SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

Tập làm văn là phân môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duy của con người và trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng ngày càng được chú trọng, nhất là kiểu bài nghị luận xã hội.

 Từ năm học 2009 - 2010 trong các đề thi môn Ngữ văn (cả thi học kì II và thi vào lớp 10 THPT), bên cạnh câu nghị luận văn học, đề bài còn yêu cầu bắt buộc các thí sinh phải viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 30 dòng) bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội như: Ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, quan điểm “cho” và “nhận” trong cuộc sống,. Thang điểm dành cho phần này khá cao chiếm 3/10 điểm toàn bài thi. Qua thực tế giảng dạy và chấm thi học kì II lớp 9 nhiều năm gần đây, tôi thấy một thực tế là: số học sinh làm tốt, đạt điểm tối đa (3.0 điểm) cho câu nghị luận xã hội không nhiều hoặc có làm được thì điểm bài thi không cao. Bởi vì, nghị luận xã hội là kiểu bài Tập làm văn khó đối với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở. Khi làm kiểu bài này, các em gặp không ít khó khăn về cả nội dung và phương pháp, nhất là khó khăn khi viết phần “Bài học nhận thức và hành động”.

Hiện nay, có nhiều bài viết, sách tham khảo hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên không có tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh về phương pháp viết phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội. Khi viết phần này học sinh thường mất nhiều thời gian và mắc các lỗi: thiếu ý, sáo rỗng, rập khuôn, máy móc .

Là giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn 9 nhiều năm, tôi luôn mong muốn giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội - kiểu bài bàn luận nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống. Qua đó các em bày tỏ được thái độ, suy nghĩ, nhận xét,. của bản thân trước các vấn đề ấy một cách đúng đắn, chân thật và sắc sảo. Từ những vấn đề xã hội được tiếp cận, hình thành kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm của học sinh.

 Trên đây là những lí do tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.

 

