SKKN Kinh nghiệm hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

SKKN Kinh nghiệm hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục ở các cấp học nói chung đều chú trọng hơn đến việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Riêng đối với bậc học THCS và đặc biệt là học sinh lớp 9, điều này đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của giáo dục bởi vì các em đang ở độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Sự lớn lên của cơ thể cộng với những tác động từ nhiều phía khiến các em phải đối diện với những thách thức, khó khăn trong các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và chính cảm xúc của bản thân các em. Tuổi 14-15 của các em được coi là giai đoạn “nổi loạn”, các em muốn được mọi người xung quanh thừa nhận mình đã trưởng thành, không muốn bị bao bọc trong vòng tay của thầy cô, bố mẹ. Các em có xu hướng thoát ra để tự lập trong khi thực tế các kiến thức cũng như nhận thức, kĩ năng sống của các em chưa đủ để tự làm điều đó. [1] Chính vì thế, giáo dục kĩ năng sống trên nền tảng một tư duy tích cực cho học sinh lớp 9 là rất cần thiết nhằm giúp các em hiểu ra những giá trị đích thực của đời sống, biết sống đẹp, sống có ích trong hiện tại và cả tương lai.

doc 22 trang thuychi01 12761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
A. MỞ ĐẦU: 
Trang 2
2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 2
3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trang 2
4
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 2
5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 3
6
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trang 3
7
I. Cơ sở lí luận:
Trang 3
8
II. Thực trạng vấn đề:
Trang 4
9
1. Thực trạng:
Trang 4
10
2. Nguyên nhân, hậu quả của thực trạng trên:
Trang 5
11
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện: 
Trang 6
12
1. Giải pháp:
Trang 6
13
2. Các bước tổ chức thực hiện:
Trang 6
14
IV. Giáo án minh họa.
Trang 10
15
V. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
Trang 17
16
1. Kết quả:
Trang 18
17
2. Bài học kinh nghiệm:
Trang 18
18
C. KẾT LUẬN 
Trang 19
A. MỞ ĐẦU
 	1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục ở các cấp học nói chung đều chú trọng hơn đến việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Riêng đối với bậc học THCS và đặc biệt là học sinh lớp 9, điều này đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của giáo dục bởi vì các em đang ở độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Sự lớn lên của cơ thể cộng với những tác động từ nhiều phía khiến các em phải đối diện với những thách thức, khó khăn trong các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và chính cảm xúc của bản thân các em. Tuổi 14-15 của các em được coi là giai đoạn “nổi loạn”, các em muốn được mọi người xung quanh thừa nhận mình đã trưởng thành, không muốn bị bao bọc trong vòng tay của thầy cô, bố mẹ. Các em có xu hướng thoát ra để tự lập trong khi thực tế các kiến thức cũng như nhận thức, kĩ năng sống của các em chưa đủ để tự làm điều đó. [1] Chính vì thế, giáo dục kĩ năng sống trên nền tảng một tư duy tích cực cho học sinh lớp 9 là rất cần thiết nhằm giúp các em hiểu ra những giá trị đích thực của đời sống, biết sống đẹp, sống có ích trong hiện tại và cả tương lai.
 	2. Mục đích nghiên cứu.
 Môn Ngữ Văn là môn học quan trọng ở trường THCS. Điều này thể hiện ở sự phân bố số tiết trên tuần của môn Ngữ Văn lớn hơn so với các môn học khác. Ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức xã hội, giáo dục nhận thức và thẩm mỹ, môn Ngữ Văn còn có vai trò định hướng, hướng học sinh tới cái đẹp, cái lương thiện trong sự hình thành nhân cách, đồng thời cung cấp cho các em những vốn sống nhất định làm hành trang trong cuộc sống tự lập sau này. Do đặc thù của môn học, môn Ngữ Văn được đánh giá là có nhiều thuận lợi trong việc hình thành tư duy tích cực và các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh THCS. 
