Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn Lớp 9

Cơ sở lí luận:

- Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng, tương ứng với hai lớp đầu cấp ( lớp 6,7) và hai lớp cuối cấp (lớp 8,9), đến lớp 9, học sinh phải hoàn thành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kỹ năng về văn học, tiếng Việt, làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS.

Riêng Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau năm 1945) có 11 bài được học ở hai học kỳ. Học kỳ I, học các bài: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm”, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Học kỳ II, học các bài: “Con cò” của Chế Lan Viên, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “Nói với con” của Y Phương.

Đây là những bài thơ nổi tiếng và nhiều bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc cho nên được nhiều người trong đó học sinh đã biết và yêu thích (bài “Mùa xuân nho nhỏ”, “viếng lăng Bác”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” )

Đối với môn Ngữ văn ở THCS đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, tích cực. Trong khi bảo đảm dạy cho học sinh những tri thức, kỹ năng đặc thù của phân môn còn tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn để góp phần hình thành và rèn luyện tri thức và kỹ năng của các phân môn khác, tích hợp nhiều phương pháp trong bài học, tiết học, trong quá trình dạy và học.Tích hợp dọc, ngang, liên thông nhằm hệ thống hoá kiến thức ở cuối cấp.

Trong phân môn Văn: Khi dạy các văn bản theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học có nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về các kiểu văn bản. Nắm được nội dung của các văn bản được học cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm về lịch sử văn học, lý luận văn học và các thao tác tìm hiểu văn bản. Hình thành các kỹ năng phân tích, cảm thụ văn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ và nghệ thuật cho học sinh. Hoàn chỉnh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; bồi dưỡng cách thức làm văn và khả năng giao tiếp hàng ngày. Giáo dục tư tưởng, tình cảm nhân cách theo những cái hay, cái đẹp của văn bản; giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị của văn học dân tộc. Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh hứng thú và thái độ học tập khoa học, nghiêm túc bộ môn, có ý thức vận dụng những điều đã học vào ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội một cách có văn hoá.

Trong giờ dạy học Ngữ văn cần chú trọng tới cả hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh được tham gia học tập đạt kết quả tốt nhất. Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy văn. Tổ chức nhiều hình thức học tập như hoạt động nhóm, cá nhân. sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo; hướng dẫn tự học, tự đọc. Giáo viên xây dựng được hệ thống câu hỏi khoa học, các bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn các đối tượng học sinh tích cực, chủ động học tập, phát triển năng lực cá nhân. Đổi mới soạn giảng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đổi mới kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh, coi đây như là một biện pháp kích thích việc học tập của học sinh. Không những thế, giáo viên cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong soạn giảng, sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên, có hiệu quả nhất là thiết bị dạy học hiện đại.

 

