SKKN Vận dụng kĩ thuật KWL vào việc dạy học đọc - Hiểu các văn bản thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9

SKKN Vận dụng kĩ thuật KWL vào việc dạy học đọc - Hiểu các văn bản thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9

Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng bậc nhất ở nhà trường phổ thông. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn Ngữ văn còn tác động sâu sắc đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của HS; đem lại niềm vui, sự hứng thú và góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho người học. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, môn Ngữ văn vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh đó. Nhiều học sinh không có hứng thú học văn, hoặc học đối phó. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc - hiểu nói riêng theo hướng vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo cơ hội cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập, vì vậy, là một giải pháp cần thiết và cấp bách.

Trong những năm gần đây, dạy học áp dụng các kĩ thuật tích cực được sử dụn rộng rãi. Mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học có những ưu điểm, hạn chế riêng; mỗi môn học cũng có những đặc trưng, đặc thù cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả các kĩ thuật dạy học này vào từng môn học, từng phần kiến thức cụ thể là một yêu cầu tất yếu.

Bên cạnh các kĩ thuật dạy học tích cực như “hợp tác”, “động não”, “mảnh ghép”, “khăn phủ bàn” thì “KWL” là một trong những kĩ thuật dạy học có nhiều ưu thế trong việc khuyến khích học sinh chủ động bày tỏ cảm xúc, ý kiến, nhu cầu nhận thức, nhu cầu khám phá của mình về tác phẩm; đồng thời cho phép GV thu nhận được những thông tin phản hồi kịp thời để điều chỉnh và thiết kế nội dung bài học một cách hiệu quả. Hơn nữa, kĩ thuật KWL hiện đã có nhiều phiên bản cho phép giáo viên kiểm soát đa dạng hơn các kĩ năng đọc - hiểu của học sinh.

 

doc 23 trang thuychi01 93587
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kĩ thuật KWL vào việc dạy học đọc - Hiểu các văn bản thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng bậc nhất ở nhà trường phổ thông. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn Ngữ văn còn tác động sâu sắc đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của HS; đem lại niềm vui, sự hứng thú và góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho người học. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, môn Ngữ văn vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh đó. Nhiều học sinh không có hứng thú học văn, hoặc học đối phó... Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc - hiểu nói riêng theo hướng vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo cơ hội cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập, vì vậy, là một giải pháp cần thiết và cấp bách. 
Trong những năm gần đây, dạy học áp dụng các kĩ thuật tích cực được sử dụn rộng rãi. Mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học có những ưu điểm, hạn chế riêng; mỗi môn học cũng có những đặc trưng, đặc thù cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả các kĩ thuật dạy học này vào từng môn học, từng phần kiến thức cụ thể là một yêu cầu tất yếu.
Bên cạnh các kĩ thuật dạy học tích cực như “hợp tác”, “động não”, “mảnh ghép”, “khăn phủ bàn” thì “KWL” là một trong những kĩ thuật dạy học có nhiều ưu thế trong việc khuyến khích học sinh chủ động bày tỏ cảm xúc, ý kiến, nhu cầu nhận thức, nhu cầu khám phá của mình về tác phẩm; đồng thời cho phép GV thu nhận được những thông tin phản hồi kịp thời để điều chỉnh và thiết kế nội dung bài học một cách hiệu quả. Hơn nữa, kĩ thuật KWL hiện đã có nhiều phiên bản cho phép giáo viên kiểm soát đa dạng hơn các kĩ năng đọc - hiểu của học sinh. 
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, phần thơ Việt Nam hiện đại chiếm một vị trí và thời lượng khá quan trọng. Hướng dẫn HS phát hiện và cảm nhận mạch cảm xúc trữ tình là mở ra cho HS con đường đi vào và giải mã thế giới nghệ thuật trong bài thơ. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở nhà trường phổ thông hiện nay, giáo viên thường cảm thụ tác phẩm và truyền lại kết quả cảm thụ đó cho học sinh chứ ít quan tâm đến cảm nhận của học sinh. Làm thế nào để qua văn học khơi dậy được những cảm xúc tốt đẹp trong tâm hồn các em về tình yêu quê hương, đất nước; tình cảm gia đình, bạn bè; tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm của mỗi người trước cuộc đời? Làm thế nào để nâng cao hứng thú, năng lực thưởng thức và đánh giá tác phẩm văn chương cho học sinh? 