 	3. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung chương trình Ngữ Văn 9 có vai trò hoàn thiện những đơn vị kiến thức của chương trình Ngữ Văn THCS theo cấu trúc đồng tâm. Đặc biệt những văn bản được chọn học đều là những văn bản thiết thực, có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Trong số những văn bản của Ngữ văn 9, không thể không kể đến văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Theo phân phối chương trình, văn bản này được dạy ở tiết 16, 17 của chương trình Ngữ Văn 9 học kì I. Đây là một tác phẩm đặc sắc của văn học trung đại viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Văn bản đã vượt ra ngoài một bi kịch trong phạm vi gia đình của người phụ nữ trong xã hội xưa để vươn đến một câu chuyện mang tính triết lý về những điều được, mất không nằm trong sự dự đoán hay tiên lượng của bất kì ai. [2] Khi dạy văn bản này tôi thực sự mong muốn học sinh cảm nhận được sự đổ vỡ của một gia đình nhỏ, nguyên nhân đổ vỡ đến từ đâu để sau này khi bước vào xây dựng cuộc sống mỗi trò biết vun vén và giữ gìn cuộc sống riêng của minh cho thật trọn vẹn. Cũng từ đó tôi muốn hướng học sinh đến một cách nhìn tích cực mới, bao dung, vị tha và yêu thương nhiều hơn là truy tìm nguyên nhân thủ phạm để oán hờn, trách móc. Chính vì chiều sâu của nội dung tác phẩm và những bài học sâu sắc có thể dành riêng cho mỗi người, mỗi một gia đình trong cách hành xử với chính hạnh phúc của mình mà tôi nhận thấy, đây thực sự là một tác phẩm có nội dung thuận lợi cho việc tích hợp kĩ năng sống và 
giúp các em có một cách tư duy tích cực trong một xã hội đa chiều. 
 	Với những lí do trên, tôi xin được mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm của mình sau nhiều năm giảng dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” qua đề tài: Kinh nghiệm hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh lớp 9 qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
 	4. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê xử lí dữ liệu.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 	I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 	1. Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. [3] Tư duy tích cực là gì?
 	“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ trong một thời điểm nào đó. Thực ra, từ “tư duy” còn có nghĩa rộng hơn, nó chỉ một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời”, “ làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh”. Tư duy tích cực chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực” đối với những sự vật, sự việc, những con người chúng ta gặp trong đời sống. Đó là:
 	(1) Khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề đều luôn thấy cái hay, cái đẹp. 	(2) Nếu thấy cái xấu có khả năng biến cái xấu thành cái tốt
 	(3) Luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
 	2. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" . Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp) [4].
 	Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết [4]. 
 	Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và kĩ năng sống là một mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ cho nhau. Tư duy tích cực chi phối và rèn luyện kĩ năng, kĩ năng sống chính là công cụ để thực hiện một tư duy tích cực, biến tư duy trở thành những điều thực tế tốt đẹp chứ không còn là hoạt động riêng lẻ của não bộ. [5]
 	Học sinh THCS cần được trải nghiệm nhiều hơn những hoạt động tư duy tích cực, sáng tạo, những kĩ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình và vươn lên khẳng định bản thân trong một xã hội vận động không ngừng vốn đã có nhiều cám dỗ lẫn những bất trắc. Không chỉ thế, hình thành thói quen tư duy tích cực, rèn luyện kĩ năng sống chính là tạo thêm cho các em những cơ hội thành công, chỉ cho các em lối sống của những con người biết xóa bỏ phiền não và biết tự đem đến niềm vui cho chính mình.
 	II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
	1. Thực trạng:
 	Trong nhiều năm tôi được phân công dạy Ngữ Văn 9, tôi đã dùng phiếu đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm để tìm hiểu hướng tư duy và kĩ năng sống của học sinh. Kết quả thu được có chênh lệch giữa các khóa học nhưng không đáng kể. Số liệu tôi sử dụng trong đề tài này là của năm học 2016 – 2017 qua hai lớp 9 của trường THCS Ngọc Liên huyện Ngọc Lặc.
 	Mục đích của phiếu đánh giá là kiểm tra hướng tư duy và những kĩ năng xử lí tình huống cơ bản học sinh thường gặp trong đời sống. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy tích cực và trang bị những kĩ năng sống cơ bản cho các em.
 	Phiếu đánh giá của tôi gồm năm câu hỏi lựa chọn, có hai lựa chọn được đưa ra. Lựa chọn a là cách suy nghĩ và giải quyết tình huống mang tính tích cực, mỗi lựa chọn a được 2 điểm. Lựa chọn b là cách nghĩ và giải quyết tình huống có thể kéo làm những nảy sinh mâu thuẫn bất lợi mới. Lựa chọn b được 1 điểm. Hệ thống câu hỏi như sau:
 	 Câu 1: Khi thầy cô giáo mời bố mẹ em đến trường để trao đổi về tình hình học tập của em, em thường cho rằng thầy cô sẽ phản hồi lại với bố mẹ em về:
	a. Sự cố gắng của em trong học tập thời gian qua.
	b. Những việc làm chưa đúng, chưa tốt của em trong thời gian qua.
 	Câu 2: Khi em bị bố mẹ khiển trách vì lí do nào đó, em sẽ nghĩ:
	a. Bố mẹ khiển trách bởi em đã làm sai và bố mẹ muốn em tiến bộ.
	b. Mọi thứ thật đáng chán, không có gì khiến em có thể vui.