doc 23 trang hoathepmc36 16893
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bộ môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình THCS. Nó có sức mạnh bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy.
Trong chương trình lớp 9, bộ môn Ngữ văn càng có vị trí quan trọng. Bởi vì lớp 9 là lớp cuối cùng của cấp THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS, các em có thể học lên THPT, có thể đi học nghề và có thể tham gia lao động sản xuất. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt các bộ môn khác, khả năng giao tiếp của các em cũng được nâng lên; từ đó, các em có nhận thức và hành động đúng.
Số tiết của môn Ngữ văn 9 cũng chiếm một lượng thời gian lớn nhất so với môn học ở THCS nói chung và môn Ngữ Văn THCS nói riêng ( môn Ngữ văn 9: 5 tiết/tuần còn Ngữ văn 6,7,8: 4 tiết/tuần).
Môn Ngữ văn gồm có 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong phân môn Văn học, các em được học các cụm văn bản: Văn bản nhật dụng, truyện Trung đại việt Nam, Thơ hiện đại Việt Nam Trong đó, phần Thơ hiện đại Việt Nam gồm có 11 bài: “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “ Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “Ánh trăng”, “Con cò”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Sang thu”, “Nói với con”. Số tiết dạy và ôn tập là 14 tiết.
Phần thơ hiện đại Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tạo nên sự toàn diện, cân đối trong hệ thống văn bản của Ngữ văn lớp 9. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, vị trí của môn Ngữ văn 9 nói chung và các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam nói riêng cho nên trong quá trình giảng dạy, tôi đã có sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để dạy Ngữ văn 9 trong đó có phần Thơ hiện đại Việt Nam đạt kết quả cao, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu:
Từ khi thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa đến nay, việc dạy và học bộ môn Ngữ văn 9 đã có nhiều chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng linh hoạt phương pháp; sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng Ngữ văn, tổ chức nhiều hình thức học tập có hiệu quả cho nên chất lượng dạy và học văn đã được nâng lên.
	Học sinh có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức và rèn các kỹ năng, thể hiện cảm nhận của bản thân về các tác phảm văn học đã học nhất là các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9.
	Tuy nhiên, việc dạy học bộ môn Ngữ văn 9 cũng như phần thơ hiện đại Việt Nam cũng còn có mặt hạn chế: Có giáo viên vẫn còn nặng về kiểu giảng giải, học sinh nghe, ghi, tái hiện lại theo những gì giáo viên nói, vẫn còn học sinh lúng túng khi độc lập giải quyết vấn đề, không thuộc các bài thơ, đoạn thơ, chưa có cảm xúc, nhiều em không thích học Văn, ngại học Văn
	Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng. Phần thơ hiện đại ở lớp 9 có số lượng bài lớn, thời gian giảng dạy với số tiết cao, có giá trị lớn về nội dung cũng như nghệ thuật. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học phần thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp, có nhiều hình thức học tập có hiệu quả nhằm phát huy vai trò người học; bên cạnh đó, giáo viên cũng cần sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Thông qua các tiết dạy học Văn, giáo dục cho học sinh ý thức đúng như yêu thích bộ môn, thích học thơ hiện đại Việt Nam, góp phần vào việc nâng cao chất lượng trong nhà trường.
	Với nhận thức như vậy, trong quá trình giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam ở Ngữ văn lớp 9, qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi đã rút ra những bài học để dạy thơ hiện đại Việt Nam có hiệu quả. Chính vì những vấn đề trên nên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9”, nhằm nâng cao chất lượng cho phương pháp dạy- học văn.
	b. Nhiệm vụ của đề tài: 
	Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đó là nguồn nhân lực có chất lượng cao nên giáo dục phải phát triển về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Văn là người, dạy văn là dạy cách làm người. Bộ môn Ngữ văn có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho HS.
	Học tốt môn Ngữ văn sẽ góp phần học tốt bộ môn khác vì môn Ngữ văn có quan hệ với các môn khác (diễn đạt rõ ràng, trình bày ý khoa học, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp).
	Dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ đặc trưng thể loại, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, đồng thời qua đó nêu bật được nhiệm vụ của đất nước trong từng giai đoạn cũng như tình cảm của con người Việt Nam thông qua mỗi tác phẩm và các tác giả.
	Tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài giảng tốt hơn, các em được trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình, có hứng thú khi học tập Ngữ văn; dần dần các em yêu thích bộ môn, viết văn có cảm xúc hơn và sống sẽ có tình người hơn.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9”.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 Quá trình giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 của bản thân khi dạy Ngữ văn trong nhà trường.
 Việc học Ngữ văn lớp 9 nói chung và Thơ hiện đại Việt Nam nói riêng của học sinh khối 9.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu Chuẩn kiến thức, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng, Tài liệu tham khảo, Bài viết về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra.
 - Sử dụng linh hoạt các phương pháp: Phân tích, tổng hợp; thuyết trình, trắc nghiệm, thống kê, so sánh, hệ thống hoá kiến thức, kinh nghiệm dạy của bản thân về Thơ hiện đại đã áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Thực hiện qua phương pháp điều tra và kế hoạch nghiên cứu: 
+ Nội dung: Thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9
+ Việc dạy của GV trường THCS Dur Kmăn.
+ Tình hình học tập của HS lớp 9 trường THCS Dur Kmăn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tích luỹ trong quá trình dạy học, khảo sát thực trạng, kiểm tra kết quả cuối năm, đối chiếu so sánh và rút ra kết luận.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
- Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng, tương ứng với hai lớp đầu cấp ( lớp 6,7) và hai lớp cuối cấp (lớp 8,9), đến lớp 9, học sinh phải hoàn thành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kỹ năng về văn học, tiếng Việt, làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS.
Riêng Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau năm 1945) có 11 bài được học ở hai học kỳ. Học kỳ I, học các bài: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm”, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Học kỳ II, học các bài: “Con cò” của Chế Lan Viên, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “Nói với con” của Y Phương.
Đây là những bài thơ nổi tiếng và nhiều bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc cho nên được nhiều người trong đó học sinh đã biết và yêu thích (bài “Mùa xuân nho nhỏ”, “viếng lăng Bác”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”)
Đối với môn Ngữ văn ở THCS đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, tích cực. Trong khi bảo đảm dạy cho học sinh những tri thức, kỹ năng đặc thù của phân môn còn tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn để góp phần hình thành và rèn luyện tri thức và kỹ năng của các phân môn khác, tích hợp nhiều phương pháp trong bài học, tiết học, trong quá trình dạy và học.Tích hợp dọc, ngang, liên thông nhằm hệ thống hoá kiến thức ở cuối cấp.
Trong phân môn Văn: Khi dạy các văn bản theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học có nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về các kiểu văn bản. Nắm được nội dung của các văn bản được học cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm về lịch sử văn học, lý luận văn học và các thao tác tìm hiểu văn bản. Hình thành các kỹ năng phân tích, cảm thụ văn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ và nghệ thuật cho học sinh. Hoàn chỉnh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; bồi dưỡng cách thức làm văn và khả năng giao tiếp hàng ngày. Giáo dục tư tưởng, tình cảm nhân cách theo những cái hay, cái đẹp của văn bản; giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị của văn học dân tộc. Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh hứng thú và thái độ học tập khoa học, nghiêm túc bộ môn, có ý thức vận dụng những điều đã học vào ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội một cách có văn hoá.
Trong giờ dạy học Ngữ văn cần chú trọng tới cả hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh được tham gia học tập đạt kết quả tốt nhất. Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy văn. Tổ chức nhiều hình thức học tập như hoạt động nhóm, cá nhân. sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo; hướng dẫn tự học, tự đọc. Giáo viên xây dựng được hệ thống câu hỏi khoa học, các bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn các đối tượng học sinh tích cực, chủ động học tập, phát triển năng lực cá nhân. Đổi mới soạn giảng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đổi mới kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh, coi đây như là một biện pháp kích thích việc học tập của học sinh. Không những thế, giáo viên cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong soạn giảng, sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên, có hiệu quả nhất là thiết bị dạy học hiện đại.
* Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau 1945):
