SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 từ) cho học sinh lớp 9

SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 từ) cho học sinh lớp 9

Văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là tinh hoa của các môn khoa học xã hội. Biết nghị luận là con người biết phán đoán và suy luận, có tư duy logic để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình; đồng thời biết phản bác những quan điểm, nhận thức sai lệch một cách thuyết phục. Rõ ràng việc thể hiện, tranh luận và bảo vệ hay bác bỏ các quan điểm là một thước đo quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi con người.Trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng trong các nhà trường trung học. Trước hết văn nghị luận xã hội có vai trò to lớn thúc đẩy nhận thức của học sinh về các vấn đề xã hội, từ hiểu biết, nhận thức đúng đắn đó giúp các em có những hành động chuẩn mực trong ứng xử của cuộc sống. Văn nghị luận trau dồi cho các em sự phát triển lành mạnh về tâm hồn, định hướng những hành vi chuẩn mực, phù hợp đạo đức lối sống của người Việt Nam ta. Bởi vậy văn nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Đây là một quy định đối trong khung đề kiểm tra hoặc đề thi. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Một thời gian khá dài, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, nhận diện vấn đề chưa tốt, người viết lại phải dùng kiến thức của mình để giải quyết về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa. Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Như vậy, rèn luyện kĩ năng NLXH cho học sinh sẽ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống của học sinh, mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy nhận thức vấn đề xã hội đồng thời góp phần rèn giũa, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách con người cho các em học sinh.

Qua một số giờ dự giờ lên lớp và bản thân tôi trực tiếp ra đề và chấm bài cho học sinh, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 từ) cho học sinh lớp 9”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em, đặc biệt là từ đó, giúp cho các em học sinh phát triển khả năng tư duy và nhận thức đúng đắn để hoàn thiện nhân cách của bản thân.

 

doc 20 trang thuychi01 895310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 từ) cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là tinh hoa của các môn khoa học xã hội. Biết nghị luận là con người biết phán đoán và suy luận, có tư duy logic để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình; đồng thời biết phản bác những quan điểm, nhận thức sai lệch một cách thuyết phục. Rõ ràng việc thể hiện, tranh luận và bảo vệ hay bác bỏ các quan điểm là một thước đo quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi con người.Trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng trong các nhà trường trung học. Trước hết văn nghị luận xã hội có vai trò to lớn thúc đẩy nhận thức của học sinh về các vấn đề xã hội, từ hiểu biết, nhận thức đúng đắn đó giúp các em có những hành động chuẩn mực trong ứng xử của cuộc sống. Văn nghị luận trau dồi cho các em sự phát triển lành mạnh về tâm hồn, định hướng những hành vi chuẩn mực, phù hợp đạo đức lối sống của người Việt Nam ta. Bởi vậy văn nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Đây là một quy định đối trong khung đề kiểm tra hoặc đề thi. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Một thời gian khá dài, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, nhận diện vấn đề chưa tốt, người viết lại phải dùng kiến thức của mình để giải quyết về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa... Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Như vậy, rèn luyện kĩ năng NLXH cho học sinh sẽ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống của học sinh, mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy nhận thức vấn đề xã hội đồng thời góp phần rèn giũa, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách con người cho các em học sinh.
Qua một số giờ dự giờ lên lớp và bản thân tôi trực tiếp ra đề và chấm bài cho học sinh, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 từ) cho học sinh lớp 9”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em, đặc biệt là từ đó, giúp cho các em học sinh phát triển khả năng tư duy và nhận thức đúng đắn để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Trong những năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 9, tôi luôn có ý thức trong việc giảng dạy, đặc biệt đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận nói chung và bài văn nghị luận xã hội nói riêng, vì đây là một thể loại đang được xem là mới và khó. Nhất là trong cấu trúc đề thi do Sở giáo dục quy định mới nhất năm 2018, quy định tất cả các bài làm của học sinh từ hai tiết trở lên, đến các bài thi học sinh giỏi, đề thi vào lớp 10 đều có văn nghị luận xã hội, dưới dạng một đoạn văn (khoảng 200 từ), khác với dạng viết bài văn nghị luận ngắn như trước đây. Từ bài văn ngắn nay yêu cầu chỉ còn đoạn văn, vậy học sinh sẽ làm bài thế nào cho phù hợp với yêu cầu của đề ? Đề tài nghiên cứu của tôi nhằm giúp học sinh biết cách trình bày đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội ở trường THCS hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo, Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em.
1.4. Phương pháp pháp nghiên cứu
 Để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp như phân tích, khảo sát, nêu ví dụ, so sánh...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cở sở lí luận.
 Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào THPT môn Ngữ văn những năm hiện nay đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn khoảng 200 từ (khoảng 20 đến 25 dòng). Trước đây là một bài văn nghị luận xã hội ngắn ( khoảng 300 từ). Căn cứ vào ngữ liệu mở của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết đoạn văn, dù hỏi thế nào thì cũng chỉ quy về hai dạng bài. Cụ thể là:
 - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .
 Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận.
 Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một đoạn văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.
 2.2 Thực trạng vấn đề.
- Thực trạng chung: Trong chương trình Ngữ văn THCS, đọc văn luôn gắn liền với làm văn tạo nên hai mặt hữu cơ thống nhất. Song nhìn tổng quan, phân môn đọc văn có vẻ được ưu ái hơn so với làm văn. Làm văn có số tiết không nhiều nhưng lại bao gồm cả hai mảng: lí thuyết và thực hành, và luôn hướng đến rèn luyện kĩ năng nghị luận văn học song song với nghị luận xã hội. Như vậy thời lượng dành cho rèn luyện kĩ năng nghị luận xã hội trong chương trình lớp 9 còn khá khiêm tốn.(chỉ có 4 tiết học). Những kì thi quan trọng trong đời học sinh từ thi học kì, thi học sinh giỏi đến thi THPT quốc gia... đều có bài nghị luận xã hội. Và quan trọng hơn là nghị luận xã hội tuy chiếm tỉ trọng điểm thấp hơn trong các kì thi phổ thông, nhưng lại rất cần thiết với cuộc đời của mỗi con người. Văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là tinh hoa của các môn khoa học xã hội. Biết nghị luận là con người biết phán đoán và suy luận, có tư duy logic để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình; đồng thời biết phản bác những quan điểm, nhận thức sai lệch một cách thuyết phục. Rõ ràng việc thể hiện, tranh luận và bảo vệ hay bác bỏ các quan điểm là một thước đo quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi con người.  Như vậy, rèn luyện kĩ năng nghị luận xã hội cho học sinh sẽ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống của học sinh mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy và phẩm chất nhân cách con người.
 Nghị luận xã hội quan trọng như thế nhưng trong trong thực tế, việc rèn luyện kĩ năng nghị luận xã hội cho học sinh vẫn chưa tương xứng với tầm của nó. Những tác giả nghiên cứu sâu về làm văn lại thiên về lí thuyết, hàn lâm; những giáo viên gần với thực tiễn làm văn của học sinh lại thiếu sự khái quát, hệ thống về những vướng mắc, những lỗi kĩ năng thường gặp của học sinh. Vì vậy cần có những tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và những lỗi học sinh thường mắc khi làm bài văn nghị luận xã hội. Từ đó đưa ra những định hướng, chỉ dẫn để học sinh biết cách nghị luận xã hội thiết thực, hiệu quả hơn trong những kì thi trước mắt và trong cuộc đời lâu dài về sau.
- Thực trạng riêng: Thực trạng học và làm bài văn nghị luận nghị luận xã hội đang là một vấn đề được quan tâm trong các trường Trung học cơ sở nói chung và trường THCS Lê Hữu Lập nói riêng. Theo thống kê và theo dõi kết quả thi học, kì, thi học sinh giỏi, thi vào THPT của mấy năm gần đây thì chất lượng làm bài môn Ngữ văn của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài lại rơi vào phần văn nghị luận xã hội. Nguyên nhân chính là do cách diễn đạt của các em chưa được tốt. Các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, kiểu nghị luận này yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức thực tế thì các em lại chưa có. Nhiều em còn mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt...có em còn xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhầm nghị luận về tư tưởng đạo lí sang nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống... Sở dĩ chất lượng phần văn nghị luận xã hội còn chưa đạt yêu cầu như vậy là do nhiều nguyên nhân.
 - Về giáo viên:
Mặc dù trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã nắm chắc được cấu trúc của các đề thi học sinh giỏi và thi vào lớp 10, một phần không thể thiếu là câu hỏi liên quan đến kiểu bài nghị luận xã hội, thế nhưng một số giáo viên vẫn cho rằng câu hỏi chỉ chiếm tỉ lệ điểm trong bài khoảng 20% số điểm nên chưa tập trung nhiều để hướng dẫn học sinh, khiến kiến thức cơ bản học sinh nắm chàng màng. Tư tưởng học sinh làm bài lại chỉ chăm chú đến phần nghị luận văn học mà không nghĩ rằng đây là phần dễ đạt điểm tối đa. Hơn nữa lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ rằng văn hay là câu chữ phải “bay bổng”, phải “lung linh”, nghĩa là dùng cho nhiều phép tu từ, nhiều từ “sang”, nhiều thuật ngữ “oách” mà quên rằng văn hay là sự chân thực, sự giản dị, tức là nói những điều mình nghĩ và nói bằng ngôn ngữ bình thường, không cao giọng, không uốn éo làm duyên.