 	 Câu 3: Khi em gặp thất bại trong một công việc nào đó, em nghĩ chuyện này sẽ:
	a. Là bài học kinh nghiệm cho em trong những lần tới.
	b.Đây là thất bại dài lâu, em không có cơ hội thành công cho những lần tới.
 	 Câu 4: Nếu bố mẹ em nảy sinh mâu thuẫn, em sẽ làm gì?
	a. Tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn và tìm cách gây dựng hòa khí trong gia đình.
	b. Tìm xem ai là người có lỗi trong cuộc tranh cãi và em sẽ đứng về phía người đúng.
 	Câu 5: Lớp em mất máy tính, em nghi ngờ một bạn đã lấy, em sẽ làm gì?
	a. Lặng lẽ dõi bạn và các biểu hiện của bạn để có kết luận một cách chắc chắn.
	b. Nói với các bạn khác để cùng theo dõi , khám xét bạn tìm lại vật đã mất.
 	Kết quả thu được như sau:
Số học sinh
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
58
27
46,5
16
27,6
15
25,9
	Kết hợp giữa quá trình theo dõi học sinh trong giảng dạy và kết quả thu 
được sau đợt trắc nghiệm, tôi nhận thấy: Chỉ có 25,9 % học sinh luôn có suy nghĩ tích cực khi các tình huống có vấn đề xảy ra, có cách ứng xử khéo léo và ôn hòa. Có 27,6 % số học sinh được trắc nghiệm có tư duy chưa ổn định, chưa hoàn toàn hiểu bản thân cũng như làm chủ được mình trong mọi hoàn cảnh. Và có tới 46,5% học sinh có thể sẽ gặp rắc rối trong cách xử lí tình huống, với các lựa chọn đa phần là b, các em sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều mâu thuẫn tiếp theo mà bản thân các em không lường trước được.
	2. Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng trên:
 	a. Nguyên nhân:
 	Như đã nói ở trên, học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9 có nhiều thay đổi mạnh mẽ cả về tâm lí và sinh lí. Các em đang trong quá trình dậy thì của cơ thế, sự thay đổi về sinh lí kéo theo những biến động mạnh về tâm lí, các em không còn hoàn toàn nghe theo những chỉ dẫn của người lớn mà bắt đầu làm theo ý muốn của cái “tôi” cá nhân nhiều hơn. Các em muốn được tự do, tự lập hơn, muốn được công nhận mình đã trưởng thành trong khi kĩ năng sống còn rất non kém. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của Internet với các trang mạng xã hội đã tác động rất lớn đến nhận thức của các em. Đứng trước những thông tin đa chiều cũng như những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào lối sống suy đồi, suy nghĩ tiêu cực, hành động bế tắc. 
 	Trong những năm gần đây, chương trình Ngữ Văn đã có những thay đổi đó là tích hợp nhiều hơn kĩ năng sống vào bài học và thực hiện những giờ học có tính chất liên môn. Xét một cách toàn diện chương trình Ngữ Văn 9 còn nặng về kiến thức. Nhiều thầy cô vẫn tham kiến thức mà bỏ quên phần giáo dục về nhận thức, quên việc giúp các em hình thành cách tư duy mang tính tích cực và các kĩ năng sống cơ bản. Thời lượng tiết học có hạn, phần kiến thức mất nhiều thời gian nên việc tích hợp kĩ năng sống được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi để cho có nên hiệu quả không cao. Sự lồng ghép giáo dục kĩ năng sống còn mang tính giáo điều, khiên cưỡng. Quá trình tích hợp không đúng thời điểm, không tự nhiên khiến học sinh không tiếp nhận được vốn sống, thậm chí không có cả hứng thú trong học Ngữ Văn. Điều này không chỉ làm hạn chế vai trò của môn Ngữ Văn mà còn khiến cho kĩ năng sống của một bộ phận học sinh rất kém và đôi khi còn có những tiêu cực trong nhận thức về môn học.
 	b. Hậu quả :
 	Thực tế đã cho thấy,ở độ tuổi 14-15, khi học sinh tư duy tiêu cực và thiếu kĩ năng sống, các em dễ có những hành động bồng bột để lại không ít hậu quả. 
 	- Khi gia đình có mâu thuẫn hoặc giận dỗi cha mẹ các em có thể bỏ nhà ra đi, khi mâu thuẫn với bạn bè, gia đình các em có thể phá phách, khi gặp chuyện buồn hay u uất các em có thể làm đau bản thân hoặc từ bỏ mạng sống của mình, thậm chí vì cùng quẫn , túng thiếu các em có thể làm những việc tày trời như giết người, hãm hiếp, tổn hại đến người khác.