doc 21 trang thuychi01 28226
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN PHẦN “BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG” 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 9
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lam Sơn
 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 
 SKKN môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 	Tập làm văn là phân môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duy của con người và trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng ngày càng được chú trọng, nhất là kiểu bài nghị luận xã hội.
 	Từ năm học 2009 - 2010 trong các đề thi môn Ngữ văn (cả thi học kì II và thi vào lớp 10 THPT), bên cạnh câu nghị luận văn học, đề bài còn yêu cầu bắt buộc các thí sinh phải viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 30 dòng) bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội như: Ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, quan điểm “cho” và “nhận” trong cuộc sống,... Thang điểm dành cho phần này khá cao chiếm 3/10 điểm toàn bài thi. Qua thực tế giảng dạy và chấm thi học kì II lớp 9 nhiều năm gần đây, tôi thấy một thực tế là: số học sinh làm tốt, đạt điểm tối đa (3.0 điểm) cho câu nghị luận xã hội không nhiều hoặc có làm được thì điểm bài thi không cao. Bởi vì, nghị luận xã hội là kiểu bài Tập làm văn khó đối với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở. Khi làm kiểu bài này, các em gặp không ít khó khăn về cả nội dung và phương pháp, nhất là khó khăn khi viết phần “Bài học nhận thức và hành động”.
Hiện nay, có nhiều bài viết, sách tham khảo hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên không có tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh về phương pháp viết phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội. Khi viết phần này học sinh thường mất nhiều thời gian và mắc các lỗi: thiếu ý, sáo rỗng, rập khuôn, máy móc ...
Là giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn 9 nhiều năm, tôi luôn mong muốn giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội - kiểu bài bàn luận nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống. Qua đó các em bày tỏ được thái độ, suy nghĩ, nhận xét,... của bản thân trước các vấn đề ấy một cách đúng đắn, chân thật và sắc sảo. Từ những vấn đề xã hội được tiếp cận, hình thành kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm của học sinh.
	Trên đây là những lí do tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về văn nghị luận xã hội. Rèn cho học sinh lớp 9 có các kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội nói chung, đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” nói riêng.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy khoa học có hiệu quả nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo học sinh là trung tâm 
trong tất cả các hoạt động Dạy - Học.
 - Góp phần nâng cao năng lực học Ngữ văn của học sinh. Qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đề tài tập trung nghiên cứu: Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
 1. Phương pháp luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, các sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 2. Phương pháp dùng số liệu: Thể hiện qua các bảng số liệu điều tra.
 3. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học.
 4. Phương pháp đối sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN	
 Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong các lĩnh vực đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trường, dân số...
 Bài nghị luận xã hội có thể đề cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn 9, vấn đề thường được đề cập trong kiểu bài nghị luận xã hội là: một sự việc hiện tượng đời sống; một tư tưởng đạo lí hoặc một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học, một câu ngạn ngữ, danh ngôn, châm ngôn.
 Bài văn nghị luận xã hội được ứng dụng một cách rộng rãi trong đời sống xã hội. Nó giúp học sinh nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Để từ đó có sự định hướng tốt cho sự phát triển tích cực của học sinh theo quy luật vận động của xã hội. Vì vậy học văn nghị luận xã hội là một yêu cầu thiết thực trong học tâp của học sinh bậc THCS.
 Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng đã được chú trọng nhiều, nhất là kiểu bài nghị luận xã hội. Từ đó mở ra nhiều hướng suy nghĩ mới, yêu cầu giáo viên phải tự nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy để chất lượng “học” của học sinh được nâng cao. Một trong số những phương pháp đó là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết tốt đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận xã hội.
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn 9 nhiều năm qua, đặc biệt là khi giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội, tôi luôn trăn trở trước thực trạng: nhiều học sinh viết bài văn nghị luận xã hội chưa đạt yêu cầu, nhiều bài văn chưa rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân từ vấn đề đang nghị luận hoặc có rút ra bài học nhưng còn sáo sỗng, rập khuôn, máy móc. Vì vậy, chất lượng các bài viết Tập làm văn số 5 (văn nghị luận xã hội) và câu hỏi nghị luận xã hội trong bài thi học kì II, bài thi vào lớp 10 THPT của học sinh còn thấp.
 Hai năm học: 2015 - 2016 và 2016 - 2017, khi nhận nhiệm vụ dạy Ngữ văn lớp 9, đầu học kì II, tôi đã đưa ra bài tập để khảo sát thực trạng làm văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 9B (năm học: 2015 - 2016), lớp 9C (năm học 2016 - 2017) với đề bài: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10-15 dòng) bàn về tình trạng thiếu trung thực trong thi cử ở một số học sinh hiện nay, liên hệ bản thân. 
 Kết quả khảo sát: 
 Lớp/Năm học
Sĩ số
Chất lượng bài khảo sát 
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 9B (NH: 2015-2016)
40
0
8
20,0
22
55,0
10
25,0
 9C ( NH: 2016-2017)
33
 0
6
18,2
19
57,6
8
24,2
 Kết quả khảo sát hai lần cho thấy không có bài làm nào của học sinh đạt điểm giỏi; số học sinh đạt điểm khá còn ít; số học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu còn nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên ? Qua tìm hiểu tôi thấy do một số nguyên nhân sau: 