 - Về học sinh.
 	 Trong những năm gần đây học sinh không hứng thú muốn học môn Ngữ văn, nhất là ngại viết những bài văn hay đoạn văn dài. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do làm văn khó, lại mất nhiều thời gian, “công thức” làm văn cho các em lại không hình thành cụ thể. Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng. Kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh ở ngay trong trường THCS Lê Hữu Lập còn nhiều em làm chưa tốt và rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ... Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài. Ví dụ đề yêu cầu nghị luận về tư tưởng đạo lí lại làm sang nghị luận về hiện tượng sự việc đời sống. Mặt khác đối với đoạn văn nghị luận xã hội dung lượng quy định (chỉ khoảng 200 hoặc gần một trang giấy thi) nhiều học sinh vẫn chưa căn được, cứ thế phóng bút viết thậm chí hết nhiều thời gian mà bài lại không cô đọng, súc tích. Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy kiểu bài này các em đều quan niệm là bài văn “khô khan” nên bài viết chưa có sức hút, chưa lay động được tâm hồn người đọc. Ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp hẫn là ở chất lượng. Mà chất lượng một bài văn phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kĩ thuật như: Cách lập luận, dùng từ, câu...
 	Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy như sau: Năm học 2017-20178
Lớp
Sĩ số
Số HS có bài dưới điểm 5 (1-> 4điểm)
Số HS biết cách làm bài ở mức trung bình-khá (5->7điểm)
Số HS làm bài tốt
(8-9 điểm)
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
9B
35
 4 
 11,4
 25 
 71,4
 6
 17,1
 Kết quả trên đây cho thấy nguyên nhân mấu chốt là học sinh phần nhiều chưa biết làm văn nghị luận tốt.
 Vậy nên việc nâng cao, mở rộng, rèn thêm cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận xã hội là rất cần thiết.
2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện
2.3.1 Các giải pháp thực hiện:
 Để học sinh có kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội tốt. Tôi thực hiện các bước sau:
 a, Làm công tác tư tưởng cho học sinh (định hướng)
 Trước hết giáo viên cần phải dập tắt trong các em quan niệm: Văn nghị luận là loại văn “khô khan” là chưa hợp lí, vì ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp dẫn là ở chất lượng. Tiểu thuyết mà viết dở thì cũng khô khan mà thôi. Chất lượng một bài văn nghị luận phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kĩ thuật như: cách lập luận, dùng từ, câu....Cảm hứng là yếu tố đầu tiên.
 Sau là phải có kiến thức: Có thể việc hiểu biết về vấn đề cần bàn càng phong phú thì càng dễ cho mình “tung hoành” trong bài viết. Kiến thức phong phú cũng có nghĩa là mình nắm được lẽ phải, giúp cho mình đưa ra những luận điểm chắc chắn, giàu sức thuyết phục, không thể bác bỏ như cố nhân đã tổng kết: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Trái lại nếu kiến thức nghèo nàn hay sáo rỗng thì bài văn nhạt nhẽo, nặng nề, hô khẩu hiệu. Cần nhớ rằng văn nghị luận là làm sao để người khác “Tâm phục khẩu phục” chứ không phải áp đặt cách hiểu của mình cho người khác.
 Khi kiến thức đã phong phú thì các yếu tố kĩ thuật của văn bản, về cơ bản sẽ biết sử dụng một cách tự nhiên. Bởi vì một triết gia đã nói “Cái gì được quan niệm rõ ràng thì diễn đạt sẽ mạch lạc”. Việc trau dồi và cẩn trọng trong công tác kĩ thuật thì không bao giờ thừa. Luôn luôn phải cân nhắc, sắp xếp cái nào trước, cái nào sau, chọn đi chọn lại từ nào cho chuẩn xác, sinh động.
 b, Củng cố và khắc sâu kiến thức chung về yêu cầu trình bày hình thức một đoạn văn
- Trình bày đúng hình thức một đoạn văn ( đầu đoạn viết lùi vào, viết hoa, có dấu chấm hết đoạn, tránh nhầm sang trình bày hình thức một bài văn)
- Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ.
- Đảm bảo bố cục: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Học sinh nên trình bày theo hình thức diễn dịch hoặc quy nạp
 c, Củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết về văn nghị luận xã hội.
