SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học

Văn chương là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác với ngôn ngữ đời thường, là tiếng nói tình cảm, từ xưa nó đã là một điều kì diệu giúp người ta nhận thức, khám phá thế giới tâm hồn, giúp người ta hướng tới những giá trị cao đẹp bằng rung động thẩm mĩ, giúp “ thanh lọc mỗi tâm hồn chúng ta ”. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu thiếu đi các tác phẩm văn chương. Mỗi chúng ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn khi ta được tìm hiểu tiếp cận các tác phẩm văn chương.

Đáp ứng mục tiêu của môn ngữ văn ở trường THCS là nhằm giáo dục học sinh trở thành “ những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng,căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có những năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Để cảm và hiểu được tư tưởng của tác phẩm văn học không phải là đơn giản đối với học sinh THCS, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ẩn chứa bao điều kì thú để khám phá, khai thác nó chúng ta vô cùng hứng thú. Nhưng làm thế nào để cảm nhận đúng ý tưởng, học sinh say mê ngay từ đầu, có ý thức được tìm hiểu các tác phẩm văn học, không bị hẫng hụt là điều giáo viên cần quan tâm.

Như vậy việc hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ văn học là góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của xã hội về phẩm chất trình độ của người lao động thời hiện đại.

Xuất phát từ suy nghĩ và định hướng như vậy, bản thân tôi luôn có ý thức tìm tòi cách dạy để học sinh yêu thích môn văn phấn đấu đạt tới các đích mà mình mong muốn, vì vậy viết này tôi mạnh dạn xin đưa ra một vài kinh nghiệm về “Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học” để đồng nghiệp tham khảo.

 