Chọn đề tài “Vận dụng kĩ thuật KWL vào việc dạy học đọc - hiểu các văn bản thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9”, tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc giải đáp những câu hỏi kể trên mà cũng là những băn khoăn, trăn trở của giáo viên đang trực tiếp dạy Văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để đề tài này được sâu sắc hơn về giá trị khoa học và tính hiệu dụng của nó. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Vận dụng kĩ thuật KWL vào việc dạy học đọc - hiểu các văn bản thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn và phát triển năng lực cảm thụ thơ hiện đại Việt Nam cho học sinh lớp 9. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Vận dụng kĩ thuật KWL vào việc dạy học đọc - hiểu các văn bản thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9” tôi xác định đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi kết hợp vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, phân loại tài liệu; điều tra khảo sát thực tế; thống kê xử lí số liệu
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học theo hướng tích cực là một trong những yêu cầu cần thiết của các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Kharlamop trong cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” (tập 1, NXB GD, Hà Nội 1978) đã nêu rõ: “Việc nghiên cứu khoa học giáo dục làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan tới việc cải tiến hoạt động nhận thức và nâng cao tính tích cực, trí tuệ của học sinh là trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu giáo dục và giáo viên”. Bên cạnh đó, hàng loạt những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh cũng nêu cao vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh, như: “Những cơ sở của dạy học hiệu nghiệm ở nhà trường Xô Viết” của L.V. Sacôp (1959); “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề” (V.Ô kôn, NXB GD, Hà Nội 1976)
Kĩ thuật dạy học KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc - hiểu. KWL là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo bằng cách nêu những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời GV biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài học. 
Trong cuốn “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của Bộ GD&ĐT theo dự án Việt - Bỉ (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010), các tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ về một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó có trình bày về mục tiêu, tác dụng, cách thức tiến hành và những lưu ý khi vận dụng kĩ thuật dạy học KWL.
Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả luận văn một hệ thống lí thuyết cơ bản về kĩ thuật KWL, để từ đó nghiên cứu, vận dụng vào việc dạy học Văn nói chung, dạy học thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 9 nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề 
- Về phía giáo viên: Trong những năm vừa qua, đội ngũ giáo viên Ngữ văn nói chung được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế trong cách vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận tâm tận lực với nghề, tích cực nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức. Tuy nhiên, với sự đa dạng và tính phức tạp của môn Ngữ văn và lao động dạy Văn cũng như hứng thú học Văn của học sinh hiện nay thì hiệu quả dạy phần thơ trữ tình vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Hình ảnh, từ ngữ, cấu trúc của thơ là một câu hỏi hàm ngôn, đa nghĩa. Vì vậy, để cảm, hiểu thơ, đòi hỏi phải có cảm xúc, tư duy khoa học, sáng tạo đối với cả đội ngũ giáo viên và học sinh.
KWL là một kĩ thuật dạy học tích cực, mới được áp dụng trong thời gian gần đây. Việc sử dụng kĩ thuật này còn nhiều bàn cãi. Vẫn chưa có sự thống nhất đồng bộ trong việc ứng dụng về thời gian sử dụng, bài học có thể áp dụng. Bên cạnh đó, thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của giáo viên dạy văn ở trường THCS diễn ra không đồng đều, chỉ diễn ra ở một số giáo viên dạy lớp cuối cấp, lớp chất lượng cao. Do nhiều tác động chủ quan, khách quan, giờ giảng văn trong cuộc sống hiện đại đang dần thiếu đi tâm huyết, niềm say mê nghề nghiệp. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận dè dặt và chậm trễ các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới của giáo viên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học văn hiện nay.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong thực tế giảng dạy, hoạt động của giáo viên vẫn là chủ yếu. Giáo viên nói cái hay, cái đẹp của văn bản mà giáo viên cảm nhận được cho học sinh. Đôi lúc nghiêng về khai thác nội dung tư tưởng. Có khi học sinh không cần đọc văn bản, giáo viên vẫn tổ chức cho học sinh thực hiện theo các bước đã định sẵn. Thậm chí, giáo viên chỉ gọi các em đọc lướt qua vài phút rồi lập tức đi vào tìm hiểu, phân tích để kịp thời lượng trên lớp. Vì vậy, sẽ không có thời gian để học sinh suy nghĩ, tìm tòi, nêu ý kiến bản thân theo yêu cầu của các cột trong các phiên bản của KWL.