 	- Thiếu nhận thức và kĩ năng sống các em có thể dễ bị các thành phần xấu trong xã hội lôi kéo. Các em có thể trở thành nạn nhân của nạn xâm phạm tình dục, xâm phạm cơ thể, bị lừa gạt tham gia tiếp tay cho kẻ xấu...
 	- Thiếu niềm tin và lòng bao dung các em có thể trở nên ích kỉ và bị cô lập.
 	Trước thực trạng trên, người giáo viên cần làm tốt vai trò người thầy trong 
quá trình truyền thụ tri thức đồng thời là người bạn, người anh,người chị trong việc lắng nghe, bảo ban, khuyên nhủ các em , giúp các em vượt qua những khủng hoảng, những cám dỗ, những bất trắc, để các em an toàn trưởng thành trong một môi trường xã hội nhiều biến động.
 	III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 	1. Giải pháp:	
 	Hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng của môn Ngữ Văn trong chương trình chính khóa. Ở mỗi bài giảng giáo viên lựa chọn những nội dung để học sinh cùng trải nghiệm tư duy và kĩ năng sống khác nhau. Trong phạm vi của đề tài, tôi đã chọn văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ để giúp học sinh có cách nhìn tích cực, chuẩn bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết sau này.
 	2. Các bước tổ chức thực hiện:
 	Bước 1: Giúp học sinh hiểu rõ giá trị của tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”.
 	*Nguồn gốc của truyện:
 	“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian tên là “ Vợ chàng Trương” ( Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam).
 	* Những giá trị cơ bản của truyện:
 	- Những đặc sắc về mặt nội dung:
	Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” có hai giá trị nội dung chính:
 	+ Giá trị hiện thực: Tác phẩm đề cập đến số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương. Ở nàng hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của một người con, người vợ, người mẹ. Trong vai trò nào nàng cũng hoàn thành một cách xuất sắc. Nhưng cuộc đời không cho nàng những thứ nàng đáng được hưởng. Một câu nói ngây thơ của đứa con, một người chồng đa nghi, hồ đồ đã làm tan vỡ gia đình bé nhỏ và đẩy nàng tới chỗ phải chọn cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình.
 	+ Giá trị nhân đạo: Thể hiện ở thái độ trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của người phụ nữ. Mặc dù rơi vào bi kịch tang thương nhưng Nguyễn Dữ đã xoa dịu nỗi đau ấy bằng một sự cảm thông sâu sắc, bằng sự an ủi cho người bạc mệnh khi gửi gắm nàng trong một thế giới thủy cung đẹp lung linh để nàng hưởng cuộc sống yên bình, vĩnh viễn không còn đớn đau hay sóng gió của tục thế.
 	- Những đặc sắc về mặt nghệ thuật:
 	“Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm được viết theo thể loại truyện truyền kì. Tính chất truyền kì trong tác phẩm được thể hiện ở phần cuối truyện. Vũ Nương tự vẫn nhưng nàng không chết mà được Linh Phi cứu sống và nàng gửi thân nơi cung nước. Chi tiết Vũ Nương ngồi giữa dòng Hoàng Giang trở về nói lời tạ từ cuối cùng với Trương Sinh. Kết thúc ấy phần nào đem đến một sự an ủi, đề cao một triết lý , thể hiện ước mơ về lẽ công bằng trong đời sống và những điều tốt đẹp dành cho những con người lương thiện. Hơn thế, yếu tố kì ảo khiến nội dung của truyện trở nên hấp dẫn, li kì, huyền ảo hơn.
 	Ngoài ra, Nguyễn Dữ cũng rất thành công với nghệ thuật tạo kịch tính trong câu chuyện. Bằng chi tiết nghệ thuật là lời thoại bé Đản và hình ảnh chiếc bóng, người đọc không biết chiếc bóng xuất hiện tự bao giờ nhưng nó chính là nguyên nhân dẫn đến câu nói vô tình của bé Đản khi cùng cha đi thăm mộ bà, một câu nói được coi như châm ngòi thổi bùng nhọn lửa ghen tuông, đa nghi trong Trương Sinh rồi dẫn đến kết thúc bằng sự trẫm mình của Vũ Nương trên dòng Hoàng Giang. Và cũng một câu của bé Đản sau khi bi kịch đã xảy ra, đã chấm dứt oan khiên cho người vợ chung thủy.