doc 19 trang thuychi01 9895
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 KĨ NĂNG CẢM THỤ 
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Diệu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn	
BỈM SƠN NĂM 2018
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
Văn chương là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác với ngôn ngữ đời thường, là tiếng nói tình cảm, từ xưa nó đã là một điều kì diệu giúp người ta nhận thức, khám phá thế giới tâm hồn, giúp người ta hướng tới những giá trị cao đẹp bằng rung động thẩm mĩ, giúp “ thanh lọc mỗi tâm hồn chúng ta”. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu thiếu đi các tác phẩm văn chương. Mỗi chúng ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn khi ta được tìm hiểu tiếp cận các tác phẩm văn chương. 
Đáp ứng mục tiêu của môn ngữ văn ở trường THCS là nhằm giáo dục học sinh trở thành “ những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng,căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có những năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để cảm và hiểu được tư tưởng của tác phẩm văn học không phải là đơn giản đối với học sinh THCS, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ẩn chứa bao điều kì thú để khám phá, khai thác nó chúng ta vô cùng hứng thú. Nhưng làm thế nào để cảm nhận đúng ý tưởng, học sinh say mê ngay từ đầu, có ý thức được tìm hiểu các tác phẩm văn học, không bị hẫng hụt là điều giáo viên cần quan tâm.
Như vậy việc hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ văn học là góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của xã hội về phẩm chất trình độ của người lao động thời hiện đại.
Xuất phát từ suy nghĩ và định hướng như vậy, bản thân tôi luôn có ý thức tìm tòi cách dạy để học sinh yêu thích môn văn phấn đấu đạt tới các đích mà mình mong muốn, vì vậy viết này tôi mạnh dạn xin đưa ra một vài kinh nghiệm về “Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học” để đồng nghiệp tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với bài viết này, bản thân tôi hướng vào đối tượng học sinh lớp 9 với mục đích là làm thế nào để giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản, cách cảm nhận tốt nhất về các tác phẩm văn học trong chương trình. Từ đó, rèn luyện các em kĩ năng viết đúng, viết hay, có ý tứ sâu xa, lời văn chuẩn xác, gợi cảm. bài viết mạch lạc, có sức thuyết phục. Đó là hành trang tốt nhất để các em bước vào kì thi lớp 10 Trung học phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 9C trường THCS Lê Quý Đôn, thị xã Bỉm Sơn
4. Phương pháp nghiên cứu. 
Việc giáo viên giảng dạy văn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản ở
trên lớp là cần nhưng chưa đủ mà mỗi giáo viên cần phải tìm tòi ra những phương pháp mới, thiết thực thông qua các buổi bồi dưỡng, phụ đạo để học sinh ngoài nắm kiến thức cơ bản phải cảm nhận được tác phẩm, kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên phải biết khơi dậy tình cảm, niềm tin trong bản thân học sinh. Phải làm sao để học sinh thật sự yêu thích môn văn, coi giờ học văn và mỗi khi đến giờ Ngữ văn thì các em cảm thấy đó là giờ học lí thú và bổ ích. Có như thế thì tiết học mới đi đến thành công và thể hiện được cái “tâm” của người dạy văn. Vì vậy, Tôi đã áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp khảo sát thực tế học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận: 
Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, vì vậy văn học rất gần gũi với con người. Những bài thơ hay, những tác phẩm hấp dẫn đó giúp cho giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí khám phá biết bao điều kì diệu của cuộc sống. Tuy nhiên có những tác phẩm người ta đọc một lần rồi sau đó mãi mãi để trong quên lãng, nhưng có những tác phẩm người ta đọc đi đọc lại mãi mà không muốn thôi. Đó là sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và một điều quan trọng nữa là hứng thú, kĩ năng cảm nhận ở mỗi người khi đến với tác phẩm văn học. Để có giờ văn ấn tượng, hấp dẫn, đọng lại trong tâm hồn các em học sinh, các em yêu thích môn học và việc “cảm thụ” được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương là rất quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động, sáng tạo và hết sức linh hoạt trong thiết kế bài và quá trình giảng dạy.
Mặt khác, đối với học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng, mà nhất là đối với học sinh lớp 9, ở vào độ tuổi này bản thân các em rất giàu cảm xúc và trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú. Việc cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương đang chuyển dần từ cảm tính sang lí tính. Đây là giai đoạn các em bộc lộ năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng. Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn chương trong chương trình, các em đã tự đặt mình trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật. Cùng vui, buồn, sướng, khổ, hạnh phúc, tự hào với nhân vật trong tác phẩm. Thế giới hình tượng và tiếng nói của người nghệ sĩ giúp các em mở rộng tâm hồn mình với thế giới xung quanh. Vì vậy, giáo viên cần khơi dậy, khích lệ các em, giúp các em biết cách cảm nhận các tác phẩm văn học, qua đó rèn luyện kĩ năng viết văn cho các em. Đó là việc làm mang ý nghĩa nhằm bồi dưỡng cảm xúc, năng lực cảm thụ văn học của học sinh. Nó góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh học tập tích cực, yêu thích môn văn.
Chính điều đó, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã trình bày một số kĩ năng mà tôi đã thực hiện trong giờ giảng của mình cũng có thể gọi là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân.
2. Thực trạng: 