Như vậy, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật trong dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn nói chung, thơ hiện đại ở lớp 9 nói riêng vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu. Phương pháp dạy đọc - hiểu chưa có hiệu quả, giáo viên chưa chú ý đến việc hình thành cho HS phương pháp đọc văn. Việc kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu là kiểm tra kiến thức nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại,... học tác phẩm nào thi đúng tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học. Việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong đó có KWL còn rất hạn chế.
- Về phía học sinh: Thể loại, thi pháp thơ hiện đại có nhiều điểm gần gũi với học sinh, tuy nhiên vẫn có những mã khóa nghệ thuật mà học sinh khó có thể cảm nhận hết. Vốn sống, kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh ra đời bài thơ, hiểu các hình ảnh, những ẩn dụ, ví von... được sử dụng trong bài thơ. Học sinh học văn theo kiểu học theo, làm theo kết quả phân tích của thầy chứ chưa chủ động, sáng tạo. Việc học này làm mất khả năng tự học và sự tìm tòi khám phá của các em, bởi người thầy dù tài năng đến mấy thì kết quả phân tích tác phẩm vẫn mang tính cá nhân, chủ quan. 
KWL là một kĩ thuật dạy học mới, khi triển khai thường phải kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác một cách linh hoạt. Để học sinh vận dụng sơ đồ KWL hiệu quả đặt ra yêu cầu người giáo viên phải hướng dẫn, giải thích, giúp học sinh hiểu bản chất của kĩ thuật này. Thế nhưng, hiện nay, một số giáo viên lại vận dụng một cách máy móc, áp đặt, thời gian sử dụng không phù hợp, làm cho học sinh khó tiếp cận, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em.
Bên cạnh đó, một vài tác phẩm còn nặng ý nghĩa triết luận, khó đối với khả năng tiếp thu của các em, nhất là học sinh nông thôn, miền núi và những học sinh ở những vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Chính điều này làm cho các em không hiểu được vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Vì vậy, các em không thể tìm ra các nội dung trong cột K, W, L trong bảng KWL. Ngoài ra, thời lượng dành cho một số bài chưa hợp lý. Một số tác phẩm dạy trong sách giáo khoa tuy có vị trí trong lịch sử văn học nhưng đã ra đời quá lâu, nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của học sinh hiện nay, do đó ít khơi gợi được hứng thú học tập của các em. Chẳng hạn, như bài “Đồng chí ” (Chính Hữu), ra đời từ thời kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội về một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc. Thế nhưng, với học sinh lớp 9, các em được sinh ra trong thời bình, làm thế nào để khơi gợi cho các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy trong vòng 45 phút là cả một vấn đề đặt ra. Ngoài ra, các em còn phải thấy được sự hòa quện giữa vẻ đẹp hiện thực và chất lãng mạn luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi chiến sĩ. Đó là động lực, là sức mạnh chiến đấu để các anh vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Đó còn là sự hồn nhiên, bay bổng, pha chút ngang tàng của người lính trong kháng chiến chống Mỹ sau này, thể hiện qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
Mặt khác, trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, chúng ta có những thành tựu quan trọng về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người, nhất là thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc THCS. Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực của xã hội chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần thơ trữ tình hiện đại không chỉ cần lý trí để hiểu mà cần cảm xúc để cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vì thế, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh qua những giờ học thơ có lúc, có chỗ giảm sút. 
Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là chú trọng học các môn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của HS đối với môn Ngữ văn. Trình độ học sinh không đều, quan niệm lệch lạc coi trọng các môn tự nhiên và ngoại ngữ nhiều hơn các môn xã hội, ngay cả phụ huynh cũng không đầu tư nhiều cho con học môn này; mạng internet đã có rất nhiều trò chơi rất hấp dẫn, tất cả đã ảnh hưởng đến hứng thú học nói chung, học thơ trữ tình nói riêng ở THCS. Các em thiếu sự tìm tòi, khám phá những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới để cùng với giáo viên xây dựng bài học, cảm thụ, cảm nhận những cung bậc cảm xúc của nhà thơ qua tác phẩm văn chương. 