- Hoàn cảnh sáng tác: Từ năm 1930, khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp quay trở lại hòng chiếm nước ta một lần nữa. Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng cũng đầy tháng lợi vẻ vang và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Miền Bắc nước ta được giải phóng, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai. Qua đấu tranh anh dũng, bằng đại thắng Mùa xuân 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước ta đạt nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực, đang thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hiểu rõ hoàn cảnh đất nước như vậy, các tác phẩm thơ hiện đại thuận lợi hơn ; hiểu hơn tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam, vì Văn là người, văn học phản ánh cuộc sống và phục vụ cuộc sống.
- Các bài thơ hiện đại Việt Nam học ở lớp 9 được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau năm 1975, của các tác giả thuộc nhiều thế hệ. Có những cây bút trưởng thành từ trước cách mạng, những tác giả trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến là đông đảo hơn cả, một số trưởng thành từ sau năm 1975. Các bài thơ đề cập đến nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, thể hiện sự phong phú trong đời sống tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam thời hiện đại, trong sự đa dạng về hình thức thể loại.
- Ở lớp 7,8, các em đã được tìm hiểu về tác phẩm trữ tình, lên lớp 9 các em tiếp tục được tìm hiểu về các tác phẩm Thơ trữ tình.
Khi dạy các bài thơ trữ tình, người dạy cần đặc biệt chú ý sự vận động của hình tượng trữ tình trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trình tự phân tích một bài thơ cũng nên theo diễn biến đó. Ở bài “Mùa xuân nho nhỏ” là sự vận động, biến đổi của hình tượng cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân đất nước và mùa xuân nhỏ của mỗi cuộc đời. Đó cũng là hướng vận động từ cảm xúc trực tiếp đến cảm nhận và suy tưởng của tác giả trước mùa xuân.
Trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên , thì đó là sự vận động của hình tượng con cò trong những lời ru, được mở rộng các ý nghĩa biểu tượng qua ba đoạn của bài thơ.
Ở bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình tượng cơ bản là trăng được khai triển theo chiều liên tưởng hiện tại – quá khứ, với không gian phố phường- đồng nội – chiến trường, để từ đó gợi ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Cái tôi trữ tình, mặc dù là vấn đề trung tâm của tác phẩm trữ tình, nhưng cách biểu hiện lại hết sức đa dạng. Có khi bộc lộ trực tiếp trong hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình như bài “Viếng lăng Bác”, “Bếp lửa”, “Mùa xuân nho nhỏ” nhưng rất nhiều trường hợp lại hoá thân vào hình tượng khác, vào đối tượng được miêu tả như bài “Đoàn thuyền đánh cá”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Con cò”.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong những năm qua, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ở các trường THCS đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn đã được tổ chức, thu hút các các nhà quản lý giáo dục và nhất là giáo viên trực tiếp đứng lớp tham gia. Đổi mới phương pháp dạy học là nhấn mạnh tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập, tới khâu tiếp nhận và vận dụng những kiến thức, kỹ năng môn học của HS được chú trọng hơn. Giờ học văn đã có chất văn, kỹ năng đọc nhất là đọc diễn cảm được chú trọng. Trong giờ học , GV quan tâm đến việc suy nghĩ, trả lời, làm bài của HS.
Việc học Văn trong nhà trường hiện nay hầu hết học sinh có sự lơ là, thiếu chủ tâm vì có quan điểm chung là khác thời thế, thiếu áp dụng thực tế cuộc sống, phần kiến thức lý thuyết mênh mang sáo rỗng lại bị gò bó, áp đặt nên chán nản trong việc học. Vài năm trở lại đây, nhằm giúp người dạy tiếp cận nhanh chóng và áp dụng rộng rãi những phương pháp dạy học tích cực, nơi nơi đều tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề bổ ích, có ý nghĩa, hỗ trợ rất nhiều trong công việc dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy học các văn bản thơ hiện đại thực tế vẫn chưa được đi sâu. 
Sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh của một số giáo viên chưa có hiệu quả cao, còn máy móc, đôi khi còn có thói quen dạy theo kiểu thầy nói trò nghe ghi, tái hiện. Giờ dạy thơ biến thành giờ diễn xuôi các câu thơ, bài thơ, không có cảm xúc khi dạy các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.
Học sinh: Vẫn còn tồn tại thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói. Học sinh còn lúng túng khi được giao bài, hoạt động nhóm, làm bài không dám thoát ly tài liệu, cảm nhận còn sơ sài sau mỗi bài học. Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra và vận dụng vào cuộc sống còn nhiều hạn chế. Không những thế, học sinh còn nhiều hạn chế khi đọc, chữ viết còn sai nhiều, không thuộc các câu thơ, bài thơ. Kiến thức cơ bản nắm không chắc, kỹ năng làm bài còn hạn chế rất nhiều.