Thứ nhất: Do định hướng của phụ huynh thường hướng cho con em chú trọng học các môn khoa học tự nhiên, ít quan tâm đến môn học xã hội, nên học sinh không hứng thú học văn, không dành nhiều thời gian cho việc học môn văn có chăng học qua loa, chiếu lệ để đối phó, không biết cách tổ chức sắp xếp và diễn đạt, không được quan sát thực tế, thiếu đi vốn sống, không nắm được các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ các tác phẩm đó của ai, hoàn cảnh sáng tác như thế nào? Thậm chí nếu tác phẩm là thơ thì cũng không học thuộc (cho dù những bài thơ đó rất hay).
Thứ hai: Hoạt động đọc và cảm thụ văn chương của học sinh còn nhiều hạn chế: ít đọc, đọc gượng ép, đọc những sách ít giá trị văn chương.
Thứ ba: Năng lực cảm thụ, phân tích văn học của học sinh nói chung, học sinh lớp 9 nói riêng còn rất hạn chế: bài viết sơ sài, nghèo ý, chưa sâu sắc, nhiều em khi cảm thụ tác phẩm thơ thì hầu như chỉ diễn xuôi các câu thơ, với truyện thì kể lại cốt truyệnchứ chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà tác phẩm đem lại qua ngôn từ, chi tiết, hình ảnh, hệ thống nhân vật, học sinh hầu như cảm xúc khô khan, không có cảm xúc, thường dùng ngôn ngữ nói khi viết văn. Bởi những nét khái quát về tác phẩm không nắm được thì không có gì để viết, dẫn đến bài viết nghèo; ý viết trần trụi, khô khan; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt dũa, không biết dùng các biện pháp tu từ thích hợp để cho bài viết sinh động.
Thứ tư: Hầu như giáo viên chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức chứ chưa chú ý đúng mức đến việc hình thành phát triển những năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Vì thế, đến giờ kiểm tra, nếu tách rời tài liệu thì bài văn chẳng có nội dung gì ngoài những ý khô khan, gượng ép. Đối mặt với một tác phẩm văn học dạt dào cảm xúc nhưng có rất ít học sinh biết rung động, biết hoà mình vào mạch cảm xúc ấy.
	Thứ năm: Nhìn chung, giáo viên chưa có nhiều phương pháp, biện pháp cụ thể thiết thực trong việc rèn luyện phân tích, cảm thụ văn học cho học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 9 nói riêng.
3. Các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp:
3.1.1. Giáo viên cần vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực phù hợp như đặt câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng.
3.1.2. Chú ý đến đối tượng học sinh, dù là đối tượng học sinh như thế nào thì mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn đối với học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em để tạo hứng thú trong việc học tập bộ môn.
3.1.3. Giáo viên hướng dẫn cách học cụ thể chi tiết cho học sinh:
Cần hướng dẫn học sinh ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học, dễ học. Phần số tiêt, tên bài, đề mục cần phải ghi sao cho nổi bật đễ nhận thấy.
3.1.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập các tác phẩm văn học:
 + Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học, đối với văn bản là thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt được nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
 + Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc về tiểu sử tác giả( năm sinh, năm mất - nếu có; tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghệp văn chương, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
 + Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
 + Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết( câu, đoạn) được cho là đặc sắc.
 + Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
3.2. Biện pháp Phần này có tham khảo một số quan điểm hoặc ví dụ trên các TLTK 2, 3.
:
3.2.1. Giáo viên cần phải phát hiện được những học sinh có khả năng cảm thụ văn học:
Đây là một công việc tưởng chừng như dễ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên dạy Ngữ văn. Bởi lẽ nó là khâu đầu tiên nhằm giúp giáo viên tìm và phát hiện được những học sinh có khả năng, có tố chất học văn. Sau một thời gian dạy, đặc biệt qua các bài kiểm tra viết, em nào có cách diễn đạt linh hoạt, “lạ”, không sao chép hay viết lại những nội dung mà giáo viên cho ghi khi học thì giáo viên nên khuyến khích, động viên như tặng thêm điểm(dù chưa xứng đáng), khen trước lớp để các em mạnh dạn viết theo cách hiểu của mình. Làm như vậy sẽ phát huy tối đa sự chủ động, tích cực và sáng tạo ở các em. Mà muốn cho học sinh biết cảm thụ được các tác phẩm, nhất là với học sinh lớp 9 thì người dạy phải đem được cái hay, cái mới của văn chương đến cho người học. Để là được điều này, giáo viên nên định hướng cho các em cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm qua những tín hiệu nghệ thuật như: các biện pháp tu từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm để làm rõ nội dung hơn là cứ phân tích nội dung một cách tràn lan.
3.2.2. Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh chú ý đến ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm văn học:
Có thể nói, đây là một việc làm rất quan trọng khi phân tích và cảm thụ các tác phẩm văn học, nhất là đối với học sinh lớp 9. Bởi nhan đề tác phẩm đã phần nào thể hiện được nội dung , dụng ý, tư tưởng và tình cảm mà các nhà thơ, nhà văn muốn thể hiện. Nếu học sinh khai thức được vấn đề này tức là các em đã rất thành công trong quá trình cảm thụ văn chương. Tất nhiên, không phải bất cứ văn bản nào chúng ta cũng phải tìm hiểu nhan đề song đa phần tất cả những gì muốn thể hiện thì các tác giả đều thể hiện qua nhan đề tác phẩm.
Chẳng hạn như khi tìm hiểu truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân: Nhà văn đặt tên truyện là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Nhà văn đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Rồi văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: Văn bản này mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hồn nhiênđầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phong trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trướng Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi tỏa ánh sáng lấp lánh trên bầu trời.
Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
Hay đến với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác nhan đề bài thơ ở những vấn đề sau: Nhan đề bài thơ dài (8 chữ) tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc xe không kính. Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trả hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng - ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh nhận biết một số tín hiệu, dụng ý mà các nhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm trong các tác phẩm của mình.
	Để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện khi tiếp cận tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa « cảnh » và « tình » trong dụng ý tả cảnh của tác giả. Điều này đã được Đại thi hào Nguyễn Du thể hiện rất rõ trong thiên kiệt tác Truyện Kiều :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Ví dụ như trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều), ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tài tình trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh và tả cảnh ngụ tình. Những hình ảnh: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng là những cảnh thực mà Kiều cảm nhận được nhưng cũng là những hình ảnh mang tính chất ước lệ gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Kiều nơi đất khách quê người. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Không gian, thời gian như giam hãm con người. Chính vì vậy, mà Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. Tám câu thơ cuối đoạn trích thể hiện tâm trang buồn lo, hãi hùng của Kiều qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh được nhìn từ xa đến gần, âm thanh từ tĩnh đến đông, màu sắc từ nhạt đến đậm, tâm trạng từ cô đơn đến sợ hãi, tuyệt vọng. có thể nói, Nguyễn Du đã chọn cách “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” để thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa “cảnh” và “tình” trong tác phẩm của mình. 
Hay trong bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương. Đây là một bài thơ rất hay về đề tài tình cảm gia đình. Cái hay ở bài thơ nay là Y Phương khi vợ ông sinh đứa con gái đầu lòng. Bằng tất cả tình thương yêu, Y Phương đã nói lên tình cảm của cha mẹ dành cho con. Song không chỉ dừng lại ở đó, dụng ý của bài thơ còn nằm ở chỗ là qua những lời tâm sự với con, tác giả đã nói lên những đưc tính và phẩm chất cao đẹp của quê hương, của “người đồng mình”. Để từ đó, người cha dặn dạy con phải biết yêu thương và nhớ về quê hương, về cội nguồn của mình.
3.2.4. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tác phẩm, nắm chắc tiểu sử tóm tắt của tác giả và xuất xứ tác phẩm, cung cấp một số kiến thức lịch sử liên quan để học sinh nắm chắc hơn về tác phẩm.
Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Người học, trong chừng mực nào đó, có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản.
Khi cảm thụ một tác phẩm văn học, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi đánh giá, nhận xét một tác phẩm văn học. Bác đã từng nói: “Xã hội nào thì văn học ấy”. Quả đúng như vậy, nếu ta đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó, chúng ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động và suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, có thể làm rõ các vấn đề như: Tại sao nhân vật có những suy nghĩ, hành động, tình cảm, cảm xúc như vậy? Qua đó, đã bộc lộ phẩm chất, tính cách gì của nhân vật?  Ngược lại, nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm thì sẽ làm cho học sinh rất khó khăn trong việc tìm hiểu tác phẩm. Nhất là đối với học sinh lớp 9 khi viết mở bài bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Hoặc nếu không nắm được các mốc lịch sử thì học sinh sẽ không có cơ sở để hiếu một số tác phẩm.
Ví dụ như: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được viết năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới – công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua bài thơ, ta thấy được không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước.
Hay khi tìm hiểu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, cần biết đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ là vào năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành. Viễn Phương lần đầu tiên ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Với lòng thành kính thiết tha, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác nên nhà thơ đã sáng tác bài thơ.
Hay khi phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, cần nhấn mạnh đến hoàn cảnh sáng tác của truyện là vào năm 1948, đây là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc. Nếu ta gắn vào bối cảnh lúc bấy giờ thì học sinh sẽ phần nào năm được nội dung của truyện cũng như năm được tính cách của nhân vật chính là ông Hai – một người nông dân có tình yêu làng gắn với tình yêu đất nước. Qua đó, học sinh sẽ thấy được điểm phát triển về tư tưởng, nhận thức của người nông dân trong lịch sử (ông Hai so với lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố).
Qua đó cho thấy rằng, muốn có kiến thức để viết bài và hiểu đúng về tác phẩm thì việc tìm hiểu tác giả và nắm chắc các mốc lịch sử trong mỗi tác phẩm là rất quan trọng và không thể thiếu.
3.2.5. Hướng dẫn học sinh có cách trần thuật sáng tạo:
Đây là biện pháp thường được dùng với học sinh THCS vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý cúng như năng lực của các em. Trần thuật sáng tạo là tự đặt mình vào một nhân vật nào đó trong văn bản mà trần thuật lại câu chuyện của nó. Hình thức này phát huy sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực hoá thân, nhập thân vào nhân vật. Khi trần thuật, trong chừng mực nào đó, học sinh phải đặt mình vào

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_ki_nang_cam_thu_tac_pham_van_h.doc