 	Tính triết lí của câu chuyện còn ở chi tiết chiếc bóng. Chiếc bóng đi theo ngày tháng ấm êm của gia đình nhỏ, len lỏi ngự trị trong tâm tư mỗi người với một vai trò khác nhau. Cái bóng không rõ hình hài nên lẩn khuất, cái bóng của cuộc đời, của định mệnh, của sự mong manh nếu con người ta không cẩn trọng mà giữ gìn, vun vén. Chiều sâu câu chuyện nhờ chi tiết chiếc bóng mà tăng thêm rất nhiều. Không đơn thuần là bi kịch riêng của Vũ Nương mà có thể sẽ là bi kịch của bất kì ai, trong bất kì thời đại nào nếu như chúng ta không làm rõ được những cái bóng đen luôn hiện hữu trong tâm tưởng.
 	Bước 2: Lựa chọn những nội dung thích hợp để hình thành tư duy tích cực và KNS cho học sinh qua văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”. 
 Trước ki lựa chọn nội dung thích hợp để hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần làm rõ với các em sự khác biệt giữa thời đại tác phẩm ra đời, không gian nghệ thuật trong tác phẩm là những năm của thế kỉ XVI, dưới chế độ phong kiến. Nhân vật Vũ Nương là hình mẫu lí tưởng, đại diện cho vẻ đẹp của những người phụ nữ lúc bấy giờ. Ngay cả việc nàng tự vẫn cũng là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự trong một xã hội vốn nhiều bất công và hiếm khi lắng nghe tiếng nói của những người phụ nữ. Cảm thụ văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” bằng cách đặt không gian và tâm lí nghệ thuật vào trong thời đại đó. Nhưng khi lựa chọn nội dung tích hợp giáo viên phải chọn được những nội dung phù hợp với đời sống hiện đại của các em. Đảm bảo việc tích hợp kĩ năng sống diễn ra tự nhiên, hiệu quả và vẫn đảm bảo những giá trị thẩm mỹ của hình tượng nhân vật cũng như những giá trị cơ bản của tác phẩm.
 Trong phần này tôi sẽ trình bày những nội dung được tích hợp trong bài học để hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh. Thời điểm tích hợp của từng nội dung sẽ được trình bày trong giáo án minh họa.
	* Học Vũ Nương kĩ năng ứng xử trong cuộc sống gia đình:
 	Trong phần tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương với vai trò một người làm vợ có chi tiết “ Vũ Nương biết tính chồng đa nghi nên lúc nào cũng giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến thất hòa”. Đây là chi tiết giáo viên có thể liên hệ và tích hợp. Thực tế của đời sống gia đình rất phức tạp và vai trò của người phụ nữ giữ hòa khí trong gia đình, làm cho không khí gia đình luôn đầm ấm. Vũ Nương đã nương theo tính cách một người chồng đa nghi, phòng ngừa vợ hết sức để sống và giữ gia đình yên ổn. Đó chính là điểm khéo léo của người phụ nữ trong gia đình, mềm mại tinh tế, đầy yêu thương. Đó là cách người phụ nữ học sống chung. Mỗi học sinh cần học kĩ năng sống chung ấy, muốn sống chung phải hiểu những người xung quanh, thích nghi được với cá tính của mỗi người bởi vì tất cả chúng ta đều không hoàn toàn hoàn hảo, tập sống chung đồng thời tránh những va chạm xấu có thể là cách mà mỗi người vun vén cuộc sống của mình. Đây chính là kĩ năng cơ bản mà học sinh nên nhận diện và thực tập mỗi ngày. [4]
 	Ngoài ra chúng ta có thể học được cách Vũ Nương ứng xử khi bị hàm oan. Khi Trương Sinh đi lính trở về cũng là lúc Vũ Nương rơi vào hoàn cảnh oan khiên. Trước cơn thịnh nộ của chồng nàng đã rất nhẹ nhàng, khúc chiết trong cách giãi bày oan ức và tấm lòng của mình. Đây cũng là kĩ năng mà mỗi học sinh cần học khi đứng trước những tình huống bất lợi cho bản thân.
	* Học kĩ năng lắng nghe và giải quyết tình huống mâu thuẫn từ thất bại trong cách ứng xử của nhân vật Trương Sinh:
 	Trương Sinh- một người chồng đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức, cho dù đó là người vợ anh ta vốn yêu thương, cưới nàng về vì dung hạnh. Có thể khẳng định đa nghi, ghen tuông là bản chất sẵn có trong con người Trương Sinh. Câu nói của bé Đản như mồi lửa nhen lên thổi bùng ngọn lửa ghen tuông và khiến nó đốt chá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_hinh_thanh_tu_duy_tich_cuc_va_ki_nang_song.doc