 Về kiểu bài nghị luận xã hội, Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định trong cấu trúc đề thi năm 2018. Theo đó, học sinh phải vận dụng kiến thức xã hội và đời sống viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 từ) đối với học sinh THCS. Vì vậy muốn làm tốt kiểu bài này trước hết giáo viên cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm chắc phần lí thuyết thì mới vận dụng tốt trong khi làm bài. Ở phần I: Đọc – Hiểu thường gồm có 4 câu hỏi nhỏ, chiếm tỷ lệ 30% số điểm. Từ dữ liệu ở phần I này sẽ là cơ sở để thực hiện một đoạn nghị luận xã hội ở phần II: Phần Tập làm Văn, nhưng dù là bàn luận đến nội dung gì thì cũng chỉ có hai dạng bài cụ thể là:
 + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 Học sinh cần bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả.
Dạng bài 1: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
*Khái niệm:
 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống xã hội là nêu ý kiến của mình, bàn luận, đánh giá của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
 *Yêu cầu:
- Nội dung: Phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc,hiện tượng, phải trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó.
 - Hình thức: Sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp.
- Lời văn có sức thuyết phục.
* Bố cục: Đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng phải đảm bảo các phần chặt chẽ, mạch lạc theo yêu cầu chung của một đoạn văn nghị luận.
 - Mở đoạn: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề sẽ bàn luận.
 - Thân đoạn: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng, trình bày ý kiến, sự đáng giá của mình.
 - Kết đoạn: Khẳng định, phủ định, khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
Dạng bài 2: Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí.
* Khái niệm: 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
*Yêu cầu:
- Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: Đoạn văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Lời văn: Rõ ràng, sinh động.
* Bố cục: Có bố cục chặt chẽ, hợp lí theo yêu cầu chung của một đoạn văn nghị luận.
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Thân đoạn: Lần lượt giải thích, chứng minh, phân tích các nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lí đó; đồng thời nêu ý kiến bàn luận, đánh giá của mình.
- Kết đoạn: Tổng kết, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận.
 Lưu ý:
 Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng kiểu bài là hết sức quan trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Tuy nhiên làm đoạn văn nghị luận xã hội giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các lưu ý sau:
 Thứ nhất: Chú ý đọc kĩ đề bài, xác định dạng đề bài:
 Thứ hai: Tăng cường quan sát, cập nhật thông tin:
 Thứ ba: Chọn lọc và xử lí thông tin.
 2.3.2 Các biện pháp cụ thể
 a) Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
 Cuộc sống đang từng giờ, từng phút trôi qua cùng biết bao thay đổi và biết bao sự kiện. Có thể nói chính những sự việc, hiện tượng đời sống là mảng đề tài hết sức hấp dẫn, phong phú người ra đề lựa chọn các mảng đề tài khác nhau để ra đề như: Môi trường, dân số, trẻ em, tệ nạn xã hội.... Để làm tốt dạng đề nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống đang được dư luận xã hội quan tâm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lưu ý.
*Làm bài nghị luận về sự việc đời sống.
- Yêu cầu về hình thức:Trước đây là bài văn nghị luận nên yêu cầu học sinh trình bày đầy đủ bố cục của đoạn văn, nghĩa là đoạn văn gồm ba phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Nay yêu cầu chỉ là đoạn văn nên học sinh cần xác học sinh viết đoạn văn theo kiểu nào: Diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp. Học sinh nên viết theo kiểu đoạn văn tổng – phân – hợp là hợp lí nhất, chặt chẽ nhất. 
- Yêu cầu về nôi dung.
 + Nêu thực trạng của vấn đề.
 + Biểu hiện – phân tích tác hại.
 + Nguyên nhân.
 + Biện pháp khắc phục (hướng giải quyết)
 + Ý thức bản thân đối với vấn đề nghị luận.
Ví dụ :
 Với nhan đề: Môi trường sống của chúng ta. Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một đoạn văn ngắn trình bày quan niệm của em và cách làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Nêu vấn đề và triển khai thành đoạn văn nghị luận bao gồm các ý cơ bản sau: 
1.Mở đoạn: (Nêu vấn đề nghị luận) 
 Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ.
2.Thân đoạn:
- Biểu hiện. + Xã hội.
 + Nhà trường. 
- Phân tích tác hại:
+ Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
+ Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
- Đánh giá:
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá hủy môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
- Hướng giải quyết.
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
3.Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của môi trường.
*Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục đoạn văn, diễn đạt có cảm xúc.
- Yêu cầu về nội dung cần đảm bảo các ý sau:
 + Giải thích hiện tượng.
 + Trình bày suy nghĩ của người viết về hiện tượng ấy.
 + Liên hệ thực tế đời sống.
 + Nêu tác dụng ảnh hưởng và bài học rút ra.
Ví dụ :
 Đề bài: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”. Viết một một đoạni văn nghị luận (Khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.
 Gợi ý.
 Với dạng bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo ý.
*Về hình thức: Trình bày thành đoạn văn nghị luận , yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_khoang_200_t.doc