 * Về khách quan: Theo phân phối chương trình, thời lượng trên lớp để học sinh nắm lý thuyết về kiểu bài nghị luận xã hội không nhiều, chỉ có 5 tiết cho hai dạng bài (Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Tiết 100: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Tiết 109: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; Tiết 113,114: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí).
 * Về phía giáo viên: Khi dạy phần này, giáo viên phải giảng nhiều, đôi lúc còn làm thay trò vì một số học sinh năng lực nắm bắt kiến thức chưa cao, sự hiểu biết xã hội chưa nhiều.
 * Về phía học sinh. 
 - Nhiều học sinh chưa có động cơ, thói quen học tập đúng. Việc chuẩn bị bài, soạn bài trước khi đến lớp còn sơ sài. Không ít học sinh có tâm lí ngại học văn, nhất là khi phải tạo lập bài văn nghị luận xã hội.
 - Do tuổi đời của học sinh chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, va chạm thực tế cuộc sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết
 xã hội của các em không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
 - Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà không mang tính nhận thức, cho nên có khi các em biết mà không nói được vấn đề một cách rõ ràng, không trình bày vấn đề cặn kẽ, sâu sắc như yêu cầu, đặc biệt là khi viết phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận xã hội.
 - Nhiều học sinh chưa có thói quen đọc sách tham khảo văn học, sách khoa học thường thức ... nên vốn hiểu biết xã hội chưa nhiều.
 Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc nghiên cứu, thực hành “Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là một việc làm thiết thực.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1 Giải pháp
2.3.1.1 Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp. Tìm hiểu kĩ cuốn “Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9” và các tài liệu tham khảo khác. Tìm hiểu tâm lí học sinh lớp 9.
2.3.1.2 Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội.
2.3.1.3 Xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài
 - Rèn luyện thông qua việc dạy học Tự chọn Ngữ văn 9
 - Rèn luyện thông qua các tiết học phân môn Tập làm văn trên lớp và việc học bài ở nhà của học sinh
 - Qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Cụ thể:
 a. Trong quá trình dạy giáo viên giúp học sinh ôn tập những kiến thức về văn nghị luận xã hội đã học ở lớp 9 qua các tiết học Tự chọn trên lớp.
 b. Giáo viên thu vở Bài tập Ngữ văn 9 để chấm, sửa lỗi cho các em. Khi chấm vở bài tập hoặc khi các em trình bày bài tập trên lớp (trong tiết học Ngữ văn cũng như tiết học Tự chọn), giáo viên nên cho học sinh điểm và có cộng điểm cho tinh thần tự giác, tích cực trong học tập. Từ đó học sinh có hứng thú làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp.
 c. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài tập trên lớp, biết động viên khuyến khích tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời. Đồng thời có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
 d. Qua các tiết trả bài, đặc biệt là tiết Trả bài Tập làm văn số 5 giáo viên tập trung chữa những lỗi của học sinh nhất là lỗi phần “Bài học nhận thức và hành động” để học sinh nhận ra ưu điểm, nhược điểm của mình. Từ đó học hỏi cái hay của các bạn trong lớp, rút kinh nghiệm cho mình trong các bài kiểm tra hoặc bài thi vào Trung học phổ thông.
2.3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
 Từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn nghị luận xã hội, giáo viên cần giúp học sinh lớp 9 củng cố lí thuyết, tăng cường thực hành, rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội nói chung và kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” nói riêng.
 Lí thuyết làm văn nghị luận xã hội không nhiều, chủ yếu tập trung vào những đơn vị kiến thức sau: tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội; cách làm bài văn nghị luận xã hội. Trong đó phần tìm hiểu chung chủ yếu để học sinh nhận diện khái niệm về: các dạng nghị luận xã hội; các chủ đề của văn nghị luận xã hội; các thao tác lập luận cơ bản. Phần cách làm bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9, giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững các bước làm hai dạng bài: nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Cuối cùng giáo viên tập trung rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố lí thuyết.
A. Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a1. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
a2. Yêu cầu:
- Về nội dung: bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
a3. Những vấn đề nghị luận: Đó là những vấn đề mang tính thời sự, thiết thực, được mọi người quan tâm: Ô nhiễm môi trường, dân số và sự gia tăng dân số, các tệ nạn xã hội ; các thói hư tật xấu trong đời sống (bệnh lề mề, bệnh vô cảm, không trung thực trong thi cử); các cá nhân điển hình, những tấm gương người tốt việc tốt
B. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
b1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh 
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống..... của con người.
b2. Yêu cầu:
- Về nội dung: bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, 
lời văn chính xác sinh động.
b3. Những vấn đề nghị luận: Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí rất phong phú, bao gồm ba lĩnh vực chính sau: Các vấn đề về đạo lí, truyền thống (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tình mẫu tử, tình anh em, tình đồng bào, tình thầy trò...); các vấn đề về phẩm chất đạo đức (tính trung thực, dũng cảm, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi); các vấn đề về mục đích, lí tưởng sống, về cách ứng xử, những hành động cao cả của con người trong cuộc sống... 	
C. Phân biệt hai dạng bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và phân biệt được điểm giống và khác nhau chủ yếu của hai dạng bài này.
a. Giống nhau: Đều là kiểu bài Nghị luận xã hội.
b. Khác nhau: Điểm khác nhau chủ yếu là xuất phát điểm và lập luận.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Xuất phát từ thực tế đời sống (sự việc, hiện tượng) để khái quát thành những vấn đề tư tưởng và bày tỏ thái độ của người viết