Tất cả những khó khăn, bất cập trên đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để vận dụng hiệu quả hơn kĩ thuật KWL trong dạy học thơ Việt Nam hiện đại nói riêng, dạy học Văn nói chung, nhằm nâng cao chất lượng học Ngữ văn của học sinh.
2.3. Các khái niệm
2.3.1 Khái niệm kĩ thuật
Kĩ thuật chỉ tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người. Theo cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, từ “kĩ thuật” thường đi kèm với các từ mang nghĩa máy móc công nghệ, chỉ sự phát triển hiện đại. 
2.3.2. Khái niệm kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học
Khái niệm phương pháp dạy học có khi được sử dụng để chỉ những cách thức, con đường hoạt động; có khi được dùng như một kĩ thuật cụ thể, các mô hình hành động cụ thể. Phương pháp dạy học cũng bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể đến một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp dạy học dự án 
Kĩ thuật dạy học theo các nhà giáo dục học là những động tác, cách thức, hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp độc lập. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học truyền thống, có thể kể đến một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kĩ thuật KWL
2.3.3. Khái niệm kĩ thuật KWL
Kĩ thuật KWL là một khái niệm trong phương pháp dạy học hiện đại vốn phát triển ở nhiều nước trên thế giới. KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học đọc - hiểu. KWL là cụm từ viết tắt chỉ quá trình tiếp thu chủ động của học sinh, bao gồm: 
K (Know: Điều đã biết)
W (Want to know: Điều muốn biết)
L (Learned: Điều đã học được)
Biểu đồ của Ogle gồm có 3 cột sau:
K
(Điều đã biết)
W
(Điều muốn biết)
L
(Điều đã học được)
Vận dụng kĩ thuật KWL chính là vận dụng những kĩ thuật, phương thức dạy học theo hướng tích cực, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh. 
2.4. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.4.1. Quy trình thực hiện
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tạo bảng KWL theo mục tiêu cần đạt.
Bước 2: Cho học sinh động não, liệt kê những điều đã biết về tác giả, bài thơ/chủ đề vào cột K.
Bước 3: Cho học sinh động não và nêu câu hỏi, những điều muốn biết về nhà thơ, bài thơ vào cột W.
Bước 4: Cho học sinh đọc, giải thích, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và hệ thống hóa kiến thức cơ bản vào cột L.
2.4.2. Hướng dẫn học sinh trình bày những điều đã biết (K) về văn bản
2.4.2.1. Mục tiêu
Thơ ca là cuộc sống được đúc kết trong một hình thức ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Thơ ca là kho tàng cảm xúc của con người. Vì vậy, để hiểu thơ phải có vốn sống, để cảm thơ phải có sự nhạy cảm, phải “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” (Hoài Thanh). Hơn nữa, học sinh lớp 9 đã có một vốn sống, vốn kiến thức về thơ ca, về văn chương nghệ thuật tương đối. Vấn đề là cần phải quan tâm và có cách khơi gợi, đánh thức những hiểu biết đó phục vụ cho việc đọc - hiểu các văn bản thơ hiện đại. Vì vậy, tiếp xúc với một văn bản thơ, yêu cầu đầu tiên đối với học sinh là phải huy động những kiến thức tối thiểu về bài thơ đó như: Hiểu biết nhất định về tác giả, chủ đề liên quan, hoàn cảnh sáng tác, cũng có thể là điều mà các em đã trải qua. Nội dung yêu cầu ở cột K (điều đã biết) nhằm giúp học sinh huy động vốn sống, vốn hiểu biết về bối cảnh xã hội, tác giả, tác phẩm và những vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm làm tri thức nền cho việc hiểu và cắt nghĩa văn bản sau này.
Ngoài việc huy động tri thức nền, việc hướng dẫn học sinh điền nội dung vào cột K cũng giúp giáo viên nắm bắt được hứng thú, nhu cầu, vốn kiến thức có sẵn của học sinh để có thể thiết kế nội dung dạy học và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, sát đối tượng.