- Số lượng các bài thơ khá nhiều và khá dài nên việc soạn giảng để có chất lượng mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và sức lực cũng như trí tuệ; phải bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp.
- Tuy nhiên, trong quá trình dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9, tôi cũng thấy có một số khó khăn: Số lượng các bài thơ nhiều (11 bài), dạy ở cả học kỳ I, học kỳ II; một số học sinh chưa thích học văn, ngại học thuộc các bài thơ, đoạn thơ, văn viết không có cảm xúc
Từ những bất cập trên, bản thân đã vận dụng những phương pháp có sẵn và đồng thời tạo ra nhiều phương pháp mới để tích cực thực hiện một cách khá hiệu quả như đề tài đã đưa ra.
- Tư tưởng và cũng là mục đích của hoạt động đổi mới phương pháp dạy môn Ngữ văn cũng như các môn trong trường THCS hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, với ý nghĩa người học tích cực, chủ động trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức kỹ năng. Học sinh được coi là những đối tượng vốn có sẵn những tiềm năng mà giáo viên có nhiệm vụ đánh thức và tạo điều kiện để những tiềm năng đó được phát triển tối đa, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo.
Không gò bó giờ học trong một quy trình cứng nhắc với những bước đi bắt buộc , GV có quyền chủ động sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giờ học phải bảo đảm được những mục tiêu cần đạt, khoa học về nội dung; linh hoạt, nghệ thuật về biện pháp sư phạm và đọng lại được những ấn tượng sâu sắc ở học sinh.
Đây là một đề tài đã được cụ thể hóa trong từng phần học của chương trình ấn định sẵn, là điều kiện thuận lợi để người nghiên cứu có thể lựa chọn, bổ sung, kế thừa trên cơ sở những cái đã có sẵn mà xây dựng thêm những phương pháp, ý tưởng mới. Vì vậy, những kinh nghiệm được nêu ra ở đây đã được thầy cô dạy học Ngữ văn thực hiện trong từng giờ dạy.
Mặt khác, những biện pháp nêu ra ở đây bất kì giáo viên nào dạy học môn Ngữ văn cũng đều có thể áp dụng được vì nó vừa cụ thể, thiết thực lại gần gũi.
Mặc dù đây là đề tài quen thuộc nhưng nếu như người giáo viên không chủ động, không nghiền ngẫm tìm tòi, không bám sát, không nghiên cứu, lại không xuất phát từ chính cái tâm và thực tế công việc dạy học hằng ngày thì rất khó để mang đến sự cảm thụ văn học từ phía học sinh.
Trên thực tế hiện tượng chán học văn, xa rời văn (ở cả 3 phân môn) đang ngày càng lan rộng. Điều này khiến những người dạy văn không khỏi trăn trở. Kiểu học càng nhồi nhét kiến thức học sinh sẽ càng sợ. Có em cho rằng học văn giỏi không biết để làm gì, theo văn là theo một cái gì đó xa rời thực tế, là môn chỉ dành cho những người ưa lãng mạn. Người dạy văn nếu cứ “mặc kệ” thì không biết chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu? Người tâm huyết thì sẽ đau đáu làm thế nào để môn văn có một vị trí ngang bằng với các môn học khác trong lòng học trò.
Qua tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên Ngữ văn, họ đều có chung một nhận xét về học trò của mình: “lười, chán, không thèm học”, thậm chí có cách nghĩ là học văn đơn điệu, buồn ngủ, mờ mịt tương lai và chẳng có gì thú vị khi thầy và trò chỉ bằng ngôn ngữ để tìm ra kiến thức. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
	a. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn 9.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Thơ hiện đại Việt Nam học sinh được học ở lớp 9 gồm 11 bài thơ, được học ở trong học kỳ I và học kỳ II. Các bài thơ được học có thể chia ra theo từng giai đoạn lịch sử:
+ Giai đoạn 1945-1954: bài thơ “Đồng chí”.
+ Giai đoạn 1954-1964: các bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Con cò”.
+ Giai đoạn 1964-1975: các bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
+ Sau năm 1975: có các bài thơ “Ánh trăng”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Nói với con”, “Sang thu”.
Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, qua nhiều giai đoạn:
+ Đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh dũng.
+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
+ Điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc. Đó là tình cảm yêu nước, tình quê hương; tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ; những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Sau đây, tôi đi vào nêu cách dạy học cho một số bài thơ.
1/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Khi dạy bài này, mục tiêu cần đạt là học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hìn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tho_hien_dai_viet_nam_o_chuong_tri.doc