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Từ một tư tưởng, đạo lí, dùng lập luận, giải thích, phân tích để làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí, rồi vận dụng sự thật đời sống để chứng minh nhằm khẳng định (hay phủ định) một tư tưởng nào đó, thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó. 
2.3.2.2 Phương pháp rèn kĩ năng tích lũy kiến thức xã hội
 Đề tài của bài văn nghị luận xã hội thường hướng vào những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với toàn xã hội; tập trung bàn bạc, trao đổi về một vấn đề nào đó có liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về mặt vật chất hoặc tinh thần của con người. Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh kĩ năng tích lũy kiến thức xã hội. Cụ thể là :
 - Giáo viên định hướng kiến thức mà kiểu bài đề cập, nhất là những vấn đề đang được xã hội quan tâm, mang tính thời sự cao để học sinh tự xâu chuỗi, tự bổ sung kiến thức thông qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè hoặc thầy cô.
 - Yêu cầu học sinh tích hợp kiến thức từ những môn học khác như : Địa lí, Lịch sử, GDCD (Tích hợp ngang)
 - Hướng dẫn học sinh liên kết kiến thức bộ môn ở các cấp học, lớp học (Tích hợp dọc); kiến thức từ thực tế cuộc sống, kĩ năng sống của các em
2.3.2.3 Phương pháp rèn kĩ năng thực hành.
2.3.2.3.1 Phương pháp rèn kĩ năng lập dàn ý.
 Trong thực tế, học sinh hay làm bài Tập làm văn theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, nghĩ đến đâu viết đến đó, không có thói quen lập dàn ý nên nhiều bài viết có tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”. Mặt khác, đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” nằm cuối phần thân bài của bài nghị luận xã hội. Vì vậy, trước khi viết đoạn văn này, học sinh cần lập dàn ý cho đề bài để thấy được tính hệ thống, tính chỉnh thể và logic của bài Tập làm văn nói chung bài văn nghị luận xã hội nói riêng. Để rèn kĩ năng lập dàn ý cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh phải:
 1. Nắm vững dàn ý chung của từng dạng bài nghị luận xã hội đã học.
* Dàn ý bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:	
- Mở bài: + Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
 + Nêu vấn đề đặt ra, cần nghị luận trong sự việc, hiện tượng đó.
- Thân bài: 
	 + Nêu thực trạng của sự việc, hiện tượng.
 + Xác định nguyên nhân của thực trạng trên.
 + Bàn luận, đánh giá các mặt: đúng - sai, phải - trái, lợi - hại.
 + Nêu suy nghĩ, bài học nhận thức và hành động của bản thân về vấn đề được bàn luận
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, lời khuyên.....
* Dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Mở bài: + Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận.
 + Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung của tư tưởng đạo lí. Giới thiệu nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
- Thân bài: + Giải thích nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
 + Bàn luận, phân tích các khía cạnh của vấn đề; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có)
 + Khẳng định chung, nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
 + Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Kết bài: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
 2. Cách trình bày dàn ý: chỉ ghi những ý chính (luận điểm, luận cứ tiêu biểu) chứ không viết thành câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh.
 3. Phương pháp lập dàn ý: 
 - Giáo viên hướng dẫn HS xác lập những ý chính, ý cơ bản cần trình bày trong bài văn. Đối với văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng, lập dàn ý là xác lập hệ thống các luận điểm, luận cứ, cách lập luận để giải quyết vấn đề nghị luận.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn, các luận cứ trong từng luận điểm theo trình tự hợp lí phù hợp với cách lập luận đã chọn.
2.3.2.3.2 Phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận xã hội.
a. Yêu cầu chung.
a1. Yêu cầu về đoạn văn:
- Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Về nội dung: Đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” phải thể hiện được bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong tư tưởng, tình cảm, lối sống của bản thân; đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể.
- Vị trí của đoạn văn: ở cuối phần thân bài.
a2. Khi vận dụng viết đoạn văn: Học sinh phải thể hiện sự rõ sự “sáng tạo” của mình. Giáo viên cần giảng cho học sinh nhận thức được sáng tạo trong bài văn nghị luận được biểu thị trên nhiều mặt: sáng tạo trong cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, sáng tạo trong phương thức lập luận và trình bày dẫn chứng.
 Giáo viên giải thích để học sinh hiểu: Sáng tạo không có nghĩa là làm mới tất cả. Tính sáng tạo thể hiện ở việc làm theo mẫu một cách có cải tiến, không nhất thiết phải theo con đường quen thuộc. Cần làm phong phú sâu sắc vấn đề bằng cách đưa ra những kiến giải mới, có ý nghĩa phát hiện độc đáo của cá nhân.
 Học sinh cần nắm được: Sáng tạo trong văn nghị luận là yếu tố sống còn, vì nó là vấn đề thuyết phục lòng người trong giao tiếp. Sự chặt chẽ, thống nhất trong lập luận, sự cô đọng trong nội dung, sức thu hút của cái mới lạ trong thông tin và truyền đạt thông tin được xử lí một cách đúng mức càng làm tăng thêm tính chất sáng tạo của văn nghị luận, nhất là phần “Bài học nhận thức và hành động”. 
b. Phương pháp viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động”
b1. Phương pháp:
- Từ sự bàn luận, đánh giá vấn đề nghị luận để rút ra bài học nhận thức trong cuộc sống, trong tư tưởng, tình cảm. Thực chất là trả lời các câu hỏi: Từ vấn đề bàn luận em hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống của bản thân? (nếu vấn đề nghị luận có tính nhân văn thì cần học tập, noi theo; nếu vấn đề nghị luận là một sự việc, hiện tượng xấu, có tác hại thì cần đấu tranh, loại bỏ).
- Từ bài học nhận thức rút ra bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể. Thực chất là trả lời các câu hỏi: Phải làm gì? Cần làm như thế nào?
Lưu ý: - Người viết phải hiểu rõ vấn đề nghị luận. Từ đó thể hiện chính kiến, bộc lộ công khai lập trường, quan điểm, tư tưởng của mình. Đồng thời có những nhận định đánh giá đúng đắn; biết đề xuất những ý kiến, đưa ra những đề nghị, giải pháp thích hợp đối với vấn đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_phan_bai_ho.doc