạt động học có chủ định là hoạt động được tiến hành theo trình tự lô gíc nhất định. Hoạt động này là quan trọng n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_tre_24_36_than.doc