2.4.2.2. Nội dung, phạm vi kiến thức cần huy động
	Tùy theo định hướng, gợi ý của giáo viên, đối với từng văn bản, giờ văn cụ thể mà học sinh biết mình cần huy động những vốn kiến thức nào khi điền nội dung vào cột K. Với mỗi bài học tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam ở Ngữ văn 9, điều đã biết, thông thường là nội dung kiến thức liên quan đến chủ đề / văn bản. Đó là những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm; những cảm xúc, kỉ niệm, trải nghiệm, hiểu biết của học sinh về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Điều này học sinh có thể tự tìm hiểu ở phần tiểu dẫn hoặc các tài liệu tham khảo khác. Ngoài ra, đó có thể là những sự hồi tưởng, kỉ niệm, những tri thức đã có từ trước đó liên quan đến nội dung, đề tài văn bản.
	Tất nhiên, không phải bất cứ học sinh nào cũng trình bày được những điều đã biết theo yêu cầu. Muốn vậy, khâu yêu cầu học sin chuẩn bị bài từ tiết học trước là rất quan trọng. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi ý để các em biết mình cần làm những gì. Ví dụ, khi dạy học đọc - hiểu bài “Đồng chí” của Chính Hữu, giáo viên có thể gợi ý học sinh chuẩn bị bài theo các nội dung sau:
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tìm hiểu về tác giả Chính Hữu.
- Tìm các bài thơ cùng chủ đề.
- Tìm thêm các bài thơ khác của nhà thơ Chính Hữu.
- Cảm nhận ban đầu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Một số hình ảnh ánh trăng trong thơ ca? So sánh với 3 câu thơ cuối của bài thơ để thấy các hay, cái đặc sắc của bài thơ này?
	Rõ ràng, với những nội dung gợi ý trên, học sinh sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì cho bài học. Những học sinh ham mê tìm tòi tài liệu cũng định hướng được kiến thức cần tham khảo, không bị lan man, thiếu trọng tâm.	
2.4.2.3. Cách thức thực hiện
Tạo bảng KWL theo mục tiêu cần đạt. Giáo viên cần giải thích rõ mục tiêu, yêu cầu cho học sinh. Học sinh có thể tự kẻ bảng vào vở hoặc giấy nháp, hoặc giáo viên phát phiếu học tập. Tuy nhiên, không nhất thiết giờ học nào, bài học nào, hoạt động nào cũng yêu cầu học sinh điền đầy đủ cả các cột. Sau một thời gian ngắn nhất định, giáo viên yêu cầu học sinh điền kết qủa vào cột K.
Học sinh làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chia sẻ trong nhóm, sau đó giáo viên có thể chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi gợi mở, định hướng dẫn dắt học sinh khởi động theo yêu cầu của bài đọc - hiểu. Nói cách khác, giáo viên hướng dẫn học sinh huy động kiến thức, hiểu biết bằng cách trả lời các câu hỏi, chẳng hạn:
- Tôi đã biết gì về nhà thơ?
- Tôi đã học, đã đọc tác phẩm nào khác của nhà thơ này?
- Bài thơ này được viết trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung gì trong bài thơ gần gũi, thân thiết với tôi?
- Tôi có kỉ niệm nào liên quan đến nội dung bài thơ?
- Cảm xúc của tôi lần đầu đọc bài thơ?
Giáo viên khuyến khích học sinh giải thích, vì những điều học sinh nêu ra có thể mơ hồ, xa lạ, khó hiểu hoặc ít liên quan đến văn bản.	
Ví dụ: Khi dạy “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, giáo viên giúp học sinh huy động kiến thức, hiểu biết bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
- Tôi đã biết gì về Phạm Tiến Duật?
- Tôi đã học, đã đọc tác phẩm nào khác của Phạm Tiến Duật?
 - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ có điều gì gần gũi, thân thiết với tôi?
 - Tôi có kỉ niệm nào liên quan đến các chú bộ đội lái xe?
	- Cảm nhận của tôi khi gặp những chiếc xe ô tô không có kính như thế nào?
- Cảm xúc của tôi lần đầu đọc bài thơ?...
	Học sinh có thể điền vào cột K bằng cách trả lời các câu hỏi trên. Thế nhưng, để kích thích khả năng tìm tòi và tư duy sáng tạo của các em, giáo viên có thể cho học sinh tự do trình bày thêm các nội dung liên quan khác mà mì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ki_thuat_kwl_vao_viec_day_hoc_doc_hieu_cac_van.doc